- Biển số
- OF-533992
- Ngày cấp bằng
- 25/9/17
- Số km
- 6,579
- Động cơ
- 408,912 Mã lực
Người ta gọi sao thì gọi, tự nhiên thấy khó chịu rồi phán xét này nọ mới là kệch cỡm.
Dạ, em nghĩ gọi bố là tiếp nối từ đời này sang đời khác, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau nên bảo là truyền thống chắc cũng chấp nhận được, phỏng ạ!Ai bảo cụ gọi bố là truyền thống
Em e là cụ dẫn sai! Lĩnh Nam Chích quái được xuất bản cuối đời Trần, hồi đó chưa có chữ quốc ngữ và càng chưa có từ Bố. Từ Bố mà cụ dẫn ra là do người dịch mà thôi!Dạ, em nghĩ gọi bố là tiếp nối từ đời này sang đời khác, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau nên bảo là truyền thống chắc cũng chấp nhận được, phỏng ạ!
Em nghĩ tiếng gọi bố được truyền từ đời ông Lạc Long Quân như này này:
Sách “Lĩnh nam chích quái” có viết: “Long Quân dạy dân việc cày cấy, cơm ăn áo mặc, đặt ra các cấp quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng. Đôi khi trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! sao không lại cứu chúng con” thì Long Quân tới ngay. Sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi”.
Cụ có biết là cái thời lạc long quân ko có tiếng việt khôngDạ, em nghĩ gọi bố là tiếp nối từ đời này sang đời khác, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau nên bảo là truyền thống chắc cũng chấp nhận được, phỏng ạ!
Em nghĩ tiếng gọi bố được truyền từ đời ông Lạc Long Quân như này này:
Sách “Lĩnh nam chích quái” có viết: “Long Quân dạy dân việc cày cấy, cơm ăn áo mặc, đặt ra các cấp quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng. Đôi khi trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! sao không lại cứu chúng con” thì Long Quân tới ngay. Sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi”.
Quê cha đất tổ
Công cha nghĩa mẹ
Người cha già dân tộc
Thờ mẹ kính cha.
........
Có thấy ba bố thầy bu gì đâu nhỉ?
Tục ngữ ca dao đó.
Theo em thì từ cha để chỉ là ngưòi bố nói chung, ít ai gọi cha. Cũng giống như trong tiếng anh có từ father nhưng ít khi được dùng, chủ yếu là gọi bố là dad.
Em dân Trung bộ, Ông già em người gốc Hải Hưng (ông bà nội em vào Miền trung những năm 193 mấy) . Ba em gọi ông bà nội bằng: Cậu-Mợ. Em gọi người thân sinh là Ba-Mẹ(ông già em 67t) và hầu như các anh chị em con bác con chú nhà em ở quê gọi người thân sinh là Ba(bác đầu nhà em ngoài 90t). Em học Đh ở Hn và ở lại đây cũng 20 năm rồi, mấy đứa nhóc nhà em sinh ra gọi em là Ba, ko hiểu nhiều người có nhìn em hay con em khi gọi như vậy có chướng tai ko nữa . Tên gọi chỉ là vùng miền, sao nhiều cụ cảm thấy Chướng thì em cũng thấy làm lạ. Miễn sao gia đình đầm ấm, sinh con ra ko hư hỏng,,,Sợ nhất nó về nhà chửi tung trời thì Bố, Ba, Cha, Thầy, Cậu, Tía cũng chỉ là thằng hếtHây da, Leo yên tâm, em chả bao giờ gọi bố em bằng ba, mà ba em, lộn, bố em cũng không đồng ý cho em gọi bố em là ba đâu ạ!
À, cụ là dân Nam, em là dân Bắc, cụ chủ cũng dân Bắc, chúng em cùng đang sống ở miền Bắc nên có lẽ nghe Ba nó ko quen tai, chứ còn em mà vào trong Nam, dân Nam quen gọi là Ba thì em cũng không thấy chướng gì lắm ạ.
Ý em không phân biệt, không phán xét, ai gọi thế nào thì kệ nhà người ta, quan điểm của riêng em là thấy chướng thôi ạ.
Em e là cụ dẫn sai! Lĩnh Nam Chích quái được xuất bản cuối đời Trần, hồi đó chưa có chữ quốc ngữ và càng chưa có từ Bố. Từ Bố mà cụ dẫn ra là do người dịch mà thôi!
Cụ có biết là cái thời lạc long quân ko có tiếng việt không
E cũng biết 1 nhà có 2 đứa con nhưng đứa đầu gọi Bố, đứa sau gọi Ba. Nghe 2 kiểu gọi trong 1 nhà đôi khi cứ lởn vởn mấy suy nghĩ ko hay ho gì cho lắm, nghe cứ như cùng mẹ khác cha vậyĐúng như cụ chủ thớt nói . Nếu thuần túy gia đình thì Ba hay Bố thì đều đc , tùy gốc gác , vì có người gốc Nam nhưng sống ở Bắc vài thế hệ , họ vẫn gọi Ba , và ngược lại . Nhưng cũng có người adua như thằng sếp cũ của em . Con lớn thì gọi Bố , Con thứ 2 bắt nó gọi là Ba ... thật dởm đời ( nhà cách hồ gươm 500m)
Ờ, mềnh thấy thoải mái là đc cưng ha.Thôi kệ mịa các ông ấy. Cứ nhà mình gọi sao mình theo vậy. Rởm hay xịn cũng kệ thôi
Gọi thế nào là quyền của họKính thưa các cụ!
Hôm nay em xin được đại diện cho các cụ có cùng tư tưởng, xin phép được chia sẻ suy nghĩ về một cái hiện tượng hiện nay, đó là có một số thanh niên miền Bắc bắt con cái của họ gọi là "Ba".
*Quan trọng, xin lưu ý: Xin nhấn mạnh rằng, đối tượng duy nhất chúng tôi nhắm đến là những thanh niên gốc Bắc, ở miền Bắc luôn mà bắt con gọi Ba. Ở đây không hề có ý nói đến các cụ ở vùng miền khác. Kính mong các cụ nơi khác thông cảm và bỏ qua bài viết này.
Gần đây em bắt gặp một số thanh niên ngoài Bắc mà bắt con gọi là Ba, cá nhân em cảm thấy rất chướng tai. Sau khi trao đổi với các cụ trên diễn đàn này, em thấy đại đa số các cụ cũng bày tỏ sự phản đối gay gắt. Rất nhiều cụ có ý kiến cho rằng đây là một hiện tượng gây dị ứng, học đòi, lạc lõng, lai căng, kệch cỡm...Rồi thì nổi da gà, sởn gai ốc...
Em có đọc một số ý kiến giải thích cho cách gọi Ba (3) này được đưa ra, tuy nhiên đều bị các cụ phản biện một cách quyết liệt. (Em xin tổng hợp các ý kiến phản biện)
Có người bảo vì gọi Bố khó cho nên phải dạy con gọi 3. Đây là một cách giải thích nực cười. Các cụ có gặp đứa trẻ nào mà lớn lên không gọi được "Bố Mẹ" chưa ạ? Em khẳng định 100% các cháu đều gọi được hết, trừ các cháu bị khiếm khuyết về chức năng não hoặc không có khả năng nói. Cá nhân em cũng chưa từng gặp ai trong gia đình, họ hàng kêu ca gọi Bố khó nên phải gọi 3 cả, mọi thứ đều rất bình thường, và bao nhiêu thế hệ người miền Bắc vẫn dạy và gọi Bố Mẹ hết sức tự nhiên thoải mái, không hề có vấn đề gì cả. Sau này đến cả "khúc khuỷu, khùm khoằm, khèng khẹc, quắt queo, quýnh quáng" mà các cháu còn nói trơn tuột, mà các cụ phải lo nó không nói được từ Bố? Mà nếu ngay đến từ Bố các cụ còn không dạy được con nói, thì sau này các cụ định dạy cháu nó cái gì ạ?
Có người bảo gọi 3 thì nghe nó nhẹ hơn. Vâng, vậy các cụ có cần đổi gọi Mẹ và Mợ thành Ma, đổi Ông và Anh thành A, đổi Chú và Chị thành Cha, đổi Cụ, Cô và Cậu thành Ca, đổi Thím thành Tha, đổi Dì thành Da? Nếu muốn nhẹ thì sao lại chỉ có mỗi ông Bố là nhẹ đi vậy, các vai vế khác thì sao ạ? Chúng ta hãy đổi hết một lượt cho nhẹ cả thể nhé. Cứ cho là nó nhẹ đi, chỉ vậy mà các vị định bỏ luôn cách gọi truyền thống, bản sắc của cộng đồng mình sinh sống?
Có người thì nhai đi nhai lại cái câu "gọi gì cũng được, miễn là yêu thương, quan tâm, chăm sóc abcd efgh xyz..." Lại nực cười nữa rồi. Bố mẹ và con cái thì đương nhiên phải yêu thương, đương nhiên phải quan tâm, chăm sóc...Tình cảm là chuyện đương nhiên và tự nhiên rồi, thế là được rồi còn gì nữa, sao không gọi Bố như bao người xung quanh mình vẫn gọi, nhưng lại cứ phải lôi cái kiểu gọi ở đâu về cho nó sang cái mồm mới chịu được cơ.
Chính nhiều đời trong gia đình và họ hàng của các vị đều gọi là Bố, mà các vị lại bắt con các vị gọi là 3, như vậy có phải đua đòi, kệch cỡm không? Tất cả chỉ là ngụy biện.
Có cụ cũng có ý kiến rất thực tế về cái việc gọi 3 này, đó là sự lạc lõng trong xưng hô gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt. Các cụ biết đấy, thời nay tuyệt đại đa số các gia đình miền bắc cho con gọi Bố. Đi đến đâu người ta cũng chỉ hỏi "Bố cháu đâu, Bố mẹ cháu có nhà không?" Khi các cụ đi đâu cũng gọi Bố Mẹ, nhưng oái oăm thay cứ có một số nhà bắt con gọi 3 (mặc dù dân Bắc chính hiệu), đến nhà các cụ sẽ gặp cái cảnh lệch pha, so le, xung đột từ ngữ nên cực kì khó chịu và phiền phức.
Bản thân em là người hiện đại và thoải mái, không bảo thủ hay cực đoan, em cũng ghét các hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, em cũng ghét cay ghét đắng cái kiểu này. Em chấp nhận nhiều cái mới, nhiều cái thay đổi, nếu như cái cũ là xấu xí, là sai trái thì chúng ta cần thay đổi. Vậy xin hỏi "Bố Mẹ" xấu xí ở đâu, sai trái ở chỗ nào ạ? Bao lâu nay người miền Bắc vẫn dạy con gọi Bố Mẹ. Bố Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất, đặc trưng nhất, có thể xem là một trong những hồn cốt của văn hóa người Bắc.
Với người miền Bắc, tiếng gọi "Bố" nghe vô cùng giản dị, mộc mạc, chân chất, nhưng cũng vô cùng vững chãi, ấm áp, thân thương. Vậy mà hình như giờ đây có một số thanh niên coi đó là cách gọi quê mùa, thấp hèn, hạ đẳng, nên phải du nhập cái cách gọi 3 về, phải chăng là để chứng tỏ mình khác biệt với phần còn lại, để sang chảnh hơn, thượng đẳng hơn?
Chúng ta tôn trọng văn hóa, bản sắc, truyền thống của từng nơi, không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự đua đòi, lai căng, kệch cỡm, quay lưng vất bỏ bản sắc đặc trưng của ông bà mình để lại. Mà lai căng cái gì thì lai căng, đến cái tiếng gọi đấng sinh thành thiêng liêng mà còn đua đòi được thì quả là đáng buồn, không thể chấp nhận được.
Có điều gì không phải thì mong các cụ lượng thứ. Cảm ơn các cụ đã đọc!
Cả miền Bắc có lẽ rộng quá bác ạ.Kính thưa các cụ!
Hôm nay em xin được đại diện cho các cụ có cùng tư tưởng, xin phép được chia sẻ suy nghĩ về một cái hiện tượng hiện nay, đó là có một số thanh niên miền Bắc bắt con cái của họ gọi là "Ba".
*Quan trọng, xin lưu ý: Xin nhấn mạnh rằng, đối tượng duy nhất chúng tôi nhắm đến là những thanh niên gốc Bắc, ở miền Bắc luôn mà bắt con gọi Ba. Ở đây không hề có ý nói đến các cụ ở vùng miền khác. Kính mong các cụ nơi khác thông cảm và bỏ qua bài viết này.
Gần đây em bắt gặp một số thanh niên ngoài Bắc mà bắt con gọi là Ba, cá nhân em cảm thấy rất chướng tai. Sau khi trao đổi với các cụ trên diễn đàn này, em thấy đại đa số các cụ cũng bày tỏ sự phản đối gay gắt. Rất nhiều cụ có ý kiến cho rằng đây là một hiện tượng gây dị ứng, học đòi, lạc lõng, lai căng, kệch cỡm...Rồi thì nổi da gà, sởn gai ốc...
Em có đọc một số ý kiến giải thích cho cách gọi Ba (3) này được đưa ra, tuy nhiên đều bị các cụ phản biện một cách quyết liệt. (Em xin tổng hợp các ý kiến phản biện)
Có người bảo vì gọi Bố khó cho nên phải dạy con gọi 3. Đây là một cách giải thích nực cười. Các cụ có gặp đứa trẻ nào mà lớn lên không gọi được "Bố Mẹ" chưa ạ? Em khẳng định 100% các cháu đều gọi được hết, trừ các cháu bị khiếm khuyết về chức năng não hoặc không có khả năng nói. Cá nhân em cũng chưa từng gặp ai trong gia đình, họ hàng kêu ca gọi Bố khó nên phải gọi 3 cả, mọi thứ đều rất bình thường, và bao nhiêu thế hệ người miền Bắc vẫn dạy và gọi Bố Mẹ hết sức tự nhiên thoải mái, không hề có vấn đề gì cả. Sau này đến cả "khúc khuỷu, khùm khoằm, khèng khẹc, quắt queo, quýnh quáng" mà các cháu còn nói trơn tuột, mà các cụ phải lo nó không nói được từ Bố? Mà nếu ngay đến từ Bố các cụ còn không dạy được con nói, thì sau này các cụ định dạy cháu nó cái gì ạ?
Có người bảo gọi 3 thì nghe nó nhẹ hơn. Vâng, vậy các cụ có cần đổi gọi Mẹ và Mợ thành Ma, đổi Ông và Anh thành A, đổi Chú và Chị thành Cha, đổi Cụ, Cô và Cậu thành Ca, đổi Thím thành Tha, đổi Dì thành Da? Nếu muốn nhẹ thì sao lại chỉ có mỗi ông Bố là nhẹ đi vậy, các vai vế khác thì sao ạ? Chúng ta hãy đổi hết một lượt cho nhẹ cả thể nhé. Cứ cho là nó nhẹ đi, chỉ vậy mà các vị định bỏ luôn cách gọi truyền thống, bản sắc của cộng đồng mình sinh sống?
Có người thì nhai đi nhai lại cái câu "gọi gì cũng được, miễn là yêu thương, quan tâm, chăm sóc abcd efgh xyz..." Lại nực cười nữa rồi. Bố mẹ và con cái thì đương nhiên phải yêu thương, đương nhiên phải quan tâm, chăm sóc...Tình cảm là chuyện đương nhiên và tự nhiên rồi, thế là được rồi còn gì nữa, sao không gọi Bố như bao người xung quanh mình vẫn gọi, nhưng lại cứ phải lôi cái kiểu gọi ở đâu về cho nó sang cái mồm mới chịu được cơ.
Chính nhiều đời trong gia đình và họ hàng của các vị đều gọi là Bố, mà các vị lại bắt con các vị gọi là 3, như vậy có phải đua đòi, kệch cỡm không? Tất cả chỉ là ngụy biện.
Có cụ cũng có ý kiến rất thực tế về cái việc gọi 3 này, đó là sự lạc lõng trong xưng hô gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt. Các cụ biết đấy, thời nay tuyệt đại đa số các gia đình miền bắc cho con gọi Bố. Đi đến đâu người ta cũng chỉ hỏi "Bố cháu đâu, Bố mẹ cháu có nhà không?" Khi các cụ đi đâu cũng gọi Bố Mẹ, nhưng oái oăm thay cứ có một số nhà bắt con gọi 3 (mặc dù dân Bắc chính hiệu), đến nhà các cụ sẽ gặp cái cảnh lệch pha, so le, xung đột từ ngữ nên cực kì khó chịu và phiền phức.
Bản thân em là người hiện đại và thoải mái, không bảo thủ hay cực đoan, em cũng ghét các hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, em cũng ghét cay ghét đắng cái kiểu này. Em chấp nhận nhiều cái mới, nhiều cái thay đổi, nếu như cái cũ là xấu xí, là sai trái thì chúng ta cần thay đổi. Vậy xin hỏi "Bố Mẹ" xấu xí ở đâu, sai trái ở chỗ nào ạ? Bao lâu nay người miền Bắc vẫn dạy con gọi Bố Mẹ. Bố Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất, đặc trưng nhất, có thể xem là một trong những hồn cốt của văn hóa người Bắc.
Với người miền Bắc, tiếng gọi "Bố" nghe vô cùng giản dị, mộc mạc, chân chất, nhưng cũng vô cùng vững chãi, ấm áp, thân thương. Vậy mà hình như giờ đây có một số thanh niên coi đó là cách gọi quê mùa, thấp hèn, hạ đẳng, nên phải du nhập cái cách gọi 3 về, phải chăng là để chứng tỏ mình khác biệt với phần còn lại, để sang chảnh hơn, thượng đẳng hơn?
Chúng ta tôn trọng văn hóa, bản sắc, truyền thống của từng nơi, không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự đua đòi, lai căng, kệch cỡm, quay lưng vất bỏ bản sắc đặc trưng của ông bà mình để lại. Mà lai căng cái gì thì lai căng, đến cái tiếng gọi đấng sinh thành thiêng liêng mà còn đua đòi được thì quả là đáng buồn, không thể chấp nhận được.
Có điều gì không phải thì mong các cụ lượng thứ. Cảm ơn các cụ đã đọc!
Cái này em chỉnh cụ tí. Chữ BỐ là chữ thuần Việt 100%. Thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ me, cùng với các chữ như: chị, em, cơm, cá, tre...Em e là cụ dẫn sai! Lĩnh Nam Chích quái được xuất bản cuối đời Trần, hồi đó chưa có chữ quốc ngữ và càng chưa có từ Bố. Từ Bố mà cụ dẫn ra là do người dịch mà thôi!
Ngôn ngữ tiếng Việt ngàn năm nay đã có, tuy có thêm bớt thay đổi qua năm tháng. Chữ viết quốc ngữ, chữ Hán hay chữ Nôm có sau thì cũng chỉ là các kí tự ghi lại ngôn ngữ ra giấy ra bia đá .... ko ai dịch tiếng Việt ra ..... quốc ngữ đc. Từ “bố” chắc thời Lạc Long Quân hay Bố Cái đại vương vẫn gọi như vậy.Em e là cụ dẫn sai! Lĩnh Nam Chích quái được xuất bản cuối đời Trần, hồi đó chưa có chữ quốc ngữ và càng chưa có từ Bố. Từ Bố mà cụ dẫn ra là do người dịch mà thôi!
Thế "tía" xuất phát từ tiếng hoa à cụ??? thấy phim tàu cổ trang hay gọi na ná thế : tia/ nẻng (nương) để gọi cha mẹ. Còn phim hiện đại thấy gọi là mama, papa.Hai bác (các bác) là người Việt Nam mà dường như chửa nắm vững ngôn ngữ việt bằng người không mang quốc tịch như hai bác!
Trong tiếng Việt (và cả tiếng nước ngoài) khi (để) diễn tả một khái niệm, hay sự kiện, hoặc vụ việc người ta dùng từ để nói (chỉ) và từ sẽ chia làm từ hành chánh (lưu hành chính thức, dùng trong văn bản giấy tờ, thu tín chính thức (official (formal) terms/words) và từ địa phương hay khẩu ngữ (colloquial terms/ words).
Ví dụ: Để chỉ (hay gọi) người phụ nữ sinh ra mình từ chính thức là MẸ, trong khai sinh, đơn từ, văn bản di chúc, bắt buộc phải goi (ghi) là mẹ và không được phép ghi bằng một từ nào khác, nhưng từ Má, Bu, Bầm, Mạ, Mợ, U, Đẻ .... là từ địa phương và là khẩu ngữ có thể dùng trong xưng hô, hay thư tín cá nhân, hoặc văn sách, thơ ca hàng ngày, nhưng không được phép dùng trong mọi thứ giấy tờ hành chính!
Để chỉ (hay gọi) người đàn ông sinh ra mình từ chính thức là CHA, trong khai sinh, đơn từ, văn bản di chúc, bắt buộc phải goi (ghi) là cha và không được phép ghi bằng một từ nào khác, những từ Ba, Bố, Thầy, Cậu, Bọ, là từ địa phương và là khẩu ngữ có thể dùng trong xưng hô, hay thư tín cá nhân, hoặc văn sách, thơ ca hàng ngày, nhưng không được phép dùng trong mọi thứ giấy tờ hành chính!
Đã không "biết tường hiểu tận" còn mở thớt "dạy" người khác cách xưng hô!
Thật là ...........
Thế mà cùng vỗ ngực xưng danh là người Việt Nam đấy!
Vậy nhé!
Bố, Ba, Thầy, Bọ gọi cha,
Sao mà rỗi việc, "banh ra" quá nhiều?!
Thôi thì em cũng đánh liều,
Bảo quân ít biết, mà nhiều tối tăm:
Gọi cha tuy chửa đến trăm,
Nhưng mấy chục kiểu, theo năm biến dời
Kiểu nào cũng tiếng Việt thôi,
Đừng lai căng Mỹ đừng lôi Pháp vào.
Thân thương chung một "đồng bào",
Miễn là tiếng Việt, với bao thâm tình
Ai nghe mà thấy bất bình,
Nhưng em vẫn nói, miệng mình, của em!
E thấy xưa đã có Bố Cái đại vương thì chắc bố là từ thuần Việt còn cha thì có thể là hán Việt chăngCái này em chỉnh cụ tí. Chữ BỐ là chữ thuần Việt 100%. Thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ me, cùng với các chữ như: chị, em, cơm, cá, tre...
Nên chắc chắn cực kì cổ xưa chứ không phải chỉ từ đời Trần.