FAQs - Câu hỏi thường gặp và trả lời về sử dụng, bảo dưỡng (danh sách lưu ở trang 1)

Trạng thái
Thớt đang đóng

magicianfs

Xe tăng
Biển số
OF-67726
Ngày cấp bằng
5/7/10
Số km
1,793
Động cơ
449,989 Mã lực
Cụ nên chỉnh lại góc lái ạ, đấy mới là gốc của vấn đề, hơn nữa đi xe có cảm giác khác hẳn
 

akaoko

Xe buýt
Biển số
OF-152380
Ngày cấp bằng
11/8/12
Số km
519
Động cơ
360,590 Mã lực
Nơi ở
Huế
Nhà em ở Huế nên cái việc kiểm tra độ chụm là một vấn đề nhớn cụ ạ. Em cũng đang tìm xem có chỗ nào để kiểm tra và chỉnh độ chụm cho hai bánh sau. Cụ cho em hỏi độ chụm hai bánh sau như thế nào là chuẩn ạ?
Thank cụ
 

meo hoangkt

Xe tải
Biển số
OF-58448
Ngày cấp bằng
6/3/10
Số km
326
Động cơ
447,570 Mã lực
Chuẩn cụ ơi, cụ cứ đổ nước cho nó nhòe nhoẹt trên gương và kính sau đi ạ, rồi bật nút em nó để thực hành xem hiệu quả nhé. chắc chắn cụ sẽ hài lòng vì e cũng hài lòng rồi ạ.
Nhưng hình như nếu lạm dụng nhiều thì cũng đồng nghĩa việc sẽ bị hạt film cách nhiệt kính sau cụ nhỉ?
 

meo hoangkt

Xe tải
Biển số
OF-58448
Ngày cấp bằng
6/3/10
Số km
326
Động cơ
447,570 Mã lực
May quá em lại vớ được cái máy tính để úp ảnh lên hầu các cụ! chính xác các cụ có thể dễ dàng móc mặt gương ra kiểm tra nêu không bắn bảo vệ. Nếu thấy có 2 cái dây cắm vào lưng gương thì chia buồn là xe đã bị cut option đó. Giật 2 dây đó ra dung vol kế đo lúc bật nút sấy sẽ có điện áp loanh quanh 12v. Gương có 1 gọng bảo vệ kèm 3 chấu để gắn với motor điều chỉnh mặt gương. Bóc cái đó ra các cụ sẽ nhìn rất rõ hệ thống sấy nó như thế này ạ:

Hy vọng thỏa mãn được nhu cầu xem người thật việc thật của ae =))
Các cụ cứ sấy nhiệt tình vào. Mưa to mưa nhỏ đều sấy hết. Em cũng hay làm và đã ko muốn làm nữa. Một ngày đẹp trời thấy li ti các hạt khí kính sau, và nó to dần lên, loang lổ khắp nơi. Vừa xấu vừa hạn chế việc quan sát. Do các dây nhiệt làm hạt khí film dán kính và là lá la....em mất mấy tăm để dán lại. Sau đó hiếm khi sài chức năng này
 

nothinghd

Xe điện
Biển số
OF-52568
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
4,097
Động cơ
493,084 Mã lực
Nhà em ở Huế nên cái việc kiểm tra độ chụm là một vấn đề nhớn cụ ạ. Em cũng đang tìm xem có chỗ nào để kiểm tra và chỉnh độ chụm cho hai bánh sau. Cụ cho em hỏi độ chụm hai bánh sau như thế nào là chuẩn ạ?
Thank cụ
Các cụ cứ sấy nhiệt tình vào. Mưa to mưa nhỏ đều sấy hết. Em cũng hay làm và đã ko muốn làm nữa. Một ngày đẹp trời thấy li ti các hạt khí kính sau, và nó to dần lên, loang lổ khắp nơi. Vừa xấu vừa hạn chế việc quan sát. Do các dây nhiệt làm hạt khí film dán kính và là lá la....em mất mấy tăm để dán lại. Sau đó hiếm khi sài chức năng này
Cụ dán phim đểu, hoặc thợ dán chưa chuẩn. Xe em mưa là em bật sấy, chưa hề bị nổ phim cụ ạ :)
 

minhdat1984

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-349744
Ngày cấp bằng
7/1/15
Số km
2,473
Động cơ
293,426 Mã lực
Nơi ở
Số 11 - Thạch Cầu - Long Biên - Hà Nội
Website
www.otofun.net
Các cụ cứ sấy nhiệt tình vào. Mưa to mưa nhỏ đều sấy hết. Em cũng hay làm và đã ko muốn làm nữa. Một ngày đẹp trời thấy li ti các hạt khí kính sau, và nó to dần lên, loang lổ khắp nơi. Vừa xấu vừa hạn chế việc quan sát. Do các dây nhiệt làm hạt khí film dán kính và là lá la....em mất mấy tăm để dán lại. Sau đó hiếm khi sài chức năng này
em nghĩ do phim đểu rồi
 

chakuchak

Xe buýt
Biển số
OF-31
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
686
Động cơ
589,678 Mã lực
Nơi ở
Home sweet home
Website
www.annstore.vn
Carens SX 2.0AT đăng ký mùa thu năm 2009 đã thay 1 đời lốp rồi giờ thay tiếp thì loại gì ngon bổ rẻ các cụ nhỉ? Cỡ lốp xe tôi là 225/50R17
 

xmen

Xe buýt
Biển số
OF-130
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
623
Động cơ
587,340 Mã lực
Carens SX 2.0AT đăng ký mùa thu năm 2009 đã thay 1 đời lốp rồi giờ thay tiếp thì loại gì ngon bổ rẻ các cụ nhỉ? Cỡ lốp xe tôi là 225/50R17
Bổ và rẻ thì có Hankook cụ ạ, còn muốn ngon nữa thì cụ làm dàn Michellin nếu đi đường phố là chính, còn đi đường xấu thì chọn Bridgestone
 

chakuchak

Xe buýt
Biển số
OF-31
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
686
Động cơ
589,678 Mã lực
Nơi ở
Home sweet home
Website
www.annstore.vn
Bổ và rẻ thì có Hankook cụ ạ, còn muốn ngon nữa thì cụ làm dàn Michellin nếu đi đường phố là chính, còn đi đường xấu thì chọn Bridgestone
Tôi đi quanh HN thôi và hiện đang đủ 4 quả Michellin, 1 cặp sau đã mòn đủ để thay. Cảm nhận riêng thì thấy độ ồn chả cải thiện được là bao so với lốp theo xe bởi xe cách âm kém mà cỡ lốp lại to, khi đi đường mặt nhám thì nghe rào rào như mưa. Hôm trước đi vá lốp được giới thiệu Kumho và Deestone, có cụ nào dùng rồi cho xin chút ý kiến với ạ
 

nothinghd

Xe điện
Biển số
OF-52568
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
4,097
Động cơ
493,084 Mã lực
Kumho thì còn có thể cân nhắc, chứ Destone thì thôi cụ ạ, đét tôn nó cố tình đặt tên nghe nhang nhác BS, dùng lốp đấy thì xài luôn Đà nẵng hay sao vàng cho yêu nước
 
Chỉnh sửa cuối:

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,000
Động cơ
538,800 Mã lực
xe của em USB trông hộp để đồ ghế lái, khi cắm USB vào không có điện, liệu có phải đứt đây điện k?
Cổng usb đấy chỉ đủ điện để HU nhận thtúub cắm vào & đọc dữ liệu thôi cụ ơi. Không đủ điện để sạc các thiết bị đâu.
 

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,000
Động cơ
538,800 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, v2 nhà em có độ cái món nâng mông của mợ Quạt. Sau khi nâng thấy mông xinh hẳn, nhưng có vấn đề là bây giờ phát hiện ra phần lốp bên trong mòn nhiều hơn, vậy có cách gì khắc phục không ạ? Nếu tháo ra thì uổng công quá .
Nếu bên trong lốp mòn đều nhiều quá thì ngoài độ chụm cần kiểm tra lại góc Camber cụ Tôn ạ, Carens có thể kiểm tra và chỉnh độ chụm trước và sau (tốt nhất dùng máy cho chính xác). Về góc Camber thì mặc định không có phần căn chỉnh nên cần kiểm tra kỹ các phần gối cao su đỡ của hệ thống treo, nếu sai lệch ít có thể can thiệp để lên hệ thống treo một cách thủ công (tuy nhiên rất mất thời gian và hiểu quả không cao). Trường hợp có sai lệch nhiều Camber thì cần khắc phục hệ thống treo (gối đỡ càng ...) thì mới xử lý triệt để được.
 

akaoko

Xe buýt
Biển số
OF-152380
Ngày cấp bằng
11/8/12
Số km
519
Động cơ
360,590 Mã lực
Nơi ở
Huế
Nếu bên trong lốp mòn đều nhiều quá thì ngoài độ chụm cần kiểm tra lại góc Camber cụ Tôn ạ, Carens có thể kiểm tra và chỉnh độ chụm trước và sau (tốt nhất dùng máy cho chính xác). Về góc Camber thì mặc định không có phần căn chỉnh nên cần kiểm tra kỹ các phần gối cao su đỡ của hệ thống treo, nếu sai lệch ít có thể can thiệp để lên hệ thống treo một cách thủ công (tuy nhiên rất mất thời gian và hiểu quả không cao). Trường hợp có sai lệch nhiều Camber thì cần khắc phục hệ thống treo (gối đỡ càng ...) thì mới xử lý triệt để được.
Em bị mòn bên trong hai lốp sau cụ ạ, hai lốp trước vẫn mòn đều. Vừa rồi em vào Đà Nẵng đến đại lý Brid Bích Hiền, thay 4 cái Turanza GR100. Chỗ Bích Hiền có máy Hunter để chỉnh nên cũng yên tâm phần nào. Không biết nó có bị nữa không. Phải qua một thời gian mới biết được ạ.
Cảm ơn cụ đã chỉ dẫn.
 

macbookpro86

Xe hơi
Biển số
OF-319840
Ngày cấp bằng
16/5/14
Số km
169
Động cơ
292,890 Mã lực
Nơi ở
ĐH Thuỷ Lợi, Đống Đa, HN
Website
www.facebook.com
Carens có 3 ổ cấp điện dạng cắm đầu mồi thuốc lá. Ổ Cigar lighter ngay phía dưới cần số. Ổ P/Outlet FRT nằm trong ngăn dưới hộp tỳ tay. Ổ ACC Socket nằm phía cuối xe bên phụ, ngay phía trên hốc để đồ.

Cầu chì cho ổ Cigar lighter (15A) và cầu chì cho ổ P/Outlet FRT (20A) nằm trong hộp cầu chì sát cánh cửa bên lái.

Cầu chì cho ACC Socket ở hộp cầu chì trong khoang máy, phía dưới cầu chì dự phòng SPARE 20A và phía trên cầu chì A/CON 10A.
Cám ơn bác, em cũng đag đi KIA Carens
 

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
380
Động cơ
425,800 Mã lực
Tìm hiểu về chức năng của các loại cảm biến trên ô tô

Trên các xe hiện đại ngày nay, hầu hết các hoạt động của xe đều thông qua các cảm biến và bộ điều khiển trung tâm ECU. Các loại cảm biến trên ô tô cũng như các giác quan trong cơ thể người, nó thu thập các tín hiệu cần thiết giúp máy tính trung tâm điều khiển động cơ làm việc hiệu quả nhất.


Các loại cảm biến trên ô tô quan trọng nhất và tác dụng của nó.
Cảm biến vị trí trục khuỷu: (Crankshaft sensor)
Cảm biến vị trí trục khuỷu có chức năng xác định tốc độ động cơ và vị trí pit-tông. Cảm biến này thường làm việc cùng lúc với cảm biến trục cam giúp máy tính vừa nhận biết vị trí pit-tông, vừa nhận biết vị trí của các su-pap để tính toán thời điểm đánh lửa và lượng nhiên liệu phun vào hợp lý nhất. Cảm biến vị trí trục khuỷu thường lắp ở vị trí gần puly trục khuỷu, phía trên bánh đà hoặc phía trên trục khủy. Đây được coi là cảm biến quan trọng nhất trên động cơ, khi cảm biến này bị lỗi, động cơ có thể gặp hiện tượng Misfire, động cơ bị rung hoặc Backfires. Khi bị hỏng cảm biến này, động cơ sẽ ngừng hoạt động.





Hình ảnh và vị trí lắp cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft sensor)


Cảm biến vị trí trục cam: (Camshaft sensor)
Trong các loại cảm biến trên ô tô thì cảm biến vị trí trục cam có chức năng xác định vị trí của trục cam và cung cấp thông tin cho bộ xử lý trung tâm để tính toán thời điểm phun nhiên liệu hợp lý nhất. Cảm biến này sẽ làm việc song song với cảm biến vị trí trục khuỷu giúp động cơ có thời điểm phun xăng và đánh lửa tối ưu. Cảm biến vị trí trục cam thường được gắn ở đỉnh xy lanh hoặc ở nắp hộp chứa trục cam. Khi cảm biến vị trí trục cam bị lỗi có thể xảy ra một số vấn đề ở động cơ như sau: Khó khởi động xe, động cơ chết đột ngột, động cơ bỏ máy hoặc không đáp ứng tăng tốc, sáng đèn CHECK ENGINE





Hình ảnh và vị trí lắp cảm biến vị trí trục cam (Camshaft sensor)


Cảm biến vị trí bướm ga: (TPS sensor)
Cảm biến vị trí bướm ga có nhiệm vụ xác định độ mở của bướm ga và gửi thông tin về bộ xử lý trung tâm giúp điều chỉnh lượng phun nhiên liệu tối ưu theo độ mở bướm ga. Trên các dòng xe sử dụng hộp số tự động, vị trí bướm ga là thông số quan trọng để kiểm soát quá trình chuyển số. Cảm biến vị trí bướm ga thường bố trí phía trong cổ hút. Khi bị lỗi hoặc hư hỏng cảm biến này, động cơ có thể gặp một số vấn đề như: Sáng đèn CHECK ENGINE, xe không tăng tốc kịp thời, bỏ máy, hộp số tự động sang số không bình thường, chết máy đột ngột.





Hình ảnh và vị trí lắp cảm biến vị trí bướm ga (TPS sensor)


Cảm biến áp suất khí nạp: ( Map sensor)
Cảm biến áp suất có nhiệm vụ cung cấp tín hiệu áp suất chân không dưới dạng điện áp hoặc tần số về bộ xử lý trung tâm để tính toán lượng nhiên liệu cần cung cấp cho động cơ. Khi xe ở chế độ không tải hoặc nhả ga, áp suất chân không giảm. Ngược lại, khi tăng tốc hoặc tải nặng, áp suất chân không tăng lên. Cảm biến áp suất khí nạp thường gắn tại đường khí nạp ở cổ hút. Khi cảm biến này bị hư hỏng, xe sẽ có các dấu hiệu như: Sáng đèn CHECK ENGINE và báo lỗi MAP sensor, động cơ nổ không êm, công suất động cơ kém, tốn nhiên liệu, xe nhiều khói.





Hình ảnh và vị trí lắp cảm biến áp suất khí nạp MAP sensor


Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: (Engine Coolant Temperature sensor)
Trong các loại cảm biến trên ô tô thì cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm để tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải, ...Ở một số dòng xe, tín hiệu này còn được dùng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, chạy quạt làm mát động cơ. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát được gắn ở thân động cơ và tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Khi bị hư hỏng cảm biến này, xe thường có các dấu hiệu: Sáng đèn CHECK ENGINE với mã lỗi báo hỏng cảm biến, xe khó khởi động, tốn nhiên liệu hơn bình thường, thời gian hâm nóng động cơ lâu,...





hình ảnh và vị trí lắp cảm biến nhiệt độ nước làm mát (Engine Coolant Temperature sensor)


Cảm biến lưu lượng khí nạp
Cảm biến lưu lượng khí nạp ( MAF) có chức năng đo khối lượng khí nạp qua cửa hút và truyền tín hiệu về ECU để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun đạt tỉ lệ chuẩn. Cảm biến lưu lượng khí nạp được gắn trên cổ hút, khi bị hư hỏng, xe thường có các dấu hiệu như: Đèn CHECK ENGINE sáng hoặc nhấp nháy, động cơ chạy không êm, không đều hoặc không chạy được, công suất động cơ kém, xe chạy tốn nhiên liệu hơn, chết máy,...





Hình ảnh và vị trí lắp cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF sensor)


Cảm biến kích nổ: Knock sensor
Cảm biến kích nổ có chức năng phát hiện sung kích nổ phát sinh bên trong động cơ và truyền tín hiệu này đến ECU nhằm điều chỉnh thời điểm đánh lửa trễ đi, ngăn chặn hiện tượng kích nổ. Cảm biến kích nổ thường gắn trên thân xy-lanh hoặc nắp máy. Khi bị hư hỏng, xe có các dấu hiệu như: Đèn CHECK ENGINE sáng, có tiếng gõ ở đầu máy,...





Hình ảnh và vị trí lắp cảm biến kích nổ (Knock sensor)


Cảm biến oxy: (Oxygen sensor)
Cảm biến oxy có chức năng đo lượng oxy dư trong khí thải động cơ và truyền tín hiệu về ECU nhằm điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí cho phù hợp. Cảm biến ô xy được gắn trên đường ống xả. Khi bị lỗi hoặc hư hỏng, xe sẽ có một số dấu hiệu như: Sáng đèn CHECK ENGINE, xe không đạt kiểm tra khí xả, tiêu tốn nhiên liệu một cách bất thường.





Hình ảnh và vị trí lắp đặt cảm biến oxy (Oxygen sensor)


Trên đây là một số chia sẻ về các loại cảm biến trên ô tô mà bạn cần biết, kiến thức này sẽ góp phần quan trọng cho việc sử dụng và bảo trì xe tốt hơn.

(Sưu tầm)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
380
Động cơ
425,800 Mã lực
Thời tiết lạnh, mời các cụ cùng tìm hiểu về đặc điểm của máy dầu.

Vì sao ôtô máy dầu “sợ” trời lạnh?
Nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp chính là “kẻ thù” của xe ôtô sử dụng động cơ diesel (máy dầu).

Trời lạnh, vì sao máy dầu khó khởi động?
Bản thân nguyên tắc khởi động của động cơ diesel tự nó khiến cho những chiếc xe máy dầu rất khó khởi động vào mùa đông hay khi trời lạnh. Khác với xe máy xăng, xe máy dầu không dùng bugi đánh lửa để đốt hỗn hợp xăng và không khí mà sử dụng nhiệt lượng từ khí nén để đốt dầu khi dầu được bơm vào buồng đốt. Điều này đồng nghĩa với việc nhiệt độ không khí càng cao thì động cơ càng dễ khởi động và ngược lại.



Không khí lạnh sẽ khiến dầu dễ bị đông đặc, dẫn đến khó nổ máy


Không khí lạnh sẽ khiến dầu dễ bị đông đặc. Điểm đông đặc của diesel theo tiêu chuẩn TCVN nhỏ hơn hoặc bằng 6 độ C, nhưng thực tế ở khoảng 8-9 độ C, lớp dầu diesel kết tủa trên bề mặt bầu lọc dầu, đóng màng, che kín hết bề mặt lọc, làm giảm lượng nhiên liệu cấp cho buồng đốt dẫn đến có nổ máy được cũng sẽ lịm ngay. Đây là nguyên nhân chủ yếu, phổ biến khiến xe khó nổ máy.

Các nhân viên kỹ thuật sửa chữa ôtô còn cho rằng, nhiệt độ thấp còn làm dầu bôi trơn trở nên đặc hơn, khả năng bôi trơn giảm xuống, tăng lực cản làm mất nhiều công khởi động. Nhiều trường hợp xe khó khởi động, hoặc không khởi động được do động cơ chưa đạt được tốc độ quay cần thiết thì ắc-quy đã hết điện.

Khắc phục thế nào?
Từ việc hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng xe máy dầu khó khởi động khi trời lạnh, bạn sẽ dễ dàng tự tìm ra hướng khắc phục mà không cần phải mang ra gara.


Bật khóa điện nhiều lần để sấy nóng không khí trước khi khởi động xe máy dầu

Thao tác đầu tiên, ai cũng có thể làm được đó là bật khóa điện nhiều lần để sấy nóng không khí. Bạn cắm chìa khóa vào ổ, bật chìa khóa để ở vị trí ON, đợi đèn báo sấy (hình lò xo màu vàng) tắt rồi lại xoay khóa điện về OFF. Làm tương tự như vậy khoảng 4 đến 5 lần tùy thuộc vào trời lạnh ít hay nhiều, sau đó đề ngay, động cơ sẽ dễ nổ hơn. Lúc động cơ đã nổ, bạn đừng đạp ga ngay, để chạy garanti một lúc, đệm ga lên từ từ rồi mới khởi hành.

Nếu trời quá lạnh, bạn có thể sử dụng nước sôi, dội từ từ vào khu vực bơm cao áp và bầu lọc nhiên liệu để tăng dần nhiệt độ nhiên liệu, giúp cho việc lưu thông và bay hơi của nhiên liệu dễ dàng hơn. Nếu cần thiết thì tháo lọc dầu ra vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các hãng xe, các gara để trang bị thêm bộ phận làm ấm nhiên liệu, giúp xe dễ khởi động hơn trong những ngày nhiệt độ quá thấp.

Lưu ý, không pha thêm xăng hoặc dầu lửa vào dầu diesel để chống đông đặc. Việc làm này sẽ khiến dầu khó bắt lửa hơn, thậm chí còn có hại cho động cơ.
 

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
380
Động cơ
425,800 Mã lực
Phanh tay điện tử: điều gì tạo nên sự khác biệt?

Từ hồi cưới vợ 2 đến nay, khi muốn sử dụng phanh tay để dừng đỗ xe, em thấy tốn cơm quá, qua tìm hiểu, em được biết là các gái mới đều sử dụng hệ thống phanh tay điện tử, hy vọng là em cưới được vợ 3,4,5 để sử dụng PHANH TAY ĐIỆN TỬ, mời các cụ cùng tham khảo.

Mặc dù được sử dụng ít hơn các hệ thống khác trên xe, nhưng phanh tay cũng có vai trò rất quan trọng đối với người điều khiển cũng như bản thân chiếc xe. Phanh tay được thiết kế giúp xe không bị tuột dốc khi đỗ xe ở những sân bãi hoặc cung đường có độ dốc, không bằng phẳng.

Việc sử dụng xe mà quên hạ thắng tay khi di chuyển hoặc quên kéo phanh tay khi đỗ xe cũng khá phổ biến, nhất là với các tài xế mới vào nghề và điều này có thể gây hậu quả khôn lường. Vậy phanh tay điện tử (Electronic Parking Brake/Hand Brake) là gì? Chúng hoạt động ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này.





Phanh tay điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi cho các xe ô tô


Phanh tay điện tử là loại phanh tay điều khiển tự động thông minh, được thiết kế để giúp hạn chế việc người lái quên hạ hoặc kéo phanh tay, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dùng xe. Phanh tay điện tử thường được bố trí trên các loại xe dòng cao cấp hoặc hạng sang. Chúng thường là một lẫy nhỏ có ký hiệu hình chữ P nằm trong vòng tròn, được bố trí gần cần số hoặc trên bảng táp-lô xe. Đối với đa số các dòng xe Mercedes hiện nay thì phanh tay điện tử có cơ cấu cài phanh dạng cần đạp, nằm bên trái chân tài xế.



Cách sử dụng các loại phanh tay điện tử phổ biến hiện nay


Phanh tay điện tử có những tính năng an toàn ưu việt mà phanh tay thông thường không có:

  • Chỉ khi đạp phanh chân và nhấn nút thì phanh tay điện tử mới được nhả (Unlock). Điều này đảm bảo xe không bị tuột dốc khi người lái quên đạp thắng mà lại nhả phanh tay.
  • Khi đỗ xe, tay số chuyển về vị trí P và thắng tay điện tử sẽ tự động chuyển qua chế độ Lock khi tắt máy. Điều này giúp tránh được rủi ro khi các bác tài quên kéo thắng tay.
  • Đối với trường hợp tài xế quên nhả thắng tay mà vẫn đạp ga cho xe di chuyển thì thắng tay sẽ tự Unlock để tránh tình trạng bó phanh, cháy phanh cũng như bảo vệ cho động cơ cùng hệ thống truyền động không bị hư hại.
Có hai trường hợp quên không hạ thắng tay: Không hạ cần thắng tay hoặc hạ không hết mức. Tuy nhiên trường hợp nào cũng có mức độ thiệt hại và có thể gây hư hỏng cho xe hoặc nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

So sánh ưu nhược điểm của thắng tay tự động và thắng tay thường
  • Thắng tay thông thường:
    • Dễ bị quên hạ thắng tay khi đề-pa, hoặc hạ không hết (phải nhìn lên bảng đồng hồ mới biết là đã hạ hết hoàn toàn chưa)
    • Chiếm diện tích trong khoang lái
    • Nếu không bảo dưỡng định kỳ sẽ gây hiện tượng kẹt phanh, bó phanh
    • Khi đỗ xe giữa dốc và cần đi tiếp, thao tác sẽ phức tạp hơn




Thắng tay thông thường chiếm vị trí khoang lái

  • Thắng tay điện tử:
    • Có nhiều ưu điểm hơn thắng tay thông thường (đã nói ở trên)
    • Bố trí phanh tay điện tử gọn gàng, tạo không gian thoải mái cho khoang lái
    • Thao tác đơn giản hơn khi đề-pa giữa dốc
    • Quan sát hiệu lực phanh tay ngay trên nút bấm




Thắng tay điện tử bố trí gọn gàng và thẩm mỹ hơn


Thắng tay điện tử có những tính năng ưu việt hơn thắng tay thông thường, giúp hạn chế tối đa rủi ro và thiệt hại không đáng có. Công nghệ này hiện nay được áp dụng rộng rãi trên các dòng xe đời mới và ngày càng được cải tiến tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho người sử dụng.

(Sưu tầm)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top