- Biển số
- OF-627230
- Ngày cấp bằng
- 27/3/19
- Số km
- 830
- Động cơ
- 124,078 Mã lực
Sếp trưởng rót nước mời nó, nói một câu khách sáo nhất mà nó từng được nghe : Cháu thông cảm cho chú nhé, chú chỉ được phép nhận một người.
Con bé rơm rớm nước mắt.
Không biết vì nó tủi thân hay vì nó cảm thấy được xoa dịu. Sếp trưởng chỉ biết ra lệnh. Ngắn và đanh. Ít khi có được câu nào đầy đủ chủ vị như thế.
Và câu thứ hai, sếp trưởng trầm giọng : Cháu đừng buồn nhé. Cháu có năng lực, nhà lại gần Hà Nội hơn Đ. Đ. xa nhà, cuộc sống nhiều khó khăn. Đặc biệt là… (chú có chút ngập ngừng),… bố Đ. bị chất độc màu da cam. Gia đình Đ. hoàn cảnh lắm.
Trong con bé thoáng nổi lên một chút tị nạnh, mà sau này nó cứ xấu hổ mãi về điều đó. Đ. hoàn cảnh ư ? Ở cùng phòng với nhau, Đ. không phải đói như nó. Đ. có quần áo mới luôn luôn. Đ. được mua những quyển sách tiếng Anh mà nó thèm khát. Đ. lại có chú ruột làm kha khá ở Hà Nội. Thoáng tị nạnh đó chưa bao giờ từng xuất hiện trước đó, giờ lại xuất hiện đúng lúc này.
Chẳng biết vì cái « bản năng khéo léo » hay do con người - người nào vốn dĩ cũng mang tính thiện trong mình, nó trả lời chú cứng cỏi : « Vâng, bạn ấy xứng đáng ở lại hơn cháu ».
Mãi đến tận giờ nó cũng không hiểu sếp trưởng gọi nó đến nói hai câu vu vơ đấy để làm gì. Để an ủi nó ư ? Vì chú thương nó à ? Hay vì cô thương xót nó, muốn chú phải nói đôi lời động viên với nó ?
Ngay tại thời điểm đó, nó cũng không biết nữa. Chỉ biết rằng, khi dắt xe đạp lọc cọc ra khỏi sân Bộ, nó đã nhìn thấy cô – vợ của sếp – vui vẻ khoác tay Đ. chuyện trò rôm rả đi ăn trưa. Cô không nhìn thấy nó. Chả hiểu sao, nó chỉ chực khóc. Như vừa bị phản bội. Cái con người mong manh trong thời khắc nhạy cảm trong nó chả khác gì bong bóng xà phòng, lơ lửng bay trong không trung, vô định trước khi sớm vỡ vụn. Phải đến lâu lâu sau này, nó mới nhận ra rằng, cô nhân hậu mà. Cô thương nó không có nghĩa cô ghét Đ. Cô chỉ thương nó hơn một tí xíu xịu xìu xiu thôi.
Và cuộc điện thoại thứ hai, cuộc điện thoại đánh dấu một khúc rẽ trong cuộc đời nó đến từ một người đàn ông có khiếu hài hước - chú sếp phó.
Con bé rơm rớm nước mắt.
Không biết vì nó tủi thân hay vì nó cảm thấy được xoa dịu. Sếp trưởng chỉ biết ra lệnh. Ngắn và đanh. Ít khi có được câu nào đầy đủ chủ vị như thế.
Và câu thứ hai, sếp trưởng trầm giọng : Cháu đừng buồn nhé. Cháu có năng lực, nhà lại gần Hà Nội hơn Đ. Đ. xa nhà, cuộc sống nhiều khó khăn. Đặc biệt là… (chú có chút ngập ngừng),… bố Đ. bị chất độc màu da cam. Gia đình Đ. hoàn cảnh lắm.
Trong con bé thoáng nổi lên một chút tị nạnh, mà sau này nó cứ xấu hổ mãi về điều đó. Đ. hoàn cảnh ư ? Ở cùng phòng với nhau, Đ. không phải đói như nó. Đ. có quần áo mới luôn luôn. Đ. được mua những quyển sách tiếng Anh mà nó thèm khát. Đ. lại có chú ruột làm kha khá ở Hà Nội. Thoáng tị nạnh đó chưa bao giờ từng xuất hiện trước đó, giờ lại xuất hiện đúng lúc này.
Chẳng biết vì cái « bản năng khéo léo » hay do con người - người nào vốn dĩ cũng mang tính thiện trong mình, nó trả lời chú cứng cỏi : « Vâng, bạn ấy xứng đáng ở lại hơn cháu ».
Mãi đến tận giờ nó cũng không hiểu sếp trưởng gọi nó đến nói hai câu vu vơ đấy để làm gì. Để an ủi nó ư ? Vì chú thương nó à ? Hay vì cô thương xót nó, muốn chú phải nói đôi lời động viên với nó ?
Ngay tại thời điểm đó, nó cũng không biết nữa. Chỉ biết rằng, khi dắt xe đạp lọc cọc ra khỏi sân Bộ, nó đã nhìn thấy cô – vợ của sếp – vui vẻ khoác tay Đ. chuyện trò rôm rả đi ăn trưa. Cô không nhìn thấy nó. Chả hiểu sao, nó chỉ chực khóc. Như vừa bị phản bội. Cái con người mong manh trong thời khắc nhạy cảm trong nó chả khác gì bong bóng xà phòng, lơ lửng bay trong không trung, vô định trước khi sớm vỡ vụn. Phải đến lâu lâu sau này, nó mới nhận ra rằng, cô nhân hậu mà. Cô thương nó không có nghĩa cô ghét Đ. Cô chỉ thương nó hơn một tí xíu xịu xìu xiu thôi.
Và cuộc điện thoại thứ hai, cuộc điện thoại đánh dấu một khúc rẽ trong cuộc đời nó đến từ một người đàn ông có khiếu hài hước - chú sếp phó.