- Biển số
- OF-14412
- Ngày cấp bằng
- 31/3/08
- Số km
- 541
- Động cơ
- 519,660 Mã lực
em cũng đang rầu lòng vì chuẩn bị đi xuyên việt với ông cậu mà nói ông tập đổ đèo = số tay ổng không chịu.
Cụ làm đúng đấy, côn tốt, chuyển số tốt , chẳng hại số bao nhiêu, đặc biêt là khi đi đường đèo dốc. Hãy để dành phanh cho khi cần. Rà phanh suốt, khi cần nó lại mất tác dụng vì quá nóng. Thế là xuống vực.Em mới chuyển sang số tự động được mấy hôm nên vẫn giữ thói quen giảm tốc độ xe qua hộp số. Ví dụ đang đi nhanh mà có đèn đỏ phía trước hoặc từ đường trên cao xuống em ko rà phanh, mà chuyển sang chế độ số tay rồi giảm dần xuống số thấp để giảm tốc độ. Khi đặt được tốc độ như ý em lại chuyển sang số D.
Em muốn hỏi các cụ đi thế có hại gì không hay tiết kiệm được tí phanh mà hại hộp số.
Nhưng quả thật đi như thế cảm thấy rất an toàn các cụ ạ.
E đi tam đảo rồi mà cụ. Cứ D- vs phanh thôi ah. E cũng chưa thử đi như số sàn trên xe tự động bao h.Tức là cụ cũng chưa bao giờ phải đổ dốc cao rồi.
Xe tải đổ đèo mất phanh không hiếm,Cụ làm đúng đấy, côn tốt, chuyển số tốt , chẳng hại số bao nhiêu, đặc biêt là khi đi đường đèo dốc. Hãy để dành phanh cho khi cần. Rà phanh suốt, khi cần nó lại mất tác dụng vì quá nóng. Thế là xuống vực.
Có thể cụ chưa đồng ý vậy cụ coi như chưa đọc còm của em nhé.Cụ vui tính thật đấy. Lại còn bật nóng cho ấm đầu nữa.
Cái 1 tý ấy chả bằng cái dí chân phanh
Hộp số xe Carens thì phải. Nó cũng bền ngang hoặc hơn hộp số xe đắt tiền thôi.Nhìn ảnh này là biết xe của cụ ko phải loại xe đắt tiền, nếu cụ có phải sớm thay hộp số thì chắc cũng ko đắt lắm đâu! Cụ cứ đi như cụ thích ạ.
Nhiều người nghe tiếng máy "gầm" ở vòng tua cao rất đau xót cho cái máy xe, nhưng không hiểu 1 điều là xe chạy hàng ngày ít khi (nếu nói đúng nhất là chẳng bao giờ) máy xe đạt được số vòng tua xe mà các nhà sản xuất công bố lúc cái xe nó đạt công suất cao nhất và cách xa hơn nữa ngưỡng trên chịu đựng được của số vòng tua xe. Vòng tua máy cao sẽ tốn nhiên liệu hơn vì công suất xe đạt được sẽ cao hơn (vì số lần sinh công, hay nhiên liệu được đốt trong 1 giây sẽ nhiều hơn). 1 nhược điểm nữa khi xe chạy thường xuyên với vòng tua máy cao, cũng như thường xuyên phải chở nặng là dầu hộp số chóng đổi mầu, phải thay. Nhưng "chóng" ở đây được tính bằng đơn vị chục vạn km!Em đồng quan điểm, giảm tốc bằng động cơ là đè gánh nặng lên động cơ, cơ cấu chuyển động tác động ngược lên động cơ thông qua hộp số, rất hại động cơ, nên hạn chế dùng, chỉ nên dùng ở đường đèo dốc vì có nguy cơ mất phanh nếu chỉ dùng phanh, tức là nếu ko có nguy cơ mất phanh thì chả tội gì phá máy, thay phanh vẫn rẻ tiền hơn
Nếu cụ đi xe có cảm biến độ dốc thì không sao, xe nó sẽ giới hạn không cho đi số to. Nếu không thì cũng nguy hiểm đấy ạ.E đi tam đảo rồi mà cụ. Cứ D- vs phanh thôi ah. E cũng chưa thử đi như số sàn trên xe tự động bao h.
Đạp phanh nhanh hơn hay đạp côn + về số nhanh hơn ????Nhưng nhiều nguời đã lên nóc tủ vì chưa kịp thay phanh.
Cái này lưu ý thêm là không được tắt máy nữa ợ, nếu tắt, bơm nước trong máy ngừng hoạt động, nước không luân chuyển trong máy ra két nước để giải nhiệt. Lúc đó phần nước "nằm im" trong máy sẽ bị quá nhiệt....dễ bùm ống nướcCó thể cụ chưa đồng ý vậy cụ coi như chưa đọc còm của em nhé.
Giải thích thêm tại sao bật điều hoà nóng:
Xe trích 1 phần nuớc nóng của động cơ chạy qua dàn lấy nhiệt của điều hoà để tạo ra khí nóng thổi vào cabin.
Khi chiếc xe cũ hoặc chở nặng leo dốc cao thì máy có thể quá nhiệt không leo đuợc nữa phải dừng lại, bật nắp capo chờ nguội máy.
Bật điều hoà nóng, hạ kính xuống khi leo dốc cao giúp máy xe tản nhiệt nhanh chống quá nhiệt.
Cái xe các cụ chạy hàng ngày có thể vẫn hoạt đông tốt nhưng khi chạy vào cao tốc có thể nổ lốp, lên xuống đèo cao cháy phanh, máy quá nhiệt, cháy côn (xe số sàn). Những hỏng hóc này ở nơi xa xôi rất khó sửa chữa.
Đọc mãi mới thấy 1 cụ biết về xeXe tải đổ đèo mất phanh không hiếm,
họ còn mô tả phần nhôm ở bộ phanh bị nóng chảy thành giọt.
Xe du lịch nhỏ trục trặc thì thường được nghĩ đến các nguyên nhân khác, nhưng suy nghĩ nhanh, khi bộ guốc phanh bị rà nhiều, nhiệt độ tăng cao thì nó bắt rất kém với đĩa phanh, chưa nói đến khi nhiệt độ thực sự cao thì phanh mất hẳn!
Nhiều bác lo sợ hỏng bộ hộp số đắt hơn thay phanh vì không đọc hướng dẫn kèm theo xe. Quyển kèm theo mấy cái xe em có đều hướng dẫn rất rõ biện pháp sử dụng sức ỳ của máy thay phanh. Không phải chỉ mỗi đường đềo dốc, mà khi chạy trên đường trơn, vào cua,... thì biện pháp này an toàn hơn phanh rất nhiều. Phanh chỉ nên hỗ trợ và thực sự bức thiết khi cần phanh gấp (dùng số xe không thể dừng gấp ở tình huống nguy hiểm).
Không phải xe tự động, các hành động của lái xe chỉ là ra lệnh, thực hiện lệnh như thế nào là cái ECU của xe quyết định sau khi xem xét độ an toàn cho máy móc của nó, mà cả xe số sàn, lái xe trực tiếp can thiệp vào số xe, khi lái xe chú ý tập thành thạo thì côn-số vẫn rất bền. Cái xe Zace em vẫn đang chạy đã sang tuổi 19 (đăng ký 4/2000) mà với thói quen đổi số liên tục của em chỉ mới thay côn 1 lần, lần tiếp theo chắc còn khá lâu nữa vì côn vẫn rất tốt!
Ai để ý mấy cái taxi nhỏ (Morning, I10,...) chở khách khi leo mấy cái cầu cao trên đường cao tốc sẽ thấy việc "cứ AT cho an toàn, cho máy bền!".Nếu cụ đi xe có cảm biến độ dốc thì không sao, xe nó sẽ giới hạn không cho đi số to. Nếu không thì cũng nguy hiểm đấy ạ.
Ai bảo ko đc, lần sau đi cụ đẩy về N thử xem.Đổ dốc dài mới cần, còn đường bằng thì kệ nó đi cụ. Đi số nào thì cũng nên dự đoán tình huống từ xa để giảm tốc từ từ là ổn nhất. Em chẳng bao giờ dùng phanh bằng số khi đi đường bằng cả (cả MT và AT). Thậm trí em lại không thích số AT vì em không cắt côn thả trôi xe từ xa được
Thỉnh thoảng em vưỡn đẩy mờ, tuy nhiện không tiện như cắt cônAi bảo ko đc, lần sau đi cụ đẩy về N thử xem.
Quyển hướng dẫn xe em nó ghi nguyên xi cách em làm đấy, bác thích em chỉ luôn cho là trang nào!
Thầy dậy em ngày xưa là lái xe trường sơn, ông ấy dậy tụi em cách ra khỏi hố lầy, đến lúc đọc quyển hướng dẫn thấy họ mô tả cách tự động giống hệt, chỉ có cái là có động tác xe nó tự động, người lái không cần phải nhanh tay để bắt theo tiếng máy!
Khi sang Đức đổi bằng chậm phải thi lại, chạy mấy năm rồi nên chỉ học ngắn, ông thầy Đức dậy trước khi vào đường cong phanh nhẹ để giảm tốc độ, còn bắt đầu trên đường cong luôn ga nhẹ. Thấy cách ông ấy dậy quá đúng, xe bám đường hơn hẳn, nhất là lúc đường trơn ướt.
Tính em thích khổ nên hay để ý, ai bật mí nào về thử thấy hay bắt chước luôn!
Chỉ có mỗi ngày xưa đưa 2 tay lên vô lăng, thầy gõ vào tay phải: "Trong phố làm sao ông luôn lái được bằng 2 tay" là bây giờ em không theo được, thường xuyên thích để cả 2 tay lên vô lăng cho yên tâm!
Học ở VN e học số MTThế thầy bác dạy sao ạ?
Cái này đúng vs xe tải nặng hoặc xe bus full khách, phanh tang trống thôi.Thì các cụ ấy đã đổ đèo bao giờ đâu. Chạy đèo dài xuống dốc liên tục mà rà phanh chắc hết đèo thì cháy luôn phanh