Thứ nhất, viết "rượu" thì đọc "rượu", còn nói "riệu" thì viết "riệu", hai từ hoàn toàn khác nhau về cách viết cách đọc, sao phải sửa từ điển. Cụ xem "hài kịch", rồi kl cho số đông miền Bắc thì đúng là hài.
Thứ 2, chuẩn một nước phải theo cách viết. Vẫn là câu chuyện gọt chân vừa giày. Em đã nhiều lần comment về vấn đề này rồi. Xin trích dẫn lại bên dưới.
"Tui chỉ thắc mắc là tại sao không có 1 vùng miền nào phát âm đúng tiếng Việt", ô kìa, thế bác đang nói tiếng gì, người Việt trên khắp dải đất này đẫ đang và sẽ nói tiếng gì. Ko chuẩn tiếng Việt, vậy là tổ tiên tộc Việt ngàn đời nay đã nói thứ tiếng méo mó, lệch chuẩn. Rồi may mắn có mấy ông giáo sĩ phương Tây sang ký âm, sáng tạo ra chữ Việt hiện đại, chỉnh lý dần qua quá trình sd, vậy là dân ta được soi sáng, được chuẩn hóa mà ko biết đường sửa tiếng nói cha ông theo chuẩn đấy à, cụ lại định đưa hài kịch vào rồi
Còn về ch tr r d..... mà cụ bảo bỏ bớt đi cho khỏe. Xin thưa đó chính là sự phong phú của ngữ nghĩa và chính tả tiếng Việt. Ví dụ "chương" trong "chương trình" khác nghĩa với "trương" trong "phô trương", và "trinh" cũng không phải là "cá chình",... cụ bỏ bớt phụ âm đi thì chữ nghĩa, chính tả tiếng Việt nó tẻ nhạt lắm.