Việc đa dạng hoá sách giáo khoa là chủ trương của hệ thống chính trị rồi, không loại trừ có sức ép từ bên ngoài. Mấy năm trước có dự án thí điểm do ADB tài trợ đấy. Tuy nhiên khi thực hiện thì tiêu cực. BOT cũng là tốt, WB tài trợ tư vấn cho nhà nước Việt Nam về PPP trong ngành đường bộ, tuy nhiên thực hiện thực tế ra sao thì lại khác hẳn lý thuyết.
Em thì thấy chị đại biểu này đưa ra một vấn đề rất được nhiều người quan tâm, nhưng nội dung thì vẫn chung chung, cào cào bên ngoài, kêu gọi nọ kia, chứ không đi cụ thể dù chỉ ở mức tổng quan. Hay tám ở hội làng phải thế?!
Chuyện mấy bộ sách có lẽ cốt lõi là từ chuyện độc quyền sách trước đây của BGDDT và nhà xuất bản. Sau khi ăn một mình mãi thì buộc phải nhả, và hệ quả là từ 1 ông độc quyền tạo ra 5 ông đầu nậu. Thay vì một bộ làm cải cách GD thì bây giờ có 5 ông đầu nậu cải cách nhỏ nhỏ theo kiểu riêng của mình trong 5 bộ sách theo thiết kế riêng. Nói chung là chốt lại nguyên nhân sâu sa thì vẫn là ăn chia và hệ quả là loạn cào cào.
Ngày xưa học lịch sử, khi thi, kiểm tra thường có câu hỏi dạng: phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học rút ra của chiến thắng X, cuộc cách mạng Y, phong trào Z...E nghĩ lịch sử thì có nhiều thứ rất thú vị. Quan trọng là đưa cái gì vào sách và mục đích để HS hiểu cái gì thôi