[Thảo luận] Giúp về bát chuông sh2011

vuthien86

Xe buýt
Biển số
OF-196373
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
936
Động cơ
335,660 Mã lực
Để khoan chuông thì ko phải cứ thích là khoan nó phải phụ thuộc vào mấy yếu tố sau rồi mới quyết định đc.
- bệnh của xe hiện tại liên quan đến côn (nếu có)
- cách đi xe
- đk đường xá thực tế
- khả năng tải của xe thường xuyên.
Thường áp dụng với xe ga có trọng tải lớn và phân khối từ 125cc trở lên...
Vậy cụ nên kiểm tra xe thật cụ thể và xem xét các đk trên mới xác định đc nên khoan hay ko.
Phải nói khoan rồi tỉ lệ cháy chuông rất thấp.1/200 xe vẫn cháy khi khoan chuông nguyên nhân chủ yếu do tải quá nặng thường xuyên như kẹp 3,4 người lớn.
Xe đi 7000km.
Lốp đúng tiêu chuẩn khi bơm
Đk đường xá chủ yếu trong nội thành
Đi xe điềm tĩnh, ko vê, tăng ga đột ngột lạng lãnh đánh võng , bốc đầu .v.v.v
Ko vừa đi vừa phanh
Thường xuyên đi 1 mình và chỉ chở 1 người
Bệnh thì ngay từ khi đi đc 500km có hiện tượng cà giật khi máy nguội hoặc hôm nào ẩm nồm. Và tăng tốc đoạn từ 20-40km có tiếng kêu o o đạt tốc độ trên 40 là hết.
 

maithanh85

Xe buýt
Biển số
OF-160797
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
680
Động cơ
355,808 Mã lực
Xe đi 7000km.
Lốp đúng tiêu chuẩn khi bơm
Đk đường xá chủ yếu trong nội thành
Đi xe điềm tĩnh, ko vê, tăng ga đột ngột lạng lãnh đánh võng , bốc đầu .v.v.v
Ko vừa đi vừa phanh
Thường xuyên đi 1 mình và chỉ chở 1 người
Bệnh thì ngay từ khi đi đc 500km có hiện tượng cà giật khi máy nguội hoặc hôm nào ẩm nồm. Và tăng tốc đoạn từ 20-40km có tiếng kêu o o đạt tốc độ trên 40 là hết.
Cái này dự ko liên quan đến chuyện chuông cháy hay ko cháy mà nhiều nguyên nhân lắm.nói ra dài dòng.hôm nào hẹn nhau cafe giao lưu nói cho nó dễ.
 

Monte

Xe hơi
Biển số
OF-99
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
140
Động cơ
582,510 Mã lực
Nơi ở
ở bển
nóng quá nó thành mầu ấy. và nó chưa bị cháy đâu.
 

nguyenx

Xe container
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
5,127
Động cơ
317,397 Mã lực
Xe foce 250, Sh 300i nó cũng không cải tiến cái chuông mặc dù tải trọng lớn. Nếu lỗi lớn như thế mà trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ của bản hãng nó vẫn quay mặt đi thì nhà cháu dự cái xứ dãy chết nó chẳng để cho sống yên ổn đâu. Ở trên diễn đàn này các hảo thủ đông hơn quân nguyên trong rất nhiều lĩnh vực lại nhất là kỹ thuật. Ô tô, xe máy nó lại là niềm đam mê của các đấng mày râu nên nếu các cụ ấy chỉ bỏ ra chút ít thời gian chứ đừng ỷ lại thì những vụ cỏn con này ra môn ra khoai ngay. Cũng có những nỗi do dung sai trong chế tạo, những lỗi này thường dễ chứ không khó đến mức phải thay, độ tùm lum trừ đam mê công nghệ thì nhà cháu miễn bàn.
 

anhtuan310831

Xe tải
Biển số
OF-135436
Ngày cấp bằng
22/3/12
Số km
273
Động cơ
372,460 Mã lực
em thấy khoan bát côn xong chẳng thấy khác cái gì cả,theo em nghĩ là ko nên
 

tlkit

Xe hơi
Biển số
OF-102503
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
158
Động cơ
398,550 Mã lực
nói chung cái gì cũng có cái hạn sử dụng thôi mà cụ, xe em chạy 4 vạn mới chỉ thay lại bát côn, còn bộ côn vẫn nguyên zin thì cụ Sơn Shark cũng phải ngạc nhiên đấy!
Vc cháy này chủ yếu do cách đi.có ng có khi đi vài nghìn đã cháy rồi có người đi 2-3 vạn vẫn chưa cháy.
 

King Cat

Xe buýt
Biển số
OF-30155
Ngày cấp bằng
27/2/09
Số km
704
Động cơ
487,977 Mã lực
Yên tâm ko phải xăng vs lọc gió đâu. Do bộ côn thôi
Vâng, nếu bác đã khoanh vùng được vậy thì bây giờ sẽ kiểm tra kĩ lại toàn bộ hệ thống Côn:
+ Bát Côn trước: Tình trạng 2 má của bát côn, 3 chiếc Kẹp trượt, 6 viên Bi côn và rãnh bi, Ắc.
+ Dây Cuaroa có đúng loại và ok không.
+ Bộ côn sau: Pully, Lò xo pully, 3 chiếc Búa côn (tình trạng), Chốt của búa côn, 3 Chốt Giảm chấn của búa côn, tình trạng lòng trong của Chuông côn.
 

nguyenx

Xe container
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
5,127
Động cơ
317,397 Mã lực
Vâng, nếu bác đã khoanh vùng được vậy thì bây giờ sẽ kiểm tra kĩ lại toàn bộ hệ thống Côn:
+ Bát Côn trước: Tình trạng 2 má của bát côn, 3 chiếc Kẹp trượt, 6 viên Bi côn và rãnh bi, Ắc.
+ Dây Cuaroa có đúng loại và ok không.
+ Bộ côn sau: Pully, Lò xo pully, 3 chiếc Búa côn (tình trạng), Chốt của búa côn, 3 Chốt Giảm chấn của búa côn, tình trạng lòng trong của Chuông côn.
Rung, giật là do bi côn trước bị vấp không lăn gây méo bi. Cái này do một số nguyên nhân lãng nhách vì các cụ soi nguyên lý ra ngay, tìm dc nguyên nhân thì xử lý cũng không phải là vấn đề nan giải chẳng qua bọn sửa xe nó quan trọng hóa để cầy tiền thôi. Còn khoan chuông chẳng để làm gì.
 

HutSongChich™

Xe tải
Biển số
OF-120964
Ngày cấp bằng
17/11/11
Số km
333
Động cơ
385,530 Mã lực
Rung, giật là do bi côn trước bị vấp không lăn gây méo bi. Cái này do một số nguyên nhân lãng nhách vì các cụ soi nguyên lý ra ngay, tìm dc nguyên nhân thì xử lý cũng không phải là vấn đề nan giải chẳng qua bọn sửa xe nó quan trọng hóa để cầy tiền thôi. Còn khoan chuông chẳng để làm gì.
Bác nói thế là ko chuẩn rồi.
Em ko phải chuyên gia hay thợ gì trong lĩnh vực này nhưng nguyên cái việc bác nói cái bát côn ( chuông) nó ko thể cháy tím, bóc xe mới ra nó đã tím thế là em hiểu bác rồi.

Đây là bát côn Sh mới, nó chả tím tiếc gì cả.


Còn chuyện khoan hay ko khoan, hãy xem cái chuông koso độ, nó được thiết kế các khe tản nhiệt, bề mặt trong nhám:


Khoan chuông cũng dựa trên nguyên lý này, nó có tác dụng chứ ko phải là ko.
 
Chỉnh sửa cuối:

jackychun

Xe hơi
Biển số
OF-177338
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
111
Động cơ
340,610 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Bác ra sơn shark hoàng cầu í :)) khoan chuông luôn đi cho tít
 

King Cat

Xe buýt
Biển số
OF-30155
Ngày cấp bằng
27/2/09
Số km
704
Động cơ
487,977 Mã lực
Tôi theo dõi và đọc theard này từ đầu nhưng chưa thấy có gì là thuyết phục cả, xin có vài phân tích cá nhân và thông tin tôi tìm hiểu được để mọi người tự đánh giá.

1. Việc Chuông côn xe Honda SH có màu tím xung quanh như hình của bác chủ xin mọi người và các bác "Thợ" sửa xe đừng dùng từ ''Cháy'', nó không đúng bản chất của sự việc, nhất là từ ''Cháy'' nó dị ứng với các phương tiện xe cơ giới ở Việt nam nói riêng, và khi dùng từ đó kèm với hình ảnh màu tím của chiếc Chuông côn kia dễ làm cho chủ xe ''hiểu lầm'' và có chút hoang mang, từ "Cháy" nó liên tưởng cho ta một sự việc được diễn biến với quá trình biến đổi ở nhiệt độ cao (hàng 1000 độ).
Chiếc Chuông côn có màu tím như vậy là vì có sự biến sắc của lớp mỏng trên bề mặt vật chất khi gặp nhiệt độ nhất định, với chiếc chuông này nhiệt sinh ra cao nhất khi làm việc (ma sát với búa côn) khoảng từ 50-70 độ C. Chuông côn có màu tím không phải là không có nhưng nó không phải là phổ biến, thậm chí như xe của một bác trên này nó có màu tím ngay từ những ngày đầu sử dụng, chúng ta hãy liên tưởng đến Xy lanh buồng đốt động cơ, nó cũng được làm từ Hợp kim (1 loại Kim loại) để mà nói "Cháy" thì đáng lẽ nó phải là thứ "Cháy" đầu tiên vì tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với nguồn nhiệt rất lớn (hàng 1000 độ C) từ buồng đốt.!? Hơn nữa việc Chuông côn có màu tím xung quanh không chỉ có ở Việt nam (nhiều lý do cho là tại giao thông tắc ngẽn.!) mà ngay ở nước Ý xa xôi kia xe Honda SH cũng có và họ còn bày bán trong các shop phụ tùng motor cũ luôn.

Chuông côn có màu tím xung quanh tại một Motor shop ở Italia.




Vì vậy xe của bác nào có Chuông côn màu như vậy thì cứ yên tâm tiếp tục dùng, không sao cả

2. Khoan Chuông côn (nếu khoan chuẩn và được đo bằng thiết bị Cân bằng động).
Cái này nó có 2 mặt của 1 vấn đề.
- Tích cực: Tạo thêm độ bám (tăng nhám) cho bề mặt tiếp xúc với 3 búa => không bị trượt do ma sát => bớt nhiệt do ma sát tạo ra, vì có thêm độ bám giữa 3 búa và lòng Chuông côn nên lực truyền sẽ có sớm hơn => xe vút ngay từ nước kéo tay Ga đầu tiên (tiết kiệm chút nhiên liệu). => phần cùi 3 búa nhanh mòn, Lực mô men sẽ giảm.
- Tiêu cực: Vì xe được tác động truyền lực sớm hơn => xe bị truyền lực đột ngột => Các chi tiết, khớp quay, các chi tiết dẫn động sẽ có tuổi thọ ngắn đi.!
Việc khoan Chuông côn về lý thuyết đúng là giảm diện tích ma sát => Bớt nhiệt (cũng không đáng kế vì chỉ có 6 - 8 lỗ khoan bằng đầu đũa, tôi đã được nhìn thấy ở diễn đàn OF). Với Chuông côn thông thường khi có lực Ly tâm văng ra nó sẽ miết từ từ vào lòng trong của Chuông côn, nên so với Chuông khoan nó có độ truyền lực trễ hơn nhưng ngược lại lại có lực Mô men lớn hơn (khỏe hơn) => Giống như là xe số, đáng nhẽ phải khởi hành bằng số 1 thì đây khởi hành bằng số 2 (ép số).
Sự so sánh Chuông khoan các bác tự đem đi khoan và Chuông khoan của các nhà sản xuất chuyên nghiệp là khập khiễng, nếu Chuông côn bị mất cân bằng thì rất có hại khi làm việc ở vòng tua lớn nó tỷ lệ thuận với Lực ly tâm. Các hãng SX Chuông côn độ họ có đầy đủ trang thiết bị, phòng thí nghiệm, đội ngũ kỹ sư chuyên sâu, những chiếc Chuông côn của họ đâu chỉ đơn giản là mấy cái "lỗ khoan" kia đâu mà nó còn có cả rãnh bên trong, ngoài, độ bền vật liệu (ảnh trên)....
Vậy bác nào thích cảm giác Ga xe là nhích bánh (không có nghĩa xe bốc nhé) và lợi được tí xăng thì Khoan, còn bác nào muốn giữ xe ổn định bình thường thì cứ thế mà dùng và bảo dưỡng định kỳ.

3.Từ "Thợ" sửa xe chúng ta cũng cần suy ngẫm và định nghĩa lại chút.
Với thời đại hiện tại mọi lĩnh vực trong đời sống xa hội đều được hiện đại hóa bằng cách áp dụng những công nghệ mới, những kỹ thuật mới, cụ thể trong vấn đề liên quan này là Hãng Honda motor đã áp dụng Công nghệ Lập trình Điều tiết khí nạp cho động cơ xe gắn máy nói chung, có tên tiếng Anh là "Programmed Fuel Injection" được viết tắt trên xe là PGM-FI. Vì vậy để xỷ lý các sự cố của các phương tiện đời mới có áp dụng các công nghệ kể cả ô tô đòi hỏi người "Thợ" sửa xe chân chính phải có kiến thức cơ bản, sâu rộng vững chắc và phải được cập nhật trau dồi thường xuyên liên tục (cái này quan trọng.!).
Trở lại với vấn đề "Thợ'' sửa xe ở Việt nam.
Các bạn thử hỏi xem có bao nhiêu người tốt nghiệp đại học chuyên nghành Cơ khí chế tạo máy, điện, điện tử xong đi làm "Thợ" sửa xe nhất là xe gắn máy.? Chắc là chỉ có ít thôi, ngoài ra với các động cơ hiện đại tối tân đòi hỏi người "Thợ" sửa cũng phải có chút kiến thức về IT và ngoại ngữ nữa.!
Những ai đã và sẽ là "thợ" sửa xe gắn máy ở Việt nam và họ được đào tạo giảng dạy những gì?
- Thường là những người có trình độ VH PTTH một số có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, họ làm thợ vì kế sinh nhai (cũng có vì đam mê nhưng không nhiều). Họ được đào tạo bởi các trung tâm dạy nghề trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm (tùy lĩnh vực họ quan tâm)cùng với các mô hình thực tập (cũng có những TT trang bị mô hình trực quan hiện đại), cao cấp hơn một số nơi thì được các chuyên gia nước ngoài tập huấn cho, tất nhiên không bao giờ họ chuyền đạt hết tất cả các kiến thức và kể cả có truyền thì cũng không thể nạp hết được (đến như mấy anh thợ của Honda Head thì cũng chỉ được tập huấn và đào tạo tháo lắp thay thế các bộ phận của xe mang tính lặp lại hàng ngày thôi, tôi không nói kỹ sư), sau khóa học các học viên này đi làm phụ cho các tiệm sửa xe để cho quen tay và quan sát thực tế một thời gian rồi về tự mở tiệm và nghiễm nhiên thành "Thợ".
Mặt hạn chế của "Thợ" sửa xe Việt nam nói chung là ngoại ngữ, nên khó tiếp xúc được với các vấn đề mới để nâng cấp chuyên môn được. Ngoài ra còn vấn đề về Đạo đức và lương tâm của "Thợ" sửa xe với khách hàng nữa. Một phần nữa cũng do lỗi chủ quan của khách hàng cho "Thợ" là giỏi là biết hiết mọi thứ nên cứ tin những bác "Thợ" thiếu tư cách (Tôi không vơ đũa ah).

Ví dụ của tôi.
Tôi có đăng lên OF bán chiếc ECU dùng cho xe tay ga Honda Italia, cho các model 125, 150 từ 2003 đến 2012.


Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận được các comments phản hồi cả trong và ngoài OF có cả những người được gọi là "Thợ" khẳng định chắc nịch như là: Xe "Honda không có FI từ 2003", Chiếc này "là loại dùng cho xe SH 125cc" vì có kí tự "là KTF" còn dùng cho xe SH 150 phải có kí tự "là KTG"....
Sau khi tìm hiểu thông tin với các đối tác của tôi ở Italia và đọc các tài liệu của nước ngoài thì thấy mấy cái kí tự "KTF" hay "KTG" chả liên quan gì đến việc dùng cho xe 125 hay 150cc của Honda cả mà nó thể hiện cho 1 thông tin hoàn toàn khác (cái này tôi không tiện nói ở đây).
Dưới đây là ảnh của những chiếc ECU được tháo ra từ xe Honda SHi ở các nước khác nhau do đồng nghiệp tôi cung cấp.

Hai chiếc này ở Nhật có kí tự là "KPH".




Hai chiếc này ở UK có kí tự là "KRJ"




Xin lỗi bài viết có thể có ảnh hưởng đến ai đó là không cố ý và hy vọng Min, Mod không xóa để các thành viên trong Box 2 bánh của Otofun có thêm kiến thức sử dụng xe cho tốt.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyenx

Xe container
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
5,127
Động cơ
317,397 Mã lực
Cá nhân tôi rất trân trọng kiến thức của cụ Vua mèo. Mình cũng chỉ có chút kiến thức và kinh nghiệm thực tế chỉ mong sao cho mọi người trên diễn đàn cùng tìm tới những kiến thức phổ thông. Với khả năng của mình không tham khảo dc tư liệu nc ngoài nhưng với chút kiến thức và kinh nghiệm mình thấy để leo núi có rất nhiều đường nhưng khi đã ở đỉnh thì xuống sẽ có cùng hoặc có đường gần giống nhau. Về vấn đề bát côn thôi thì mình thấy nếu có nguồn nhiệt không mong muốn thì nguồn này do đâu? Và nếu do ma sát thì ngưỡng của nó khoảng bao nhiêu độ? Vậy triệt tiêu nguồn này như thế nào? Lực ma sát của lá côn sau không đủ lớn hơn sức ỳ của xe nên gây trượt, vậy lực ma sát sẽ bằng độ lớn của lực quán tính ly tâm của búa côn sau * hệ số ma sát của vật liệu làm côn * DIỆN TÍCH TIẾP XÚC của búa côn và bát côn. Vậy khi khoan bát côn có nghĩa giảm đi diện tích tiếp xúc. Cái này thấy nếu đi khoan bát côn theo lý thuyết là không tốt.
 

ductv_bk

Xe tải
Biển số
OF-110197
Ngày cấp bằng
24/8/11
Số km
240
Động cơ
392,684 Mã lực
Em dự quả bát này làm từ bát tràng việt nam, hoặc bát xịn bác vừa chạy vừa om cùng than tổ ong, chứ bé giờ chưa thấy côn bị cháy ntn!
 

hoquang

Xe hơi
Biển số
OF-119348
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
151
Động cơ
384,970 Mã lực
Nơi ở
64/31 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội
Website
muare.vn
Tôi theo dõi và đọc theard này từ đầu nhưng chưa thấy có gì là thuyết phục cả, xin có vài phân tích cá nhân và thông tin tôi tìm hiểu được để mọi người tự đánh giá.

1. Việc Chuông côn xe Honda SH có màu tím xung quanh như hình của bác chủ xin mọi người và các bác "Thợ" sửa xe đừng dùng từ ''Cháy'', nó không đúng bản chất của sự việc, nhất là từ ''Cháy'' nó dị ứng với các phương tiện xe cơ giới ở Việt nam nói riêng, và khi dùng từ đó kèm với hình ảnh màu tím của chiếc Chuông côn kia dễ làm cho chủ xe ''hiểu lầm'' và có chút hoang mang, từ "Cháy" nó liên tưởng cho ta một sự việc được diễn biến với quá trình biến đổi ở nhiệt độ cao (hàng 1000 độ).
Chiếc Chuông côn có màu tím như vậy là vì có sự biến sắc của lớp mỏng trên bề mặt vật chất khi gặp nhiệt độ nhất định, với chiếc chuông này nhiệt sinh ra cao nhất khi làm việc (ma sát với búa côn) khoảng từ 50-70 độ C. Chuông côn có màu tím không phải là không có nhưng nó không phải là phổ biến, thậm chí như xe của một bác trên này nó có màu tím ngay từ những ngày đầu sử dụng, chúng ta hãy liên tưởng đến Xy lanh buồng đốt động cơ, nó cũng được làm từ Hợp kim (1 loại Kim loại) để mà nói "Cháy" thì đáng lẽ nó phải là thứ "Cháy" đầu tiên vì tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với nguồn nhiệt rất lớn (hàng 1000 độ C) từ buồng đốt.!? Hơn nữa việc Chuông côn có màu tím xung quanh không chỉ có ở Việt nam (nhiều lý do cho là tại giao thông tắc ngẽn.!) mà ngay ở nước Ý xa xôi kia xe Honda SH cũng có và họ còn bày bán trong các shop phụ tùng motor cũ luôn.

Chuông côn có màu tím xung quanh tại một Motor shop ở Italia.




Vì vậy xe của bác nào có Chuông côn màu như vậy thì cứ yên tâm tiếp tục dùng, không sao cả

2. Khoan Chuông côn (nếu khoan chuẩn và được đo bằng thiết bị Cân bằng động).
Cái này nó có 2 mặt của 1 vấn đề.
- Tích cực: Tạo thêm độ bám (tăng nhám) cho bề mặt tiếp xúc với 3 búa => không bị trượt do ma sát => bớt nhiệt do ma sát tạo ra, vì có thêm độ bám giữa 3 búa và lòng Chuông côn nên lực truyền sẽ có sớm hơn => xe vút ngay từ nước kéo tay Ga đầu tiên (tiết kiệm chút nhiên liệu). => phần cùi 3 búa nhanh mòn, Lực mô men sẽ giảm.
- Tiêu cực: Vì xe được tác động truyền lực sớm hơn => xe bị truyền lực đột ngột => Các chi tiết, khớp quay, các chi tiết dẫn động sẽ có tuổi thọ ngắn đi.!
Việc khoan Chuông côn về lý thuyết đúng là giảm diện tích ma sát => Bớt nhiệt (cũng không đáng kế vì chỉ có 6 - 8 lỗ khoan bằng đầu đũa, tôi đã được nhìn thấy ở diễn đàn OF). Với Chuông côn thông thường khi có lực Ly tâm văng ra nó sẽ miết từ từ vào lòng trong của Chuông côn, nên so với Chuông khoan nó có độ truền lực trễ hơn nhưng ngược lại lại có lực Mô men lớn hơn (khỏe hơn) => Giống như là xe số, đáng nhẽ phải khởi hành bằng số 1 thì đây khởi hành bằng số 2 (ép số).
Sự so sánh Chuông khoan các bác tự đem đi khoan và Chuông khoan của các nhà sản xuất chuyên nghiệp là khập khiễng, nếu Chuông côn bị mất cân bằng thì rất có hại khi làm việc ở vòng tua lớn nó tỷ lệ thuận với Lực ly tâm. Các hãng SX Chuông côn độ họ có đầy đủ trang thiết bị, phòng thí nghiệm, đội ngũ kỹ sư chuyên sâu, những chiếc Chuông côn của họ đâu chỉ đơn giản là mấy cái "lỗ khoan" kia đâu mà nó còn có cả rãnh bên trong, ngoài, độ bền vật liệ (ảnh trên)....
Vậy bác nào thích cảm giác Ga xe là nhích bánh (không có nghĩa xe bốc nhé) và lợi được tí xăng thì Khoan, còn bác nào muốn giữ xe ổn định bình thường thì cứ thế mà dùng và bảo dưỡng định kỳ.

3.Từ "Thợ" sửa xe chúng ta cũng cần suy ngẫm và định nghĩa lại chút.
Với thời đại hiện tại mọi lĩnh vực trong đời sống xa hội đều được hiện đại hóa bằng cách áp dụng những công nghệ mới, những kỹ thuật mới, cụ thể trong vấn đề liên quan này là Hãng Honda motor đã áp dụng Công nghệ Lập trình Điều tiết khí nạp cho động cơ xe gắn máy nói chung, có tên tiếng Anh là "Programmed Fuel Injection" được viết tắt trên xe là PGM-FI. Vì vậy để xỷ lý các sự cố của các phương tiện đời mới có áp dụng các công nghệ kể cả ô tô đòi hỏi người "Thợ" sửa xe chân chính phải có kiến thức cơ bản, sâu rộng vững chắc và phải được cập nhật trau dồi thường xuyên liên tục (cái này quan trọng.!).
Trở lại với vấn đề "Thợ'' sửa xe ở Việt nam.
Các bạn thử hỏi xem có bao nhiêu người tốt nghiệp đại học chuyên nghành Cơ khí chế tạo máy, điện, điện tử xong đi làm "Thợ" sửa xe nhất là xe gắn máy.? Chắc là chỉ có ít thôi, ngoài ra với các động cơ hiện đại tối tân đòi hỏi người "Thợ" sửa cũng phải có chút kiến thức về IT và ngoại ngữ nữa.!
Những ai đã và sẽ là "thợ" sửa xe gắn máy ở Việt nam và họ được đào tạo giảng dạy những gì?
- Thường là những người có trình độ VH PTTH một số có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, họ làm thợ vì kế sinh nhai (cũng có vì đam mê nhưng không nhiều). Họ được đào tạo bởi các trung tâm dạy nghề trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm (tùy lĩnh vực họ quan tâm)cùng với các mô hình thực tập (cũng có những TT trang bị mô hình trực quan hiện đại), cao cấp hơn một số nơi thì được các chuyên gia nước ngoài tập huấn cho, tất nhiên không bao giờ họ chuyền đạt hết tất cả các kiến thức và kể cả có truyền thì cũng không thể nạp hết được (đến như mấy anh thợ của Honda Head thì cũng chỉ được tập huấn và đào tạo tháo lắp thay thế các bộ phận của xe mang tính lặp lại hàng ngày thôi, tôi không nói kỹ sư), sau khóa học các học viên này đi làm phụ cho các tiệm sửa xe để cho quen tay và quan sát thực tế một thời gian rồi về tự mở tiệm và nghiễm nhiên thành "Thợ".
Mặt hạn chế của "Thợ" sửa xe Việt nam nói chung là ngoại ngữ, nên khó tiếp xúc được với các vấn đề mới để nâng cấp chuyên môn được. Ngoài ra còn vấn đề về Đạo đức và lương tâm của "Thợ" sửa xe với khách hàng nữa. Một phần nữa cũng do lỗi chủ quan của khách hàng cho "Thợ" là giỏi là biết hiết mọi thứ nên cứ tin những bác "Thợ" thiếu tư cách (Tôi không vơ đũa ah).

Ví dụ của tôi.
Tôi có đăng lên OF bán chiếc ECU dùng cho xe tay ga Honda Italia, cho các model 125, 150 từ 2003 đến 2012.


Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận được các comments phản hồi cả trong và ngoài OF có cả những người được gọi là "Thợ" khẳng định chắc nịch như là: Xe "Honda không có FI từ 2003", Chiếc này "là loại dùng cho xe SH 125cc" vì có kí tự "là KTF" còn dùng cho xe SH 150 phải có kí tự "là KTG"....
Sau khi tìm hiểu thông tin với các đối tác của tôi ở Italia và đọc các tài liệu của nước ngoài thì thấy mấy cái kí tự "KTF" hay "KTG" chả liên quan gì đến việc dùng cho xe 125 hay 150cc của Honda cả mà nó thể hiện cho 1 thông tin hoàn toàn khác (cái này tôi không tiện nói ở đây).
Dưới đây là ảnh của những chiếc ECU được tháo ra từ xe Honda SHi ở các nước khác nhau do đồng nghiệp tôi cung cấp.

Hai chiếc này ở Nhật có kí tự là "KPH".




Hai chiếc này ở UK có kí tự là "KRJ"




Xin lỗi bài viết có thể có ảnh hưởng đến ai đó là không cố ý và hy vọng Min, Mod không xóa để các thành viên trong Box 2 bánh của Otofun có thêm kiến thức sử dụng xe cho tốt.
KÍnh Cụ! Thế tôi chuông mà không khoan có ổn không CỤ! e thấy khoan thì không ảnh hưởng đến bề mặt năng tiếp xúc của búa và chuông Cụ nhỉ!
 

AoV

Xe tải
Biển số
OF-313196
Ngày cấp bằng
25/3/14
Số km
349
Động cơ
299,817 Mã lực
Nhà em cả 2 con đều tím ngắt hơn cụ chủ nhiều nhưng chạy hoàn toàn bình thường chưa thấy biểu hiện gì
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top