Các trường tư thục/quốc tế thường nói rõ trong thoả thuận nhập học về việc đăng ký giữ chỗ cho năm học sau (học sinh cũ vẫn bị buộc đóng tiền giữ chỗ cho năm học kế tiếp), và không phải mọi trường hợp đăng ký vào học trường đều nhận. Rơi vào tình huống trường không đồng ý cho các con theo học như thế này thì có lẽ chỉ còn cách khởi kiện ra toà để huỷ thoả thuận nhập học do lý do gì đó, còn không huỷ được cái thoả thuận kia, thì phải tìm trường khác cho con thôi. Chỉ tội các con, nếu đúng là bị hệ thống các trường quốc tế tại Việt Nam tẩy chay, e rằng các con phải vào trường công hoặc đi du học sớm thôi.
Mà đẩy sự việc đến mức này, thì phương án nào cũng sẽ gây tổn thương cho con trẻ.
Cơ bản, đã là con người thì phải có cảm xúc, dù là người làm giáo dục đi chăng nữa họ cũng sẽ yêu ghét, họ cũng ghi thù, tránh nặng tìm nhẹ, nên phụ huynh hung hãn đấu tranh quá, trường không làm gì được phụ huynh nhưng thái độ của họ sẽ ảnh hưởng đến bọn trẻ, nói trắng ra là họ bạo hành tâm lý con mình. Sau đó, dù có chuyển trường nhưng tổn thương của con sẽ không dừng lại, câu chuyện rỉ tai giữa các hiệu trưởng, các giáo viên hoặc những bài báo viết về cuộc đấu tranh ở trường cũ cũng sẽ mang lại những ánh mắt e dè phân biệt đối xử với con tại trường mới.
Dù trường công hay trường tư, cha mẹ quá hung hăng, khiếu nại khắp nơi tuy có thể có được một thắng lợi nào đó về tiền bạc, sự vụ, nhưng đều tiềm ẩn một hậu quả khôn lường, con bị tẩy chay, bị phân biệt đối xử khi đến trường.
Đi học không phải chỉ là nhận kiến thức, mà còn là để con có những mối quan hệ bạn bè, thầy cô, có những kỷ niệm tuổi thơ. Em muốn con em đi học vui vẻ và hạnh phúc, vì vậy, em luôn cố gắng không tranh cãi gay gắt với giáo viên và nhà trường của con. Nếu không phù hợp, thì chia tay nhẹ nhàng, sau đó cạch mặt và tuyên truyền với người quen cạch mặt trường là đủ, cố gắng tránh hết mức việc đẩy con mình đứng giữa trong tranh cãi giữa phụ huynh và nhà trường. Bọn trẻ không đáng phải chịu những tổn thương do tranh cãi của người lớn.