[Funland] Giữ gìn tiếng gọi "Bố Mẹ" của miền Bắc

Trạng thái
Thớt đang đóng

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Linh tinh. Tôi Hà Nội đây, ba tôi gọi ông bằng ba. Con tôi gọi tôi cũng ba. Chướng cái đ.éo gì.
Thế lão có đú đởn bắt chước “bọn” miền nam gọi trứng le le là “hột le” không?
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Cụ lại đua đòi, quê em gọi là hạt :)). Hôm nọ em vào SG được chiêu đãi hột vịt lộn với rau thì là, ngon thật:D
Cơ mà em vào trỏng toàn gọi hột, trong này ít gọi hạt.
Ví dụ: các mợ bắc thích được khen “mỏng mày hay hạt” nhưng các mợ nam thích được khen “mỏng mày to hột....... le” :))
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Thế lão có đú đởn bắt chước “bọn” miền nam gọi trứng le le là “hột le” không?
uầy, tiếng Thái "đạp" phiên âm ra tiếng Việt là "đ.ịt" thì cụ bảo em tránh thế nào ?
 

SIGNUS

Xe container
Người OF
Biển số
OF-55555
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
9,312
Động cơ
4,524,044 Mã lực
Cơ mà em vào trỏng toàn gọi hột, trong này ít gọi hạt.
Ví dụ: các mợ bắc thích được khen “mỏng mày hay hạt” nhưng các mợ nam thích được khen “mỏng mày to hột....... le” :))
Thế lão giải thích cho em xem tại sao các cụ nói: "Già *ái non hột" mà kg phải là "...non hạt"? Có yếu tố đua đòi ở đây kg?
 

Thudovang

Xe buýt
Biển số
OF-640701
Ngày cấp bằng
24/4/19
Số km
717
Động cơ
102,403 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
gọi là bố mẹ là cảm nhất
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
uầy, tiếng Thái "đạp" phiên âm ra tiếng Việt là "đ.ịt" thì cụ bảo em tránh thế nào ?
Uầy, bọn Thái chọn cái tiếng âm sắc nghe chán nhở. “Đạp” nghe nó khô cứng, không tròn trịa mềm mại như âm “đ.ịt” nhà ta.
 

Gooner_88

Xe tải
Biển số
OF-623007
Ngày cấp bằng
12/3/19
Số km
236
Động cơ
115,214 Mã lực
Ủng hộ cụ chủ. E có mấy đứa bạn cũng đua đòi fayj con gọi là ba. Nghe chướng hết tai
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Mình gọi thân sinh ra mình là việc của mình. Tự nhiên có thằng bảo chướng tai. Ts nó chứ.
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Sai, nếu kì thị con người hay tập tục vùng miền khác mới gọi là phân biệt vùng miền, còn đây chỉ phê phán thói đua đòi của những người sống ngoài này, ko đụng chạm gì đến vùng khác nhé cụ
Nhấn mạnh hơi nhiều về miền Bắc, còn nhà người ta muốn con cái gọi gì thì kệ nhà người ta, nhúng mũi vào làm gì?
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Hôm nọ sang bên nhà vợ, đúng lúc thằng bạn gọi điện rủ đi nhậu kèm thêm câu: Xem nhà có rượu ngon đem đi nhá.
E trả lời: Ok, để tao hỏi xin ông già vợ cho. :))
Ông già vợ đưa luôn cho 2 can nói: Bố mài cho thêm can nữa :))
Đấy, ai bảo ko tình cảm Cụ nhỉ? :))
 

son198099

Xe buýt
Biển số
OF-122922
Ngày cấp bằng
3/12/11
Số km
972
Động cơ
387,311 Mã lực
Chữ “ba” chưa có từ chửi, có lẽ vậy nên đc họ chọn thay chữ “bố” chăng?
 

vietnamcongtru

Xe tăng
Biển số
OF-330236
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
1,056
Động cơ
290,717 Mã lực
Trong em giờ toàn Ba-Mẹ Cụ ạ.
Chắc do bọn nhỏ đi học, đọc sách...nên quen.
Em thì thấy cũng bình thường, quan trọng là dạy con cái nên người hay không thôi.
Kinh nghiệm thực tiễn của em: Người Quảng Ngãi có vùng gọi Thầy Mẹ, có vùng gọi Ba Mẹ(chưa nghe nói ba má); nhích vô Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đa phần gọi Ba Má; lên Tây Nguyên lại gọi Ba Mẹ :D
Ở miền Tây(đặc biệt Tiền Giang), có những gia đình Nam rặt vẫn gọi Bố Mẹ(nhưng không nhiều), có vùng Cha Mẹ, có vùng Ba Má, có vùng Tía Má....
Ra đến Thanh Nghệ Tĩnh đổ ra Bắc nhường các Cụ Mợ :D
Gọi sao cũng được, miễn con cái đàng hoàng, lễ phép, yêu quý bố mẹ là được.
 

Duykhanh12

Xe đạp
Biển số
OF-606223
Ngày cấp bằng
31/12/18
Số km
11
Động cơ
122,189 Mã lực
Tuổi
45
Người dân tộc Tày ở Bắc Kạn gọi bố là ba các cụ ạ. Càng đi vào chỗ vùng sâu vùng xa càng thấy họ gọi phổ biến là “ba mẹ”, chứ người Tày ở thị trấn, thị xã họ cũng dần gọi là bố cho giống tiếng phổ thông. Thế nên không phải cứ miền Bắc thì gọi “bố mẹ” đâu ạ.
 

walkerfun

Xe máy
Biển số
OF-629517
Ngày cấp bằng
5/4/19
Số km
63
Động cơ
112,950 Mã lực
tv sắp phát sóng chương trình Bố là số 1, nhà đài rất tỉnh ko thì dễ gây nhầm lẫn lắm ;))
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
7,003
Động cơ
451,336 Mã lực
Quê cha đất tổ
Công cha nghĩa mẹ
Người cha già dân tộc
Thờ mẹ kính cha.
........
Có thấy ba bố thầy bu gì đâu nhỉ?
Tục ngữ ca dao đó.
 

bolide

Xe tải
Biển số
OF-31273
Ngày cấp bằng
13/3/09
Số km
461
Động cơ
483,187 Mã lực
Kính thưa các cụ!
Hôm nay em xin được đại diện cho các cụ có cùng tư tưởng, xin phép được chia sẻ suy nghĩ về một cái hiện tượng hiện nay, đó là có một số thanh niên miền Bắc bắt con cái của họ gọi là "Ba".

*Quan trọng, xin lưu ý: Xin nhấn mạnh rằng, đối tượng duy nhất chúng tôi nhắm đến là những thanh niên gốc Bắc, ở miền Bắc luôn mà bắt con gọi Ba. Ở đây không hề có ý nói đến các cụ ở vùng miền khác. Kính mong các cụ nơi khác thông cảm và bỏ qua bài viết này.

Gần đây em bắt gặp một số thanh niên ngoài Bắc mà bắt con gọi là Ba, cá nhân em cảm thấy rất chướng tai. Sau khi trao đổi với các cụ trên diễn đàn này, em thấy đại đa số các cụ cũng bày tỏ sự phản đối gay gắt. Rất nhiều cụ có ý kiến cho rằng đây là một hiện tượng gây dị ứng, học đòi, lạc lõng, lai căng, kệch cỡm...Rồi thì nổi da gà, sởn gai ốc...

Em có đọc một số ý kiến giải thích cho cách gọi Ba (3) này được đưa ra, tuy nhiên đều bị các cụ phản biện một cách quyết liệt. (Em xin tổng hợp các ý kiến phản biện)

Có người bảo vì gọi Bố khó cho nên phải dạy con gọi 3. Đây là một cách giải thích nực cười. Các cụ có gặp đứa trẻ nào mà lớn lên không gọi được "Bố Mẹ" chưa ạ? Em khẳng định 100% các cháu đều gọi được hết, trừ các cháu bị khiếm khuyết về chức năng não hoặc không có khả năng nói. Cá nhân em cũng chưa từng gặp ai trong gia đình, họ hàng kêu ca gọi Bố khó nên phải gọi 3 cả, mọi thứ đều rất bình thường, và bao nhiêu thế hệ người miền Bắc vẫn dạy và gọi Bố Mẹ hết sức tự nhiên thoải mái, không hề có vấn đề gì cả. Sau này đến cả "khúc khuỷu, khùm khoằm, khèng khẹc, quắt queo, quýnh quáng" mà các cháu còn nói trơn tuột, mà các cụ phải lo nó không nói được từ Bố? Mà nếu ngay đến từ Bố các cụ còn không dạy được con nói, thì sau này các cụ định dạy cháu nó cái gì ạ?

Có người bảo gọi 3 thì nghe nó nhẹ hơn. Vâng, vậy các cụ có cần đổi gọi Mẹ và Mợ thành Ma, đổi Ông và Anh thành A, đổi Chú và Chị thành Cha, đổi Cụ, Cô và Cậu thành Ca, đổi Thím thành Tha, đổi Dì thành Da? Nếu muốn nhẹ thì sao lại chỉ có mỗi ông Bố là nhẹ đi vậy, các vai vế khác thì sao ạ? Chúng ta hãy đổi hết một lượt cho nhẹ cả thể nhé. Cứ cho là nó nhẹ đi, chỉ vậy mà các vị định bỏ luôn cách gọi truyền thống, bản sắc của cộng đồng mình sinh sống?

Có người thì nhai đi nhai lại cái câu "gọi gì cũng được, miễn là yêu thương, quan tâm, chăm sóc abcd efgh xyz..." Lại nực cười nữa rồi. Bố mẹ và con cái thì đương nhiên phải yêu thương, đương nhiên phải quan tâm, chăm sóc...Tình cảm là chuyện đương nhiên và tự nhiên rồi, thế là được rồi còn gì nữa, sao không gọi Bố như bao người xung quanh mình vẫn gọi, nhưng lại cứ phải lôi cái kiểu gọi ở đâu về cho nó sang cái mồm mới chịu được cơ.

Chính nhiều đời trong gia đình và họ hàng của các vị đều gọi là Bố, mà các vị lại bắt con các vị gọi là 3, như vậy có phải đua đòi, kệch cỡm không? Tất cả chỉ là ngụy biện.

Có cụ cũng có ý kiến rất thực tế về cái việc gọi 3 này, đó là sự lạc lõng trong xưng hô gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt. Các cụ biết đấy, thời nay tuyệt đại đa số các gia đình miền bắc cho con gọi Bố. Đi đến đâu người ta cũng chỉ hỏi "Bố cháu đâu, Bố mẹ cháu có nhà không?" Khi các cụ đi đâu cũng gọi Bố Mẹ, nhưng oái oăm thay cứ có một số nhà bắt con gọi 3 (mặc dù dân Bắc chính hiệu), đến nhà các cụ sẽ gặp cái cảnh lệch pha, so le, xung đột từ ngữ nên cực kì khó chịu và phiền phức.

Bản thân em là người hiện đại và thoải mái, không bảo thủ hay cực đoan, em cũng ghét các hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, em cũng ghét cay ghét đắng cái kiểu này. Em chấp nhận nhiều cái mới, nhiều cái thay đổi, nếu như cái cũ là xấu xí, là sai trái thì chúng ta cần thay đổi. Vậy xin hỏi "Bố Mẹ" xấu xí ở đâu, sai trái ở chỗ nào ạ? Bao lâu nay người miền Bắc vẫn dạy con gọi Bố Mẹ. Bố Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất, đặc trưng nhất, có thể xem là một trong những hồn cốt của văn hóa người Bắc.

Với người miền Bắc, tiếng gọi "Bố" nghe vô cùng giản dị, mộc mạc, chân chất, nhưng cũng vô cùng vững chãi, ấm áp, thân thương. Vậy mà hình như giờ đây có một số thanh niên coi đó là cách gọi quê mùa, thấp hèn, hạ đẳng, nên phải du nhập cái cách gọi 3 về, phải chăng là để chứng tỏ mình khác biệt với phần còn lại, để sang chảnh hơn, thượng đẳng hơn?

Chúng ta tôn trọng văn hóa, bản sắc, truyền thống của từng nơi, không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự đua đòi, lai căng, kệch cỡm, quay lưng vất bỏ bản sắc đặc trưng của ông bà mình để lại. Mà lai căng cái gì thì lai căng, đến cái tiếng gọi đấng sinh thành thiêng liêng mà còn đua đòi được thì quả là đáng buồn, không thể chấp nhận được.

Có điều gì không phải thì mong các cụ lượng thứ. Cảm ơn các cụ đã đọc!
Gọi Ba hay Bố ảnh hưởng gì đến cụ đâu nhỉ? Mà cũng chẳng ảnh hưởng đến ai nên ai gọi thế nào là chuyện gia đình người ta.
Cụ thớt thật là rảnh
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top