Phố Giàng một chiều đầu đông lạnh buốt, cả thị trấn đang im lìm trong cảnh chiều đông thì bị phá tan bởi tiếng động cơ của ô chiếc Jawa 350. Trên xe lại là 12 người dáng vẻ phong trần bụi bậm. Cả cái thị trấn có bao nhiêu cặp mắt thì hình như đều nhìn theo cả, vào cái thời này ở Phố Giàng thì xe máy cũng vẫn là cái gì rất xã lạ nhất lại là những chiếc xe to như jawa 350 lại càng đáng ngạc nhiên.
Dừng lại quán nước ven đường chúng nó chuẩn bị lại hành trang và tạm nghỉ trước khi chạy vào tuyến đường để qua phà Bảo Hà sang đất Văn Bàn của Lào Cai.
- Anh có kế hoạch gì chưa. T bạc lên tiếng.
- Vàng khác hoàn toàn mặt hàng đá quý, nó là thực thể vật chất rõ ràng và được xác định giá trị qua độ tinh khiết. Việc để làm như kiểu ở bãi đá là không được bởi nó sẽ nhanh trong bị phát hiện, thật giả chỉ cần ngọn đèn khò là xong vì vậy anh em phải tính theo cách khác. K cận trầm ngâm nói.
Không khi trầm xuống khi nghe lời K cận phân tích chúng nó hiểu đã qua rồi cái thời có thể rê dắt như ở các bãi đá, quan trọng nhất là chúng nó giờ đã có giá và sự liều lĩnh đều nằm trong tính toán/ Thấm nhuần tư tưởng vô giá khi không định nổi giá đã được nó hiểu và áp dụng trong công việc đến tận bây giờ.
Theo con đường đá lẫn đất lổn nhổn, ngoằn nghèo và bụi bậm kinh hồn trong cái lạnh của cuối chiều mùa đông miền núi chúng nó lại lao vun vút. Hơn 8h thì đã đến đền Bảo Hà (Còn gọi là đền ông Hoàng Bẩy). Lúc này phà qua sông đã nghỉ rồi, tiến không được lùi chẳng xong những cũng còn là may mắn vì ở đây cũng tương đối đông đúc và hàng quán cũng thành hai dẫy, chẳng hiểu sao vào thời đó tuy vẫn còn rất khó khăn, lễ bái hình như vẫn còn bị cấm nhưng người đi đền Bảo Hà thì vẫn cứ đông.
Lại nói về khu vực đền Bảo Hà nằm ngay gần ga tầu hoả, qua mấy khúc cua là đến đầu con dốc trước khi xuống bến phà Bảo Hà để sang bên kia sông là đất của Văn Bàn, nơi đây là địa bàn cực kỳ phức tạp do dân đi lễ bái cũng đông, dân đi khai thác vàng lậu cũng nhiều và đặc biệt dân từ trại Bảo Hà đi khai thắc vàng làm kinh tế cũng thường xuyên nằm ở đây trước khi vào khe hoặc về nhập trại
Có thể nhiều người không biết sẽ đặt dấu hỏi lớn là phạm nhân sao lại có thể ra được đây. Trại Bảo Hà có hẳn một khu chuyên để giam giữ người trốn nghĩa vụ quân sự, đảo ngũ hoặc bị án trong khi làm nhiệm vụ. Tuy vẫn là tù nhưng họ lại được đối xử như kiểu nửa tù nửa lao động công ích, số này một phần ra nhặt hoặc xếp đá ở đường tầu, một phần đi trồng rau và đặc biệt có một nhóm nhở đưa vào các khe làm vàng để làm cho chủ bưởng thường là đội trưởng khoán trại, đây mới là đội nòng cốt làm nên khe vàng Minh Lương, tuy phần lớn là khoẻ mạnh, hung hãn nhưng lại đang dính án và làm nhiều hay ít, cướp hay không, nhiều hay ít cũng chẳng được hưởng gì vì vậy khác hoàn toàn là tốp này rất lành và tuyệt không bao giờ gây sự vụ với người ngoài, nếu có chỉ là xung đột trong nhóm mà thôi nhưng cũng rất hạn chế bởi nếu dính sẽ về lại trại và đi đập đá ngay. Đây là công việc nặng và dễ ngỏm nhất ở trại Bảo Hà.
Đêm đó thuê nhà trọ ngay sát cạnh đền Bảo Hà chúng nó nằm ngủ trong ngập tràn khói thuốc phiện của cả khu, ở đây mua thuốc lá trắng còn khó hơn thuốc lá đen đã được bôi nước thuốc phiện. Không hiểu sao lại có cái truyền thuyết ông Hoàng Bẩy nghiện thuốc phiện vì vậy tất cả đổ cúng đều phải có một thứ là bắt buộc: Thuốc phiện.
Xen lẫn với tiếng gió rít trong đêm, mùi hương huyễn hoặc và sự tĩnh lạng là tiếng hát đồng cùng với chiêng trống, thực sự đây là đêm ngủ cũng để lại nhiều suy tư trong nó. Thỉnh thoảng đâu đấy vẫn vẳng lại tiếng xóc đĩa và lao xao cấu truyện về bãi vàng trong đêm.
5h30 ngay chuyến phà đầu tiên chúng nó đã vượt sông sang bên kia là địa phận Văn Bàn.
Tiếp tục theo con đường đá lổn nhổn đất với những cái dốc nếu không phải xe jawa 350 khả năng xuống dắt bộ là cực cao, liên tục lên dốc và đổ đèo cùng với những phát cua tay áo chúng nó lao trong sương sớm. Cái lạnh của miền núi phía bắc quả thực là ghê gớm thật, nó không như cái lạnh dưới xuôi là lạnh từ ngoài mà nó như là lạnh từ trong ra vậy, bất cứ chỗ nào da thịt hở ra đều cảm nhận như bị dao cắt vậy.
Hơn 9h sáng đã đến trung tâm thị trấn Văn Bàn, tạt vào quán ăn ngay ngã ba chúng nó ngồi để bổ sung năng lượng, đổ đầy xăng và nhớt trước khi đi vào cái nơi mà gọi là khe vàng Minh Lương.
Thời đó thịt trâu bò rất đắt và hiếm do vẫn được định nghĩa là sức kéo vì vậy việc thịt một con trâu hoặc bò ở nông thôn hay miền núi luôn là sự kiện lớn, chúng nó thật may mắn khi lên Văn Bàn đúng ngày thịt trâu và được ngồi ăn một bữa thịt trâu tươi thật đặc biệt.
Lần đầu tiên nó được ăn món sách trâu vần còn đen xì xì như than xào cùng khế chua vậy, chẹp, chẹp ngon không gì tả xiết.