- Biển số
- OF-574782
- Ngày cấp bằng
- 19/6/18
- Số km
- 19
- Động cơ
- 141,690 Mã lực
- Tuổi
- 39
cảm ơn các bác nhiều nhé
E cũng từng xem rất kỹ clip này và thấy cụ phân tích hành vi của xe khách khá là đúng. Còn lại e ko đồng quan điểm với cụ như sau :(Xin đăng lại bài tôi đã post trên diễn đàn đồng niên!)
Phải nhận định đúng về luật và các rủi ro đi kèm.
*** Thấy xe Ưu tiên hú còi, quay đèn, đầu tiên là quan sát, giảm tốc độ, tránh hướng xe ưu tiên đang đi. Nên dừng lại vì khi di chuyển tránh xe ưu tiên có tai nạn thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm tai nạn liên quan.
A. Cụ thể trường hợp này đọc đoạn ở dưới.
B. Kinh nghiệm cá nhân T:
Đi đường không ai nói trước được khôn. Bản thân mình cũng đã hơn 2h đồng hồ ngồi lái đối mắt với cái chết khi xe gặp ga điên lúc đổ đèo Kha Vĩnh từ Đà Lạt xuống Nha Trang hồi năm 2011. Bản thân mình đã cân nhắc rất nhiều từ lúc bị ga điên cho đến khi xe đi ngược chiều báo cho mình là lốp xe trái đang cháy, lúc đó mình còn rất ít times để lựa chọn: Lao xuống vực, đâm vào vách đá, đâm xe đi trước (không có), đâm xe ngược chiều --> Không có lựa chọn đâm dốc cứu nạn những phút cuối.
Khi đi đồ sơn năm 2009, học lái được 5-6 tháng mình chưa có bằng, đặt luôn trong cốp 6 triệu vì theo luật phạt từ 2 đến 6 triệu nếu không có bằng, bị phạt đưa tiền đi tiếp hoặc thằng cho mượn xe chịu tất vì chưa có bằng không thể tính là có tội được (không hiểu luật xe liên quan), tội thằng cho mượn xe sai, đang đi cậu csgt nhảy ra giữa đầu xe, không đạp thắng kịp thì cậu đó không toi cũng thành tật,... cho nó 500K nó cho đi luôn. Chết hay bị thương là thiệt thân. Sai ko chết có thể nộp phạt hay đi tù,... tự chọn.
Còn với mình luật là "tồn tại". Khi lên xe thì sự sống phía trước tay lái. Và luôn nhớ câu: "Nhớ về em, anh vững vàng tay lái. Nhớ về mẹ con nhè nhẹ chân ga".
Không muốn thiệt cần hiểu luật.
C. Trường hợp cao tốc pháp vân:
Luật quy định để bảo vệ chung cho người làm đúng.
Các điều luật áp dụng ở đây hiểu sai trong trường hợp này vì nó có nhiều yếu tố chéo nhau nên cần dùng các mô tả từ chung cho đến riêng để áp dụng. Mình rất mong nhiều bạn công tâm và nhìn nhận đúng bản chất tình huống chứ không như những ai đó nói bừa thiếu hiểu biết.
1* Luật chung của giao thông: "Người tham gia giao thông làm chủ tốc độ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mình và người khác".
2* Thấy tín hiệu ưu tiên các phương tiện đang lưu thông trên đường giảm tốc độ, đi chậm, chuyển hướng tránh vào phần đường khác hoặc dừng vào vị trí an toàn để nhường đường cho xe ưu tiên làm nhiệm vụ.
3* Trên đường cao tốc: Khoảng cách cho xe khác khi phát hiện tín hiệu ưu tiên là 300 đến 500 mét phải nhường đường. Khi nhường đường phải đảm bảo an toàn cho xe khác đang lưu thông (Đây là điều rất khó mà người giao thông phải chấp nhận). Mọi tai nạn do nhường đường thì người tham gia giao thông phải chịu trách nhiệm (Các tình tiết hợp lý chỉ được xem nhẹ khi xét xử).
4* Do thời tiết xấu, đến điểm giao tách và nhập làn người lái xe khách đã không giảm tốc độ là cái sai đầu tiên. Không quan sát tín hiệu ưu tiên của xe cứu hỏa và không có đủ thời gian xử lý là người lái xe khách sai. Trường hợp này khó có thể nói là anh ta không nhìn thấy vì xe cứu hỏa ra từ ngã ba và họ đi rú còi và đèn ầm ầm. Lái xe khách chỉ có thể hiểu là cố đi nhanh để không bị vướng vào xe cứu hỏa mà bị chậm. Tuân thủ luật và đảm bảo an toàn cho mình và hành khách thì nghe tiếng hú còi và tín hiệu anh ta giảm tốc và đi dẹp vào từ từ luôn từ đầu thì không bao giờ có tai nạn chứ đừng nói là thảm khốc.
5* Hiện trường như clip thấy là xe khách không phanh nhá (không có vết lốp xe trên clip), lý do anh đưa ra là sợ lật xe không đứng vững vì phanh nhá sẽ không bị lật xe. Anh ta giữ tốc độ để vượt đầu xe cứu hỏa. Chỉ do anh ta cố vượt đầu xe cứu hỏa và không xử lý kịp. Anh xe khách bị tai nạn là đáng thương. Nhưng cần hiểu rõ là anh ta đã vi phạm pháp luật nhiều cấp độ, anh ta phải nghĩ cho khách hàng trước khi ngồi lên xe, khi thấy tín hiệu từ xa chứ không phải những lúc đứng trước mũi xe vài chục mét.
6* Xe cứu hỏa muốn đến hiện trường nhanh để làm nhiệm vụ nên xe khác phải nhường đường, lái xe cứu hỏa phán đoán sai tình hình do người tham gia giao thông vi phạm luật ở nhiều cấp độ. Tình huống cuối em xe cứu hỏa nghĩ vượt lên để xe khách đi sau xe mình chứ không phải để ăn cú đâm trực diện. Cho tấn vàng thằng nào dám ăn cú đâm đấy chứ?
7* Em lái xe Hy sinh là rất đáng tiếc vì em ấy làm đúng, chọn nghề có thể hy sinh vì luôn phải đi vào nguy hiểm. Các em đến hiện trường chậm vài phút có thể là cháy hết tài sản và chết người.
D. Chốt: Đây là em nó HY SINH khi làm nhiệm vụ, em nó đi đúng luật, xe thấy tín hiệu ưu tiên cố tình vượt qua xe ưu tiên nên gây tai nạn nghiêm trọng.
Người chết thì cũng chết rồi, nhưng phải hiểu đúng và nhận thức đúng để an ủi người thân người ta.
Người chửi em xe cứu hỏa là NGU, là NGÔNG NGÊNH cần nghiêm túc xem xét kỹ tình huống và luật.
Lúc đến lượt người nhà mình đi đúng luật, bị người đi sai luật đâm chết thì thế nào?
Giáo dục học đại cương chỉ có Hiểu biết và nhận thức đúng/sai vấn đề chứ không xét già hay trẻ.
E. Có cứu hỏa nào muốn đi ngược đường để gặp nguy hiểm, có mấy người khôn ngoan chọn lao mình vào nguy hiểm để cứu người bất chấp nguy hiểm,...? Ai cũng muốn văn võ song toàn ở em Lính cứu hóa thì liệu kiếm nổi mấy người như thế?
Nói bừa thế ngày sau Lính cứu hỏa sẽ hành động thế nào khi có cháy???
Vụ này, rốt cuộc, có ai đó bị truy tố và bỏ tù không bác nhỉ??E cũng từng xem rất kỹ clip này và thấy cụ phân tích hành vi của xe khách khá là đúng. Còn lại e ko đồng quan điểm với cụ như sau :
- Đây ko phải giao cắt nên ko cần giảm tốc, các xe nhập làn phải nhường xe trên đường ưu tiên ( Nếu cần thiết sẽ có biển báo tốc độ điều chỉnh trc đó vài trăm m )
- Vì cái quyền tuyệt đối của xe ưu tiên nên cứ đâm vào là sai, nhưng nhìn ở góc độ xe ưu tiên thì đi như vậy vừa sai vừa non do quyết định sai lầm ;
+ Đi vào làn ngc chiều cắt ngang 2 xe khách đang nối đuôi chạy tốc độ cao với điều kiện mặt đường đang ướt ( xe cứu hỏa đã có nhịp dừng càng làm tăng quyết định bám đuôi xe trc của xe khách )
+ Nếu xe khách nhường xe cứu hỏa và ko có va chạm j thì nguy cơ một tai nạn khủng khiếp hơn nhiều xảy ra là rất cao khi cứu hỏa vào làn thành công và đang chạy với tốc độ ưu tiên. ( đi cứu người còn chưa biết cứu đc ko mà lại làm tăng nguy cơ chết người )
+ Làn khẩn cấp dùng để làm j ? Nếu tai nạn xảy ra ở làn này e dám chắc 100% ủng hộ xe cứu hỏa.
Cứu hỏa là một nghề nguy hiểm và lính cứu hỏa luôn là những anh hùng, nhưng ko vì thế mà bỏ qua ko phân tích rõ ràng minh bạch tình huống, ko vì các anh là anh hùng thì phải luôn đúng. Trái lại, làm rõ đc tình huống sẽ tránh sau này cta phải tiếp tục chứng kiến những hậu quả đáng buồn mà ko đáng có. Rất mong cụ chủ có cái nhìn khách quan hơn.