[Funland] Góc nhìn khác vụ bé trai 4 tuổi bị buộc dây vào cửa sổ

Ptuananh8995

Xe buýt
Biển số
OF-572183
Ngày cấp bằng
3/6/18
Số km
788
Động cơ
151,139 Mã lực
Nơi ở
An Nam
Cái quan trọng ở đây là cô giáo buộc đâu không buộc, buộc luôn vào cổ áo kia kìa. Nhìn đứa trẻ khác gì con chx bị xích không??

Nếu không bảo được và ngăn trẻ tăng động thì sao không làm một cái dây đai rồi buộc vào bụng? vào bắp đùi??
 

0962226789

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-181833
Ngày cấp bằng
23/2/13
Số km
7,003
Động cơ
400,590 Mã lực
Cả bác và bác @haidien đều quan điểm thì e chịu. E đi ra .
Chị em có một cháu bị , vất vả lắm ạ. Ngay ở Hn cũng không có trường nào công lập hỗ trợ hết. Gửi ở trung tâm SM rồi thuê người về dạy. Bây giờ lớn rồi, biết một chút rồi đỡ vất vả hơn chút. Lúc bé vất vả vô cùng ! Đấy là nó còn bị nhẹ nói còn biết nghe ạ.
 

anhkhoihn

Xe tăng
Biển số
OF-12222
Ngày cấp bằng
21/12/07
Số km
1,284
Động cơ
542,057 Mã lực
Lớp của cháu em có bạn tự kỉ, khổ bạn ý cứ lao vào cắn lấy cắn để, cô giáo hết hơi mới lôi được ra. Những bé như này phải
cho vào chăm sóc đặc biệt, nếu học trường bình thường cô không trông coi kỹ mà cháu bé đó gặp vấn đề gì hoặc gây ra vấn đề cho các bạn khác thì cũng mệt. Trường hợp cô giáo không trông nổi có dám kiến nghị với gia đình và nhà trường hay không?
Y hệt trong lớp con gái em cũng thế, khốn nạn nhất là cha mẹ đứa trẻ bị tự kỷ không tin con mình bị bệnh nên cố làm ngơ để con mình hành hạ các bạn học trong lớp. Vì nó quậy phá , đánh các bạn gái trong lớp rất dã man là toàn đá vào bụng, hội phụ huynh lên tiếng, nhà trường yêu cầu chuyển nó sang trường tử kỷ thì bố mẹ nó không đồng ý vì không có tiền đóng học phí ...
 

Traubotube

Xe điện
Biển số
OF-546995
Ngày cấp bằng
22/12/17
Số km
4,050
Động cơ
201,771 Mã lực
Nếu cụ có thể thì xin cụ chia sẻ 1 chút số liệu , để các cụ khác có cái nhìn đủ hơn về 1 lĩnh vực cs ko phải ai cũng tiếp xúc . E làm về Y tế ko phải mảng này , nhưng vẫn muốn tham khảo thêm ạ
Nhà em 2 vc đều bên mảng giáo dục đặc thù. Trong đó trực tiếp vợ em làm bên mảng trẻ tự kỷ. Vừa là giáo viên chính vừa kiêm mảng quản lý chuyên môn của trung tâm nên tính chất công việc,đặc thù của trẻ như thế nào em hiểu tương đối rõ.
Đối với các trẻ VIP hiện ngoại trừ pp can thiệp bằng y học còn kết hợp can thiệp bằng giáo dục (gồm giáo dục tại nhà và tại trung tâm). Thường như các cụ mợ ít tiếp xúc khi nghe đến trẻ tăng động hoặc tự kỷ chỉ nghĩ đến các cháu có các hành vi điển hình và thường là các ca nhẹ và khá nhẹ như cụ newmanhn nói ban đầu. Nhưng theo em được biết các ca đó chỉ tính là ca cơ bản, thể nhẹ. Các ca đó đều có nhận biết cơ bản với môi trường xung quanh, có khả năng tương tác với mn nên thường theo học hoặc can thiệp tại nhà từ 1 đến 2 ca/ ngày và mỗi ca tầm từ 1-1h30 phút. Ngoài thời gian đó cha mẹ vẫn phải cho con hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Đây cũng là cái đích cuối cùng của các phụ huynh và giáo viên: con hòa nhập được với bạn bè.
Nếu may mắn ở các tỉnh có tt uy tín bố mẹ cho con học ở đó còn đỡ được về mặt chi phí. Nếu k bắt buộc phải lên HN. Em gặp nhiều gia đình tích góp dc tầm 100 triệu, mẹ lại khăn gói đưa con lên, thuê trọ hàng tháng, cho con đi can thiệp tại tt 1h buổi sáng, 1h buổi chiều, cạy cục nhờ vả một trường mn nào gần đó nhận trông con của mình, thời gian còn lại đi bán hàng rong kiếm sống qua ngày. Được tầm 7-8 tháng hết tiền lại đưa con về quê chăm sóc.
Sáng nay em nhiều việc với văn k giỏi nên kể sơ qua như vậy. ĐƯa số liệu lại ngồi làm mờ tên quê bệnh các cháu...mà em cg ko có nhu cầu chứng minh gì. Nên nếu cụ có nhu cầu thực sự hôm nào cụ qua Long Biên em đưa cụ đi mục sở thị trực tiếp. Chỉ có trực tiếp tiếp xúc mới hiểu hết nỗi vất vả của gia đình có trẻ VIP và lỗi lòng của các giáo viên có tâm.
 

6659

Xe hơi
Biển số
OF-590034
Ngày cấp bằng
13/9/18
Số km
151
Động cơ
134,520 Mã lực
Tuổi
24
Cách nhìn em chả khác gì bài trên, gv, nhà trường vụ cháu bé trên nó cũng chỉ làm đc đến thế mà thôi, ko trách đc. Trói đứa bé như xích con chó con, nhìn thậy tội và xót xa, nhưng họ ko thể làm gì hơn để bảo vệ các bé khác và cả chính cháu bé tự kỉ.
Trách thì trách nhà nước chưa coi tự kỉ là 1 khuyết tật của con người, chưa đủ những trung tâm chữa trị, dạy dỗ chuyên biệt, chữa tự kỉ khó lắm, lâu lắm, trách sao đc các cô giáo tội nghiệp kia?
Tự kỉ gần như k chữa đc
Chỉ là đỡ đc phần nào hay phần đó thôi
 

6659

Xe hơi
Biển số
OF-590034
Ngày cấp bằng
13/9/18
Số km
151
Động cơ
134,520 Mã lực
Tuổi
24
Nhà em 2 vc đều bên mảng giáo dục đặc thù. Trong đó trực tiếp vợ em làm bên mảng trẻ tự kỷ. Vừa là giáo viên chính vừa kiêm mảng quản lý chuyên môn của trung tâm nên tính chất công việc,đặc thù của trẻ như thế nào em hiểu tương đối rõ.
Đối với các trẻ VIP hiện ngoại trừ pp can thiệp bằng y học còn kết hợp can thiệp bằng giáo dục (gồm giáo dục tại nhà và tại trung tâm). Thường như các cụ mợ ít tiếp xúc khi nghe đến trẻ tăng động hoặc tự kỷ chỉ nghĩ đến các cháu có các hành vi điển hình và thường là các ca nhẹ và khá nhẹ như cụ newmanhn nói ban đầu. Nhưng theo em được biết các ca đó chỉ tính là ca cơ bản, thể nhẹ. Các ca đó đều có nhận biết cơ bản với môi trường xung quanh, có khả năng tương tác với mn nên thường theo học hoặc can thiệp tại nhà từ 1 đến 2 ca/ ngày và mỗi ca tầm từ 1-1h30 phút. Ngoài thời gian đó cha mẹ vẫn phải cho con hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Đây cũng là cái đích cuối cùng của các phụ huynh và giáo viên: con hòa nhập được với bạn bè.
Nếu may mắn ở các tỉnh có tt uy tín bố mẹ cho con học ở đó còn đỡ được về mặt chi phí. Nếu k bắt buộc phải lên HN. Em gặp nhiều gia đình tích góp dc tầm 100 triệu, mẹ lại khăn gói đưa con lên, thuê trọ hàng tháng, cho con đi can thiệp tại tt 1h buổi sáng, 1h buổi chiều, cạy cục nhờ vả một trường mn nào gần đó nhận trông con của mình, thời gian còn lại đi bán hàng rong kiếm sống qua ngày. Được tầm 7-8 tháng hết tiền lại đưa con về quê chăm sóc.
Sáng nay em nhiều việc với văn k giỏi nên kể sơ qua như vậy. ĐƯa số liệu lại ngồi làm mờ tên quê bệnh các cháu...mà em cg ko có nhu cầu chứng minh gì. Nên nếu cụ có nhu cầu thực sự hôm nào cụ qua Long Biên em đưa cụ đi mục sở thị trực tiếp. Chỉ có trực tiếp tiếp xúc mới hiểu hết nỗi vất vả của gia đình có trẻ VIP và lỗi lòng của các giáo viên có tâm.
Tội cho trẻ vs các cô
 

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
10,362
Động cơ
476,498 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Ông tăng động này không nhốt vào thì nó cào cấu người khác sứt hết mặt. Nó còn laya vật cứng đâm vào bẹn các bé gái. Con em ở trương em biết. Thằng ku tự kỷ suốt ngày làm thương các bé khác
 

Hungds

Xe đạp
Biển số
OF-555820
Ngày cấp bằng
28/2/18
Số km
35
Động cơ
153,150 Mã lực
Tuổi
44
Nói như c. Tóm lại cột thằng nhóc như khỉ vậy là dễ thông cảm :( . Toàn mọi rợ. Mong bác Tổng áp dụng lại chế độ hộ khẩu . Nhốt bầy thú hoang này tại địa phương cho tụi nó tự giết nhau.
Là sao? Không hiểu ! Vậy mày và dòng họ mày chui từ cái lỗ nào lên mà mày khinh miệt người ta vậy
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,280
Động cơ
323,154 Mã lực
Tuổi
58
Em nghĩ đây là những trường hợp rất đáng thương và bất bình thường. Ai không am hiểu đừng chém cho thích mồm, bản thân các cháu đã tội nghiệp và cô trông cháu cũng không dễ dàng gì.
Hồi F1 nhà em bé có vài lần khóc cả đêm mà đã muốn phát điên rồi. Có đứa khóc đêm hàng năm trời, ban ngày lại ngoan. So với cháu kia thì chả là gì. Tội nghiệp.
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,110
Động cơ
77,352 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Nhà em 2 vc đều bên mảng giáo dục đặc thù. Trong đó trực tiếp vợ em làm bên mảng trẻ tự kỷ. Vừa là giáo viên chính vừa kiêm mảng quản lý chuyên môn của trung tâm nên tính chất công việc,đặc thù của trẻ như thế nào em hiểu tương đối rõ.
Đối với các trẻ VIP hiện ngoại trừ pp can thiệp bằng y học còn kết hợp can thiệp bằng giáo dục (gồm giáo dục tại nhà và tại trung tâm). Thường như các cụ mợ ít tiếp xúc khi nghe đến trẻ tăng động hoặc tự kỷ chỉ nghĩ đến các cháu có các hành vi điển hình và thường là các ca nhẹ và khá nhẹ như cụ newmanhn nói ban đầu. Nhưng theo em được biết các ca đó chỉ tính là ca cơ bản, thể nhẹ. Các ca đó đều có nhận biết cơ bản với môi trường xung quanh, có khả năng tương tác với mn nên thường theo học hoặc can thiệp tại nhà từ 1 đến 2 ca/ ngày và mỗi ca tầm từ 1-1h30 phút. Ngoài thời gian đó cha mẹ vẫn phải cho con hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Đây cũng là cái đích cuối cùng của các phụ huynh và giáo viên: con hòa nhập được với bạn bè.
Nếu may mắn ở các tỉnh có tt uy tín bố mẹ cho con học ở đó còn đỡ được về mặt chi phí. Nếu k bắt buộc phải lên HN. Em gặp nhiều gia đình tích góp dc tầm 100 triệu, mẹ lại khăn gói đưa con lên, thuê trọ hàng tháng, cho con đi can thiệp tại tt 1h buổi sáng, 1h buổi chiều, cạy cục nhờ vả một trường mn nào gần đó nhận trông con của mình, thời gian còn lại đi bán hàng rong kiếm sống qua ngày. Được tầm 7-8 tháng hết tiền lại đưa con về quê chăm sóc.
Sáng nay em nhiều việc với văn k giỏi nên kể sơ qua như vậy. ĐƯa số liệu lại ngồi làm mờ tên quê bệnh các cháu...mà em cg ko có nhu cầu chứng minh gì. Nên nếu cụ có nhu cầu thực sự hôm nào cụ qua Long Biên em đưa cụ đi mục sở thị trực tiếp. Chỉ có trực tiếp tiếp xúc mới hiểu hết nỗi vất vả của gia đình có trẻ VIP và lỗi lòng của các giáo viên có tâm.
Vâng , em cảm ơn cụ , có dịp nhờ cụ dẫn em đi vs ạ
 

PCNguyen

Xe tăng
Biển số
OF-64078
Ngày cấp bằng
14/5/10
Số km
1,103
Động cơ
247,190 Mã lực
EM biết có việc xin học mầm non hay mẫu giáo cho con bị như thế trường còn từ chối nhận. Nếu gia đình có sự q tâm hiểu biết cần phải nói trước với nhà trường để có sự cảm thông và q tâm đặc biệt hơn những đứa trẻ khác.
rất nhiều trường từ chối nhận cụ ợ, mà tỉ lệ tự kỉ bây giờ càng ngày càng cao nhất là với những gia đình bố mẹ ko quan tâm đến con để ông bà chăm hoặc cho xem tivi, máy tính.
 

lai thue

Xe điện
Biển số
OF-63648
Ngày cấp bằng
8/5/10
Số km
2,914
Động cơ
467,578 Mã lực
Nơi ở
Bánh đa cua
Nhiều cụ rảnh vãi, đi cãi nhau với 1 thằng tâm thần hoang tưởng
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,795
Động cơ
201,753 Mã lực
Chỉ có thú hoang bần lông chos mới thông cảm cho việc trói thằng nhóc kia thôi. Người văn minh tụi tôi cách nhìn ló khác . A ko hiểu được đâu:(
Chuẩn. Cách làm văn minh nhất, đúng pháp luật, là phải buộc thôi học.
 

nangchieucali

Xe hơi
Biển số
OF-600203
Ngày cấp bằng
21/11/18
Số km
119
Động cơ
127,300 Mã lực
Nhìn rộng một tí đây cũng là biện pháp an toàn các trẻ trong lớp, cô không buốc dây không và đã có một cái áo túm lại như một cái đai yếm bảo vệ bé khỏi đau. cô còn phải trông rất nhiều bé khác không thể trông một em đấy. nếu ở nhà bố mẹ cũng sẽ làm thế để bé đc an toàn nhưng vào lớp cô làm vậy lại bị trách móc. đáng ra trường hợp như bé phải có lớp riêng và cô riêng về kỹ năng trông trẻ rối loạn hành vi tự kỷ vì trường lớp ko đủ điều kiện lên phải thông cảm.
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,350
Động cơ
514,305 Mã lực
Tôi nói rồi người văn minh tui tôi nhìn vào cảnh bé trai bị trói như vậy mọi rợ lắm . Bần lông như a k hiểu được đâu .;))
Vâng văn minh nên éo thèm biết lý do tại sao chỉ biết chửi :))
Văn minh kiểu đấy ở quê bần lông bọn tôi xích đầy nhá =))
 

Iron Mask

Xe tải
Biển số
OF-124363
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
436
Động cơ
382,352 Mã lực
Y hệt trong lớp con gái em cũng thế, khốn nạn nhất là cha mẹ đứa trẻ bị tự kỷ không tin con mình bị bệnh nên cố làm ngơ để con mình hành hạ các bạn học trong lớp. Vì nó quậy phá , đánh các bạn gái trong lớp rất dã man là toàn đá vào bụng, hội phụ huynh lên tiếng, nhà trường yêu cầu chuyển nó sang trường tử kỷ thì bố mẹ nó không đồng ý vì không có tiền đóng học phí ...
Theo tôi biết, nhà trường hoàn toàn được quyền từ chối nếu cháu gây ảnh hưởng tổn thương đến trẻ khác.

Còn chuyện trẻ đánh nhau, tôi từng thấy có nhóm trẻ chạy theo trêu, chỉ trỏ, bảo nó là thằng điên, thằng tự kỷ... ở các trường công lập. Khi người lớn cản thì các bạn nhỏ bảo là bạn ấy bị thế thật mà, rất hồn nhiên và tàn nhẫn. Do vậy, khi các con dù trẻ bình thường hay đặc biệt có xô xát, thì cố gắng tìm hiểu tại sao và hướng dẫn trẻ cách xử lý, tránh xảy ra lỗi tương tự.

Vì thế, có trẻ đặc biệt mà dạng nhẹ, thì mong các bố mẹ dạy con mình thương yêu, vị tha và hỗ trợ các bạn ấy.

Hơn nữa, kỹ năng phòng vệ bình thường cũng nên học. Chí ít, nếu bạn hung hãn, đánh người thì kêu cô giáo ngay lập tức. Kêu gọi mọi người xung quanh giúp đỡ.

Và nếu trẻ đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho bản thân của chính trẻ hay người xung quanh, nhà trường có quyền từ chối.
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,486
Động cơ
305,787 Mã lực
Cách nhìn em chả khác gì bài trên, gv, nhà trường vụ cháu bé trên nó cũng chỉ làm đc đến thế mà thôi, ko trách đc. Trói đứa bé như xích con chó con, nhìn thậy tội và xót xa, nhưng họ ko thể làm gì hơn để bảo vệ các bé khác và cả chính cháu bé tự kỉ.
Trách thì trách nhà nước chưa coi tự kỉ là 1 khuyết tật của con người, chưa đủ những trung tâm chữa trị, dạy dỗ chuyên biệt, chữa tự kỉ khó lắm, lâu lắm, trách sao đc các cô giáo tội nghiệp kia?
Về việc này em đứng về phía các cô giáo, tuy rằng hơi phản cảm bằng cách buộc dây.
 

carmex

Xe hơi
Biển số
OF-55325
Ngày cấp bằng
19/1/10
Số km
103
Động cơ
449,935 Mã lực
Em ko bênh vực việc đối xử như vậy với cháu bé, nhg trong hoàn cảnh giáo dục thiếu thốn về nguồn nhân lực kiến thức cũng như trang thiết bị, thì việc làm của nhà trường và cô giáo là có thể hiểu được. Sau vụ việcc này họ sẽ có giải pháp, hy vọng là tốt hơn cho các bé thiệt thòi.

Ngay giữa trung tâm thủ đô đây

 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,538
Động cơ
317,159 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em đang sống ở CH Séc và gần nhà em cũng có một cô giáo đang giảng dậy ở trường đặc biệt dành cho trẻ chậm phát triển, nên em cũng hiểu phần nào. Em nói sơ qua về mô hình giáo dục ở bên này để mọi người có thêm thông tin về những xã hội ở ngoài Vn chúng ta.

Vì giáo dục ở bên đây là miễn phí đối với mọi người tới 26 năm, nên trẻ chậm phát triển hay bị những bệnh khác như tự kỷ (ASD), thiểu năng, ... cũng được nhà nước hỗ trợ như người bình thường. Ngoài ra xã hội cũng luôn tạo điều kiện cho các cháu nhỏ có thể hòa nhập lại với cộng đồng. Theo thống kê của Séc năm 2009 cứ 110 trẻ thì có 1 trẻ bị tự kỷ từ dạng nhẹ tới dạng nặng.

Khi trẻ em vào mẫu giáo, các cô vừa có nhiệm vụ chăm sóc dậy dỗ các em, vừa có trách nhiệm theo dõi và để ý phát triển của trẻ. Nếu cô thấy em nào có biểu hiện không bình thường thì có quyền yêu cầu phụ huynh đưa con tới gặp bác sỹ tâm lý của sở giáo dục để kiểm tra.

Bác sỹ tâm lý sẽ khám, kiểm tra và đưa ra kết luận, thường là theo các mức thang sau:

1. Trẻ bình thường, được theo học đúng trình độ nhận thức.

2. Trẻ có hiện tượng thiểu năng dạng nhẹ, vẫn được phép học trường bình thường cùng các bạn khác, nhưng có sự quan tâm đặc biệt của cô giáo.

3. Trẻ có hiện tượng thiểu năng mức cao thì phải học trong trường đặc biệt, có giáo viên và bác sỹ tâm lý giảng dậy và theo dõi, có thể được phép nội trú theo luật giáo dục.

4. Trẻ thiểu năng ở mức độ vừa học trong trường đặc biệt và vừa được kết hợp điều trị tại nhà để hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

Sau khi trẻ có được giấy đánh giá của bác sỹ tâm lý thì sẽ quay lại lớp cũ học nếu bình thường, hoặc phụ huynh cầm quyết định đó tới trường đặc biệt để đăng ký theo mức độ phù hợp theo yêu cầu của bác sỹ.

Ở Séc thì gần như mỗi huyện, hay thành phố từ 15 tới 20 ngàn dân cư sinh sống trở lên là có 1 trường mẫu giáo kết hợp phổ thông thành cho trẻ em chậm phát triển, gọi là trường đặc biệt. Giáo viên trong trường đều là những người ngoài trình độ sư phạm còn có bằng về tâm lý. Ngoài ra bắt buộc trong trường phải có bác sỹ tâm lý cũng như những hộ tá, điều dưỡng riêng.

Em cũng từng có kinh nghiệm gặp gỡ bác sỹ tâm lý khi đăng ký cho nhóc thứ 2 nhà em vào lớp 1. Cháu sinh 10.9 nên đúng theo luật giáo dục là tháng 9 năm sau mới đủ tuổi vào lớp 1. Nhưng mẹ cháu muốn cháu vào nhập học luôn năm đó nên em phải tới trường phổ thông đăng ký học cho cháu. Sau đó xin giấy giới thiệu của trường để tới bác sỹ tâm lý kiểm trả.

Sau khi có lịch hẹn, hai bố con tới gặp bác sỹ trong trường đặc biệt. Bác sỹ kiểm tra và đánh giá trình độ nhận thức của con em. Rồi bác sỹ viết quyết định gửi cho trường là cháu đủ sức khỏe về tầm lý để tháng 9 này vào học. Ngoài lề chút về việc này, đợt đó tới khám cùng con em, cũng có mấy phụ huynh đưa con tới kiểm tra. Nhưng họ lại muốn con họ học chậm lại 1 năm. Nghĩa là năm nay đúng ra đủ tuổi vào lớp 1, nhưng họ xin cho con ở lại mẫu giáo thêm 1 năm nữa. Nên cũng phải có giấy đánh giá của bác sỹ.

Thế nên theo em thấy, ngoài việc dạy dỗ, chăm sóc các cháu nhỏ của giáo viên, thì việc quan tâm theo dõi và chăm sóc của cha mẹ là rất quan trọng với sự phát triển của các con. Không ai hiểu rõ con mình bằng cha mẹ cả. Và cũng không ai đồng hành cùng các con để vượt qua những căn bệnh nghiệt ngã này bằng cha mẹ. Có những người cha, người mẹ đã đánh đổi bằng mọi giá để tìm lại nụ cười và cuộc sống bình an cho các con.

Em lan man chút vì thấy có nhiều cụ nặng lời với những thầy cô giáo ở Vn khi trong lớp gặp những trẻ tự kỷ. Xã hội Vn chúng ta phát triển vẫn chưa đồng đều, ngay là cả ở những thành phố hàng đầu. Nên thay vì chửi bới xã hội chưa đảm bảo, chúng ta mỗi người hãy tự tìm hiểu, cảm thông và nếu được hãy góp sức bằng cách thực sự coi tự kỷ là 1 căn bệnh cần phải điều trị kịp thời, nhất là từ khi còn nhỏ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top