Chào các cụ. Em nằm vùng cũng đã lâu, thấy trong quán cf các thớt về đường sắt đô thị đang và đã đàu tư ở VN, nhiều cụ xem và còm, thớt nào cũng mấy trăm trang. Hôm nay xin phép chia sẻ với các cụ vài hình ảnh về giao thông công cộng ở Kuala Lumpur, mà chủ yếu là đường sắt đô thị, dưới góc nhìn của em, của một người sử dụng hằng ngày. Chúc các cụ 1 xem ảnh vui vẻ
Ở Kuala Lumpur (KL), hệ thống giao thông công cộng, mà xương sống là đường sắt, đã được phát triển từ khoảng 30 năm nay. Line metro đầu tiên, Ampang Line, được đưa vào vận hành năm 1996. Từ đó tới nay, hệ thống liên tục được mở rộng và tích hợp với nhau, đến giờ đã trở thành 1 mạng lưới tích hợp, được gọi chung là Hệ thống giao thông tích hợp vùng lãnh thổ thung lũng Klang ( Klang Valley Intergrated Transit System). Trong đó bao gồm xe bus, xe bus BRT, tàu LRT (Light Rail Transit ), tàu MRT (Mass Rapid Transit), tàu KTM Komuter, tàu Monorail, và tàu KLIA Ekspres nối với sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Hiện tại thì map metro KL như thế này ạ (ảnh em lấy trên mạng).
Nói thêm là Klang Valley, chủ yếu gồm vùng đại đô thị Kuala Lumpur (Great Kuala Lumpur), là 1 vùng đô thị bao gồm hạt nhân là thủ đô Kuala Lumpur và khoảng 10 thành phố vệ tinh xung quanh, là nơi sinh sống của khoảng 10 triệu người, trên 1 diện tích khoảng 13 nghìn km2.
Hiện tại KL có 2 tuyến MRT, Kajang Line, line xanh lá, và Putrajaja, là line màu vàng. Mỗi line dài khoản hơn 40km, khoảng 30 ga, 1/3 đi ngầm. Tàu MRT là loại hiện đại nhất, vận tốc cao, khả năng chuyên chở lớn. Tàu lấy điện bằng ray thứ 3, vận hành tự động 100%, không có người điều khiển trên tàu. Các sân ga và đường ray ngăn cách với nhau bởi 1 lớp cửa kính, gọi là PSD. Ảnh dưới là tàu Kajang, cũng ảnh trên mạng.
MRT của Malaysia lấy cảm hứng từ hệ thống MRT của Singapore, line Kajang khai trương vào tháng 9/2016, line thứ 2 Putrajaya khai trương năm ngoái. Việc xây dựng cả phần ngầm lẫn phần trên cao do các nhà thầu trong nước của Malaysia đảm nhiệm, thiết bị là nhập của Đức (Siesmens) và Hàn (Huyndai). Bên trong 1 ga ngầm với PSD toàn bộ chiều cao nó như thế này.
Ga nổi với PSD 1 nửa chiều cao trông nó thế này
LRT thì đã xây lâu rồi, có 7 line, vận tốc và khả năng chuyên chở thấp hơn MRT. Tàu cũ hơn, bề ngang hẹp hơn, sân ga không có PSD, ngã vào là tèo. Theo như em được biết thì tất cả các hệ thống đường sắt đô thị đang đầu tư ở VN đều tương đương với LRT, mình chưa có tàu tự động MRT.
Tàu KLIA Ekspres nối giữa sân bay quốc tế KLIA với thành phố. Loại này tốc độ cao hơn MRT/LRT, tới 160-200km/h, có 2 loại là KLIA Ekspress (không dừng giữa tuyến) và KLIA Transit (có dừng ở vài ga giữa đường). Tàu nối giữa SB và trung tâm thì ở Thái Lan cũng có, tương lai TP HCM cũng sẽ có đường sắt nhẹ Long Thành - Thủ Thiêm với mục đích tương tự.
Tàu Komuter, loại này cũ nhất, chán, chạy chậm, và tệ nhất là không tích hợp vào hệ thống thanh toán chung.
Xe bus: Ngon, toàn xe nhập nguyên chiếc châu Âu, Scania Volvo Man. Xe có bầu hơi tới trạm tự xả cho sàn xe thấp xuống dễ bước vào
Trải nghiệm sử dụng, các cụ xem ở đây ạ cám ơn mọi người đã xem
Ở Kuala Lumpur (KL), hệ thống giao thông công cộng, mà xương sống là đường sắt, đã được phát triển từ khoảng 30 năm nay. Line metro đầu tiên, Ampang Line, được đưa vào vận hành năm 1996. Từ đó tới nay, hệ thống liên tục được mở rộng và tích hợp với nhau, đến giờ đã trở thành 1 mạng lưới tích hợp, được gọi chung là Hệ thống giao thông tích hợp vùng lãnh thổ thung lũng Klang ( Klang Valley Intergrated Transit System). Trong đó bao gồm xe bus, xe bus BRT, tàu LRT (Light Rail Transit ), tàu MRT (Mass Rapid Transit), tàu KTM Komuter, tàu Monorail, và tàu KLIA Ekspres nối với sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Hiện tại thì map metro KL như thế này ạ (ảnh em lấy trên mạng).
Nói thêm là Klang Valley, chủ yếu gồm vùng đại đô thị Kuala Lumpur (Great Kuala Lumpur), là 1 vùng đô thị bao gồm hạt nhân là thủ đô Kuala Lumpur và khoảng 10 thành phố vệ tinh xung quanh, là nơi sinh sống của khoảng 10 triệu người, trên 1 diện tích khoảng 13 nghìn km2.
Hiện tại KL có 2 tuyến MRT, Kajang Line, line xanh lá, và Putrajaja, là line màu vàng. Mỗi line dài khoản hơn 40km, khoảng 30 ga, 1/3 đi ngầm. Tàu MRT là loại hiện đại nhất, vận tốc cao, khả năng chuyên chở lớn. Tàu lấy điện bằng ray thứ 3, vận hành tự động 100%, không có người điều khiển trên tàu. Các sân ga và đường ray ngăn cách với nhau bởi 1 lớp cửa kính, gọi là PSD. Ảnh dưới là tàu Kajang, cũng ảnh trên mạng.
MRT của Malaysia lấy cảm hứng từ hệ thống MRT của Singapore, line Kajang khai trương vào tháng 9/2016, line thứ 2 Putrajaya khai trương năm ngoái. Việc xây dựng cả phần ngầm lẫn phần trên cao do các nhà thầu trong nước của Malaysia đảm nhiệm, thiết bị là nhập của Đức (Siesmens) và Hàn (Huyndai). Bên trong 1 ga ngầm với PSD toàn bộ chiều cao nó như thế này.
Ga nổi với PSD 1 nửa chiều cao trông nó thế này
LRT thì đã xây lâu rồi, có 7 line, vận tốc và khả năng chuyên chở thấp hơn MRT. Tàu cũ hơn, bề ngang hẹp hơn, sân ga không có PSD, ngã vào là tèo. Theo như em được biết thì tất cả các hệ thống đường sắt đô thị đang đầu tư ở VN đều tương đương với LRT, mình chưa có tàu tự động MRT.
Tàu KLIA Ekspres nối giữa sân bay quốc tế KLIA với thành phố. Loại này tốc độ cao hơn MRT/LRT, tới 160-200km/h, có 2 loại là KLIA Ekspress (không dừng giữa tuyến) và KLIA Transit (có dừng ở vài ga giữa đường). Tàu nối giữa SB và trung tâm thì ở Thái Lan cũng có, tương lai TP HCM cũng sẽ có đường sắt nhẹ Long Thành - Thủ Thiêm với mục đích tương tự.
Tàu Komuter, loại này cũ nhất, chán, chạy chậm, và tệ nhất là không tích hợp vào hệ thống thanh toán chung.
Xe bus: Ngon, toàn xe nhập nguyên chiếc châu Âu, Scania Volvo Man. Xe có bầu hơi tới trạm tự xả cho sàn xe thấp xuống dễ bước vào
Trải nghiệm sử dụng, các cụ xem ở đây ạ cám ơn mọi người đã xem
Chỉnh sửa cuối: