Em đang hỏi với chi phí xây lắp hiện tại cơ mà. Nếu chi phí cá nhân của cụ chỉ có 10-15tr cho mỗi kw lắp đặt kèm cả pin lưu trữ trong vài giờ thì chi phí lắp đặt cho quy mô lớn cấp nhà máy cũng sẽ chỉ tầm đó hoặc nhỏ hơn do hiệu ứng quy mô. Rõ ràng nguồn điện này có ưu thế vượt trội so với mọi nguồn khác:
+ Tính ổn định, sẵn sang cao nhất
+ Chi phí rẻ nhất gồm cả xây dựng lẫn vận hành
Thế thì ngành điện phải ưu tiên phát triển điện mặt trời lưu trữ trước mới phải. Trong khi đó hiện nay EVN lại vẫn phải tìm đến nhiệt điện có mức đầu tư còn cao hơn.
Cụ ơi , mục đích lắp PV để bán điện nó khác với tự cung tự cấp, thằng nào cũng đi vay ngân hàng để làm chứ nó có sẵn tiền đâu mà bỏ ra cùng lúc một cục và chôn chặt vào đấy đến 10-15 năm mới hết khấu hao, với giá thu mua là 1.943 VNĐ/kWh, tương đương với 8.38 cents/kWh khi còn được phép bán điện thì bao giờ nó mới đến điểm hoàn vốn và bắt đầu có lời? Không có lưu trữ thì thời gian khấu hao nó chỉ còn 1 nửa mà thôi, thay vì mất 10 năm hoàn vốn thì giờ nó chỉ còn 5 năm chẳng hạn? mà lãi xuất ngân hàng đều phải trả hàng tháng cả, chúng nó đều phải tính toán chứ. Với lại giá thu mua ở trên đâu có bắt buộc phải có lưu trữ đâu, mà có lưu trữ thì cũng chẳng khác biệt gì so với không lưu trữ, vậy tại sao phải chi tiền cho lưu trữ ? Chuyện bảo đảm cho phụ tải khi có biến động là chuyện của ông EVN chứ có phải là chuyện của nó đâu mà nó phải lo, cứ có được KW nào đi qua đồng hồ 2 chiều là có tiền rồi.
Thực tế mà mục đích xây dựng là để bán kiếm lời, thì chẳng ai làm cò con cả, bọn đầu tư PV áp mái để bán cho EVN chung nó làm it nhất cũng phải 50KWh đến 100 KWh trở lên thì mới có lãi, chứ chẳng có thằng nào làm vài ký lẹt đẹt tháng chỉ 400-500 chữ là quay đầu cả, chẳng bõ dính răng. Mà bắt thằng bán điện phải bảo đảm nguồn cung bất kỳ tình huống nào, thì chẳng khác gì bắt nó đầu tư lưu trữ, nếu mà nó đầu tư cả trang trại điện áp mái đến MW thì nó lưu trữ kiểu gì ? Nếu cố làm thì vẫn được nhưng một tiền gà, 3 tiền thóc, chẳng thằng điên nào làm chuyện đấy cả.
Thế thì ngành điện phải ưu tiên phát triển điện mặt trời lưu trữ trước mới phải. Trong khi đó hiện nay EVN lại vẫn phải tìm đến nhiệt điện có mức đầu tư còn cao hơn.
EVN mà đi làm điện tái tạo để lấy điện ban ngày, còn ban đêm thì dùng điện hạt nhân để phát bù hả cụ
Ngay cả làm điện tái tạo nếu có đi chăng nữa thì cũng phải lưu trữ đến hàng GW để bảo đảm tính sẵn sàng và liên tục, tiền nào chịu nổi hả cụ, quá bằng xây cái nhà máy hạt nhân.
.....
Nếu ngay từ ban đầu mà EVN bắt buộc phải có lưu trữ mới được phát lên lưới thì tôi tin là sẽ chẳng có thằng ma nào đi kinh doanh điện mặt trời để bán cho EVN cả.
+ Tính ổn định, sẵn sang cao nhất
Cụ bảo tính ổn định , sẵn sàng cao là chưa chính xác, ngày nắng thì không sao (tạm bỏ qua sự trồi sụt công xuất khi mức độ năng thay đổi trong ngày), nhưng mà nó mưa cả tuần thì sao? Thằng EVN nó huy động kiểu gì? nó cũng chỉ mua của thằng này và bán cho thằng khác, và bản thân nó cũng phải bảo đảm nguồn cung liên tục cho khách hàng của nó. Một điểm yếu của điện tái tạo hay các loại hình khác
không sinh ra từ chuyển động có quán tính như điện mặt trời chẳng hạn, là nó bắt buộc phải có lưu trữ để bù tải khi có biến động môi trường, kế đến là
khó có thể huy động sản lượng lớn trong thời gian liên tục, ví dụ về đêm thì huy động kiểu gì ?
Giá của điện tái tạo nó phải đắt hơn điện truyền thống (than/khí) chứ sao mà rẻ được?
Ở góc độ hộ gia đình thì là câu chuyện khác.