[Funland] Giải cứu vải Bắc Giang - Ai cần cứu mà giải cứu?

Sakai Việt Nam

Xe điện
Biển số
OF-389903
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
2,982
Động cơ
285,301 Mã lực
Tuổi
46
Em copy từ face một người bạn.

Giải cứu Vải thiều Lục Ngạn – Đừng, xin các bạn!

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là Vải thiều Lục Ngạn bắt đầu vào mùa thu hoạch. Khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở Bắc Giang nói chung và Lục Ngạn nói riêng, những nỗi lo là có thật, nhưng những nỗi lo ấy có đến nỗi phải “giải cứu” như nhiều cá nhân, hội nhóm lên mạng xã hội hô hào trong vài ngày vừa qua?
Không, thưa quý vị.

Nếu quan tâm, hãy bình tĩnh đọc, đừng vội phản đối hay thậm chí nhảy bổ vào rủa sả, bảo “im mồm đi cho nông dân được nhờ”… Tôi viết bài này từ góc độ của chính một người trồng vải, của một người con xa xứ của Lục Ngạn và của một người tiêu dùng.

AI KÊU CỨU MÀ GIẢI CỨU?

Nếu để ý, các bạn có thể nhận ra một thực tế là người đất vải chưa từng lên tiếng kêu cứu về vấn đề tiêu thụ nông sản. Các mùa vụ trước cũng thế, vụ vải năm nay cũng thế. Lý do giải cứu là bởi dịch bệnh Covid-19 đang khốc liệt ở Bắc Giang, ý nghĩa đó đúng, nhưng với riêng vải thiều Lục Ngạn thì không. Tôi sẽ giải thích nhiều vấn đề để từ đó mọi người có thể hình dung được.

Trước khi viết bài này, tôi cũng đã gọi điện các bạn tôi ở chính quyền huyện Lục Ngạn, các bạn cũng nói rằng “tình hình chưa đến mức phải giải cứu”. Nói như vậy không đồng nghĩa nông sản Bắc Giang nói chung và Vải thiều Lục Ngạn nói riêng không cần hỗ trợ. Vấn đề ở đây là hỗ trợ trên một góc độ khác, có quy mô và khoa học chứ không phải chuyện giải cứu như nhiều cá nhân vẫn nghĩ, vẫn làm. Đừng ai đó vội vàng bĩu môi rằng “thế thì mặc xác”.

GIẢI CỨU ĐƯỢC KHÔNG?

Tại sao tôi lại nói là đừng giải cứu, bởi lẽ, có giải cứu cũng không được và thậm chí còn tác dụng ngược.

Vậy tại sao lại không thể giải cứu được? Tôi mạn phép “kể lể” để các bạn dễ hình dung bối cảnh.

Quy mô vùng vải Lục Ngạn

Vụ Vải thiều Lục Ngạn năm nay ước tính đạt sản lượng khoảng 120.000 tấn. Và hãy lưu ý rằng, 120.000 tấn đó chỉ thu hoạch trong khoảng thời gian dài nhất đến 40 ngày. Trong khi đó, chỉ có hầu như một tuyến đường duy nhất phục vụ thông thương là Quốc lộ 31. Từ Lục Ngạn lên Lạng Sơn còn một tuyến đường vắt ngang sang địa phận Đồng Bành – Đồng Mỏ nhưng tuyến đường đó phải vượt đèo nên coi như bỏ qua.

Vào vụ Vải thiều, toàn bộ nhân lực của huyện phải huy động để giải quyết mọi vấn đề nảy sinh, từ giải toả ùn tắc đến quản lý thị trường, kiểm soát tình trạng gian lận thương mại, trộm cắp… Rất nhiều việc phải làm.

Riêng về giao thông, giả sử bạn muốn lên Lục Ngạn chơi vào vụ vải, bạn cần khởi hành từ 3-4 giờ sáng. Nếu muộn hơn, có thể phải sang buổi chiều bạn mới đến nơi. Tuyến đường dài khoảng 20km từ phố Kim lên trung tâm xã Phì Điền đều chật kín xe đầu kéo chở vải.

Thử hình dung chỉ có 40 ngày để tiêu thụ hết 120.000 tấn vải thì nó căng thẳng và chật chội đến mức nào.

Từ đó, có hai vấn đề liên quan chuyện giải cứu là: (1) Bạn giải cứu được bao nhiêu và nó thấm gì với những con số nêu trên; (2) những chuyến xe vài tạ đến 1-2 tấn của các bạn sẽ chỉ làm rối thêm tình trạng giao thông và hoạt động mua bán mà thôi. Trong khi đó, giao thông rất cần thông thoáng để những chuyến xe chở 10-15 tấn vải lên đường. Còn vài vấn đề nữa nhưng tôi sẽ đề cập ở phần sau.

Vải thiều Lục Ngạn tiêu thụ ở đâu?

Có 4 lực lượng chính tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Thứ nhất là xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Australia, Mỹ… Đây là thị trường tiêu thụ các mã vải đẹp và tốt nhất ở Lục Ngạn. Tuy nhiên, lượng vải xuất khẩu sang các thị trường này không nhiều, chỉ vài trăm tấn đến hơn 1.000 tấn. Ý nghĩa chủ yếu của việc xuất khẩu sang các thị trường này là vấn đề thương hiệu, chỉ dẫn địa lý… chứ chưa quan trọng về số lượng.

Thứ hai là xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là lực lượng tiêu thụ vải thiều tươi lớn nhất. Cũng cần nói rõ rằng, ngoài vải xuất khẩu sang Nhật Bản, Australia thì vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc luôn có giá tại vườn cao nhất. Người trồng vải luôn muốn sản phẩm của mình được các thương lái Trung Quốc lựa chọn. Hiện nay, các thương lái Trung Quốc đều trực tiếp sang thu mua để kiểm soát chất lượng vải thiều.

Thứ ba là tiêu thụ tại các thành phố lớn trong nước, chủ yếu là TP.HCM. (Rất kỳ lạ là người dân Hà Nội lại hiếm khi được ăn vải thiều chuẩn Lục Ngạn, ngoại trừ vào các siêu thị lớn, và đây cũng chính là một trong những điều lo lắng của tôi khi thấy nhiều cá nhân kêu gọi giải cứu vải thiều).

Thứ tư là vải thiều sấy khô và chế biến. Khi ba lực lượng phía trên tiêu thụ hết các mã vải chất lượng cao hơn thì số còn lại có mẫu mã không đẹp bằng sẽ được đưa vào hệ thống hàng nghìn lò sấy. Cùng với sấy khô là vải thiều dùng để chế biến nước hoa quả, dấm vải…

***

Đến đây, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng vậy vải tôi mua ở chợ, mua của các bà hàng rong thì từ đâu? Trả lời với các bạn là, vải thiều không chỉ trồng ở Lục Ngạn mà còn nhiều vùng khác. Tổng sản lượng vải thiều toàn Bắc Giang năm nay rơi vào khoảng 180.000 tấn, nghĩa là trừ đi 120.000 tấn của Lục Ngạn thì còn rất nhiều vải ở các vùng khác. Ngoài Lục Ngạn còn một huyện trồng vải chất lượng rất tốt khác chính là Tân Yên. Người nông dân ở các vùng vải này mà có vườn vải đẹp thì thường sẽ mang lên Lục Ngạn tiêu thụ để được giá cao hơn. Tại sao giá vải ở Lục Ngạn luôn cao hơn các nơi khác? Ở góc độ kinh tế, khi vào vùng vải sản lượng lớn, thương lái chỉ cần thu mua trong buổi sáng là đủ hàng nên họ sẽ tập trung ở đó thay vì đi gom nơi khác lúc thừa lúc thiếu. Số còn lại sẽ lên “xe cóc” toả đi khắp nơi bán lẻ.

Bạn sẵn sàng bỏ tiền túi để giải cứu?

Giải cứu nông sản luôn có nhiều vấn đề. Bài học về giải cứu dưa hấu cũng đã cho thấy điều đó. Khi giải cứu, không ít người nông dân sẽ thu hái toàn bộ rồi chuyển cho các bạn, trong khi dưa hấu cần đạt độ chín mới thu hoạch. Kết quả, nhiều người mua về nhưng không ăn nổi. Nông sản nào cũng vậy thôi.

Riêng với Vải thiều thì còn nhiều vấn đề hơn.

Đầu tiên là hao hụt. Vải thiều là một trong những mặt hàng nông sản bị hao hụt lớn nhất khi tiêu thụ. Với 1 tạ Vải thiều bạn nhận từ người nông dân, khi mang đến Hà Nội chẳng hạn, nó sẽ hao hụt khoảng 5-7%, tức là bạn sẽ phải bù vào đó 5-7 cân.

Tiếp theo là gãy rụng, dập nát. Nếu bạn chở bằng xe tải nhỏ, trong quá trình di chuyển rất nhiều quả vải sẽ rời cuống, nhiều quả vải sẽ bị dập nát. Bạn sẽ bù vào thế nào?

Khi bạn đưa cho người mua túi vải có nhiều quả gãy rụng, dập nát thì họ sẽ nghĩ ra sao?

Tôi xin kể 1 câu chuyện nhỏ. Vào năm 1997, thời điểm giá vải thiều Lục Ngạn ở mức rất cao, khoảng 13-14k/kg. Anh bạn hàng xóm có buôn vải từ Lục Ngạn xuống chợ Long Biên. Giá nhập vào của anh là 13 nghìn, giá anh bán tại chợ Long Biên là 20 nghìn, lãi chưa ạ? Cuối cùng, anh đã may mắn không lỗ chứ chẳng lời lãi đồng nào chỉ vì vấn đề hao hụt.

Đó là vải đi bằng xe cóc đến các thị trường gần (bán kính 100km đổ lại), còn với vải vào TP.HCM thì câu chuyện hoàn toàn khác. Các thương lái phải chịu hàng loạt chi phí khác mà những chi phí đó, tuỳ thời điểm có thể bằng tới 50% giá trị vải thiều. Mỗi một điểm thua mua cần cả chục lao động, từ bốc xếp, cắt râu vải gọn gàng, đóng hàng, lên hàng; các chi phí thùng xốp, đá cây, băng keo và chi phí vận chuyển bằng xe lạnh…

Bản thân dân buôn vải chuyên nghiệp cùng thường xuyên lỗ chổng vó chứ đâu dễ dàng. Vì vậy, bạn giải cứu thế nào nếu không sẵn sàng bỏ tiền túi bù vào. Chưa kể, giá vải biến động theo giờ và bạn sẽ không thể ứng phó kịp. Tôi có đọc qua lời kêu gọi “đồng hành online bán vải Bắc Giang” trên trang web của công ty Cuccu. Tôi chưa nói đến vấn đề giải cứu hay không và vải các bạn lấy từ đâu nhưng chỉ riêng chuyện các bạn fix giá 25k/kg đã có vấn đề.

HÃY HỖ TRỢ, ĐỪNG GIẢI CỨU

Như đã đề cập ở trên, nếu bạn đến giữa vùng vải thu mua rồi mang đi “giải cứu” thì sẽ chỉ làm vướng chân mà thôi.

Còn nếu bạn đi gom những vải chất lượng thấp, gắn mác vải Lục Ngạn rồi mang đi bán “giải cứu” thì là bạn đang làm hại người nông dân Lục Ngạn. Người Lục Ngạn đã tốn rất nhiều công sức để trở thành người làm vườn chuyên nghiệp, địa phương đã góp bao công lao để làm nên thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn chất lượng và có giá cao. Tự dưng bạn lại mang những vải chất lượng thấp đi bán rồi kêu “giải cứu vải Lục Ngạn” thì vô hình trung, bạn đang kéo giá vải xuống thấp và điều đó hoàn toàn không ổn.

Ở Hà Nội những ngày tới đây, bạn sẽ gặp rất nhiều xe cóc, nhiều xe bán vải thiều rong. Mặc kệ họ treo bảng vải gì, bạn hãy mua, cứ mua đừng mặc cả và đó đã là ủng hộ người nông dân rồi. Tất nhiên, nếu vô tình bạn vớ được một túm vải chuẩn, bạn sẽ ngã ngửa ra rằng “thế vải tôi mua hôm trước là vải gì?”

Như tôi đã nói, ngoài Lục Ngạn thì Bắc Giang còn nhiều nơi khác trồng vải. Những nơi này, người nông dân không được thổ nhưỡng ưu đãi, họ cũng không có điều kiện chăm sóc vải thiều đúng cách… khiến cho quả vải không chất lượng bằng và giá bán cũng không cao. Nhưng với nhiều vùng đồi núi Bắc Giang, dù chất lượng thấp hơn, giá không bằng vải Lục Ngạn hay Tân Yên thì Vải thiều vẫn là thứ cây cho giá trị kinh tế cao hơn trồng sắn, trồng ngô, trồng dứa hay bạch đàn, keo lá chàm… Họ rất cần các bạn ủng hộ nhưng không đồng nghĩa hàm ơn khi bạn “giải cứu”.

Còn với những vùng trồng chuyên nghiệp như Lục Ngạn và nhỏ hơn là Tân Yên, điều người nông dân cần là sự hỗ trợ từ chính quyền các địa phương. Hôm qua, khi đoàn xe vải Lục Ngạn đến nơi, tỉnh Lạng Sơn đã cắt cử nhân lực ra cửa khẩu để hỗ trợ cho hơn 100 tấn vải sang Trung Quốc. Đó mới là hỗ trợ đúng người, đúng việc. Nói rộng ra, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành, các địa phương như Lạng Sơn, Lào Cai hay các tỉnh có tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A đi qua cần tìm giải pháp thông thoáng cho xe vận chuyển nông sản. Khi huyết mạch được thông thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh, vậy thôi.

LỜI CUỐI

Khi dịch bệnh Covid-19 chưa hoàn toàn được khống chế, điều khiến tôi và những con dân Lục Ngạn lo lắng nhất là thu hoạch Vải thiều thế nào. Việc nhiều địa phương đang giãn cách xã hội, ngay ở Lục Ngạn cũng đang phải duy trì khu cách ly thì vào vụ vải, nhân lực đâu để thu hoạch rồi bốc xếp, đóng hàng. Mỗi vụ vải, nguồn nhân lực ở Lục Ngạn luôn rất lớn mà công việc thì vất vả, không phải ai cũng làm được.

Lo lắm. Quê tôi cố lên!!!
761BEFFE-FC20-4D70-88B8-B32FDE14D708.jpeg
F878F518-2DBE-469D-A133-18EDDD953036.jpeg
55491948-EF32-4A0D-BF31-878E433D89AA.jpeg
 

harpagon

Xe tải
Biển số
OF-533266
Ngày cấp bằng
21/9/17
Số km
217
Động cơ
260,959 Mã lực
Tuổi
24
1622451696374.png

1622451714596.png


Vải Lục ngạn-Băc giang ngày hôm nay đây các cụ.
15 ngày nữa mới có vải thiều, còn đến hôm nay vẫn đang thu hoạch vải U hồng (ảnh trên) và giá hôm nay là từ 8000 đ đến 25 000 đ một kg.Vải 20k-25k dành cho thị trường Tàu, vải 15k-20k dành cho miền nam và siêu thị HN, còn loại 8k-10k là loại giải cứu vỉa hè nên các cụ đừng tin chuyện giải cứu gì hết, chính quyền và các hội đoàn bận trăm công ngàn việc ai đi thu gom vải cho dân, chỉ có tiểu thương vác xe cóc lên mua rẻ ép giá về bán kiếm lãi thôi.Các cụ cũng đừng chê hàng siêu thị đắt, nó có lý do riêng. Còn về chất lượng, biết lựa vỉa hè cũng ngon ko kém st vì thực tế, cùng một vườn bán trước 1h được giá 15k thì chuyến sau đem ra ko còn người mua phải bán cho xe cóc (dân Lục ngạn gọi xe tải nhỏ chở bán loanh quanh các tỉnh miền bắc là xe cóc vì bạ chỗ nào cũng ghé đ.ít vào mua hàng được chứ ko cần đại lý) giả 8k.
Vải Thanh hà cũng là giống riêng (ảnh dưới), vài ngày nữa mới bắt đầu thu hoạch, loại vải này thì gần như ko bán tại Miền bắc, trừ hàng kém chất lượng, vì bọn Tàu thu mua hết với giá gấp 2 lần vải thiều nên phía trên có cụ khen vải Thanh hà quê cụ ấy mà chê vải Bg vì thực ra chắc cụ ấy chưa được ăn vải Thanh hà trồng tại Lục ngạn.
 

redcode

Xe điện
Biển số
OF-191975
Ngày cấp bằng
30/4/13
Số km
2,437
Động cơ
862,119 Mã lực
Giờ muốn ăn quả vài thiều Lục Ngạn Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Diễn thì người tiêu dùng bình thường cũng khó tiếp cận. Chứ làm gì ở đâu cũng có vải thiều Thanh Hà bán rong đầy đường :|. Ngay như quả bưởi Diễn gốc, em nghe nói toàn ng mua biếu hoặc để nhà ăn còn ko đủ
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,393
Động cơ
326,048 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vải bg và th loại ngon ko có về đến chợ ở hn đâu
Xuống th nhìn cont nó đứng đầy bãi để chờ vải lấy đâu ra mà ế
E hay nhờ bạn có xưởng may dưới thanh hồng mua cho nhưng giá luôn cao ngang ngửa hoặc hơn bán lẻ ở hn nhưng ăn nó cũng có sự khác biệt
Vải loại 1 bg e chưa được ăn còn vải ngon th thì ngọt thơm ko có vị hơi chát như vải mua ở hn
 

bepcuongthinh

Xe buýt
Biển số
OF-724680
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
945
Động cơ
95,072 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Đông
Website
bepcuongthinh.vn
Đúng thế, bên hội e vừa rồi cũng định tổ chức giải cứu Dứa tại Bắc Giang, nhưng sau đó là dứa vẫn được giá và không cần giải cứu :)
 

Songvilo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-778481
Ngày cấp bằng
26/5/21
Số km
114
Động cơ
35,800 Mã lực
Tuổi
36
Như nhiều lần giải cứu lợn, dưa, thanh long, cam xoài các loại trước đây, cứ nghe các hội nhóm trên zalo, facebook hô hào giải cứu là các bà các cô nhà ta cầm tiền leo lên xe phi ra điểm bán hàng mua túi lớn túi nhỏ về nhà bắt mọi người ăn, vừa tấm tắc khen ngon bổ rẻ vừa tự hào là mình đã làm được việc từ thiện.

Việc giải cứu vải thiều đang diễn ra cũng như vậy.

Nhưng có chắc là các bà các cô vừa được làm việc thiện, vừa mua được hàng ngon giá rẻ về ăn dần, hay bị bọn gian thương nó đánh thuốc?

Theo ******** chính quyền trên vùng trồng vải, vải thiều của họ mới vào đầu vụ, số lượng thu hoạch chưa nhiều, và hàng ngon hàng đẹp đã có chỗ bao tiêu hết, còn vải được các xe tải chở về Hà Nội bán ở vỉa hè với danh nghĩa "giải cứu" 20.000 đồng /kg là hàng loại 2, giá mua trên đó chỉ khoảng 8.000 đồng /kg.

Các cụ nào thấy các bà, các cô nhà mình hay ham hố ba cái trò giải cứu này nhớ về nhắn nhủ lại rằng muốn làm nhà từ thiện hay người tiêu dùng thông thái thì chịu khó tìm hiểu một chút rồi hãy lao đi mua hàng "giải cứu", kẻo cứu ai chả cứu được, lại thành bầy gà cho lũ gian thương chăn dắt.

Giá 20 nghìn thì bán đầy ngoài chợ rồi,, giải kíu cái gì mà giải Kíu.... làm ăn buôn bán mà ngay từ đầu đã định "lừa" người tiêu dùng rồi vậy mấy hôm nữa vào chính vụ vải thiều thì lừa sao được nữa đây???
 
Chỉnh sửa cuối:

xda6789

Xe tải
Biển số
OF-328756
Ngày cấp bằng
27/7/14
Số km
207
Động cơ
286,561 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Thanh Trì
Nhà e cạnh cây vải tổ. Nói chung giờ sản lượng vải Thiều rất ít , mấy năm trước vải rẻ dân chuyển qua cây ổi , quất và anh chị em trẻ bây giờ đi công ty hết . Nhiều vườn vải bỏ hoang
 
Chỉnh sửa cuối:

DrH2012

Xe buýt
Biển số
OF-743166
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
711
Động cơ
46,595 Mã lực
Tuổi
34
Tin gì mấy cái giải cứu hả các cụ. Em là dân BG xịn mà từ bé giờ em mới được ăn vải Lục Ngạn xịn 2 lần : 1 lần ăn tại vườn nhà người quen, lần 2 là được bạn ở đó biếu, còn bthuong ăn vải là các vùng khác. Hiện tại nhiều thương lái gom vải ở nhiều nguồn, lấy lý do giải cứu để trục lợi mà thôi. Giải cứu kiểu gì mà giá bán cho người dân vẫn thế, không rẻ hơn mấy, trong khi mua ở vườn có khi người trồng lại bị ép giá, có mà giải cứu thương lái.
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,680
Động cơ
290,928 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Cherry rẻ hơn Vải. Cụ mua cherry về đây, khuân vải sang là ăn đậm đấy :D
E khuân được thì cũng chỉ bán được cho người việt mình bên này.vào được siêu thị Nhật là 1 điều gì đó rất đáng tự hào cụ ạ.tiêu chuẩn họ khắt khe lắm
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Em thấy bộ trưởng Hoan có cái nhìn đúng về thị trường nông sản .. ông từng khá thành công tại Đồng Tháp, hy vọng lần này cầm đầu bộ NNPTNT ông có thể thay đổi được tư duy sản xuất nông nghiệp vẫn bị động từ hồi xưa tới giờ...

Bộ trưởng có nhìn nhận gì về hoạt động giải cứu nông sản diễn ra trong thời gian này?

- Thật ra dù có Covid-19 hay không thì lâu lâu vẫn xảy ra hiện tượng cung vượt cầu. Có những lúc chúng ta nói là “nông nghiệp giải cứu”, gần đây cũng có nhiều điểm giải cứu. Tôi nghĩ nên bỏ từ giải cứu, bởi nghe nó thương cảm, thương xót.

Tôi để ý thấy những điểm người dân tổ chức giải cứu tự phát để hỗ trợ bà con nông dân vùng dịch tiêu thụ nông sản và cảm nhận rằng lòng thương người của bà con chúng ta rất lớn. Song có lẽ chúng ta cần có hành động nhất quán hơn, đảm bảo cho công tác phòng chống dịch, nhiều điểm giải cứu chen chúc mua, rồi mua về bỏ đó dùng không hết. Bà con nông dân mất rất nhiều công sức để sản xuất ra những mặt hàng nông sản. Chúng ta thương cảm nhưng chúng ta cũng cần có cách để làm cho tốt hơn.

Bộ NN-PTNT có cả một kế hoạch trong dài hạn. Nhưng tôi xin nói về kế hoạch ngắn hạn trước....

....

Tiến tới trong dài hạn thiết lập được kênh thông tin 2 chiều, không thể để đợi đến nông sản thu hoạch rồi mới biết nó thừa hay thiếu, mà trước khi thu hoạch 15-20 ngày các cơ sở tại các địa phương phải chủ động thông tin về bộ để Bộ chủ động thông tin tới hệ thống phân phối.

Đừng để lúa tràn đồng, xoài chín đầy cây chúng ta mới truyền thông, chúng ta mới đi kêu giải cứu. Như thế nền nông nghiệp sẽ không ổn định.

Để không phải giải cứu nông sản, Bộ trưởng có thể chia sẻ những giải pháp căn cơ trong thời gian tới?

- Cần có thông tin về sản xuất và tiêu thụ. Vừa rồi tôi đã nói rồi, không phải chờ đến lúc rộ vụ rồi, dư thừa rồi chúng ta mới ra quân thì đã muộn. Mỗi Sở NN-PTNT địa phương cần xác định trách nhiệm của ngành nông nghiệp không chỉ là giúp bà con sản xuất sản lượng nhiều. Chúng ta phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, làm sao kết nối được thị trường. Không kết nối được thị trường trong nước và thị trường nước ngoài thì chúng ta sẽ bị động trong tiêu thụ nông sản.

Phải thiết lập hệ thống chuyển đổi số để nắm bắt được thông tin thị trường giữa các HTX với các đơn vị phân phối. Bộ sẽ xây dựng kho giữ liệu, cập nhật thường xuyên thông tin để các hệ thống phân phối biết rằng ở tỉnh đó đang chuẩn bị thu hoạch lượng nông sản lớn. Có như vậy các hệ thống phân phối này mới chủ động được kho bãi, vận chuyển.




 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Như nhiều lần giải cứu lợn, dưa, thanh long, cam xoài các loại trước đây, cứ nghe các hội nhóm trên zalo, facebook hô hào giải cứu là các bà các cô nhà ta cầm tiền leo lên xe phi ra điểm bán hàng mua túi lớn túi nhỏ về nhà bắt mọi người ăn, vừa tấm tắc khen ngon bổ rẻ vừa tự hào là mình đã làm được việc từ thiện.

Việc giải cứu vải thiều đang diễn ra cũng như vậy.

Nhưng có chắc là các bà các cô vừa được làm việc thiện, vừa mua được hàng ngon giá rẻ về ăn dần, hay bị bọn gian thương nó đánh thuốc?

Theo ******** chính quyền trên vùng trồng vải, vải thiều của họ mới vào đầu vụ, số lượng thu hoạch chưa nhiều, và hàng ngon hàng đẹp đã có chỗ bao tiêu hết, còn vải được các xe tải chở về Hà Nội bán ở vỉa hè với danh nghĩa "giải cứu" 20.000 đồng /kg là hàng loại 2, giá mua trên đó chỉ khoảng 8.000 đồng /kg.

Các cụ nào thấy các bà, các cô nhà mình hay ham hố ba cái trò giải cứu này nhớ về nhắn nhủ lại rằng muốn làm nhà từ thiện hay người tiêu dùng thông thái thì chịu khó tìm hiểu một chút rồi hãy lao đi mua hàng "giải cứu", kẻo cứu ai chả cứu được, lại thành bầy gà cho lũ gian thương chăn dắt.

Giải cứu mận Hậu tây bắc luôn cụ nhề
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,431
Động cơ
511,754 Mã lực
Cơ quan em theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổ chức tiêu thụ nông sản cho các tỉnh. Cụ mợ nào quan tâm hôm tới qua mua ủng hộ, giá đúng theo giá trị sản phẩm. Không rẻ và không hàng đểu ạ (em không bán -nếu Chã thấy phạm quy xóa giúp em và bỏ qua cho em ạ :) )

❤ Diễn biến dịch COVID -19 thời gian qua đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội của nhân dân cả nước, trong đó có ngành nông nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, cùng vào cuộc, đồng hành với các địa phương, bà con nông dân đang gặp khó khăn, khi vụ thu hoạch các nông sản đến gần, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo tổ chức một số đoàn công tác tại địa phương và các Hội nghị, hội thảo trực tuyến trong chuỗi hoạt động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh. Trước hết, nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm Vải thiều tỉnh Bắc Giang, Cục Chế biến và PTTTNS, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, Công ty Cổ phần XTTM Nông nghiệp tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ Vải thiều Bắc Giang trong điều kiện dịch bệnh COVID -19. Thời gian: 9:00-11:00 ngày 01/6/2021 Địa điểm: 02 điểm cầu Hà Nội và Bắc Giang ❤❤Bên cạnh Chương trình kết nối trực tuyến tiêu thụ Vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2021, Trung tâm XTTM Nông nghiệp nhận tiêu thụ vải giúp bà con tại các địa điểm sau: - 26 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội - 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội - 120b Trần Quốc Hoàn, Mai Dịch, Hà Nội 🔹Thời gian xe vải về: 8h30 ngày 1/6 và bán liên tục 10 ngày cho đến khi hết. 🔹Giá bán: 30.k/1kg - Quy cách đóng gói: 2-3kg/túi. - Vải rất tươi và ngon - Dự kiến về 1 tấn/ngày Giá tại vườn Lục Ngạn là 27.k /1kg. Vận chuyển về Hà Nội và các chi phí bảo quản đóng gói chúng tôi làm tròn 30.k/1kg. Chúng tôi làm việc trực tiếp với Hợp tác xã chứ ko qua cầu nào. 👍 Vải Lục Ngạn chính hiệu không có giá rẻ. Chúng tôi hỗ trợ bà con tiêu thụ đúng với giá trị thực xứng đáng vốn có của loại vải Lục Ngạn thơm ngọt có chất lượng cao này. Xin lưu ý: Các anh chị tới mua vải vui lòng tuân thủ: - Đeo khẩu trang - Đứng giãn cách 2m - Sát khuẩn tay - Các túi vải đã cân sẵn, các anh chị vui lòng mang tiền lẻ. Trân trọng cảm ơn sự đồng hành vượt đại dịch COVID- 19! www.agritrade.com.vn Www.thocmart.vn ❤❤❤ CÁCH BẢO QUẢN VẢI TƯƠI LÂU 👉Dùng kéo cắt cuống vải cách phần núm khoảng 1cm. Rửa sạch với nước rồi vớt vải ra rổ, để thật ráo. 👉Chia vải thành những phần vừa ăn rồi đóng túi nilon kín, cất ngăn mát (ngăn để rau củ) trong tủ lạnh để được 1 tuần 👉Để ngăn đá ăn quanh năm 👉Làm trà vải hoặc ngâm đường ☎hotline: 0977 157 175 (Ms. Diệu Hà) ☎0961545629 (Ms. Vân Anh)
 

ngotiteo

Xe điện
Biển số
OF-123598
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
4,134
Động cơ
412,540 Mã lực
Nơi ở
1000 Road
Dân mình giờ ít có cơ hội ăn vải ngon rồi, xuất hết. Hồi 2013 đi Quảng bình qua chỗ trồng bưởi hỏi xem có ko mà dân bảo ko có đâu ở đây họ mua từ lúc ra hoa rồi.
đù mạ. cái bộ lờ lờ làm ăn chán nhề. có của ngon thì xuốt con k ụ nó hết. mưa bão ế iếc lại kêu gào các p ố giải kíu. bó tay
 

ngotiteo

Xe điện
Biển số
OF-123598
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
4,134
Động cơ
412,540 Mã lực
Nơi ở
1000 Road
Cơ quan em theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổ chức tiêu thụ nông sản cho các tỉnh. Cụ mợ nào quan tâm hôm tới qua mua ủng hộ, giá đúng theo giá trị sản phẩm. Không rẻ và không hàng đểu ạ (em không bán -nếu Chã thấy phạm quy xóa giúp em và bỏ qua cho em ạ :) )

❤ Diễn biến dịch COVID -19 thời gian qua đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội của nhân dân cả nước, trong đó có ngành nông nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, cùng vào cuộc, đồng hành với các địa phương, bà con nông dân đang gặp khó khăn, khi vụ thu hoạch các nông sản đến gần, ******** Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo tổ chức một số đoàn công tác tại địa phương và các Hội nghị, hội thảo trực tuyến trong chuỗi hoạt động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh. Trước hết, nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm Vải thiều tỉnh Bắc Giang, Cục Chế biến và PTTTNS, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, Công ty Cổ phần XTTM Nông nghiệp tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ Vải thiều Bắc Giang trong điều kiện dịch bệnh COVID -19. Thời gian: 9:00-11:00 ngày 01/6/2021 Địa điểm: 02 điểm cầu Hà Nội và Bắc Giang ❤❤Bên cạnh Chương trình kết nối trực tuyến tiêu thụ Vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2021, Trung tâm XTTM Nông nghiệp nhận tiêu thụ vải giúp bà con tại các địa điểm sau: - 26 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội - 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội - 120b Trần Quốc Hoàn, Mai Dịch, Hà Nội 🔹Thời gian xe vải về: 8h30 ngày 1/6 và bán liên tục 10 ngày cho đến khi hết. 🔹Giá bán: 30.k/1kg - Quy cách đóng gói: 2-3kg/túi. - Vải rất tươi và ngon - Dự kiến về 1 tấn/ngày Giá tại vườn Lục Ngạn là 27.k /1kg. Vận chuyển về Hà Nội và các chi phí bảo quản đóng gói chúng tôi làm tròn 30.k/1kg. Chúng tôi làm việc trực tiếp với Hợp tác xã chứ ko qua cầu nào. 👍 Vải Lục Ngạn chính hiệu không có giá rẻ. Chúng tôi hỗ trợ bà con tiêu thụ đúng với giá trị thực xứng đáng vốn có của loại vải Lục Ngạn thơm ngọt có chất lượng cao này. Xin lưu ý: Các anh chị tới mua vải vui lòng tuân thủ: - Đeo khẩu trang - Đứng giãn cách 2m - Sát khuẩn tay - Các túi vải đã cân sẵn, các anh chị vui lòng mang tiền lẻ. Trân trọng cảm ơn sự đồng hành vượt đại dịch COVID- 19! www.agritrade.com.vn Www.thocmart.vn ❤❤❤ CÁCH BẢO QUẢN VẢI TƯƠI LÂU 👉Dùng kéo cắt cuống vải cách phần núm khoảng 1cm. Rửa sạch với nước rồi vớt vải ra rổ, để thật ráo. 👉Chia vải thành những phần vừa ăn rồi đóng túi nilon kín, cất ngăn mát (ngăn để rau củ) trong tủ lạnh để được 1 tuần 👉Để ngăn đá ăn quanh năm 👉Làm trà vải hoặc ngâm đường ☎hotline: 0977 157 175 (Ms. Diệu Hà) ☎0961545629 (Ms. Vân Anh)
Em không phải tự nhục đâu. nhưng cái cơ q của cụ ý làm ăn chán bỏ mạ. mang tiếng nước nông nghiệp mà cái thì thừa cái thì thiếu, được mùa thì mất giá, mất mùa thì giá cao. không quy hoạch vùng không bao tiêu mà làm lộm nhộm..

Cả cái hn to tổ chả. mà 3 cái chỗ bán toàn nằm gần bán kính khéo chưa đến 1km thì dân chỗ khác mua ở đâu
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,431
Động cơ
511,754 Mã lực
Em không phải tự nhục đâu. nhưng cái cơ q của cụ ý làm ăn chán bỏ mạ. mang tiếng nước nông nghiệp mà cái thì thừa cái thì thiếu, được mùa thì mất giá, mất mùa thì giá cao. không quy hoạch vùng không bao tiêu mà làm lộm nhộm..

Cả cái hn to tổ chả. mà 3 cái chỗ bán toàn nằm gần bán kính khéo chưa đến 1km thì dân chỗ khác mua ở đâu
Cụ dạy không sai. Bất cập nhiều. Em trong nội bộ cũng nói suốt. Ngặt sếp bên em nhiều cái khá hạn chế cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

ngotiteo

Xe điện
Biển số
OF-123598
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
4,134
Động cơ
412,540 Mã lực
Nơi ở
1000 Road
Cụ dạy không sai. Bất cập nhiều. Em trong nội bộ cũng nói suốt. Ngặt sếp bên em hơi kém cụ ạ.
thôi thì cứ hy vọng tương lai đất nước sẽ tốt dần lên, bà con cũng khá lên thì mới cho bọn nhóc học hành đàng hoàng, còn sánh vai vs các cường cuốc chứ. giờ khó khăn chả đủ ăn lúc thiếu lúc nợ thì nó làm chậm lại bước tiến của toàn dân. 80 triệu người có phải lá đa quái đâu mà không làm cái kênh pp cho ok nhể :))
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,431
Động cơ
511,754 Mã lực
thôi thì cứ hy vọng tương lai đất nước sẽ tốt dần lên, bà con cũng khá lên thì mới cho bọn nhóc học hành đàng hoàng, còn sánh vai vs các cường cuốc chứ. giờ khó khăn chả đủ ăn lúc thiếu lúc nợ thì nó làm chậm lại bước tiến của toàn dân. 80 triệu người có phải lá đa quái đâu mà không làm cái kênh pp cho ok nhể :))
Góc độ QLNN đôi khi cũng khó. Bà con nhà mình làm nhỏ lẻ theo phong trào nên rất khó kiểm soát hay định hướng sản xuất nông nghiệp. Chất lượng mỗi nhà một kiểu.
Cái gì ngon ùa vào, y rằng vài vụ là ê chề; cái gì khó 1-2 năm khó thì phá, chặt đi... Mà nông sản thế giới cũng biến động phức tạp, nước ngoài thu mua năm nhiều năm ít nên kiểm soát, bình ổn về giá khó. Gắt quá lại không tuân thủ quy luật thị trường.
Miền bắc giờ có Bắc Giang là một trong các tỉnh làm bài bản nhất, nguồn tiêu thụ ổn định. Năm nay vất vả vì bệnh dịch thôi.
Nếu NN đầu tư dc hệ thống kho lạnh bảo quản nông sản để kéo giãn thị trường tiêu thụ thì tốt quá.
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,051
Động cơ
241,806 Mã lực
Tuổi
50
Lắm chuyện mua cân vải 20k cũng thông thái với từ thiện với khoe khôn. Mà sao trên mạng lắm ông thông thái thế nhỉ, cứ muốn nhận trách nhiệm khai phá dân trí vô hình cũng trên mạng
 

Bống đáng yêu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-756618
Ngày cấp bằng
6/1/21
Số km
789
Động cơ
58,549 Mã lực
Tuổi
38
Viết bài liên thiên, đã báo cáo mod.

Screenshot_20210531-234150_Chrome.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top