Nói năng nhăng cuội, ô nói PH ko trả tiền học phí ko liên quan đến giáo viên, tôi chứng minh có liên quan vì lương của giáo viên lấy từ học phí. Đuối lý lại dẫn dắt lung tung giữa chuyện lương, học phí với trách nhiệm dân sự giữa các bên, não ko đủ khôn thì nên khép miệng lại.
Cụ đặt câu hỏi sai.
Vấn đề giữa PH và trường là tranh chấp dân sự. Theo em tạm thời ghi nhận, thì PH không nhất trí với các hoạt động không có trong hợp đồng giữa PH và VAS, ví dụ như việc học online và việc học bù, và do vậy họ không muốn trả tiền 2 phần này.
Toà án sẽ phải xác định là việc học online và học bù có tuân theo hợp đồng không, hay văn bản QPPL nào không (lưu ý là VB QPPL nhé, còn mấy công văn không tính). Việc của PH phải chứng minh rằng tôi không đồng ý học online và học bù ngay từ đầu (cả chương trình và mức phí), và nếu HS có học thì là do bị áp lực từ VAS và chương trình học, và PH vẫn không đồng ý với mức phí. Ngược lại, VAS phải chứng minh là từng phụ huynh một phải đồng ý với việc học online và học bù, và đồng ý với mức phí.
Chỉ cần các PH chứng minh rằng họ không đồng ý (và toà tin vào điều này), VAS sẽ phải trả lại tiền. Vì nhẽ đơn giản là không thể nào bắt khách hàng tiêu thụ sản phẩm mà khách hàng không muốn tiêu thụ.
Vấn đề có ký tiếp HĐ sau khi năm học này kết thúc hay không, là hoàn toàn độc lập với vụ kiện trên. Cho rằng chẳng có sự cố gì, nếu trường không thích ký nữa thì PH phải chịu, vì đây là quyền tự do giao kết hợp đồng. Cụ có thể thấy, đơn kiện của PH không kiện VAS về việc không tiếp tục hợp đồng cho năm sau.
Vấn đề VAS lấy tiền đâu để trả lương GV. Đây là vấn đề giữa VAS và GV (và các nhân viên khác). PH chỉ ký HĐ với VAS, đâu ký với những người khác? Ngược lại, GV chỉ ký HĐ với VAS, đâu ký với PH đâu? Do vậy, lương của GV từ đâu ra không phải là việc của PH, mà là vấn đề riêng giữa VAS và GV. Câu hỏi cụ nêu ra bị sai từ tiền đề.