Đi ăn uống ngay và luôn, vui vãi lúa kụ nhẩyNgười nhà ở quê khéo lại bảo mỗi lần lên nhà cụ chủ sướng thế. Nửa đêm vẫn nhộn nhịp người đi lại, hàng quán đông đúc. Sống thế mới là sống chứ ^^
Đi ăn uống ngay và luôn, vui vãi lúa kụ nhẩyNgười nhà ở quê khéo lại bảo mỗi lần lên nhà cụ chủ sướng thế. Nửa đêm vẫn nhộn nhịp người đi lại, hàng quán đông đúc. Sống thế mới là sống chứ ^^
Em khoái tư tưởng của cụ , kính cụ một CỐC %% cụ nhé !Theo em, giầu hay nghèo (về tiền) phụ thuộc vào ƯỚC MUỐN và NĂNG LỰC của mỗi người.
Ước muốn ai cũng có, nhưng đạt được hay không còn do khả năng.
Xét về cường độ lao động chân tay, thì người làm trực tiếp là cao nhất, về lao động trí tuệ thì các nhà khoa học cao nhất, nhưng không phải NLĐ trực tiếp hay nhà khoa học nào cũng giầu. Vậy, để trở lên giầu, nó phụ thuộc vào tuy duy kiếm tiền.
Sướng/Khổ lại là cảm giác không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài. Có lúc đi dưới mưa thấy khổ, có lúc lại thấy sướng. Thời xưa, tết có áo mới, có thịt ăn là thấy sướng lắm rồi, vui như tết, nay áo mới thích thì mua, thịt ăn hàng ngày vẫn thấy chưa sướng, thậm chí còn kêu khổ.
Nên em tạm định nghĩa, khổ là cảm giác không được thỏa mãn nhu cầu nào đó, một thứ không hề liên quan đến vật chất, luôn có sẵn trong mỗi người, mà vẫn thấy khổ, thậm chí sẵn sàng làm chết vì cái không vật chất, đó là yêu không được đáp lại.
Cụ chủ thấy mấy người ở quê sướng, dù về kinh tế, có thể họ không bằng cụ chủ. Nhưng những người đó lại thấy cụ chủ sướng, vì những vật chất cụ chủ có mà có khi họ không có.
Nói tóm lại, Giầu/Nghèo do năng lực, Sướng/Khổ là cảm giác.
Còn cách để giầu và cách để sướng thì trên mạng có nhiều rồi.
Bản chất con người luôn thèm khát thứ mình không có mà lờ đi thứ mình luôn có ^^Đi ăn uống ngay và luôn, vui vãi lúa kụ nhẩy
Vâng cụ.Người nhà ở quê khéo lại bảo mỗi lần lên nhà cụ chủ sướng thế. Nửa đêm vẫn nhộn nhịp người đi lại, hàng quán đông đúc. Sống thế mới là sống chứ ^^
Vế dưới của cụ là chuyện của nhiều năm trước rồi, thời đất nước ta còn nghèo khóVâng cụ.
Em ước tính có khoảng 5-60% "người phố" cũng là "người quê". Khi là người quê họ nỗ lực thậm chí cực nhọc để thành người phố, và khi thành người phố rồi, họ lại muốn là người quê.
....
Có một điều không công bằng, đối với ngay cả anh em, bố mẹ ruột
Người quê chọn cái gì tốt nhất (con gà ngon, mớ rau tươi, ít trái cây đẹp, cân gạo mới...) gửi cho người phố, ngược lại, người phố lựa đồ cũ, hoặc không dùng nữa mang về cho người quê.
Chuẩn rồi cụ.Có câu này mà e thấy đúng phết.
Nghèo chắc chắn khổ, giầu thì chưa chắc đã sướng.
Một cái chắc chắn vs chưa chắc thì thôi chọn cái chưa chắc vẫn hơn
Sợ thì còn nhiều nỗi sợ khác, không riêng gì bệnh cụ ah, nhiều rủi ro còn đến nhanh hơn bệnh.Em nghèo nên rất sợ nhỡ ốm đau phải đi bệnh viện!
Giờ còn khỏe vẫn biết đang nghèo mà không cố lên giàu được.
=> nghèo thì không sướng, giàu sướng hay không em chưa biết
Nói riêng về phạm trù - sơ bệnh tật - CHƯA XÉT đến chuyện bệnh có chữa được hay không chữa được. Thì việc nghèo rất sợ ốm, vì ốm đau bệnh tật sẽ không có tiền nằm viện, không có tiền mua thuốc điều trị...vv và quan trọng là không còn sức khỏe để kiếm tiền duy trì cuộc sống. Nên đâu đó, khi nghèo thì mọi nỗi sợ đều lớn.Sợ thì còn nhiều nỗi sợ khác, không riêng gì bệnh cụ ah, nhiều rủi ro còn đến nhanh hơn bệnh.
Cụ xoay góc nhìn thì thấy, ngay cả những người không thiếu tiền, hay thậm chí là chuyên gia đầu ngành của loại bệnh đó, vẫn mắc bệnh và không cách gì cứu được, vậy lo sợ không giải quyết được vấn đề gì.
Một góc độ nào đó và một thời điểm nào đó thì ở Quê rất là sướng, vui. Nhưng chỉ một thời điểm mà thôi. Còn lại sờ ví xem còn xèng không để mà quên đi cái cơm áo gạo tiền hay phải tỉnh lại mà tiến lên vì sau ta còn bao miệng ăn, con người chờ đợi...phụ thuộc!? Ở đâu cũng cần lao động, làm việc để ấm no, lựa chọn ở đâu là do mình. Về Quê mà đạt được hạnh phúc, tài chính yên tâm thì chuẩn rồi. Có câu nói "GIÀU chưa chắc đã sướng, nhưng NGHÈO chắc chắn là khổ..." nghe mà đúng thấm đó. Còn những thông tin trên truyền thông nên nghe và dùng tri thức của mình để ngấm, thấm xem nó có đúng khôngChả là mấy hôm nghỉ lễ vừa rồi em lại về quê nóc nhà chơi, không biết lần thứ bao nhiêu rồi mà không hiểu vì sao em vẫn thấy khoái làng quê nghèo này thế. Về đến nhà một màu xanh từ cây cối , đồng lúa bao phủ khắp làng. Không khí trong lành , mặt hồ phẳng lặng. Mấy con chó cả lớn cả nhỏ chạy ra mừng quýnh. Một con gà lên đường, làm vài món. Ra vườn vặt dổ rau đủ các loại về làm bát canh cá rô đồng. Trời không hiểu sao nó ngon đến thế. Ngủ một giấc không biết trời đất là gì, tỉnh dậy thấy bụng đói meo, cảm giá mà trên thành phố em không bao giờ có. Tối đến có mấy cụ hàng xóm sang chơi nói chuyện làm ấm chè. Các cụ toàn nói chuyện đồng áng, bơm nước .. cười khà khà bên cái điếu cày hôi rình. Nhưng không khí tự nhiên trầm lại và căng thẳng khi một cụ nói về một đứa trong làng mở công ty tuyển lao động cho các khu công nghiệp (tỉnh em nhiều khu công nghiệp) nhiều tiền quá ăn chơi rồi vợ chồng bỏ nhau, không con cái gì, bây giờ vỡ nợ về bán cả đất cát của ông bà, bố mẹ. Tự nhiên thấy các cụ căng như dây đàn rồi ai về nhà đấy . Em thấy đụng đến tiền cái thấy mất vui liền. Tối đi ngủ mà nghe các cụ vừa nằm cái ngáy cứ khò khò, sướng thật. Bọn nhỏ nhà em gặp mấy đứa nhà dì nó thì thôi rồi chơi bung bét cả, thấy thằng nào thằng đấy cười váng trời đất mà quên mất điện thoại , ti vi. Mấy ngày liền em cũng ít mó điện thoại , thấy cũng nhẹ nhõm hơn nhiều. Xong đợt nghỉ trở về thành phố . Vừa lái xe vừa hỏi bọn nhỏ về quê thích không, ông cu con nghịch ngợm chém luôn con thích ở quê hơn có chó con với đỡ phải học bố a. Em tí phọt cơm vì cười. Nghĩ đến cảnh quay lại thành phố quay cuồng, giá nhà , giá sinh hoạt chi phí, học hành trẻ con.... thì đúng là bố còn thích ở quê chứ nói gì mày. Vừa lướt thướt thì lại thấy https://vietnamnet.vn/ong-nguyen-thien-nhan-hanh-phuc-khong-phu-thuoc-vao-su-giau-co-2318305.html các bác thấy thế nào ạ!
Giống như việc thỉnh thoảng đưa gia đình đi thay đổi chỗ ngủ ở 1 resort nào đó ít ngày thì thấy sao mà thích thế. Nhưng ở tới ngày thứ 3 thứ 4 thì ôi giời sao mà buồn chán quá vậy.Một góc độ nào đó và một thời điểm nào đó thì ở Quê rất là sướng, vui. Nhưng chỉ một thời điểm mà thôi. Còn lại sờ ví xem còn xèng không để mà quên đi cái cơm áo gạo tiền hay phải tỉnh lại mà tiến lên vì sau ta còn bao miệng ăn, con người chờ đợi...phụ thuộc!? Ở đâu cũng cần lao động, làm việc để ấm no, lựa chọn ở đâu là do mình. Về Quê mà đạt được hạnh phúc, tài chính yên tâm thì chuẩn rồi. Có câu nói "GIÀU chưa chắc đã sướng, nhưng NGHÈO chắc chắn là khổ..." nghe mà đúng thấm đó. Còn những thông tin trên truyền thông nên nghe và dùng tri thức của mình để ngấm, thấm xem nó có đúng không
Đại loại vậyGiống như việc thỉnh thoảng đưa gia đình đi thay đổi chỗ ngủ ở 1 resort nào đó ít ngày thì thấy sao mà thích thế. Nhưng ở tới ngày thứ 3 thứ 4 thì ôi giời sao mà buồn chán quá vậy.
Phải không cụ
Em thuộc hạng làm công, ăn lương, không có tích trữ, nên buộc phải xác định là gặp bệnh thì chữa trong khả năng, vượt quá khả năng coi như sốNói riêng về phạm trù - sơ bệnh tật - CHƯA XÉT đến chuyện bệnh có chữa được hay không chữa được. Thì việc nghèo rất sợ ốm, vì ốm đau bệnh tật sẽ không có tiền nằm viện, không có tiền mua thuốc điều trị...vv và quan trọng là không còn sức khỏe để kiếm tiền duy trì cuộc sống. Nên đâu đó, khi nghèo thì mọi nỗi sợ đều lớn.
Tóm lại, khi nghèo - cái cảm giác khổ nó cùng cực, kiệt quệ và tàn nhẫn đến cả thể xác lẫn cảm xúc.
Còn khi giầu, nếu có khổ thì chỉ là khổ mặt cảm xúc mà thôi.
Những người có sự cố gắng, nỗ lực chưa chắc đã giầu.Em thuộc hạng làm công, ăn lương, không có tích trữ, nên buộc phải xác định là gặp bệnh thì chữa trong khả năng, vượt quá khả năng coi như số
Em coi chữa bệnh cũng như các việc khác như kiếm tiền, hoặc thăng tiến..., chỉ cố hết sức. Không ai dám đảm bảo là cố hết sức của mình thì 100% sẽ đạt mục tiêu.