[Funland] G7 Group taxi có thể tốn thêm 50-100 tỷ tiền xăng/năm vì cái biển tên: Bằng chứng cho việc học là rất quan trọng!

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,077
Động cơ
367,457 Mã lực
Em tìm thấy Tây nó cũng nghiên cứu rồi
Nghiên cứu toàn diện này tập trung vào biển báo taxi tiêu chuẩn và tác động của nó đối với lực cản, chi phí nhiên liệu và CO22khí thải. Phân tích thực nghiệm cho thấy biển báo taxi thông thường đã tăng lực cản đáng kể, do vấn đề phân tách dòng chảy trên mui sau và kính chắn gió phía sau. Việc định hướng lại theo chiều dọc của biển báo giúp giảm lực cản tăng gấp 14 lần so với cách đặt truyền thống. Người ta nhận thấy rằng việc đặt biển hiệu ở giữa nóc mang lại hiệu quả sử dụng nhiên liệu lớn nhất. Hơn nữa, nghiên cứu ước tính rằng việc triển khai việc định vị lại theo chiều dọc trên tất cả các biển báo taxi ở có thể giúp người lái xe tiết kiệm khoảng 832 EUR mỗi năm và giảm lượng khí CO2 quốc gia. Lượng phát thải lên tới 22.464 tấn mỗi năm. Các phân tích so sánh với các biển hiệu taxi quốc tế đã chứng minh rằng biển hiệu có đóng góp lực cản lớn hơn đáng kể, nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện tính khí động học. Để giải quyết vấn đề kéo cố hữu, nghiên cứu đã khám phá các thiết bị mới có thể gắn thêm và đề xuất các thiết kế biển báo taxi thay thế. Trong số các giải pháp đã được thử nghiệm, đoạn đường dốc phía trước gắn nam châm tỏ ra hiệu quả nhất, giảm tổng lực cản gần 30%. Ngoài ra, thiết kế biển hiệu taxi lật có động cơ đã chứng tỏ lực cản giảm đáng kể 40%. Cuối cùng, một thiết kế biển báo taxi mới được đề xuất, có vị trí dọc và mặt trước và mặt sau hình tam giác nhọn, đã giúp lực cản của xe tăng tối thiểu 4,3% so với xe cơ bản.
Cảm ơn cụ!
Tiết kiệm 832 Eur/ năm tương đương gần 70 Euro/ một tháng!

Đối với hãng G7 taxi 3000 xe là 3000x832 ~ 2,5 triệu Euro/năm, chỉ bằng cách đặt dọc thay vì đặt ngang biển hiệu!
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,607
Động cơ
1,490,572 Mã lực
Tuổi
48
Khi tìm mối liên hệ giữa 2 đại lượng mức tiêu hao nhiên liệu và lực cản thì phải xét các điều kiện khác là như nhau chứ bác! Em mời được thằng em "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" cùng trả lời bác giúp em rồi đây: :D

GPT 1.jpg
GPT 2.jpg
ChatGpt nguy hiểm ở chỗ này đấy. Nếu mình không có kiến thức vững, thì mình cũng không phân biệt được nó đúng hay sai.

Qua những trả lời của cụ thì em thấy cụ chưa nắm được các khái niệm về tỉ lệ tăng của bộ phận và tỉ lệ tăng của toàn thể.
 

Thaytautranghiep

Xe đạp
Biển số
OF-856663
Ngày cấp bằng
5/4/24
Số km
38
Động cơ
352 Mã lực
Tuổi
14
Nhiều lần đi gặp quả taxi G7 trên đường, em thắc mắc không hiểu sao đội này thiết kế quả Logo biển tên chối thế! Đi với cái biển tên thế này không tốn xăng mới là lạ! Biển tên các cụ xem ở đây: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/g7-taxi-va-hanh-trinh-tang-truong-don-dau-cuoc-dua-cong-nghe-20230428065255129.htm

Quả biển tên G7 kích thước phải tầm 25cmx35cm; với xe G7 sân bay, chắc phải tầm 35cmx40cm. Kích thước to thì dễ nhìn thật, nhưng lực cản không khí khi chạy xe rất lớn!
Cụ nào học ngành ô tô chắc đều biết công thức tính Lực cản không khí của ô tô:
Pw = K x F x v^2
Trong đó,
- K (N.s^2/m^4): là hệ số cản không khí, phụ thuộc vào hình dạng ô tô, chất lượng bề mặt, và mật độ không khí.
- F(m^2): là diện tích cản chính diện của ô tô, nghĩa là diện tích chính diện của ô tô trên mặt phẳng vuông góc với trục dọc.
- v: vận tốc tương đối của xe ô tô so với không khí.
Để giảm lực cản không khí, giảm tiêu hao nhiêu liệu và hao mòn máy móc, các hãng ô tô khi thiết kế chế tạo đều nghiên cứu khí động học để hình dáng xe "mượt mượt" thật tối ưu, qua đó giảm hệ số K và giảm diện tích cản F.

Ông G7 taxi lắp quả biển hoành tráng kia, em thấy tăng cản lên ít nhất 25x35 = 875cm^2 đến 35x45=1575cm^2. Trông ảnh thì có thể chiếm 5-10% diện tích cản.
Diện tích mặt cắt ngang của xe Vios em tính cực kỳ xông xênh bằng chiều rộng x chiều cao = 142cmx120,5cm = 17.111cm^2

Lực cản không khí tăng 5-10%, thì nhiên liệu tỷ lệ thuận cũng tăng chừng đó!
Cả hãng xe G7 cứ cho tốn 1000 tỷ tiền nhiên liệu/năm thì 5% đến 10% là không nhỏ, tương đương có đến 50-100 tỷ chứ các cụ!?

Hiện em không có số liệu về số lượng xe, chi phí nhiên liệu hàng năm của G7 taxi (2018 báo là có 3000 xe). Nên mới đặt ra con số 1000 tỷ tiền xăng/năm làm ví dụ thôi! Nhưng phần tiêu hao xăng do biển tên sẽ không nhỏ!
Cụ nào học ngành ô tô vào giải thích thêm nhé, em cũng chỉ học ngành tương đối gần thôi!
View attachment 8510770
Thế nên mới có chuyện: Ông học kỹ thuật làm kinh doanh thì đa phần toi!
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,077
Động cơ
367,457 Mã lực
ChatGpt nguy hiểm ở chỗ này đấy. Nếu mình không có kiến thức vững, thì mình cũng không phân biệt được nó đúng hay sai.

Qua những trả lời của cụ thì em thấy cụ chưa nắm được các khái niệm về tỉ lệ tăng của bộ phận và tỉ lệ tăng của toàn thể.
Cụ ơi, theo phương trình thì lực cản tăng tuyến tính với Diện tích cản, hệ số cản thì gần như hằng số, còn lực cản thì tăng theo bình phương vận tốc!
- Xét theo mối quan hệ Lực cản và tốc độ, theo cái bảng em để trang 1, xe Mazda sedan ở tốc độ 30km/h, lực cản là 30N, nhưng lên 60km/h thì lực cản tăng gấp 4 lần là 122N, nếu tốc độ 300km/h, lực cản sẽ lên gấp 102 lần là 3069N. Đây là tăng theo bình phương vận tốc!

- Bây giờ xét quan hệ lực cản ttheo diện tích F. Giả sử xe luôn chạy với tốc độ ổn định 60km/h. Và hệ số cản cố định là hằng số, thì lực cản P tăng tuyến tính với diện tích cản F, nghĩa là:
Diện tích cản tăng 10% thì lực cản tăng 10%, diện tích cản tăng 100% thì lực cản tăng 100%!
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
2,660
Động cơ
389,507 Mã lực
Chắc là khoán thì chi phí nhiên liệu sẽ do tài xế chịu chứ hãng có chịu đâu. Mà từ khi có các hãng gọi xe công nghệ thì em quên mất các hãng taxi truyền thống rồi. Những nơi khó gọi thì mới dùng google search để tìm và gọi, nên chi phí quảng cáo nên cho bọn Tư Bản google fakebook thôi.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,664
Động cơ
401,288 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Cảm ơn cụ!
Tiết kiệm 832 Eur/ năm tương đương gần 70 Euro/ một tháng!

Đối với hãng G7 taxi 3000 xe là 3000x832 ~ 2,5 triệu Euro/năm, chỉ bằng cách đặt dọc thay vì đặt ngang biển hiệu!
Bài nghiên cứu kia xe đi 44.000 km/ năm, 160 eu/ tuần ạ. Nó cũng nêu là tiết kiệm 16 eu / tuần.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,664
Động cơ
401,288 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Chắc là khoán thì chi phí nhiên liệu sẽ do tài xế chịu chứ hãng có chịu đâu. Mà từ khi có các hãng gọi xe công nghệ thì em quên mất các hãng taxi truyền thống rồi. Những nơi khó gọi thì mới dùng google search để tìm và gọi, nên chi phí quảng cáo nên cho bọn Tư Bản google fakebook thôi.
Chi phí nhiên liệu là khách hàng chịu chứ cụ. Cụ cgủ thớt lên bài này ảnh hưởng quá tới hãng taxi. Chịu khó đọc tý là thấy khách hàng lại phải trả chi phí quảng cáo thương hiệu cho hãng taxi.
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
2,660
Động cơ
389,507 Mã lực
Bài nghiên cứu kia xe đi 44.000 km/ năm, 160 eu/ tuần ạ. Nó cũng nêu là tiết kiệm 16 eu / tuần.
Tuỳ tốc độ nữa cụ, thấy đơn vị là Eu thì ở tây nó chạy cao tốc liên tục tốc độ vô biên, còn mình chạy phố tốc độ ít khi quá 30km/h thì chả ảnh hưởng mấy. Có khi gió cùng chiều nó nhanh hơn khéo còn có lợi :D
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,607
Động cơ
1,490,572 Mã lực
Tuổi
48
Cụ ơi, theo phương trình thì lực cản tăng tuyến tính với Diện tích cản, hệ số cản thì gần như hằng số, còn lực cản thì tăng theo bình phương vận tốc!
- Xét theo mối quan hệ Lực cản và tốc độ, theo cái bảng em để trang 1, xe Mazda sedan ở tốc độ 30km/h, lực cản là 30N, nhưng lên 60km/h thì lực cản tăng gấp 4 lần là 122N, nếu tốc độ 300km/h, lực cản sẽ lên gấp 102 lần là 3069N. Đây là tăng theo bình phương vận tốc!

- Bây giờ xét quan hệ lực cản ttheo diện tích F. Giả sử xe luôn chạy với tốc độ ổn định 60km/h. Và hệ số cản cố định là hằng số, thì lực cản P tăng tuyến tính với diện tích cản F, nghĩa là:
Diện tích cản tăng 10% thì lực cản tăng 10%, diện tích cản tăng 100% thì lực cản tăng 100%!
Khổ quá, cụ tính cái phần lực cản thì em đồng ý. :))

Nhưng tổng nhiên liệu tiêu thụ cho cái xe, thì phần dành cho sinh công để thắng lực cản không khí chỉ là một phần nhỏ.

Khi cái phần nhỏ đấy tăng lên, ví dụ 10%, thì phần tổng to kia chỉ tăng lên, ví dụ 0.5% thôi.

Cụ thể hơn, nếu cái xe tiêu thụ hết 1 lít xăng, thì nó đã mất 0.65 lít sinh ra nhiệt năng vô ích rồi, chỉ còn 0.35 lít để quay động cơ.

Trong 0.35l đấy, thì phần công chia cho động cơ điện để chạy điều hòa, quạt gió, đèn, hệ thống điều khiển... hết khoảng 0.1l, em ví dụ thế.

Phần để sinh công quay bánh xe cho cái xe nặng cỡ 1.7 tấn chuyển động (kể cả khi không có lực cản không khí) là lớn nhất, ví dụ 0.2l

Phần để chống lại sức cản không khí, chỉ có 0.05l thôi.

Thế khi sức cản không khí tăng, thì cái 0.05l này cũng phải tăng lên đúng rồi, nhưng cụ xem phần 0.05l này mà tăng 10% là 0.005l thì chỉ tương ứng với 0.5% của tổng lượng tiêu thụ 1l thôi, chứ không phải là 10% của 1l.
 

HeoQuay66

Xe tăng
Biển số
OF-663366
Ngày cấp bằng
29/5/19
Số km
1,656
Động cơ
267,565 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Thiên Đường XHCN
Theo em thì không phải do chủ hãng taxi ít học đâu ạ. Mà họ có lựa chọn về việc ưu tiên quảng bá thương hiệu nhờ bảng quảng cáo lớn, dễ tác động tới thị giác người đi đường.

Trong ngành marketing nó gọi là gây ám thị đó cụ.

Anw, cảm ơn cụ vì tạo thớt để trao đổi kiến thức.

Dưới đây là một số hình ảnh các hãng taxi trên thế giới họ cũng làm vậy ạ.

1.jpg
2.jpg
3.jpg
4.jpg
5.jpg
6.jpg
7.jpg
Cụ k thấy ngta để dọc à?
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,652
Động cơ
516,709 Mã lực
Lực cản không khí tăng 5-10%, thì nhiên liệu tỷ lệ thuận cũng tăng chừng đó!
.
Lực cản tăng thì nhiên liệu tăng, nguyên lý đấy không cần chứng minh nhưng cái đo đỏ kia phải chứng minh.
Chắc chắn là ít hơn nhiều, tỉ trọng của lực cản ko khí không phải 100%

Sent from Other Universe via OTOFUN
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,652
Động cơ
516,709 Mã lực
Cụ k thấy ngta để dọc à?
người ta dọc thì mình để ngang mới nổi người ta để biển mình cất mào đi... :)). sao cũng được mà. Bắt taxu từ xa thì nhìn biển ngang truyền thống là chuẩn

Sent from Other Universe via OTOFUN
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,664
Động cơ
401,288 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Tuỳ tốc độ nữa cụ, thấy đơn vị là Eu thì ở tây nó chạy cao tốc liên tục tốc độ vô biên, còn mình chạy phố tốc độ ít khi quá 30km/h thì chả ảnh hưởng mấy. Có khi gió cùng chiều nó nhanh hơn khéo còn có lợi :D
Hình như tính ở 60 km/h, cụ ạ. Đo ở trong wind tunnel gì đó. Thực tế chắc cũng có chênh lệch.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,851
Động cơ
650,333 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhiều lần đi gặp quả taxi G7 trên đường, em thắc mắc không hiểu sao đội này thiết kế quả Logo biển tên chối thế! Đi với cái biển tên thế này không tốn xăng mới là lạ! Biển tên các cụ xem ở đây: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/g7-taxi-va-hanh-trinh-tang-truong-don-dau-cuoc-dua-cong-nghe-20230428065255129.htm

Quả biển tên G7 kích thước phải tầm 25cmx35cm; với xe G7 sân bay, chắc phải tầm 35cmx40cm. Kích thước to thì dễ nhìn thật, nhưng lực cản không khí khi chạy xe rất lớn!
Cụ nào học ngành ô tô chắc đều biết công thức tính Lực cản không khí của ô tô:
Pw = K x F x v^2
Trong đó,
- K (N.s^2/m^4): là hệ số cản không khí, phụ thuộc vào hình dạng ô tô, chất lượng bề mặt, và mật độ không khí.
- F(m^2): là diện tích cản chính diện của ô tô, nghĩa là diện tích chính diện của ô tô trên mặt phẳng vuông góc với trục dọc.
- v: vận tốc tương đối của xe ô tô so với không khí.
Để giảm lực cản không khí, giảm tiêu hao nhiêu liệu và hao mòn máy móc, các hãng ô tô khi thiết kế chế tạo đều nghiên cứu khí động học để hình dáng xe "mượt mượt" thật tối ưu, qua đó giảm hệ số K và giảm diện tích cản F.

Ông G7 taxi lắp quả biển hoành tráng kia, em thấy tăng cản lên ít nhất 25x35 = 875cm^2 đến 35x45=1575cm^2. Trông ảnh thì có thể chiếm 5-10% diện tích cản.
Diện tích mặt cắt ngang của xe Vios em tính cực kỳ xông xênh bằng chiều rộng x chiều cao = 142cmx120,5cm = 17.111cm^2

Lực cản không khí tăng 5-10%, thì nhiên liệu tỷ lệ thuận cũng tăng chừng đó!
Cả hãng xe G7 cứ cho tốn 1000 tỷ tiền nhiên liệu/năm thì 5% đến 10% là không nhỏ, tương đương có đến 50-100 tỷ chứ các cụ!?

Hiện em không có số liệu về số lượng xe, chi phí nhiên liệu hàng năm của G7 taxi (2018 báo là có 3000 xe). Nên mới đặt ra con số 1000 tỷ tiền xăng/năm làm ví dụ thôi! Nhưng phần tiêu hao xăng do biển tên sẽ không nhỏ!
Cụ nào học ngành ô tô vào giải thích thêm nhé, em cũng chỉ học ngành tương đối gần thôi!
View attachment 8510770
1) To nó mới hoành, khách dễ nhận ra :D
2) Đảm bảo lái xe không chạy quá tốc độ (chạy nhanh quá xe nó tròng trành, biết ngay để giảm tốc) :))
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,077
Động cơ
367,457 Mã lực
Hình như tính ở 60 km/h, cụ ạ. Đo ở trong wind tunnel gì đó. Thực tế chắc cũng có chênh lệch.
Cũng có chênh lệch do tốc độ, nhưng tiêu hao nhiên liệu do Chất lượng đường xá của mình chắc chắn nhiều hơn Châu Âu! 2 thứ đó bù trừ phần nào!
Khổ quá, cụ tính cái phần lực cản thì em đồng ý. :))

Nhưng tổng nhiên liệu tiêu thụ cho cái xe, thì phần dành cho sinh công để thắng lực cản không khí chỉ là một phần nhỏ.

Khi cái phần nhỏ đấy tăng lên, ví dụ 10%, thì phần tổng to kia chỉ tăng lên, ví dụ 0.5% thôi.

Cụ thể hơn, nếu cái xe tiêu thụ hết 1 lít xăng, thì nó đã mất 0.65 lít sinh ra nhiệt năng vô ích rồi, chỉ còn 0.35 lít để quay động cơ.

Trong 0.35l đấy, thì phần công chia cho động cơ điện để chạy điều hòa, quạt gió, đèn, hệ thống điều khiển... hết khoảng 0.1l, em ví dụ thế.

Phần để sinh công quay bánh xe cho cái xe nặng cỡ 1.7 tấn chuyển động (kể cả khi không có lực cản không khí) là lớn nhất, ví dụ 0.2l

Phần để chống lại sức cản không khí, chỉ có 0.05l thôi.

Thế khi sức cản không khí tăng, thì cái 0.05l này cũng phải tăng lên đúng rồi, nhưng cụ xem phần 0.05l này mà tăng 10% là 0.005l thì chỉ tương ứng với 0.5% của tổng lượng tiêu thụ 1l thôi, chứ không phải là 10% của 1l.
Đáng kể đấy cụ, cụ xem nghiên cứu thống kê của cụ belo từ thực tế thì không nhỏ chút nào!
 

namphong12

Xe container
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
9,101
Động cơ
232,630 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Cụ nào ở Việt Nam này tính được lực cản không khí tác động lên xe khi có mào và không có mào. Em xin bái làm sư phụ.
Các nhà thiết kế lừng danh thế giới với hàng tá công cụ, phần mềm hỗ trợ còn chả ra được con số tối ưu nữa là.
Khí động học không chỉ có ở phía trước mà còn cả phía sau nữa đấy
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,569
Động cơ
257,888 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
e chưa đọc link nhưng việc 2 đại lượng nó tỷ lệ thuận với nhau chỉ là vì nó không tỷ lệ nghịch, chứ nó không có nghĩa là cái này tăng chừng này thì cái kia nó cũng phải tăng chừng ấy như cụ viết.
klq nhưng sao e thấy con gà trống cái mào nó to tướng sao nó chạy nhanh hơn con gà mái mào bé tí nhợ? 100% quan sát của e là con trống chạy nhanh quá phanh ko kịp đè dúi cả lên con mái ý.
hay con mái nó cố tình ép côn rà phanh nhỉ :)) :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top