Tôi theo dõi và đọc theard này từ đầu nhưng chưa thấy có gì là thuyết phục cả, xin có vài phân tích cá nhân và thông tin tôi tìm hiểu được để mọi người tự đánh giá.
1. Việc Chuông côn xe Honda SH có màu tím xung quanh như hình của bác chủ xin mọi người và các bác "Thợ" sửa xe đừng dùng từ ''Cháy'', nó không đúng bản chất của sự việc, nhất là từ ''Cháy'' nó dị ứng với các phương tiện xe cơ giới ở Việt nam nói riêng, và khi dùng từ đó kèm với hình ảnh màu tím của chiếc Chuông côn kia dễ làm cho chủ xe ''hiểu lầm'' và có chút hoang mang, từ "Cháy" nó liên tưởng cho ta một sự việc được diễn biến với quá trình biến đổi ở nhiệt độ cao (hàng 1000 độ).
Chiếc Chuông côn có màu tím như vậy là vì có sự biến sắc của lớp mỏng trên bề mặt vật chất khi gặp nhiệt độ nhất định, với chiếc chuông này nhiệt sinh ra cao nhất khi làm việc (ma sát với búa côn) khoảng từ 50-70 độ C. Chuông côn có màu tím không phải là không có nhưng nó không phải là phổ biến, thậm chí như xe của một bác trên này nó có màu tím ngay từ những ngày đầu sử dụng, chúng ta hãy liên tưởng đến Xy lanh buồng đốt động cơ, nó cũng được làm từ Hợp kim (1 loại Kim loại) để mà nói "Cháy" thì đáng lẽ nó phải là thứ "Cháy" đầu tiên vì tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với nguồn nhiệt rất lớn (hàng 1000 độ C) từ buồng đốt.!? Hơn nữa việc Chuông côn có màu tím xung quanh không chỉ có ở Việt nam (nhiều lý do cho là tại giao thông tắc ngẽn.!) mà ngay ở nước Ý xa xôi kia xe Honda SH cũng có và họ còn bày bán trong các shop phụ tùng motor cũ luôn.
Chuông côn có màu tím xung quanh tại một Motor shop ở Italia.
Vì vậy xe của bác nào có Chuông côn màu như vậy thì cứ yên tâm tiếp tục dùng, không sao cả
2. Khoan Chuông côn (nếu khoan chuẩn và được đo bằng thiết bị Cân bằng động).
Cái này nó có 2 mặt của 1 vấn đề.
- Tích cực: Tạo thêm độ bám (tăng nhám) cho bề mặt tiếp xúc với 3 búa => không bị trượt do ma sát => bớt nhiệt do ma sát tạo ra, vì có thêm độ bám giữa 3 búa và lòng Chuông côn nên lực truyền sẽ có sớm hơn => xe vút ngay từ nước kéo tay Ga đầu tiên (tiết kiệm chút nhiên liệu). => phần cùi 3 búa nhanh mòn, Lực mô men sẽ giảm.
- Tiêu cực: Vì xe được tác động truyền lực sớm hơn => xe bị truyền lực đột ngột => Các chi tiết, khớp quay, các chi tiết dẫn động sẽ có tuổi thọ ngắn đi.!
Việc khoan Chuông côn về lý thuyết đúng là giảm diện tích ma sát => Bớt nhiệt (cũng không đáng kế vì chỉ có 6 - 8 lỗ khoan bằng đầu đũa, tôi đã được nhìn thấy ở diễn đàn OF). Với Chuông côn thông thường khi có lực Ly tâm văng ra nó sẽ miết từ từ vào lòng trong của Chuông côn, nên so với Chuông khoan nó có độ truền lực trễ hơn nhưng ngược lại lại có lực Mô men lớn hơn (khỏe hơn) => Giống như là xe số, đáng nhẽ phải khởi hành bằng số 1 thì đây khởi hành bằng số 2 (ép số).
Sự so sánh Chuông khoan các bác tự đem đi khoan và Chuông khoan của các nhà sản xuất chuyên nghiệp là khập khiễng, nếu Chuông côn bị mất cân bằng thì rất có hại khi làm việc ở vòng tua lớn nó tỷ lệ thuận với Lực ly tâm. Các hãng SX Chuông côn độ họ có đầy đủ trang thiết bị, phòng thí nghiệm, đội ngũ kỹ sư chuyên sâu, những chiếc Chuông côn của họ đâu chỉ đơn giản là mấy cái "lỗ khoan" kia đâu mà nó còn có cả rãnh bên trong, ngoài, độ bền vật liệ (ảnh trên)....
Vậy bác nào thích cảm giác Ga xe là nhích bánh (không có nghĩa xe bốc nhé) và lợi được tí xăng thì Khoan, còn bác nào muốn giữ xe ổn định bình thường thì cứ thế mà dùng và bảo dưỡng định kỳ.
3.Từ "Thợ" sửa xe chúng ta cũng cần suy ngẫm và định nghĩa lại chút.
Với thời đại hiện tại mọi lĩnh vực trong đời sống xa hội đều được hiện đại hóa bằng cách áp dụng những công nghệ mới, những kỹ thuật mới, cụ thể trong vấn đề liên quan này là Hãng Honda motor đã áp dụng Công nghệ Lập trình Điều tiết khí nạp cho động cơ xe gắn máy nói chung, có tên tiếng Anh là "Programmed Fuel Injection" được viết tắt trên xe là PGM-FI. Vì vậy để xỷ lý các sự cố của các phương tiện đời mới có áp dụng các công nghệ kể cả ô tô đòi hỏi người "Thợ" sửa xe chân chính phải có kiến thức cơ bản, sâu rộng vững chắc và phải được cập nhật trau dồi thường xuyên liên tục (cái này quan trọng.!).
Trở lại với vấn đề "Thợ'' sửa xe ở Việt nam.
Các bạn thử hỏi xem có bao nhiêu người tốt nghiệp đại học chuyên nghành Cơ khí chế tạo máy, điện, điện tử xong đi làm "Thợ" sửa xe nhất là xe gắn máy.? Chắc là chỉ có ít thôi, ngoài ra với các động cơ hiện đại tối tân đòi hỏi người "Thợ" sửa cũng phải có chút kiến thức về IT và ngoại ngữ nữa.!
Những ai đã và sẽ là "thợ" sửa xe gắn máy ở Việt nam và họ được đào tạo giảng dạy những gì?
- Thường là những người có trình độ VH PTTH một số có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, họ làm thợ vì kế sinh nhai (cũng có vì đam mê nhưng không nhiều). Họ được đào tạo bởi các trung tâm dạy nghề trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm (tùy lĩnh vực họ quan tâm)cùng với các mô hình thực tập (cũng có những TT trang bị mô hình trực quan hiện đại), cao cấp hơn một số nơi thì được các chuyên gia nước ngoài tập huấn cho, tất nhiên không bao giờ họ chuyền đạt hết tất cả các kiến thức và kể cả có truyền thì cũng không thể nạp hết được (đến như mấy anh thợ của Honda Head thì cũng chỉ được tập huấn và đào tạo tháo lắp thay thế các bộ phận của xe mang tính lặp lại hàng ngày thôi, tôi không nói kỹ sư), sau khóa học các học viên này đi làm phụ cho các tiệm sửa xe để cho quen tay và quan sát thực tế một thời gian rồi về tự mở tiệm và nghiễm nhiên thành "Thợ".
Mặt hạn chế của "Thợ" sửa xe Việt nam nói chung là ngoại ngữ, nên khó tiếp xúc được với các vấn đề mới để nâng cấp chuyên môn được. Ngoài ra còn vấn đề về Đạo đức và lương tâm của "Thợ" sửa xe với khách hàng nữa. Một phần nữa cũng do lỗi chủ quan của khách hàng cho "Thợ" là giỏi là biết hiết mọi thứ nên cứ tin những bác "Thợ" thiếu tư cách (Tôi không vơ đũa ah).
Ví dụ của tôi.
Tôi có đăng lên OF bán chiếc ECU dùng cho xe tay ga Honda Italia, cho các model 125, 150 từ 2003 đến 2012.
Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận được các comments phản hồi cả trong và ngoài OF có cả những người được gọi là "Thợ" khẳng định chắc nịch như là: Xe "Honda không có FI từ 2003", Chiếc này "là loại dùng cho xe SH 125cc" vì có kí tự "là KTF" còn dùng cho xe SH 150 phải có kí tự "là KTG"....
Sau khi tìm hiểu thông tin với các đối tác của tôi ở Italia và đọc các tài liệu của nước ngoài thì thấy mấy cái kí tự "KTF" hay "KTG" chả liên quan gì đến việc dùng cho xe 125 hay 150cc của Honda cả mà nó thể hiện cho 1 thông tin hoàn toàn khác (cái này tôi không tiện nói ở đây).
Dưới đây là ảnh của những chiếc ECU được tháo ra từ xe Honda SHi ở các nước khác nhau do đồng nghiệp tôi cung cấp.
Hai chiếc này ở Nhật có kí tự là "KPH".
Hai chiếc này ở UK có kí tự là "KRJ"
Xin lỗi bài viết có thể có ảnh hưởng đến ai đó là không cố ý và hy vọng Min, Mod không xóa để các thành viên trong Box 2 bánh của Otofun có thêm kiến thức sử dụng xe cho tốt.