Thứ nhất là bài báo đó nhắc đến cả xe 2014-2015. Nhiều bài báo khác còn nhắc đến 2016 và 2017, trong đó bản 2016 nhận 17 complaints về vụ mùi khí thải. Cụ có thể hỏi anh Gúc sẽ ra nhiều chuyện hay hơn.
Thứ 2, phần lớn chúng ta không sợ bị thiệt thòi, mà sợ nhất là được "đền bù thỏa đáng". Lỗi này là nghiêm trọng, nếu nó được xác định là có thật. Khí thải chứa CO cực kỳ nguy hiểm. Trong khi nhiều loại khí độc dễ dàng bị cơ thể thải ra ngoài thì CO không như thế. Để hiểu rõ, chúng ta cần ôn lại kiến thức về hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.
Máu có vai trò nhận Oxy từ phổi, chuyến đến tế bào. Các phân tử Oxy kết hợp lỏng lẻo với hemoglobin (thành phần chính của máu), gặp tế bào sẽ nhả Oxy ra và nhận về CO2. Phân tử CO2 cũng kết hợp lỏng lẻo với hemoglobin, khi quay về phổi thì chu trình lại bắt đầu là nhả CO2 và nhận O2.
CO hoàn toàn khác với CO2 và O2. Khi vào máu, CO bám chặt lấy hemoglobin và duy trì trạng thái đó cho tới khi Hemoglobin bị huỷ vì già cỗi (khoảng 3 tháng). Điều đó nghĩa là khi hemoglobin bị CO bám vào, nó không còn khả năng vận chuyển Oxy đến tế bào hay chuyển CO2 từ tế bào trở về phổi. Nó trở thành máu "chết". Khi máu chết đạt đến tỷ lệ nhất định, chúng ta lần lượt đi vào ba giai đoạn là choáng, hôn mê và tử vong. Để cứu người bị nhiễm độc CO chỉ có cách sử dụng OXY cao áp để đánh văng CO ra khỏi hemoglobin.
Cái nguy hiểm nhất của CO ở chỗ, nó không màu không mùi không vị, nhiều trường hợp không có bất kỳ biểu hiện nhiễm độc nào cho tới khi ngất xỉu. Ngoài ra, nó có tính tích luỹ. Có thể mỗi ngày một ít, cho tới khi chúng ta gục xuống. Vì vậy, nếu xe có mùi khí thải thì nhiều khả năng nó bị nhiễm CO, nhưng nếu không có mùi gì cả cũng chẳng đủ để kết luận xe không bị lỗi. Giả sử hãng Ford có cam kết đền bù ở mức không tưởng, ví dụ 1 triệu đô, với trường hợp bị tai nạn vì nhiễm độc CO, chưa chắc chúng ta còn sống để hưởng khoản "đền bù thoả đáng đó". Thậm chí vợ con cũng chưa chắc đã được hưởng, nếu cùng ngồi trên xe lúc người lái bị nhiễm độc ngất xỉu.