Thì em đã nói hết đâu ạ
. Trường hợp của cụ chủ được thuyên chuyển sang bộ phận khác là bước đi đầu tiên của nhân sự theo cách hợp pháp tái cơ cấu lại lao động, kiểu này người lao động thường sẽ rơi vào tình huống:
- Vị trí mới không phù hợp, ngầm ép người lao động tự xin nghỉ việc để người sử dụng lao động không phải đền bù.
- Người lao động không hoàn thành KPI ở vị trí mới => có lý do chính đáng để cho nghỉ việc và HR sẽ thông báo cho người lao động trước 45 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng hoặc có thể sớm hơn tuỳ theo mức độ không hoàn thành công việc.
- Nếu người lao động vẫn bám trụ được ở vị trí mới thì coi như xong, đẹp cả đôi đường
.
HR họ cũng có KPI: làm sao đền bù cho người lao động ở mức thấp nhất khi nhân viên bị cho thôi việc. Đời đi làm của em đã chứng kiến nhiều case như này rồi. Các công ty nước ngoài họ thường rõ ràng sòng phẳng hơn, khi không còn nhu cầu sử dụng người lao động nữa HR sẽ thương lượng với người lao động về mức đền bù vì bị cho nghỉ việc dựa trên vị trí, số năm cống hiến cho công ty.
Em ghét nhất mấy kiểu ông bà chủ vắt chanh bỏ vỏ như này. Nhân viên đã gắn bó 12 năm, dù họ không có năng lực xuất sắc để phát triển tới vị trí cao hơn nhưng họ đã hoàn thành tốt công việc họ được giao (nếu không hoàn thành làm gì có chuyện tồn tại 12 năm) vậy mà khi muốn cho nghỉ lại tìm đủ chiêu trò để khỏi tốn ít chi phí đền bù tổn thất tinh thần, hỗ trợ cho người lao động tìm việc mới.
Gửi cụ chủ:
- Nếu cụ không muốn rời nơi làm việc này thì cố gắng "sống sót" vậy nhưng cụ cần chuẩn bị tâm lý: chịu đựng sự ghẻ lạnh từ Sếp và các vấn đề phát sinh khiến cụ cảm thấy vô cùng áp lực. Cụ tự nhẩm tính xem mình sẽ chịu đựng được bao lâu nữa?
- Nếu cụ không muốn tự ra đi với tâm lý thất bại, chán nản thì hãy trình bày thẳng thắn với Sếp hoặc Nhân sự càng sớm càng tốt, đề nghị mức đền bù hợp đồng theo số năm cụ đã làm việc rồi ra đi trong tư thế ngẩng cao đầu. 12 năm không phải là quãng thời gian ngắn của một đời người đi làm!