Nhân tiện có bài này mời các bác vào thảo luận:
“
VỀ LẮP GIÁ NÓC/CỐP NÓC TRÊN XE Ô TÔ CON BIỂN TRẮNG
Sau khi dành 2 ngày nghiên cứu tất cả các văn bản Quy phạm pháp luật về việc lắp giá nóc/cốp nóc trên xe ô tô con biển trắng, tôi làm cái bảng giả định tình huống này để anh em đi trên đường có thể trao đổi với anh em Công an.
Anh em yên tâm đi đường và Chúc anh em thượng lộ bình an!
Anh em lưu ý, đây là các hướng dẫn dựa trên hiểu biết của cá nhân do vậy việc có lắp giá nóc/cốp nóc hay không và vận dụng như thế nào là tùy anh em quyết định.
Các comments tiêu cực sẽ bị xóa hoặc ẩn.
----------
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Liên quan đến việc lắp giá nóc/cốp nóc lên xe ô tô con biển trắng
(Cập nhật đến 16/01/2025)
Part 1:
- CA: Chào Anh/chị, xe anh chị lắp giá nóc/cốp nóc như vậy vi phạm điểm c, khoản 16, Điều 32 Nghị định 168 tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất; Phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng; Buộc khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đâu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông.
- Me: Thưa đồng chí ơi, Căn cứ khoản 7, Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, định nghĩa Cải tạo xe (cải tạo) là việc thay đổi đặc điểm của xe đã được cấp đăng ký xe, biển số xe hoặc xe đã qua sử dụng được nhập khẩu dẫn đến thay đổi về kiểu loại xe theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; Như vậy xe của tôi chỉ lắp cốp nóc, giá nóc trên thanh giá nóc có sẵn theo thiết kế của nhà sản xuất, đã được cơ quan kiểm định chứng nhận. Không làm thay đổi về kiểu loại xe: Xe ô tô con không thay đổi thành ô tô con pickup, ô tô tải, ô tô chở khách … đã được phân loại tại Thông tư 53/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 của Bộ Giao thông vận tải. Do vậy không thể áp dụng điểm c, khoản 16, Điều 32 Nghị định 168. Đồng chí thông cảm, xe nhỏ mà tết về nhiều đồ, hơn nữa lại có trẻ con nên mới phải lắp cái giá nóc/cốp nóc, tôi đã chằng buộc kỹ, đảm bảo an toàn khi trên đường.
- CA: Vâng, chúc anh/chị về ăn tết vui vẻ!
Part 2:
- CA: Chào Anh/chị, xe anh chị lắp giá nóc/cốp nóc như vậy vi phạm khoản 3, Điều 17 của Thông tư 39/2024/TT-BGTVT: Xe ô tô chở người không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe và không được xếp hàng hóa, hành lý trên nóc xe (trừ trường hợp có thiết kế được cơ quan đăng kiểm chứng nhận) để đảm bảo an toàn giao thông.
Căn cứ điểm e, khoản 3, Điều 20 Nghị định 168 Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe; Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm.
- Me: Thưa đồng chí, xin đồng chí xem lại giúp Điều 20 này thuộc Mục 4, ở đây chỉ áp dụng cho các loại xe chở khách và xe chở hàng (xe biển vàng). Trong đó viết rất rõ: Mục 4. Vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách, hàng hóa, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm, chở trẻ em mầm non, học sinh; xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ; xe cứu hộ giao thông đường bộ; xe vận chuyển động vật sống, thực phẩm tươi sống; xe cứu thương.
- CA: Anh/chị đọc kỹ Điều 20 Nghị định 168 có quy định áp dụng cho: ô tô chở người, xe của anh/chị là ô tô chở người được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 Quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường: Xe ô tô chở người là các loại ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở người, hành lý mang theo.
- Me: Vâng, tuy nhiên Điều 20 của Nghị định 168 này lại nằm trong Mục 4 do vậy được hiểu là sẽ áp dụng cho các loại ô tô chở người gắn biển vàng, căn cứ theo phân loại ở Thông tư 53/2024/TT-BGTVT tại các Phụ lục I và Phụ lục II: Phân loại ô tô chở người đến 8 chỗ và trên 8 chỗ không kể chỗ ngồi của người lái xe và Phụ lục III: Ô tô chở người chuyên dụng như: Xe cứu thương, Xe chở phạm nhân, Xe chở học sinh …Như vậy xe của tôi là Ô tô con cá nhân (biển trắng) không thuộc phạm vi áp dụng của Mục 4 của Nghị định 168.
Đồng chí thông cảm, xe nhỏ mà tết về nhiều đồ, hơn nữa lại có trẻ con nên mới phải lắp cái giá nóc/cốp nóc, tôi đã chằng buộc kỹ, đảm bảo an toàn khi trên đường.
- CA: Vâng, chúc anh/chị về ăn tết vui vẻ!
BONUS
- CA: Anh/chị xem đoạn này nhé: xe chở người bốn bánh có gắn động cơ
- Me: Đồng chí ơi, Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ được định nghĩa tại Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15: là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở người, vận tốc thiết kế không lớn hơn 30 km/h, số người cho phép chở tối đa 15 người (không kể người lái xe); Như vậy xe này được hiểu là các loại xe chở khách hay dùng ở sân Golf hoặc các khu du lịch gắn động cơ xăng hoặc điện, xe của tôi không phải loại này
.
- Me: Vâng, vậy đồng chí cho biết kích thước bao ngoài của xe là gì?
- CA: Kích thước bao ngoài của xe được quy định tại Điều 3Thông tư 39/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024: Kích thước tối đa cho phép của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là kích thước bao ngoài giới hạn về chiều rộng, chiều cao, chiều dài của xe kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) được phép tham gia giao thông trên đường bộ.“
Nguồn:
https://www.facebook.com/share/p/129RivJctc5/?mibextid=wwXIfr