[Funland] F0 nằm điều trị, em muốn nhìn lại những năm tháng đầy tội lỗi của mình (Chủ thớt chính là Lê Quang Phục kẻ lừa đảo số 1 OF)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Nẫu

Xe tải
Biển số
OF-59007
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
364
Động cơ
16,816 Mã lực
Bây giờ, cuộc sống của em cứ âm thầm trôi đi, hàng ngày em cùng cậu bạn 2 bánh rong ruổi mọi nẻo đường. Không thể biết con đường phía trước thế nào, bằng phẳng hay chông gai, nhưng em tin con đường ấy đủ rộng để có chỗ cho cả em, để em không phải đi sai con đường thêm lần nữa. Bây giờ em còn có cả một quán nước nhỏ ở trong khu đền lừ. Em có cả cái món nước chè tươi, cái thứ nước uống đã gắn bó với tuổi thơ của em bà cả kẹo lạc Nam Định. Lúc nào em chạy xe thì em để quán đấy, khách tự đến tự uống bà tự rót xong tự để tiền lại.
Có lẽ em cũng khép lại tự truyện của em tại đây. Phần tiếp theo em xin để số phận viết tiếp. Cuộc đời mỗi con người là một câu chuyện dài, liệu chúng ta có dành tg và đủ bản lĩnh để nhìn lại nó không. Chúng ta có thể đã từng gặp nhau, từng đi qua nhau trên thế gian này và đừng quên rằng không có gì sung sướng bằng chúng ta được quyết định cuộc sống của mình.
Câu chuyện của em có thể có động chạm, hoặc vi phạm những quy tắc cộng đồng. Quản trị có thể xoá topic, khoá id nhưng em vẫn cảm ơn những người đã xem, đang xem, và sẽ xem câu chuyện của em và mỗi người có một cách nghĩ cho mình. Ngày mai em sẽ lại tiếp tục mưu sinh, để cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để em được trả hết món noẹ đời này.
Cảm ơn mọi người.
Chúc cụ luôn vững bước trên chặng đường tiếp theo. Với những trải nghiệm đắt giá đã qua, tin rằng cụ sẽ thành công.
 

Caccons

Xe đạp
Biển số
OF-719319
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
27
Động cơ
63,741 Mã lực
Bây giờ, cuộc sống của em cứ âm thầm trôi đi, hàng ngày em cùng cậu bạn 2 bánh rong ruổi mọi nẻo đường. Không thể biết con đường phía trước thế nào, bằng phẳng hay chông gai, nhưng em tin con đường ấy đủ rộng để có chỗ cho cả em, để em không phải đi sai con đường thêm lần nữa. Bây giờ em còn có cả một quán nước nhỏ ở trong khu đền lừ. Em có cả cái món nước chè tươi, cái thứ nước uống đã gắn bó với tuổi thơ của em bà cả kẹo lạc Nam Định. Lúc nào em chạy xe thì em để quán đấy, khách tự đến tự uống bà tự rót xong tự để tiền lại.
Có lẽ em cũng khép lại tự truyện của em tại đây. Phần tiếp theo em xin để số phận viết tiếp. Cuộc đời mỗi con người là một câu chuyện dài, liệu chúng ta có dành tg và đủ bản lĩnh để nhìn lại nó không. Chúng ta có thể đã từng gặp nhau, từng đi qua nhau trên thế gian này và đừng quên rằng không có gì sung sướng bằng chúng ta được quyết định cuộc sống của mình.
Câu chuyện của em có thể có động chạm, hoặc vi phạm những quy tắc cộng đồng. Quản trị có thể xoá topic, khoá id nhưng em vẫn cảm ơn những người đã xem, đang xem, và sẽ xem câu chuyện của em và mỗi người có một cách nghĩ cho mình. Ngày mai em sẽ lại tiếp tục mưu sinh, để cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để em được trả hết món noẹ đời này.
Cảm ơn mọi người.
Cố gắng cụ nhé!tất cả chúng ta đểu phải vậy,vì chính bản thân mình,vì gđ mình.
 

huutrinh6688

Xe điện
Biển số
OF-155781
Ngày cấp bằng
7/9/12
Số km
2,497
Động cơ
367,065 Mã lực
Cám ơn cụ chủ vì đã trải lòng. Chúc cụ chân cứng đá mềm trên con đường dài phía trước.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
15,893
Động cơ
508,700 Mã lực
"Cuộc đời mỗi con người là một câu chuyện dài, liệu chúng ta có dành tg và đủ bản lĩnh để nhìn lại nó không."

Đúng quá.
đơn giản như nhìn nhận lại chính mình mà không phải ai cũng làm được đâu. lý do lý chấu nhiều lắm.
cụ thớt lang bạt kì hồ mà chiêm nghiệm thật sâu sắc.

Chúc cụ yên bình trong tương lai.
trời không phụ lòng người. cứ yên nhiên tự tại, làm việc tâm huyết, rồi sẽ có thành quả.
 

peo_hoclai

Xe tải
Biển số
OF-96909
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
478
Động cơ
414,791 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói !
Bây giờ, cuộc sống của em cứ âm thầm trôi đi, hàng ngày em cùng cậu bạn 2 bánh rong ruổi mọi nẻo đường. Không thể biết con đường phía trước thế nào, bằng phẳng hay chông gai, nhưng em tin con đường ấy đủ rộng để có chỗ cho cả em, để em không phải đi sai con đường thêm lần nữa. Bây giờ em còn có cả một quán nước nhỏ ở trong khu đền lừ. Em có cả cái món nước chè tươi, cái thứ nước uống đã gắn bó với tuổi thơ của em bà cả kẹo lạc Nam Định. Lúc nào em chạy xe thì em để quán đấy, khách tự đến tự uống bà tự rót xong tự để tiền lại.
Có lẽ em cũng khép lại tự truyện của em tại đây. Phần tiếp theo em xin để số phận viết tiếp. Cuộc đời mỗi con người là một câu chuyện dài, liệu chúng ta có dành tg và đủ bản lĩnh để nhìn lại nó không. Chúng ta có thể đã từng gặp nhau, từng đi qua nhau trên thế gian này và đừng quên rằng không có gì sung sướng bằng chúng ta được quyết định cuộc sống của mình.
Câu chuyện của em có thể có động chạm, hoặc vi phạm những quy tắc cộng đồng. Quản trị có thể xoá topic, khoá id nhưng em vẫn cảm ơn những người đã xem, đang xem, và sẽ xem câu chuyện của em và mỗi người có một cách nghĩ cho mình. Ngày mai em sẽ lại tiếp tục mưu sinh, để cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để em được trả hết món noẹ đời này.
Cảm ơn mọi người.
Cám ơn cụ và chúc cụ sẽ có 1 tương lai êm đềm để trả nợ đời như cụ nói! E cũng ở khu giải phóng cũng hay xuống chợ đầu mối mua bán ! Ko biết khi nào có duyên qua đền Lừ ghé quán nước chè của cụ làm chén nước…!
 

ChuyenDaQua

Xe điện
Biển số
OF-122090
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
2,090
Động cơ
233,376 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa - Nhân Chính
Trân Trọng.
Chúc Cụ mạnh khoẻ - bình an.
 

xephuot

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-112581
Ngày cấp bằng
13/9/11
Số km
693
Động cơ
109,853 Mã lực
Trên youtube kênh của ông bác này kể cũng có nhiều chi tiết về đời sống trong tù.
 

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
354
Động cơ
165,948 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Chúc cụ một đời bình an, mạnh khoẻ và may mắn. Ngày mai, trời lại sáng cụ ạ
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,822
Động cơ
356,892 Mã lực
Cụ cho hỏi các anh to trong ngành như anh V chột anh Trọng vào đó có khác biệt 1 chút nào ko, đội lính CA trong trại có tôn trọng giúp đỡ họ ko cụ... thực ra em có phần nể anh Trọng vì tình ae mà chịu thiệt thòi cả tai tiếng lẫn sự nghiệp, anh V chột thì gọi là tham quan dù rất giỏi. Nếu anh Trọng sau khi ra mà như bài báo viết ca ngợi y đức của anh ý chuẩn thì càng đáng quý.
Mấy anh to này thì e ko biết,nhưng kiểu gì thì gì cũng đc ưu ái,riêng cái khoản thăm gặp chắc chắn cũng hơn người.gì cũng tháng chả chục lần thăm gặp là ít,người nọ người kia lên thăm gửi quà.còn luật thì tháng chỉ đc thăm gặp 1 lần,gia đình có sổ thăm gặp mới đc vào.nhưng nhiều người gọi là "xăng pha mi" ko gia đình.án cả chục năm nhưng tù lúc bắt đến lúc về chưa 1 ai đến thăm,chưa 1 lần đc gọi nhận quà.nói thật là những nó người như vậy hay tủi thân lắm,rồi sẽ thành mặc cảm tự ti
Ở Trại Thanh Xuân em đếm nhanh có khoảng hơn chục cựu cán bộ chiến sĩ xxx bị tuột xích.nói toàn bộ thì hơi quá nhưng già nửa là án LỪA ĐẢO.hội này thường thường bị ae tù ghét.ghét ko phải vì do ngày xưa là xxx mà ghét vì nhiều khi vào đấy vẫn lừa đảo cả ae tù.thậm chí có trường hợp trước kia lúc đi học hay công tác nên quen biết cán bộ trong trại,nên đc người cán bộ ấy giúp đỡ,nhưng giúp xong nhiều khi nó còn lừa cả người cán bộ ấy giúp mình.nhưng đa số hội này trước làm xxx lại có quan hệ rồi thì gửi gắm các kiểu nên cán bộ trại giúp đỡ cũng nhiều
Trại TX này từ ban GT,cán bộ cho đến tù phần lớn là dân HY nên cũng hơi có tí cục bộ,đúng ra trại này là tuyến của dân miền núi chứ dân các tình đồng bằng là phải xuôi về các trại phiá nam,nhiều người có vẻ ngạc nhiên khi nghe e kể trại có nhiều người dân tộc miền núi.đặc biệt quân HN về trại TX thì đều phải mất tiền hoặc có quan hệ.tiền thì ít là 10 nhiều là 30 tuỳ quan hệ hay chạy cửa nào chứ ko có chuyện free.trừ mấy trường hợp dân thanh hoá nghệ an bị bắt đưa vào hoả lò,khi đi trại cải tạo thì bộ sẽ ko cho về các tỉnh gần nhà mà sẽ cho đi thanh xuân hoặc các tỉnh ở miền núi phía bắc để tránh các trường hợp cục bộ trong trại.đấy cũng chỉ là lý thuyết và số nhỏ thôi
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,822
Động cơ
356,892 Mã lực
Bon mồm em xin chia sẽ quan điểm về giáo dục. Tư Tưởng nho giáo của nhà mình quá coi trọng vai trò của thầy cô trên lớp mà ko nhắc gì đến vtro của gia đình, bố mẹ có lẽ cũng cần phải bàn lại. Cứ cái kiểu ko thày bố mày làm nên e cho là nó cũng có những hậu quả. 1 lớp đến 60 hs thì thầy cô có mà múa. Một số nc họ bày tỏ quan điểm: parents is the first and life long teacher e thấy vô cùng đúng và chính xác. Giáo dục VN tự tạo cho mình các vai trò và trách nhiệm mà nó ko cân xứng
Gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người
Học hành nó chỉ là 1 trong những điều cần để tạo nên con người,còn đâu hơn nửa là từ gia đình.từ ăn uống sức khoẻ,trình độ giáo dục,kinh tế rồi thì đủ các thử khác cộng vào để tạo nên
Nhiều người sống trong 1 gia đình có đủ cả bố lẫn mẹ,đc nuôi dạy đùm bọc từ bé nên ko biết cái giá trị gia đình mà mình có mà coi đấy là điều mặc nhiên nó phải thế
Chỉ có những người như e hay cụ chủ thớt,mất bố mất mẹ từ bé,hoặc bố nẹ ly hôn gia đình ly tán mới thấy giá trị cửa sự hạnh phúc khi có 1 gia đình đầy đủ,no ấm và hạnh phúc.đời mình thiếu thốn mất mát quá nhiều rồi nên cố gắng làm sao cho con mình đc đầy đủ nhất có thể trong khả năng của mình.ko cần thành tài mà chỉ mong ước làm sao dạy dỗ nuôi con nên người.giờ đây khi gần 40 tuổi,chuẩn bị làm bố trẻ con rồi nên lo nghĩ tương lai cho đứa con,e mới thấy thấm lời của mẹ e nhiều năm về trước : có nuôi con mới biết lòng cha mẹ
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người
Học hành nó chỉ là 1 trong những điều cần để tạo nên con người,còn đâu hơn nửa là từ gia đình.từ ăn uống sức khoẻ,trình độ giáo dục,kinh tế rồi thì đủ các thử khác cộng vào để tạo nên
Nhiều người sống trong 1 gia đình có đủ cả bố lẫn mẹ,đc nuôi dạy đùm bọc từ bé nên ko biết cái giá trị gia đình mà mình có mà coi đấy là điều mặc nhiên nó phải thế
Chỉ có những người như e hay cụ chủ thớt,mất bố mất mẹ từ bé,hoặc bố nẹ ly hôn gia đình ly tán mới thấy giá trị cửa sự hạnh phúc khi có 1 gia đình đầy đủ,no ấm và hạnh phúc.đời mình thiếu thốn mất mát quá nhiều rồi nên cố gắng làm sao cho con mình đc đầy đủ nhất có thể trong khả năng của mình.ko cần thành tài mà chỉ mong ước làm sao dạy dỗ nuôi con nên người.giờ đây khi gần 40 tuổi,chuẩn bị làm bố trẻ con rồi nên lo nghĩ tương lai cho đứa con,e mới thấy thấm lời của mẹ e nhiều năm về trước : có nuôi con mới biết lòng cha mẹ
Cụ Tôn kể chuyện của mình đi cho mọi người đc biết, cụ cũng có khiếu kể chuyện đấy :-bd
 

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
354
Động cơ
165,948 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người
Học hành nó chỉ là 1 trong những điều cần để tạo nên con người,còn đâu hơn nửa là từ gia đình.từ ăn uống sức khoẻ,trình độ giáo dục,kinh tế rồi thì đủ các thử khác cộng vào để tạo nên
Nhiều người sống trong 1 gia đình có đủ cả bố lẫn mẹ,đc nuôi dạy đùm bọc từ bé nên ko biết cái giá trị gia đình mà mình có mà coi đấy là điều mặc nhiên nó phải thế
Chỉ có những người như e hay cụ chủ thớt,mất bố mất mẹ từ bé,hoặc bố nẹ ly hôn gia đình ly tán mới thấy giá trị cửa sự hạnh phúc khi có 1 gia đình đầy đủ,no ấm và hạnh phúc.đời mình thiếu thốn mất mát quá nhiều rồi nên cố gắng làm sao cho con mình đc đầy đủ nhất có thể trong khả năng của mình.ko cần thành tài mà chỉ mong ước làm sao dạy dỗ nuôi con nên người.giờ đây khi gần 40 tuổi,chuẩn bị làm bố trẻ con rồi nên lo nghĩ tương lai cho đứa con,e mới thấy thấm lời của mẹ e nhiều năm về trước : có nuôi con mới biết lòng cha mẹ
Em học được nhiều điều đáng quý qua những câu chuyện của cụ. Trân trọng và khắc ghi.
 

needforspit

Xe hơi
Biển số
OF-69995
Ngày cấp bằng
6/8/10
Số km
160
Động cơ
430,737 Mã lực
Chào các cụ,
Vậy là câu chuyện của cụ chủ thớt đã đóng lại, em xin phép tổng hợp các bài viết của cụ chủ thớt để giúp các cụ đọc được liền mạch, cũng là lời cảm ơn cụ chủ thớt đã chia sẻ cho cộng đồng OF về câu chuyện cuộc đời cụ. Qua câu chuyện này, em tin ít nhiều mỗi người sẽ có thêm những suy nghĩ nhìn nhận về cuộc sống của mình. Em chúc cụ chủ thớt chân cứng đá mềm, mạnh mẽ vượt qua khó khăn và sớm có cuộc sống bình an, hạnh phúc !!!

-------------------------------

Em sinh ra ở 1 vùng quê nghèo tỉnh Nam Định, bố em mất sớm từ năm em 7 tuổi. Mẹ em là giáo viên cấp 1 của xã. Bà đã tần tảo nuôi em khôn lớn bằng đồng lương giáo viên ít ỏi và mấy sào ruộng. Tuổi thơ của em cứ bình lặng sau lũy tre làng, bên triền đê ven sông Đáy, con sông đã tắm mát cả một miền ký ức trong em. Niềm vui sướng lớn nhất của em là cứ mỗi tối sau khi học xong bài là được sang nhà chú ở ngõ bên cạnh xem tivi. Không hiểu sao những gì hấp dẫn với em nhất lúc ấy không phải là hoạt hình, không phải là Tây Du Ký, mà là hình ảnh về Thủ Đô Hà Nội. Cái hình ảnh tháp Rùa, hồ Gươm, cột cờ Hà Nội phát lên cùng với giai điệu ca khúc " Nhớ về Hà Nội" cất lên là em lại nôn nao. Ngoài thế giới ao làng mà em đang sống thì đấy là thế giới thứ 2 mà em biết. Em ước ao rằng sẽ có 1 ngày em đặt chân đến nơi này.
Thế rồi ngày ấy cũng đến. Năm 1997, em có cơ hội lần đầu tiên được đặt chân lên Hà Nội. Đấy là khi mẹ em được trường học cho các giáo viên và gia đình đi thăm lăng Bác, và em được đi cùng mẹ. Biết tin ấy, em sung sướng trước cả tuần, chăm chỉ làm việc nhà, không đi chơi vì sợ mẹ em đổi ý. Chuyến đi mang cho em bao nhiêu trải nghiệm, lần đầu em đi xa nhà, lần đầu em ngồi trên 1 cái oto to đến thế, lần đầu em biết cảm giác say xe. Em được mặc bộ quần áo đẹp nhất, mẹ thì chuẩn bị bao nhiêu là cơm nắm, bánh dày, muối vừng, trứng luộc. Xe đi từ 5h sáng, đến gần 9h thì đến Hà Nội, khi xuống xe, em không tin vào mắt mình!!! Người nhiều quá, xe máy nhiều quá, và cũng ồn ào quá. Rồi mọi người được đưa vào thăm lăng Bác, thăm nhà sàn, ao cá, thăm viện bảo tàng lịch sử, rồi buổi trưa mọi người ra hồ Tây chơi. Mọi người trải áo mưa ở ven hồ rồi mang đồ ăn ra ăn tại chỗ. Đến chiều mọi người lại lên Hồ Gươm, đây là chỗ mà em thích nhất. Ở đây em thấy cái gì cũng đẹp, nhìn các bạn cùng trang lứa được ăn những món ăn ngon, cầm những món đồ chơi đẹp, em thầm ước giá như mình được ở lại nơi đây. Sau chuyến đi ấy trong thâm tâm em luôn tồn tại 1 suy nghĩ là sau này em sẽ chọn Hà Nội để sống.

Năm 18 tuổi, em từ bỏ giấc mơ đại học, quyết định lên đường lập nghiệp. Lúc ấy, mẹ em đã nghỉ hưu, sức khoẻ cũng yếu nên em không thể để bà cho em mãi. Nhét CMND, bằng tốt nghiệp cấp 3, vài bộ quần áo vào ba lo em chào mẹ để lên với miền đất Thủ Đô. Dù mẹ em rất buồn và không đồng ý để em đi nhưng cuối cùng bà vẫn để em đi. Lúc em đi bà đưa cho em hơn 500 nghìn bà để dành được. Em nhớ như in hôm ấy là ngày 28/07/2004.

Xe dừng ở nhà máy bao bì Văn Điển, em xuống xe thì trời đã gần về trưa. Trời tháng 7 nắng như đổ lửa, tiếng còi xe ầm ĩ, tiếng người gọi nhau í ới, tiếng chửi tục, chửi bậy chí choé. Em đang lếch thếch đi bộ thì có 1 ông xe ôm phi con wave tàu tiếng nổ không khác gì tiếng máy vò lúa ở quê em phi lên chặn đầu và hỏi " Đi đâu đây?"
Nhớ lại lời dặn của thằng bạn đang ở trên này:" mày cứ đến Phương Liên, rồi tìm đến xưởng giầy da chỗ tao làm." Tôi liền bảo xe ôm chở đến Phương Liên. Nhưng cuộc đời không như mơ, khi tôi hỏi được đến xưởng giầy da của thằng bạn thì nó không có ở đấy nữa, thấy người ta bảo nó chuyển sang làm thuê cho lò bánh mỳ ở bên chỗ gò Đống Đa. Chán nản tôi đi lang thang quanh khu đê con Phương Liên, thiết nghĩ phải tìm được chỗ ở. May mắn tôi được 1 bà hàng chè đỗ đen bảo nhà đang có phòng cho thuê với giá 200k/tháng. Tôi không suy nghĩ liền bảo bà cho cháu về ở. Sau khi cầm tiền bà dắt tôi vào khu trọ bên kia đường, từ mặt đường đê con đi xuống 1 cái dốc và vào 1 khu trọ lụp xụp, tôi được đưa vào 1 cái phòng bé không đến chục mét vuông, cũ kỹ, ẩm mốc, với 1 cái giường duy nhất. Tôi nằm vật xuống cái giường ấy và ngủ thiếp đi sau 1 ngày dài mệt mỏi.

Tôi giật mình tỉnh giấc, thấy tối om, ở ngoài sân thì nhốn nháo, tiếng la hét, tiếng khóc lóc, tiếng chửi bới, và tiếng đấm đá. Tò mò tôi đẩy cửa ra xem thì thấy mấy thanh niên đang đánh 1 cô gái ở phòng đối diện, cô gái ăn mặc khá hở hang, đang nằm dưới đất chịu đòn, mấy cô khác thì đứng nhìn mà không có phản ứng gì. Tôi hốt hoảng đóng cửa, không dám bật đèn.
Cuộc sống Hà Nội không như là mơ…

Bắt đầu đi kiếm việc làm, và nếm trải cuộc sống mới.
Ở đây được 2 hôm thì em cũng tiêu gần hết số tiền trong người. Em mua được một cái bếp ga du lịch, 1 cái xoong nhôm và 1 thùng mì hảo hảo. Qua tìm hiểu thì em thấy khu trọ này phần lớn là gái bán hoa ở, vài bà đồng nát và bán bánh mì dạo. Đám gái ở đây chúng nó đóng cửa phòng ngủ cả ngày, đến tầm 5h chiều thì bắt đầu dậy và lúc này bọn nó kéo dồn ra khu vệ sinh chung. Tiếng chửi bới, trêu đùa náo loạn cả khu trọ.
Em cuối cùng cũng liên lạc được với thằng bạn cùng quê và nhờ nó đi xin việc. Nó kéo tôi đến lò bánh mì nó đang làm trong phố Đặng Tiến Đông bây giờ. Sau một hồi năn nỉ ông chủ nó ra bảo tôi với bộ mặt méo xệch, tôi nhìn là biết tôi không được nhận rồi. Sau đấy nó lại lấy con xe đạp mini liên doanh lai tôi về Phương Liên, vào xưởng giầy thủ công nơi nó làm trước kia. Và ở đây tôi đã được nhận với mức thù lao 750k/tháng và được ăn 1 bữa cơm trưa. Công việc của tôi bât đầu từ 7h30 sáng và kết thúc lúc 5h3p chiều. Vì mới làm nên công việc của tôi là bê vác, đóng bao tải. Đến tận giờ cái mùi cao su đúc khen khét, lẫn cái mùi da thuộc vẫn như in trong đầu tôi. Với mức lương không có gì là nhiều tôi cũng chỉ đủ ăn cơm và trả tiền trọ, thỉnh thoảng thèm lắm thì đi đá cốc bia cỏ.

Mối tình đầu và bước ngoặt vào con đường phạm tội.
Ở xưởng giầy có 1 cô gái tên Nhung, cùng quê với ông chủ lên đây làm thuê. Cô ấy hơn em 1 tuổi, chuyên đi chợ nấu cơm cho thợ trong xưởng và làm ô sin cho nhà chủ luôn. Cô ấy biết tôi mới vào nên hay trêu, và cũng được ông bà chủ giao nhiệm vụ để ý tôi làm việc. Biết tôi buổi tối về phòng ăn cơm nên ngày nào cũng gói đồ ăn cho tôi mang về. Dần dần tôi và cô ấy để ý nhau, tuy tôi chưa tỏ tình vì nhát gái nhưng mà trong lòng 2 đứa cũng kết lắm rồi. Tôi làm ở xưởng được gần 5 tháng, có công việc, có cơm ăn, có người yêu, nói chung mọi thứ đang dần rất ổn với tôi. Nhưng....
Vào cuối tháng 12 năm 2014 tôi rủ Nhung và thằng bạn bánh mỳ đi chơi vì mấy hôm nữa là mấy anh em về quê ăn Tết dương lịch. Thằng bạn tôi thì đi bán bánh mỳ dạo, nó hẹn 7h tối lên gò Đống Đa ngồi ăn bánh mỳ chấm sữa. Đúng hẹn tôi với Nhung lên thì thấy nó với cái xe đạp chở sọt bánh mỳ đã đợi sẵn. Mấy anh em đang ăn thì có tiếng gọi" Ê bánh mỳ!!" Bọn tôi ngó lên thì thấy 3 thanh niên đi 1 con wave đỏ, hỏi mua bánh mỳ, như thường lệ, gặp khách thằng bạn tôi đon đả bán hàng. Nó hỏi khách mua như nào rồi mở sọt rút bánh cho vào túi nilong. Khách vừa cầm bánh mỳ thì lên xe đi luôn kèm theo tiếng cười khoái trả. Mặt tôi với Nhung thì ngơ ngác còn thằng bạn tôi thì la lên" Tiền anh ơi!!! DCM chúng mày!!!"
Thế là nó bị bùng tiền à!!! Khi tôi còn chưa kị hỏi thằng bạn chuyện gì thì thấy chiếc xe wave đỏ vòng lại.
- Dcm con c.hó chửi gì đấy!!!
Và tiếp sau đấy tôi với thằng bạn tối tăm mặt mũi vì bị ba thanh niên đánh. Vận hạn đến sớm thật, tôi chỉ biết ôm lấy 1 thằng thật chặt và chịu đòn thì bống nghe tiếng kêu thất thanh" Á!!!!" Mọi thứ dừng lại bất ngờ, tôi thất gã mà tôi ôm người gồng cứng lên rồi mềm dần, máu tuôn ra từ vai nó đỏ lòm cái áo. Thằng bạn tôi đứng ngai sau, trên tay là con dao mà nó hay nhét dưới sọt bánh mỳ. Hai thằng kia cũng dừng lại, sững sờ, thằng bạn tôi cắm đầu vừa chạy vừa gọi tôi" chạy đi!!!!". Tôi chỉ biết kéo tay Nhung chạy về phía cổng công viên
Lúc này là ngày cuối tháng 12 năm 2004. Từ ngày lên HN tôi chưa được về thăm mẹ.

Bi kịch bắt đầu
Đêm về phòng em và Nhung không sao ngủ được, cứ nghĩ đến chuyện lúc tối em càng thấy sợ. Ngày ấy, bọn em không có điện thoại di động để liên lạc, em với Nhung cứ ngồi trên giường ở phòng trọ, lo lắng, hoang mang. Đến gần 4 giờ sáng em nghe tiếng gõ cửa phòng, rồi tiếng gọi của ông chủ chỗ em làm. Nhung nghe thế tưởng ông ấy sang tìm Nhung liền ra mở cửa. Cánh cửa vừa mở thì tôi thấy ông chủ nhà với 2 anh công an bước vào trong phòng. 2 anh công an gọi tên em rồi đưa em lên Quận Đống Đa. Em chỉ kịp ngoái lại, trên má Nhung hai hàng nước mắt lăn dài.
Ngồi giữa 2 anh công an em đã lờ mờ tưởng tượng được chuyện gì đang xảy ra. Hoá ra thằng bạn đã bị bắt và khai ra tên em, họ đến tận xưởng giầy và nhờ ông chủ sang tìm em. Em được hai anh xốc nách lên tầng 2, vào 1 phòng làm việc. Em được cho ngồi vào 1 cái ghế gỗ và 1 tay em được còng vào ghế. Cái cảm giác ấy thật khó tả, sợ hãi, hoang mang, hồi hộp...
Một lúc sau em thấy Nhung cũng được đưa lên làm nhân chứng, anh công an lôi thằng bạn em vào và chỉ vào mặt em:
- Có phải nó đây không?
Thằng bạn em lý nhí:
- Vâng ạ.
Nó lại được đưa sang phòng bên cạnh.
Đoạn này em xin phép được dừng vì không muốn kể quá sâu về quá trình hỏi cung và công tác điều tra của cơ quan công an.

Sau một loạt thủ tục lăn tay, chụp ảnh, giống như làm CMND 2 thằng em được đưa xuống nhà tạm giữ. Hai thằng được đưa vào hai buồng khác nhau. Lúc ấy cũng đã gần tối bụng em đói cồn cào, mệt mỏi và....đau. Vừa bước vào khu tạm giữ, em đã có 1 cảm giác lạnh sống lưng. Em thấy ơ trong khu này có 1 dãy nhà, được chia làm các buồng nhỏ, mỗi buồng là 1 cửa sổ được hàn thép kiên cố, cửa ra vào cũng làm bằng sắt chỉ rộng tầm 1m. Bỗng có tiếng gọi ở trong buồng đầu tiên:
- Lính Mới à thầy ơi!!!!
-Cho nó vào đây thầy ơi!!!
-Cụp mẹ mày pha xuống.
Em chỉ dám đưa mắt 1 vòng. Cái quái gì đây, lố nhố ở các ô cửa sổ là mấy cái đầu trọc. Em thề, nếu chỉ xem đi tù trên TV thì ở đây nó khác rất nhiều. Bất kể đầu gấu nào mà trải qua cái cảnh này lần đầu thì cũng nhũn mà thôi.
Em được đưa vào buồng 2 còn thằng bạn cùng vụ thì xuống gần cuối khu. Anh công an xách 1 chùm chìa khoá mà lần đầu tiên em thấy. Chùm chìa khoá được lồng từ mấy chục cái chìa vào 1 vòng thép hình tròn theo thứ tự. Cán bộ mở 1 khoá to như 2 nắm tay kéo cái suốt ngang cửa, mở tiếp 1 khoá trên cửa nữa thì mới mở được cửa.
Em đã bước vào 1 thế giới khác…

Pha chào buồng nhớ đời
Em xem trên mạng các rì viu ơ kể chuyện đi tù mà toàn khoe làm đại ca với được đánh người. Em nói thật vào đây không ai là làm đại ca ngay được đâu.
Vào căn buồng tối om, em nhìn còn nhỏ hơn cái phòng trọ của em mà trong này đã có sẵn đến 4 người. Khi em còn ngơ ngác chưa biết sẽ làm gì thì cánh cửa đã đóng lại, tiếng két xình nổi da gà, tiếng khoá cửa chát chúa như khoá lại cuộc đời em. Chưa kịp phản ứng thì em đã nghe thấy tiếng quát:
D.m con lợn này!!!
Em chỉ thấy mình như tắc thở, đã có 1 anh lính cũ cầm cái khăn mặt dài từ đằng sau quàng qua cổ em rồi siết mạnh. Em khụy xuống, không kêu nổi, gã ấy lấy 2 tay siết cái khẵn, đầu gối tỳ thẳng vào lưng em làm em không thể phản ứng kịp. Khi đang ở trong tư thế quỳ thì 1 anh khác đi đến trước mặt đạp 2 phát vào ngực em. Sau này em mới biết em đã ăn món " đạp phanh". Gã đằng sau khẽ nới lỏng cái khăn mặt, em có thể thở được chút ít thì lại ăn hai phát vào mạng sườn. Sau này em cũng mới biết đây là " cháo sườn. Em nằm bẹp xuống đất thì anh thứ 3 ngồi trên bục bê tông nên em 2 gót chân vào lưng em. Đến lúc này thì em nghĩ chắc vào đây để chết. Về sau em mới biết em đã ăn đủ combo đạp phanh, cháo sườn và chân giò.
Sau khi biết mình chưa chết, em nghe thấy loáng thoáng giọng của anh thứ 4, anh ta không làm gì nhưng có vẻ đây mới là trùm cuối. Anh ta nói rất nhẹ:
- Ngồi dậy, bó gối lại.
Sau khi hỏi han vài câu xoay quanh trích ngang với tội danh anh ta bảo:
Vào đây thì cố chấp hành, đừng có lệch. Ở vài ngày rồi đi Hoả Lò.
Sau đấy họ bắt tôi thay quần áo rồi ngồi gọn vào một góc. Khoảng 1 tiếng sau 1 anh đưa tôi nửa phong lương khô và bảo:
- Sinh hoạt đi rồi chìm.
Tôi xin phép ăn hết phần lương khô, có lẽ đấy là miếng lương khô tôi cảm thấy ngon nhất.

Ngày đầu ăn cơm tù, ngủ nhà mét
Khi có tiếng cán bộ bên ngoài đi rọi đèn từng buồng kiểm tra lần cuối, thì cũng là lúc tôi chuẩn bị được đi ngủ. Nhưng trước khi đi ngủ thì sẽ có vài thủ tục.
Đầu tiên là anh trưởng buồng sẽ cho cả buồng phê pha.
Sẽ có 1 anh ra cửa sổ canh công an, 2 anh sẽ kiệu nhau lên để lấy 1 túi vải trên lỗ cửa gió, đấy là bộ đồ nghề. Sau khi hạ đồ nghề các anh sẽ lôi ra trong túi vải 1 túi thuốc lào số 8, 1 cái đầu bật lửa chỉ có phần bánh xe và đá lửa, 1 mẩu bông y tế và 1 dải báo Nhân Dân rộng khoảng 3cm dài 30cm. Rất điệu nghệ anh trưởng buồng lấy 1 ít thuốc lào cho vào dải báo rồi quấn thành 1 điếu xì ke. Anh còn lại cũng rất nhanh xé tơi bông y tế kẹp vào 1 mẩu giấy rồi đưa gần vào đầu bật lửa. Anh ta đánh bánh xe bật lửa toé lửa làm lửa bén vào bông y tế và cháy mẩu giấy. Thế là đã tổ chức được 1 buổi phê. Đầu tiên anh buồng trưởng sẽ hút trước, sau đến anh trật tự, rồi hai anh xe, nhìn cảm giác của mấy anh ấy mà em không nghĩ thuốc lào có thể phê đến vậy.
Sau đấy anh trưởng buồng bảo cậu lái xe:
- Cho thằng lính mới nó hút.
Em nói thật em không khoái thuốc lào, nhưng lúc đấy em sợ nếu từ chối sẽ bị ăn đòn nên đành làm liều.
- Em xin anh!!!
Em cầm điếu xì ke, đưa vào mồm và kéo. Mẹ cha ơi, cái vị khét, nồng, và em ho sặc sụa. Nhưng mà phê thật. Người em quay cuồng, gáy thì lạnh.Chưa khi nào em thấy phê thuốc lào như vậy, bỗng em mất tự chủ. Đũng quần em ướt sũng.
Hoá ra phê quá em đái ra quần các cụ ạ. Khi nhận ra em cứ tưởng mình sẽ nhận thêm 1 trận đòn nhừ tử. Nhưng không, em thấy cả buồng nhìn em cười như rất bình thường. Một gã đi lấy trong túi ra 1 cái quần đùi khác đưa em, khi em thay quần xong thì gã ném cho em 1 mảnh chiếu không thể rách hơn và một cái ruột chăn bông. Gã chỉ xuống khoảng trống sát bệ nhà mét và bảo em trải chiếu ra ngủ.
Em lặng lẽ nghe lời và xuống dải chiếu ở đấy. À mà lạ thật, lúc nãy thằng lái xe lấy gì đánh cái nhà vệ sinh mà không có mùi hôi mấy.
Đêm đầu tiên của em trong tù đã trôi qua.
Sáng hôm sau em được gọi dậy từ rất sớm,
Một gã xe đưa em 1 cái bàn chải đánh răng đã qua sử dụng, trên ấy quẹt 1 tý kem đánh răng và bảo em đi đánh răng rửa mặt. Em được phát 1 ca 1,5l nước để làm vệ sinh buổi sáng. Thế là 1 ngày mới bắt đầu. Em được trưởng buồng giao cho việc 1 ngày 3 lần đánh nhà mét, quét và lau sàn. Còn lại thời gian là ngồi bó gối cụp pha..,..

Ngày đầu bước chân vào Hoả Lò.
Giám định thương tật của nạn nhân là 16% bọn em chính thức nhận quyết định khởi tố bị can, khoản 1 với tội danh Cố ý gây thương tích.
Ở nhà tạm giữ 3 ngày thì bọn em được chuyển vào Hoả Lò. Chuyến ấy tổng cộng có 13 anh em được điều chuyển. Bọn tôi được đưa lên xe thùng kín,trên xe hàn hai hàng ghế sắt hai bên, dưới là hệ thống cùm chân. Sau khi đọc hồ sơ đối chiếu thì bọn tôi được đưa lên xe, ngồi sát nhau và đưa chân vào cùm.
Xe dừng trong sân Hoả Lò bọn tôi được xếp hàng đi xuống. Cán bộ vũ trang đứng 2 bên, tay cầm xịt cay và dùi cui điện. Một vài anh em tù nhiều thì như trở lại mái nhà xưa, còn bọn tôi là tù con so thì ngơ ngác. Các cán bộ lại đọc hồ sơ lần nữa rồi bọn tôi xếp hàng di chuyển vào khu vực kiểm tra, khám sức khoẻ. Ở đấy bọn tôi gọi là Phòng Đồng Hồ.
Ở đây các cán bộ hỏi lý lịch, kiểm tra sức khoẻ rồi cho bọn tôi vào lồng chờ. Lúc này có vài anh mặc áo tù đi ra và bắt đầu " là " lính mới thêm lần nữa. Tất cả quần áo đẹp nhà gửi, đồ ăn ngon, dép tổ ong, dầu gội đầu sẽ bị cướp ở đây. Tôi thì không ngoại lệ, bị là xong tôi còn 4 cái bánh mỳ, 1 bộ quần áo trên người và không có dép đi.
Trại Hoả Lò thì có khu chẵn và khu lẻ. Ngoài ra còn khu phân trại lao động. Tôi được đưa vào khu lẻ, dãy 17, dành cho tiền án tiền sự đầu. Bọn tôi được các cán bộ dẫn lên khu giam, muốn lên dãy 17 thì bọn tôi phải qua dãy 5-21 dành cho các đối tượng nhiều tiền án tiền sự. Đi qua dãy này em thấy trong lồng lố nhố đầu trọc, xăm trổ, quát tháo mà em muốn nhũn cả chận. Lặng lẽ bọn tôi lên tầng 2 và được đưa về buồng 17A. Buồng hoả lò rất rộng, bên ngoài là chuồng cọp, bên trong là buồng giam, bọn tôi được ngồi hết ngoài chuồng cọp còn bên trong buồng giam là khoảng 30 mạng. Vì mặt trước của buồng được hàn bằng khung thép cho cán bộ bên ngoài có thể nhìn vào nên tôi thấy rõ mồn một. Trong buồng chỉ có khoảng 5 người được đi lại, nói chuyện, còn lại là ngồi bó gối cụp pha hết. Đến đầu giờ chiều cán bộ quản giáo bắt đầu phân buồng và tôi được về buồng 17B....

Sau 4 bức tường giam là những mảnh tâm hồn yếu ớt.Bước chân vào buồng chung, sau loạt thủ tục luật lá chào buồng như thường lệ, tôi được xếp vào góc tuyệt tình cốc, vị trí số 10 sát bể nước. Buồng giam Hoả Lò khoảng trên 30 số và tôi được xếp ở mâm nhân dân bà con. 1 ngày bọn tôi dậy lúc 5h sáng, đi vệ sinh theo thứ tự, làm vệ sinh và ngồi bó gối đến giờ giơd cơm. Hai thằng vệ sinh chung 1 lỗ, tắm chung 1 xô nước, đắp chung 1 chăn và năm ngủ úp thìa. Giờ hành chính bọn tôi không được ngước pha, bi bô nói chuyện. Tôi ngồi cạnh anh bạn số 9 phạm tội Giao cấu đến gần 2 tháng mà chưa khi nào nói chuyện, hay biết tên. Trong này bọn tôi được gọi theo số giam, mỗi ngày cán bộ điểm buồng 2 lần. Ở trong này nếu gd không có điều kiện thì xác định là ăn cơm cục và uống nước đầu vòi. Bữa cơm của bọn tôi nếu nhà nước cho thì chỉ có cơm và rau, thứ 6 hàng tuần sẽ có thịt lợn, nhưng bà con nhân dân như bọn tôi thì sẽ bị cướp gần hết. Trong buồng sẽ phân theo ngôi thứ tùy theo đóng góp và mối quan hệ. Đầu buồng là 1 trực buồng và vài anh trách nhiệm là trùm buồng, dưới trách nhiệm là dàn bộ đội có nhiệm vụ chống loạn trong buồng, chính xác là đánh người. Dưới bộ đội là dàn lái xe và vệ sinh lo nội vụ và vệ sinh trong buồng. Cuối cùng là bà con nhân dân. Chế độ ăn uống hút sách thì cứ thế mà phân cấp. Trong này tôi dần chai sạn với mấy trò đấm đá, chọc pha nhau, cắt ven tự vẫn. Tôi không còn thấy hoảng sợ, hay tò mò vì nó xảy ra hàng ngày. Lúc này thứ quanh quẩn trong đầu tôi là mẹ tôi, là cs tự do, là cô gái đã cho tôi biết thế nào là yêu đương. Bản tính của tôi bắt đầu thay đổi, tôi nghĩ đây không phải là môi trường để hơn thua, bon chen, ăn nhau thì ra xã hội.
Sau 2 tháng tôi kết thúc điều tra, và 2 tháng sau tôi nhận cáo trạng của VKS, đến giữa tháng 6 năm 2005 tôi và bạn tôi được đem ra xét xử công khai. Trước ngày xử tôi không thể ngủ nổi, anh em trong buồng như thường lệ sẽ tổ chức uống nước ăn bánh để cho anh em đi xử may mắn. Sáng hôm sau, tôi được gọi đi xử, cán bộ cho tôi mặc bộ quần áo xử của Hoả Lò, quần àu tím than, áo kẻ caro màu xanh nhạt. Hai thằng lại lên xe thùng ra toà. Vừa bước xuống xe tôi giật mình khi thấy ở cổng toà án nhân dân Quận Đống Đa là bóng dáng mẹ tôi, vợ chồng ông chủ xưởng giầy và Nhung. Cảm giác lúc ấy thật khó tả.
Đọc đến đây sẽ có nhiều người bảo em coppy văn của ai. Nhưng em nói thật, phải trải qua rồi thì mới hiểu, những ký ức này sẽ ghi trong tâm trí đến lúc ta ngừng thở.
Lần đầu tiên đứng trước vành móng ngựa, phía trên cao là chủ toạ phiên toà, hai bên là hai hội thẩm nhân dân, bên trái tôi là đại diện VKS, bên phải tôi là thư ký phiên toà.
Sau phần công bố bản kết luận điều tra và cáo trạng là lúc HDXX vào nghị án. Lúc này tôi mới có cơ hội quay xuống dưới nhìn mẹ tôi. Bà khóc từ lúc tôi đến, bà già đi nhiều, tóc bạc đi nhiều. Trên tay bà là túi quà mà bà cố đưa cho tôi nhưng cán bộ vũ trang không cho. Bà ngồi cách tôi vài hàng ghế mà khoảng cách là xa vời vợi. Nhung cũng vậy, em nhìn tôi như vừa thương cảm, vừa trách móc. Em vẫn thế, vẫn xinh đẹp như ngày nào, nhưng tôi biết em không còn là của tôi nữa.
Sau giờ nghị án thì đến lúc HDXX tuyên án. Do có nhân thân tốt, hợp tác điều tra, phạm tội trong tình trạng bị kích động nên bọn tôi nhận mức án không quá nặng. Thằng bạn tôi bị tuyên 15 tháng tù giam, còn tôi nhận 9 tháng tù giam. Lúc ấy tôi đã đi được gần 6 tháng.
Khi cán bộ vũ trang còng tay đưa bọn tôi ra xe mẹ có cố đưa cho tôi túi quà mà bà tự tay làm, 1 cây giò, 1 cân muối vừng, 1 cân ruốc thịt. Lúc ấy tôi chỉ nói được 1 câu: Con xin lỗi mẹ. Tôi có đảo mắt để tìm thêm một bóng dáng nữa nhưng người ấy đã không còn ở lại..,..

Sau khi biết được mức án, biết được ngày về, và nhất là được gặp lại mẹ, tôi đã vững tâm hơn để cải tạo. Trở về Hoả Lò chuyển lên buồng án tôi đã lạc quan hơn chút, vậy là chỉ còn hơn 100 ngày nữa tôi sẽ được về.
Tôi cũng dừng những ký ức về Hoả Lò tập 1 của tôi tại đây. Đấy là những ký ức mà tôi hay bất kỳ ai đã từng trải qua đều muốn quên. Vì với bọn tôi cuộc sống là ở ngoài kia.
.....
Cuối tháng 9 năm 2005, tôi cầm trên tay tờ " Quyết định chấp hành xong án phạt tù" từ giám thị trại tạm giam số 1 CATP Hà Nội tôi có cảm giác như sinh ra 1 lần nữa. Dưới tiết thu Hà Nội tôi lững thững đi bộ ra đến tận ngã tư Xuân Phương rồi đi nhờ xe ra đến cầu Diễn. Lúc này nơi mà tôi hướng về là bến xe giáp bát để bắt xe về quê. Tôi nhảy lên 1 xe buýt thấy có lộ trình đi từ Trôi về Giáp Bát, nhưng khi xe đi đến Đào Duy Anh chỗ khách sạn Kim Liên tôi lại nhảy xuống. Chân tôi bước vô thức về phía đê con nơi trước kia tôi từng sống. Bà chủ quán chè không khó nhận ra tôi, bà trả lại tôi cái bằng cấp 3 với mấy bộ quần áo, dúi cho tôi mấy chục rồi bảo tôi về quê đi, đừng ở lại HN nữa.
Tôi về đến quê lúc đã nhá nhem tối, nhưng tôi chẳng về nhà ngay, tôi trèo lên nóc điếm canh đê rồi ngồi đấy ngắm con sông Đáy chảy xiết, thỉnh thoảng lại có một con tàu hút cát chạy qua. Nửa đêm, tôi mới quyết định về nhà, bước qua cánh cổng vào khoảng sân, tôi vẫn thấy đèn trong nhà đang sáng. Tiếng gọi mẹ ơi tôi cất lên khó khăn như lúc mới tập nói. Mẹ tôi bước ra, tôi quên mất mẹ tôi cũng biết chính xác ngày tôi về. Bà ôm tôi và nói nhẹ nhàng:
- Sao về muộn vậy. Cơm nguội hết rồi.
Tôi nhìn lên bàn thờ bố tôi, nén nhang vẫn đang cháy....
Lần đầu tiên sau hơn 1 năm từ ngày đi lên HN tôi mới được ăn cơm mẹ nấu.
Những tưởng trở về với cuộc sống tự do thì mọi thứ sẽ tốt đẹp trở lại. Nhưng không, chuỗi ngày đen tối của tôi vẫn chưa kết thúc. Hôm sau tôi lên CA xã làm thủ tục trình báo thì đến 10h trưa, việc tôi đi tù về đã được đọc trên loa phóng thanh của thôn. Ở cái làng quê này, đi tù về là một cái gì đấy mà người ta vẫn kỳ thị. Trẻ con nhìn tôi như ông ba bị, hàng xóm láng giềng mà mất con gà con vịt cũng sang nhà tôi hỏi. Ngày nào tôi cũng thấy mẹ tôi khóc. Cuối cùng tôi cũng xin mẹ đi làm, nhưng trong xã chẳng ai nhận tôi nên bà đã gửi tôi về thị xã Phủ Lý phụ trông hàng cơm cho bà cô họ hàng.
Về đến Phủ Lý, tôi được bà cô cho ăn ở, sáng dậy phụ bếp nấu cơm bụi bán cho sinh viên trường cao đẳng Phát thanh truyền hình I. Tối đến bà cho tôi ra bán quán nước ở ven hồ Chùa Bầu, toàn bộ lợi nhuận từ quán nước bà cho tôi hưởng cả. Ở đây không ai biết tôi là ai, đã từng đi tù, tôi cứ thế làm và dần cũng quen việc....
Nhưng cuộc đời không như mơ, nhất là với mấy thằng ngu và bản lĩnh kém như em.
Nói về cái đất Phủ Lý ngày ấy, không biết có cụ nào quê Phủ Lý không? Một thị xã nhỏ thuộc tỉnh Hà Nam có vài Phường: Minh Khai, Trần Hưng Đạo, Lương Khánh Thiện, Thanh Châu, Lê Hồng Phong. Cứ buổi tối hết việc ở hàng cơm là em lại kê cái bàn ra bán nước nhân trần ở ngay hồ Chùa Bầu. Vì có vị trí khá đẹp nên quán em cũng có khách đến chơi, khi về đêm thì quán lại càng đông nhưng khách chỉ có duy nhất là các con nghiện và dạt dẹo. Ngày ấy làng Bảo Lộc, phường Thanh Châu là thủ phủ về ma túy, thanh niên ở đây mới lớn lên là nghiện gần hết, kẻ chết sốc, kẻ đi tù nhiều không kể. Đêm đến các xon nghiện đi " chợ " về rồi tụ ở quán của em giao dịch. Mới đầu em xòn ngại và hơi sợ nhưng dần dần em kệ, coi như không liên quan. Dần dần quán em là chỗ của dân anh chị, giang hồ hồi ấy. Có thể kể đến các anh chị như C " bạo", Th. Châu, C. Quang, Huân P, Cương P, L Tèo, Bình Kế, Quyền T....
Anh em họ ra đây để chốt bảng, nhận nợ, và cả bán ma túy nữa. Đương nhiên quán của em lại được bảo kê và bản thân em lại kết giao được với nhiều dân anh chị.
Đây chính là điểm mấu chốt mà khiến em phải trả giá cho cả quãng đời.....
Một ngày tháng 5 năm 2006 quán cơm của bà cô bị cạnh tranh bởi các quán khác mới mở. Ngày nào cũng bị rạch biển, ném bẩn vào khu nấu ăn, mà cô em thì không làm gì được. Ra quán nước có vài anh em cũng hỏi và nhận lời giúp. Anh em Huân P, Cương P chỉ cho đàn em đi 1 vòng nói nhỏ với mấy quán bên cạnh thế mà từ hôm sau quán cơm của bà cô lại bình thường không bị quấy phá. Nhưng món nợ ân tình này ek lại trả giá bằng cả cuộc đời. Cứ hàng ngày lại có vài cái " hàng" được thả vào trong ống đóm ở quán nước và 1 lát sau là có đứa ra lấy. Em không phải làm gì cả chỉ ngồi bán nước, với việc đã nằm 9 tháng Hoả Lò em thừa biết chuyện gì đang diễn ra, nhưng do cả nể em vẫn bơ đi. Rồi chưa kể hàng tuần có người đưa em vài đồng để tiêu, cho em cả dt di động 7610 để dùng. Và em tiếp tục sai lầm.
Đến tháng 9 năm 2006 một đối tượng vừa ở quán em ra thì bị công an kiểm tra hành chính và phát hiện ma túy trong người. Lấy lời khai công an kiểm tra quán em tại chỗ thì phát hiện trong ống đóm có 0,61gr heroin. Em bị bắt khẩn cấp với tội danh Tàng trữ trái phép chất mat túy.

Lần này bị bắt với tang vật rõ ràng và em cũng không chối tội, em bị khởi tố bị can và tống vào trại Mễ ( Trại tạm giam công an Tỉnh Hà Nam) ngay buổi tối hôm ấy. Thế là về xã hội được tròn 1 năm tôi lại bị bắt lại. Tôi đủ hiểu án ma túy, lại là người chưa bị xoá án tích như em thì đây sẽ là 1 chuyến đi dài. Vừa bước xuống xe thùng, tôi thấy 1 khối nhà đen xì hiện lên trước mắt, nó không sáng như Hoả Lò mà tối tăm, âm u. Tôi được 2 ông "chuyếch"( là từ mà bọn tôi hay gọi cán bộ nghĩa vụ trong trại giam) đưa vào phòng để khám người. Nhưng tôi thấy lạ là tôi được đối xử khác với mấy anh em khác vào cùng từ lúc lên xe. Tôi không bị đánh, không bị thu đồ, kể cả bao thuốc là trong người. Vào đây tôi chỉ bị khám qua loa và được cầm cả thuốc lá bật lửa vào khu giam.
Khi vào đầu khu A tôi đã thấy có sẵn cán bộ quản đêm đón tôi:
- T. Trố Nam Định đúng không?
Tôi chưa kịp trả lời thì đã thấy cán bộ ấy lại nói:
- Hàng xách tay nhé. Cho vào buồng phủ!!!
Tôi được dẫn vào buồng đầu tiên của dãy A nơi có tầm nhìn rộng, thoáng, gần Y tế. Khi vừa vào buồng thì ông cán bộ đã dúi vào tay tôi tối đồ nặng chịch gồm nhiều mỳ tôm, lương khô, vài cái bật lửa, vài gói vina kèm theo lời dặn:
- thiếu gì cứ báo thầy nhé.
Đến tầm này thì tôi mặc kệ, tôi bước vào căn buồng nhỏ tối tăm làm tôi gọi nhớ đến nhà tạm giữ Công An quận Đống Đa năm 2004.
Lần này tôi cũng không khúm núm và không sợ hãi như lần đầu nữa. Tôi tự hiểu cái cách mà cán bộ đón tôi, đưa quà cho tôi cũng đã lấy cho tôi 1 tý số nhất định trong buồng rồi. Chưa kể cái đống đồ vi phạm mà tôi có là nửa cây thuốc vina và 5 cái bật lửa này là đồ quý trong đây, nó như một thứ quyền lực để tôi có thể thoát khỏi mọi thủ tục luật lá. Nên khi bước vào tôi chỉ gọn lỏn:
- Chào anh em trong buồng.
Nhưng kỳ lạ thật kể cả anh em trong buồng cũng đón tôi 1 cách kỳ lạ. Họ ân cần, niềm nở, dạ vâng làm tôi càng thắc mắc. Wtf!!!! Đây là nhà tù hay là hội trại văn hoá mà sao anh em ở đây coi nhau như đồng chí thế này. Đến khi, ông anh buồng trưởng hỏi:
- Con vợ là người nhà anh Huân P à?
Lúc này tôi mới vỡ lẽ, hoá ra khi bị bắt tôi đã được anh em ở ngoài thu xếp hết để tôi đỡ vất vả trong này. Còn thêm 1 lý do nữa là cái lý lịch của tôi vừa từ Hoả Lò ra nên mọi người cũng nhìn khác. Nói thì buồn cười, tù cũng có thương hiệu, về tỉnh lẻ mà đã từng nằm Hoả Lò ra là "oai" phết, vì ai cũng biết, Hoả Lò là cối xay một thời.
Sau khi nói chuyện vài ba câu, tôi được anh Trường D cho ngủ 1 mình 1 sàn, anh ấy ngủ một sàn còn 2 bạn lính cũ thì ngồi giật quạt cho anh em tôi ngủ.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi được tự do ngủ, tự do đi lại, tự do nói chuyện và đi vệ sinh. Anh em các buồng bên gọi sang hỏi thăm, người gửi cho cái khăn, người gửi cho bánh camay, người gửi cho đôi áo tic-cô. Rồi anh em bên ngoài hàng ngày gửi đồ ăn, lưu ký cho tôi, lúc thì 300k, 500k, có lúc cả triệu.

Thiết lập nội quy riêng và dùng mưu hèn kế bẩn...
Đây là quãng thời gian mà con người tôi đã trở thành lưu manh thực sự. Tôi bắt đầu biết biếu xén đút lót cán bộ để dành được mục đích của mình. Trong buồng tôi luôn sẵn vài tờ lưu ký để biếu cán bộ. Cứ chiều thứ 6 tôi sẽ đưa 1 triệu lưu ký cho thầy và thầy cầm zuống căng tin đổi ra tiền mặt( 10 ăn 8) để đổ xăng về quê. Như thế tôi và anh em luôn được ưu ái, và tôi bắt đầu nghĩ đến việc " quay" các buồng mà không có anh em thân.
Đầu tiên tôi được 1 chân đi lại phát cơm và quà trong khu mặc dù lúc ấy tôi vẫn đang trong thời gian điều tra. Tôi yêu cầu các phạm trong khu khi yêu cầu nhà gửi đồ đều dặn nhà viết thêm 1 món đồ giá 200k vào trong phiếu nhưng không lấy đồ. Số 200k đấy sẽ dồn về buồng tôi và tôi lấy để biếu thầy và đổi tiền ngân. Buồng nào đóng góp đều, tôi sẽ chia đủ quà, chia cơm canh nhiều, mở nước sinh hoạt đầy đủ. Buồng nào mà chống đối thì tôi khoá nước, chia cơm canh ít và không cho thuốc lào, thuốc lá.
Phải công nhận sức mạnh của đồng tiền có giá thật, nhất là trong môi trường mà chữ "công bằng" không hề tồn tại này. Với mấy phạm nhân cứng đầu hay có số má tôi ru ngủ họ bằng sự ưu ái, bằng thuốc lào, bằng thuốc lá, bằng chất kích thích, và thậm chí bằng cả ma túy.......

Thời gian nằm trại Mễ, tôi biết được rất nhiều anh em mới, nhất là anh em đồng hương Nam Định. Trong này, hai chữ đồng hương luôn được đề cao, ngày ấy trong này có vài anh em Nam Định chất lượng như anh Đ " Cộng" gây án trong trại Ba Sao về đây xử thêm, anh D Đò Quan, Đ Len, Đ Đen nhà ở Tp Nam Định nhưng gây án bên Hà Nam. Bọn tôi bắt đầu thành lập đế chế để phục vụ mấy cái mục đích rẻ tiền của tôi.
Nhưng mà thân thằng tù như trái bóng, đến tháng 4 năm 2007 tôi bị toà án nhân dân thị xã Phủ Lý tuyên 42 tháng tù giam vì hành vi tàng trữ trái phép chất mt.
Đội ngũ cán bộ quản giáo biết rằng tôi càng ở trong trại ngày nào thì càng tăng tính bè phái cục bộ nên sau khi xử 15 ngày tôi được cán bộ quản giáo cho biết tôi sẽ đi trại cải tạo lao động xa, không phải là Nam Hà hay Ninh Khánh mà sẽ " cất" tôi tận Thanh Hoá.
Tôi lập tức chuyển toàn bộ số tiền ngân mà tôi đã kiếm được trong thời gian qua, vừa chia cho anh em, vừa biếu quản giáo, vừa nhờ ông ấy:" Thầy ra tiệm bánh Bảo Tín mua cho em hai cái bánh hình tròn."
Ông thầy khẽ cười và cầm mớ lưu ký đi. Đến hôm sau quay lại đã đưa tôi hai cái nhẫn vàng ta 1 chỉ. Tôi biết, đây là thứ mà tôi cần để tồn tại khi lên trại lớn.
Và đúng như dự kiến, đầu tháng 5/2007 lúc 3h sáng khi cả khu còn đang ngủ thì tiếng bước chân của cán bộ đi ngoài hành lang làm cả dãy thức giấc. Em cứ nghĩ có anh em nào bên dãy tử hình đi trả án, định châm điếu thuốc tý quẳng qua lỗ gió cho nó. Nhưng đang hóng thì thấy bóng cán bộ ngoài cửa hô lớn:
- T trố chuẩn bị nội vụ đi trại.
Cái gì thế nhỉ, còn chưa đủ 45 ngày để án có hiệu lực mà. Tôi nhanh chóng lấy ra hai cái nhẫn đã được bóp bẹp và hàn nilon chắc chắn rồi nhét sâu vào hậu môn. Hai ông lái xe trong buồng cũng đã sắp đầy đủ đồ đạc cho em vào 1 cái balo. Và thế là chuyến xe thùng đưa em và 4 anh em khác đi một mạch vào đến Phân trại số 1 trại giam Thanh Lâm, thị trấn Yên Cát, Như Xuân, Thanh Hoá.

Lên đến trại lớn, nơi rừng thiêng nước độc này, tôi tự ý thức được mình phải làm lại từ đầu, cố gắng làm sao để được sớm về với cuộc sống. Xe dừng ở cổng trại, 5 anh em toii bước xuống xe đầy mệt mỏi. Nói thật, chưa khi nào tôi ngồi xe xa thế này. Đập vào mắt tôi là tấm biển đỏ chót:" Cục V26 BCA-TRẠI GIAM THANH LÂM"
Sau khi làm thủ tục nhận phạm mới, bọn tôi được mấy anh thi đua, trật tự của trại đưa vào khu giam dành riêng cho lính mới. Và đây là nơi chúng tôi bị thử nhiệt đầu tiên. Bước vào phòng, việc đầu tiên là bọn nó bắt 5 anh em cởi hết quần áo ngồi ôm gáy, quay mặt vào tường. Đứng xung quanh tôi là mấy các phạm nhân thuộc đội tự quản và trật tự, nhìn thằng nào cũng như Lý Đức. Trong đầu tôi thiết nghĩ qua được vòng này là tốn máu lắm. Bỗng 1 gã rút ra cái gậy " 3 tiêu chuẩn" rõng rạc tuyên bố:
- Chào mừng các con vợ đến với Trại giam Thanh Lâm, đặc sản là ruồi vàng, bọ chó, gió lào. Đây là gậy lim, vụt đâu gãy đấy, các con vợ có tiền vàng, kim loại màu quý hiếm thì bỏ ra luôn.
Tôi biết giờ mà bỏ 2 chỉ vàng ra là mất trắng luôn, nó là thứ bảo bối giúp tôi mở đường cải tạo trên này. Nên tôi quyết định in lặng và chấp nhận bị " bệt".
Sau 1 tuần học nội quy ở đây tôi được điều chuyển về phân trại số 2 thuộc phường Hàm Rồng, Tp Thanh Hoá. Ấn tượng đầu tiên ở đây không hề thoải mái tý nào. Tôi xuống phân trại lúc gần 12 trưa, khi đang khám đồ ngoài cổng phủ thì nghe tiếng mìn nổ gần đây. Một lúc sau có một anh em phạm nhân được khênh về trại, máu me đầy người. Tôi đoán ngay con vợ này ở đội khai thác đá, vừa dính tai nạn lao động.
Về đây, tôi được phát hai bộ quần áo Juventus, 1 chiếu đơn và 1 cạp lồng đựng cơm 3 ngăn. Tôi được phân về đội sản xuất số 17 chuyên đi làm xây dựng. Lên đây, phạm nhân thì ở khắp nơi, tôi lại không quen biết ai nên tất cả lời ăn, tiếng nói, cử chỉ đều phải suy xét.
Cứ sáng ra bọn tôi xuất trại và được quản giáo nhét 15 thằng vào 1 cái xe cá mập đã tháo hết ghế sau, chở ra chỗ làm. Công trình đầu tiên tôi làm khi lên đây chính là Công viên vườn hoa tp Thanh Hoá, việc của bọn tôi là đổ bê tông và những việc nặng nhọc khác.
Cuộc sống trên này đầy phức tạp và bon chen như một xã hội thu nhỏ. Tận dụng lợi thế đội tôi đi làm ngoài dân nên tôi đã dùng 2 chỉ vàng của mình làm vốn để mua đồ ngoài xã hội rồi về bán cho mấy đội quản chế trong trại. Tôi cũng quen được nhiều anh em hơn như P " cu tý" Thanh Hoá, T " trụ " Bach Mai, T Beo ở Tân Mai,.....
Cứ thế tôi lay lắt cải tạo đến 02/09/2009 thì tôi được xét tha tù trước thời hạn để trở về với xã hội.
Nhưng trong giai đoạn này tôi đã nhận được cú sốc cực lớn. Vào tháng 6 năm 2009, một hôm trước khi xuất trại thì cán bộ giáo dục gọi tôi nghỉ trong trại. Đấy là ngày cán bộ thông báo mẹ tôi đã mất và làm tư tưởng cho tôi. Xin phép các cụ em không muốn nhắc đến ký ức này vì nó vẫn là 1 cú sốc quá lớn......

Cũng lại là tháng 9, không hiểu sao cái tháng 9 nó cứ vận vào đời tôi vậy. Lần đầu ra tù là tháng 9, rồi bị bắt lại tháng 9 và bây giờ lại là tháng 9, tôi được Toà án nhân dân Tỉnh Thanh Hoá ra quyết định xét tha trước thời hạn. Tôi cầm tờ quyết định lững thững đi ra cổng, đầu óc mông lung, điểm đến của tôi bây giờ thật mơ hồ. Đi tù lần 2 em nói thật các cụ có chửi thì em cũng chịu, vào trong đấy, cái chuyện đi tù để được giáo dục, hoàn lương, làm người lương thiện, đi về với hai bàn tay trắng mà làm nên cơ đồ chỉ là số ít. Đấy phải là những người có nền tảng, gia đình tạo dk thực sự, chứ ở đây toàn tội phạm, lưu manh, nghiện ngập, trộm cướp, vào đây học nhau toàn văn hèn kế bẩn thì đầu óc vẫn u mê thôi. Chưa kể xã hội kỳ thị. Em hỏi thật, có bao nhiêu cụ trên này dám nhận một thằng tù vừa về như em, không họ hàng quen biết vào làm việc. Cho nên phần lớn anh em trong này ra đều đỗ " tú tài" hết ( tú tài = tái tù ).
Đang lếch thếch ra khỏi khu vực trại thì tôi thấy hai cái taxi biển 30 đỗ ở lề đường, không quan tâm lắm tôi cứ thế rảo bước vừa đi vừa tính xem đi nhờ ai ra bến xe Cầu Hạc để bắt xe khách về. Bỗng có tiếng gọi:
- Anh T ơi!!!!!
Oài, quay lại thì tôi thấy 1 người rất quen bước ra từ trong taxi. À, thằng V.Lưu ở dưới ngã tư Trôi đây mà. Đây là thằng em ở trong trại cùng tôi, tôi và nó chơi thân với nhau. Tôi nhớ ngày nó mới lên trại, còn đang vị thành niên, bị bọn trật tự thi đua nó " quay" ác quá, tự nhiên tôi thấy thương lại lôi nó về sinh hoạt cùng quẫy. Ngày nó hết án nó bảo hôm nào anh về là phải về với em đấy. Thế mà hôm nay nó lên đón tôi thật. Nó đưa cho tôi 1 bộ quần áo mới tinh, 1 đôi dép quai hậu bảo tôi thay luôn ra. Lên xe tôi từ chối tất cả các kèo ăn uống và nhậu nhẹt, bảo nó đưa tôi về quê. Quãng đường từ Thanh Hoá về Nam Định dài lê thê. Về đến đầu làng thì cũng quá trưa, tôi bảo cu em bảo taxi đi qua nhà tôi. Vẫn khoảnh sân trước cửa, nhưng nhà đóng cửa, tôi thấy mọi thứ sạch sẽ như mọi ngày vẫn có người quét dọn. Tôi lại nhờ lái xe qua chợ để tôi mua ít vàng hương rồi cùng lái xe lên chỗ mẹ tôi đang năm. Thắp hương cho song thân phụ mẫu, mà lòng tôi thật khó tả. Nếu như là 1 nhân vật trong tiểu thuyết thì phải là thấy ân hận, gào khóc và quyết tâm trở thành 1 người tốt, có ích cho cộng đồng và xã hội. Còn tôi lúc ấy ư? Ân hận? Có ân hận, nỗi ân hận mà đến tận giờ phút này tôi vẫn còn đang phải gánh trọn vẹn. Còn phấn đấu làm người lương thiện ư? Xã hội ai cho những thằng như tôi hai chữ lương thiện dù bọn tôi rất muốn? Nơi đây, là nơi tôi sinh ra và lớn lên còn đang đào thải tôi, thì xã hội rộng lớn này chỗ nào cho tôi dung thân. Chính vì thế khi thằng em tôi hỏi:
- Giờ huynh định làm gì?
- Gì cũng được, miễn là có tiền!!!!!
- Thế huynh về với bọn em
.....
Hai xe taxi chạy thẳng lên UBND xã, tôi làm qua thủ tục khai báo với địa phương rồi lại lên xe đi. Xe chạy một mạch về Hà Nội. Xã hội thay đổi nhiều quá, mọi thứ trở nên nhanh hơn, làm tôi như đi lạc trên chính đôi chân của mình. Ngồi trên xe lúc đi qua Keanam, tôi cúi sát mặt vào kính để xem cái nóc nhà nó ở đâu mà thằng em tôi và lái xe cứ phì cười. Xe về đến Nhổn thì cũng gần 6h chiều, V dẫn tôi vào nhà, vừa bước vào thì tôi thấy đã có vài nồi lẩu đợi sẵn, ngồi xung quanh là vài chục đứa cả trai cả gái, đầu xanh, đầu đỏ...

Xuống đường cày tiền và lần gặp lại " người cũ"
Sau vài hôm thích ứng với cuộc sống tự do tôi bắt đầu c muốn làm cái gì để ra tiền. Lúc này tôi đã ở hẳn cái nhà mà V thuê cho ở dưới Nhổn. Hôm ấy tôi gọi V và T. Rồng lên nhà rồi hỏi:
- Giờ em với bạn cho tôi làm gì đi chứ, cứ ở nhà thế này chán lắm.
- Anh định làm gì?
- Ở đây có những mảng gì?
V liền giải thích:
- Nguồn thu của đội nhà mình là có các nguồn như: thu mua chó trộm bán về mạn Hoài Đức, Đan Phượng, thu phế mấy quán matxa thư giãn ven đường 32 đoạn Lai Xá Kim Chung, làm dịch vụ đào cho mấy tụ điểm karaoke khu Cầu Diễn, Xuân Phương, Lai Xá, Kim Chung và đặt máy điện tử xèng ở mấy quán quanh trường DH Công Nghiệp. Có tiền thì lại cho đám sinh viên vay lãi.
Tôi mất mấy ngày lượn lờ ở quanh khu vực này. Nói thật, ở cái đất HN này, cứ chỗ nào đông SV là sống khoẻ, khu Nhổn này có trường DH Công Nghiệp ở đây, sinh viên khá đông, xung quanh đây là đủ thứ, nào là hàng ăn, trà đá, cầm đồ...., đêm xuống thì ở đây còn tấp nập hơn, hàng ăn đêm đầy rẫy, cánh lái xe chở cát từ mạn Kẻ, Vẽ, Chèm, đi tuyến đường Tây Tựu, Nhổn, Xuân Phương ra Đại Lộ Thăng Long để về các khu xây dựng trên Hoà Lạc chạy cả đêm.
Về tụ điểm ăn chơi thì ngoài đám mát xa thư giãn thì ở đây có 3 quán Nhạc sống là XO, HP, S.T nằm gần nhau. Thực chất đây là chỗ mà các sinh viên hay tới, đồ uống là bia rượu, có thêm tý nhạc sàn cho xôm chứ gọi là bar thì cũng không tới tầm, nhưng được cái giá cả phảu chăng nên lượng khách cực khủng. Hai quán XO và H.P là của H gầy và P Đen là anh em trong nhà nên việc hợp tác làm ăn không khó, còn lại S.T là của một gã lạ hoắc từ đâu đến mở nhưng lại khá đầu tư nên nó đang chiếm đến hơn 40% khách của 3 quán, mà khách của nó chất lượng hơn.
Lúc ấy ở đấy lại mở ra chợ đầu mối Minh Khai đối diện cổng làng Nguyên Xá, ban tối được quy hoạch làm chợ SV nên lại càng sầm uất. Ngay lập tức trong đầu tôi đã có kế hoạch của riêng mình.
Tôi nhờ anh em dọn dẹp cái vườn phía sau ngôi nhà tôi đang thuê ở đầu đường 70 ngã tư Nhổn, hàn hai lồng chó thật to, quẳng vào vườn vài con ngỗng. Tôi quy ước thợ của tôi đi "chợ" chó chỉ đi 2 ca là 7h tối đến 8h tối và 11h tối đến 2h sáng. Cứ thế ngày nào 5 xe cũng mang về cho tôi từ 1,5 tạ đến gần 2 tạ chó. Tầm 4h sáng sẽ có 1 bà lái chó đến cân và thu mua hết, tôi chỉ việc lấy tiền và thanh toán cho thợ. Nói thật lúc ấy tôi toàn thu mua và bán giá 1 gấp đôi nên lợi nhuận khá cao. Đến đây cũng xin lỗi cụ nào mà đã từng bị mất chó.
Hồi ấy, đội nhà anh em tôi ở Nhổn là khá bướng và có chút tai tiếng. Có thể kể đến mấy cái tên như T. Rồng, C.Mít, T. Ba lé, C. Ba say, T. Quỷ, L. Voi, T.Lạc, V.sói cùng mấy anh em đội sói. Ngày nào tôi thấy bọn nó cũng va chạm rồi xách đồ đi chém nhau mà d.eo ra tiền thì phí. Thế là mấy anh em tôi phân việc nhau làm. Đám bộ đội thì rải lên hai quán XO và HP làm an ninh, 1 số thì căng dây trong xe ở chợ SV, khi nào đám thợ chó có biến thì đi tháo người. Tôi cho mấy thằng đẹp trai, khéo mồm đi ngồi nét chỉ để rình đám con gái kẹt nét, bồng nó về và dụ cho đi làm dịch vụ kiếm tiền ăn chơi.
Tôi bắt đầu tìm liên lạc lại với các anh em trong tù cùng đang ở ngoài xã hội và mở rộng mối quan hệ để làm ăn. Sau một thời gian tôi bắt đầu thu hẹp lĩnh vực kiếm tiền lại. Nghề đầu tiên mà tôi bỏ là đi chợ chó, nghề này ra tiền nhưng nguy hiểm và lúc ấy cũng đã bị để ý. Đường 32 mở rộng các quán matxa cũng bớt đi nên tôi cũng thu hẹp phần thu phế mấy quán đấy. Đám thợ chó tôi cho lên bãi cổng trường DH mở quán trà đá và ghi bảng, và thu tiền lãi của đám SV. Anh em tôi chỉ tập trung vào mấy mảng đấy, tối đến đám thợ chó cũ thay bằng đi chợ thì giờ chở nhân viên, còn mảng tài chính thì anh em tôi mở 1 cửa hàng cầm đồ ngay đối diện cổng trường để phục vụ đám SV. Ngày ấy tôi, T.rồng, V. Lưu, T. Tóc dài, H. Trâu, P.đen, V.sói kiếm rất nhiều tiền từ mảng nhân viên dịch vụ, cầm đồ, tài chính. Hàng tháng trừ tiền trả lương anh em, tiền nộp phế cho xxx thì tôi đút túi. Mấy anh em tôi còn mở rộng wuan hệ lên mấy quận để rải nhân viên, bọn tôi bắt tay với mấy anh em H.mơ D.con, Q. Tàu, H.mèo, T.sony, D.cụt để làm ăn. Tôi lúc ấy cũng oto, cũng giao lưu bar sàn nhiều hơn, va chạm cũng nhiều hơn.
Tất nhiên làm ăn kiểu này thì bọn tôi không tránh được va chạm, đánh nhau. Lúc mới về tôi cũng chẳng biết ai vào ai, ra đường đất chật người đông, chỉ 1 cái nhìn đểu là đánh nhau được rồi. Ngày ấy khu vực KCN vừa và nhỏ Từ Liêm và cổng chào Hoài Đức là hai địa điểm thường xuyên dành để giải quyết va chạm. Ngày ấy, ngoại tụi tôi ra thì còn vài đội nữa cũng thường đối đầu va chạm, tranh dành địa bàn, ví dụ như bọn B.Hồ, Đ. Dơi, S. Trôi.... Bản thân tôi cũng nhiều lúc thập tử nhất sinh, tưởng giờ đã xanh cỏ. Vào năm 2010, một ngày tháng 4, khi tôi cùng mấy anh em đón khách trong Thanh Hoá ra chơi gồm có L.Hợi, V. Ngộ, T.Chòm, T. ba tai. Tầm 1h sáng khi mấy anh em tôi từ bar Newsquare ở Ks Daewoo đi ra, tôi và mấy anh em HN đưa anh em T.H về ks xong xuôi thì rủ nhau về đi ăn đêm. Về đến đoạn làng Kiều Mai bọn tôi dừng lại ở một quán phở đêm, lúc ấy bọn tôi còn có 2 anh em là tôi và T. Quỷ vào ăn. Người còn đang chuyếnh choáng men rượu nên tôi chỉ muốn ăn nhanh để về ngủ. Bình thường khi ra ngoài tôi thường hay ngó trước ngó sau, và đi thêm với vài anh em khác, cho yên tâm, nhưng giờ này cũng muộn, lại chủ quan là đang ở ngay trên khu vực mình làm nên tôi cũng chẳng đề phòng, đồ chơi để hết trên xe. Hai anh em đang lúi húi ăn phở thì bỗng từ ngoài có 1 đám tay cầm hàng lao vào quán. Khi 2 anh em nhận ra thì quá muồn, tôi với T. Quỷ chỉ biết cầm bàn và ghế lên để đỡ đòn tìm cách thoát ra ngoài nhưng vô vong.
....
Tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trong viện, tay trái tôi bị bó cứng, đầu và người băng chi chít, tôi muốn mở mồm để nói mà không còn sức lực. Còn T. Quỷ thì bị nặng hơn tôi, vì nó cố phản kháng để tìm đường cho 2 anh em nên nó bị phang gãy cả hai tay và bị chém đầy người. Trong viện, cũng có vài anh công an vào hỏi vài câu, nhưng tôi vẫn "3 không" và từ chối giám định thương tật...

Tôi không khai báo gì hay từ chối giám định thương tật không phải là vì tôi sợ. Tôi có nhờ công an vào cuộc thì cũng chỉ lôi được mấy thằng ong ve chém tôi và T. Quỷ ra, nhưng khi có C.A vào cuộc thì tất nhiên cả bọn tôi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn 2010 thì CA rất để ý đến những tội phạm tổ chức kiểu băng nhóm, nên nếu nhờ PL thì hệ thống của anh em tôi đã gây dựng và vận hành sẽ bị để ý. Trong viện tôi cũng nhận được dt của các anh lớn trong nhà như anh V.Anh, anh C.Chèm, anh B. Trọc và anh em khác bảo chuyện này bình tĩnh và...tự giải quyết. Và hơn nữa tôi cũng đã biết bọn nào đứng sau vụ này, tất nhiên kế hoạch trả thù thì có, nhưng phải từ từ.
Lăn lộn từng ấy thời gian, tôi đủ hiểu, muốn tồn tại được ở cái xã hội này, nắm đấm không phải là tất cả, quan trọng là quan hệ, tiền tệ. Và tôi biết, trước khi cho kẻ thù lên đĩa thì tôi phải lấy hết tiền và mối quan hệ của nó và nhét vào túi mình, để khi ấy nó ko có một cái gì để tự cứu mình được nữa.
Hai tháng sau tôi ra viện, việc đầu tiên là tôi check xem thằng cho người phang tôi đang làm gì. Nó là thằng B.hồ, 1 bộ đội già quá lứa đang làm bãi xe trong chợ Nhổn, làng Tu Hoàng, thằng này đi cai nghiện hai lần về, cặp với con N. kèn trước là gái mat xa hút bùn. Bây giờ hai đứa nó mở thêm 1 quán tẩm quất, hút bùn ở đầu đường 70 phía sau cụm Công nghiệp và cho cả nhân viên đi khách tại vài nhà nghỉ gần đấy. Trước đây, ngoài mặt bọn nó vẫn niềm nở với anh em tôi, nhưng sau lưng nó lại cắn trộm. Chắc nó vẫn thù tôi vụ tôi gửi anh em lên bãi xe trong chợ, nơi mà trước kia nó độc quyền. Qua tìm hiểu thì nguồn thu chính của nó là bãi xe và quán thư giãn kia, tôi cho anh em thuê 2 cái kiot sát bên quán nó, hàng ngày bầy cây cảnh, bật điện sáng trưng ngày đêm, cho anh em đi ra đi vào 24/24. Nó làm quán tẩm quất thư giãn, mà hai bên cửa đèn đóm sáng trưng, chưa kể người ra người vào, khách khứa nhìn thấy sẽ ngại không bao giờ vào, chưa kể tôi biến hai cái quán bán cây cảnh đấy thành tụ điểm ăn nhậu nên công an xã sẽ hay lượn qua để ý. Thế là sau hai tháng quán nó đóng cửa. Giờ nguồn thu của nó cũng chỉ trông vào cái bãi xe, em chưa tìm ra cách để xoá cái bãi ấy thì chợ Nhổn quy hoạch lại và tất nhiên cái bãi ấy tự chính quyền người ta xoá. Sau này B.hồ dính vào lô đề, cờ bạc, bao nhiêu tiền tích cóp nó nó quẳng vào xới gà và lô đề hết. Sau này khi biết đang bị anh em tôi truy sát thì nó có trốn lên Sơn Tây 1 thời gian, nhưng lại bị công an bắt vì tàng trữ ma túy đá.
Vào những ngày cuối năm 2010 tôi với với M. Bờ-lô và L. Báo đi vào ngõ chợ Khâm Thiên để thăm ông anh trong tù mới ra. Lúc đi đến đoạn giao với đê con tôi liền dừng lại. Từ lúc chia tay bà quán chè để về quê năm 2005, lại tiếp tục tù tội rồi về tôi mải mê quá mà không có dịp quay lại nơi này. Mạnh dạn tôi quay lại xưởng giầy ngày trước. Gặp lại ông bà chủ, họ vẫn đón tiếp tôi như con cháu. Xưởng giầy đã khang trang hơn, có nhiều máy móc hơn. Tôi đành liều hỏi thông tin về Nhung, ông chú mới bảo:
- Sau khi con đi tù thì nó về quê dưới Thủy Nguyên, nó đợi con đi hết 9 tháng tù về mà không thấy tìm nó, đến năm 2007 nó lên đây học tiếng để đi XKLD nhưng bị lừa không đi được, cuối năm 2007 nó đã lấy chồng và giờ nó đang đi làm ở cửa hàng đồng hồ trên Hàng Bông.
Tôi mạnh dạn xin số dt của Nhung nhưng chú ấy từ chối. Tôi cũng dễ hiểu thôi, nhưng không sao, chỉ với từng ấy thông tin cũng đủ để tôi tìm ra chỗ Nhung làm và chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ …

Thật không khó để tìm ra địa chỉ của Nhung nhưng để gặp lại cô ấy thì tôi phải chuẩn bị tinh thần mất vài hôm. Đúng như mọi người thường nói, ký ưc mối tình đầu là những ký ức mà ta không bao giờ quên được, mà nhất là với tôi lúc ấy, cô ấy là mối tình duy nhất tôi thường trải qua. Khi đến trước cửa tiệm đồng hồ T.N trên phố hàng Bông tôi không dám đến gần mà chỉ dám lén nhìn người người phụ nữ đang đứng trong quầy. Đúng là em rồi, em thay đổi cũng nhiều, nhưng nụ cười ấy, ánh mắt ấy thì không hề thay đổi. Lúc này những gì tôi chuẩn bị từ nhà để nói với Nhung đều đã bị quên hết. Tim tôi đập nhanh hơn, đôi chân như nặng hơn, nửa muốn tiến vào trong nửa muốn quay bước đi.
- Em ổn không?
- Em ổn, anh nhìn cửa hàng to và đẹp thế này là anh biết mức lương họ trả cho em mà.
- Em hạnh phúc không?
- Chồng em là công nhân xí nghiệp xe buýt, anh ấy hiền lành và rất thương vợ con.
- .....
- .....
Những đoạn hội thoại ấy chỉ là tôi tưởng tượng ra trong đầu để tự động viên mình. Còn thực tế, cho đến tận bây giờ nó không bao giờ xảy ra, vì ngày ấy tôi đã không chọn bước tiếp. Trên cuộc đời này có những người ta chỉ gặp rồi đi mà không hề gặp lại. Đấy là cuộc sống, dù có ân hận hay nuối tiếc thì không ai có thể kéo số phận dừng lại để hướng nó theo ý mình. Tôi đã từng xuất hiện trong đời em 1 lần và để lại cho em một sự tổn thương. Nếu có tìm lại để nói lời xin lỗi thì tôi đã phải làm từ 5 năm trước khi tôi bước chân ra khỏi Hoả Lò. Lúc ấy tôi đâu biết em vẫn đợi tôi, vẫn mong ngày tôi tìm đến em. Bây giờ thì quá muộn rồi, em đã có gd, đã hạnh phúc, còn tôi thù vẫn chỉ là thứ thủy sinh nhỏ bé mặc cho dòng chảy cuộc đời đưa tôi đi đâu thì đi. Em mỉm cười với cuộc sống hiện tại, em hạnh phúc với những gì em đang có, tôi lấy tư cách gì mà chen chân vào trong cuộc đời em thêm 1 lần nữa. Cho tôi ngắm em thêm vài phút nữa để lưu lại hình ảnh cuối cùng trong tâm trí tôi, hình ảnh em đang hp với cuộc sống này. Đến lúc này thì tôi đã có thể gỡ bỏ hình ảnh người con gái với hai dòng nước mắt trên má tại phiên toà ngày nào được rồi.
Đến đây, có nhiều cụ bảo em kể chuyện nhàm chán, nhưng sự thật ngày hôm ấy em đã quay lưng đi, Và đến bây giờ em và cô ấy vẫn chưa từng gặp lại. Em xin giữ lại một miền ký ức đẹp của riêng mình. Và cho đến tận bây giờ, trong tâm trí em vẫn còn y nguyên hình ảnh mà em đã lưu lại ngày hôm ấy.

Quay trở lại với công việc làm ăn lúc này. Vào giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011 thì bọn tôi phải thay đổi 1 số phương án làm ăn. Suốt hơn 1 năm gây dựng, anh em tôi cũng phải trả giá quá nhiều. Thằng thì thương tật, thằng bị bắt, còn lại thì đều vào tầm ngắm của XXX hết, cho nên bấy giờ làm gì cũng đều phải thận trọng. Bọn tôi ra quy định, các em trong nhà không được thằng nào dính vào ma túy trắng, vì đã nghiện trắng là bỏ, không làm ăn được gì cả.
Lúc này tôi có tìm gặp mấy anh em quen trong khu Mỹ Đình để nhờ anh em cho bọn tôi mở rộng. Trong đấy may mắn cho tôi, mấy anh em tôi chơi từ hồi trong trại như anh em nhà B. Bùi, T.Bùi, anh T. Béo, anh T. Kều đều động viên mạnh dạn mà làm ăn. Tôi cho anh em lên làm mấy điểm trên khu bãi cỏ, cột đồng hồ, trước của SVD làm vài quán nước, vài hàng ốc đêm, cũng có đồng ra đồng vào cho anh em. Thỉnh thoảng có trận bóng, ca nhạc, sự kiện các anh cũng để dành cho một góc để trông xe, làm vé chợ đen. Các công việc mà phải va chạm nhiều tôi cũng sàng lọc và điều chỉnh lại. Khách bên mảng tài chính tôi và anh em cũng lọc hết chỉ để kiếm khách ruột, khách có chất lượng. Bọn tôi còn hoạt động thêm 2 lĩnh vực là mở xới bạc và làm " BDS".
Nói BDS cho oai, thực ra là bọn tôi đi cướp đất, ép giá những mảnh đất ko có giấy tở sổ sách gì rồi dựng lều cắm lán theo lệnh chỉ đỉ của anh X. Sau đấy anh ấy phù phép thế nào mà sau một thời gian mảnh đất ấy có sổ sách đàng hoàng và bán tiền tỷ, bọn tôi được ăn phần trăm trong số ấy.
Còn về xới bạc, tôi tìm mấy địa điểm phù hợp như khu vực đê Kẻ, Vẽ, khu Tây Tựu, khu Song Phương Hoài Đức... Làm địa điểm, và lịch tổ chức chỉ có tôi lên lịch và báo trước cho anh em tổ chức đón khách và không có lịch cố định.
Một ngày, tại mỗi địa điểm tôi chỉ tổ chức 2 ca, 1 ca ngày và 1 ca đêm, mỗi ca hai tiếng và không có giờ cố định. Khách được anh em tôi check kỹ và đưa đón tận nơi.
Trong xới, anh em tôi có những quy định khắt khe để đảm bảo quyền lợi con bạc nhằm mục đích kéo nhiều con bạc về chơi. nhà cái phải chơi xanh chín, không đưa đồ bạc bịp vào xới. Khách chơi ngoài phần vé vào và tiền hồ thì phải đảm bảo các quy định trong xới.
Khách của bọn bọn tôi ngày một đông, có cả khách từ các tỉnh về chơi nên nguồn lợi của bọn tôi cũng tăng lên, và tiền lót tay cho xxx cũng tăng lên.
Nhưng hành vi phạm tội nào rồi cũng phải trả giá. Vào những ngày cuối cùng của năm 2011 khi tôi và anh em bộ đội vòng trong đáng giám sát các con bạc thì thấy một ông kễnh có biểu hiện xuống tiền gian lận. Khi tôi bảo 1 cậu bộ đội khám xe ( kiểm tra kẹp tiền) thì thấy thiếu. Theo quy định thì kẹp tiền ấy sẽ bị thu và cho vào quỹ. Nhưng có vẻ ông kễnh không phục và còn lên giọng thách thức, tôi liền bảo mấy anh em bộ đội cho nó đi học nội quy một tý.
- Anh ơi thằng này là thằng T con trai của D. Dơi.
- Con thằng đ.éo nào cũng thế, vào đây thì phải theo.
- ..,....
Nói về D.dơi, lão là một gã có máu mặt ở khu vực Đan Phượng, Hoài Đức. Lão giầu lên nhờ BDS, nhất là sau cơn sốt đất ở đây trong mấy năm qua. Ngoài ra lão còn cho vay nặng lãi khét tiếng khu vực này, với lãi suất cắt cổ, với đầy các chiêu trò khiến cho các con nợ mất nhà cửa. Tôi đã từng chứng kiến có con nợ vay tiền của lão rồi bán đất trả nợ, nhưng kể cả khi có đủ tiền trả nợ lão cũng tìm cách không cho con nợ trả tiền mà cuối cùng con nợ ấy mất cả cái nhà mặt tiền có giá trị tăng lên theo từng ngày.
Và cái thằng kẹp tiền thiếu trong xới và bị tôi phập là con trai của lão.
Một hôm lúc tôi và T.A con đang ngồi trong khuôn viên trường múa uống trà đá và...ngắm gái thì thấy có dt của B.say
-Anh ơi! Quán cầm đồ bị úp!!!!

Vừa nhận tin, anh em tôi tập trung về quán, tôi thấy cửa kính bị ném vỡ, trong cửa hàng không còn một thứ gì lành lặn. Theo như lời cu nhân viên, có 1 tốp khoảng 5,6 thằng, bịt khẩu trang, tay lăm lăm tuýp sắt, đao kiếm phi thẳng vào quán đuổi đánh đập phá.
Thực chất, nếu về thiệt hại kinh tế thì cũng không quá nhiều, nhưng vấn đề ở đây là danh dự. Nếu như để yên chuyện này thì coi như anh em tôi đã bị xé vé ở ngay trên đất của mình, và như thế từ nay trở đi bọn tôi cũng chẳng làm ăn được gì nữa vì ngoài kia, có rất nhiều thằng đang chờ chúng tôi bị hạ bệ để ngoi lên. Tôi rút đt báo hủy lịch đón khách chơi bạc ( vì tôi biết mục tiêu của bọn nó sẽ là xới bạc, có thể chúng nó cho người đến phá hoặc dẫn xxx tới) và bảo anh em tập hợp hết về ngã tư Nhổn. Dù được rất nhiều anh em góp ý, can ngăn là phải bình tĩnh nhưng không hiểu sao lúc ấy tôi lại ngu muội, chọn cách giải quyết thô thiển nhất mà không nghĩ tới hậu quả. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn biết quyết định đấy là sai lầm đã đánh đổi cái giá như nào. Tôi điện cho T. Ba lé và L. Híp bảo 2 anh em nó lai nhau xuống khu vực nhà D. Dơi thám thính canh chừng, có dấu hiệu " dàn quân" thì báo về, còn lại tôi bảo anh em di chuyển về quán bia Kim Oanh 2 phía trên làng Kiều Mai. Càng lúc, anh em đến càng đông, lực lượng càng dầy nó càng kích thích cái máu chiến đấu trong tôi. Lúc ấy lại có điện thoại của L.híp báo về là nhà D.dơi đã thu hết biển kinh doanh và không có ai trong nhà. Lúc này tôi và tất cả anh em đều cảm nhận được là máu sẽ phải đổ. Tôi rút dt ra gọi cho D.dơi thì được hẹn gặp ở khu vực Lai Xá, là khu giáp ranh giữa huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức. Khi anh em đã chuẩn bị đầy đủ đồ đạc, bọn tôi bắt đầu di chuyển về phía cổng chào Hoài Đức, lúc này đi cùng tôi phải đến gần 30 anh em nữa.
Đến cổng chào Hoài Đức chừng được 5p, tôi lại được tin báo có một tốp hơn chục xe máy cầm đồ đang từ ngã tư Trôi lên, và ở đây bọn tôi đã sẵn sàng đón khách. Không phải chờ lâu, chỉ mấy phút sau tôi thấy trước mặt mình, ánh đèn xe máy sáng rực, tiếng chửi bới, tiếng kim loại kéo lê dưới đất, tiếng rồ ga, tiếng chân chạy hỗn loạn. Lúc này tôi thấy cu Tôm và M. bờ lô nổ hai phát đạn hơi cay, cả bọn tôi tay lăm lăm tuýp hàn phóng lợn lao vào phía đối phương như muốn ăn tươi nuốt sống. Tiếng la hét, tiếng bước chân, tiếng dao kiếm va vào nhau náo loạn cả một góc đường 32. Tôi đã thấy có vài người nằm bệt dưới đường, trong những trận chiến như này, người bạn không quen thì có nghĩa là kẻ thù, nên tôi điên cuồng đâm chém tất cả những kẻ lạ mặt quanh mình. Sự việc chỉ kết thúc khi có tiếng còi hú của cảnh sát, bọn tôi lại điên cuồng lên xe chạy thoát thân.
Hôm ấy, may mắn là tôi không bị bắt tại chỗ, tôi và T.rồng chạy thoát được vào trong làng Di Trạch, còn lại các anh em khác, đứa bị thương, đứa chạy thoát được, đứa bị bắt. Sau đấy mấy ngày, CA lùng sục khắp nơi để tìm anh em tôi, mỗi ngày tôi phải di chuyển qua hai ba cái nhà nghỉ. Tôi tìm cách gom tiền với ý định cùng vài anh em nữa đang trốn sẽ vào Sài Gòn một thời gian. Nhưng lưới trời lồng lộng, các anh em của tôi bị bắt dần, tôi liền bắt xe vào Thanh Hoá tránh tạm mấy hôm vì trong này tôi cũng có anh em rất nhiều. Vào đấy, tôi đã liên hệ vài anh em bạn bè, nói mình đang có biến và cần một chỗ trú, tôi được anh em thu xếp cho một chỗ ở trong khu Đông Bắc Ga, ven đường tàu trong Tp Thanh Hoá. Nhưng cuộc đời này, chạy đâu cho khỏi nắng, đến ngày thứ 5 ở trong này, tôi đã bị các trinh sát CA bắt gọn trong tp Thanh Hoá và được di lý về HN ngay trong đêm. Lúc tôi bị tống vào nhà tạm giữ công an huyện Từ Liêm thì đồng hồ đã điểm sang ngày 31/12/2011.
Tôi bị khởi tố với 3 tội danh: Gây rối trật tự công cộng, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bac.
Các anh em khác cũng lần lượt bị khởi tố với các tội danh: gây rối tt công cộng, cố ý gây thương tích, tổ chức đánh bạc...
Phía bọn D.dơi cũng bị khởi tố với các tội danh: gây rối tt công cộng, hủy hoại tài sản....

Vậy là lần thứ 3 em bị bắt, cộng với hai án tích trước chưa xoá, tôi biết mức án lần này của em sẽ rất nặng. Thực chất, các hoạt động phi pháp của tôi và anh em khác đã nằm trong tầm ngắm của cơ quan điều tra, họ biết bọn tôi làm những gì trên địa bàn trọng suốt thời gian qua.

Hôm nay em xin kể một cách chi tiết hơn về cuộc sống trong tù như thế nào. Em cũng băn khoăn không biết có nên kể rõ hay không vì nó biểu hiện rất rõ sự bất cập của cơ quan hành pháp.
Tôi nhớ khi tôi được đưa vào nhà tạm giữ công án huyện Từ Liêm sau khi đi lý từ TP Thanh Hoá về là tối ngày cuối cùng của năm. Hình như đã được " bật đèn xanh ", đón tôi ở nhà tạm giữ là dùi chị cao su, xịt cay và kìm điện. Có lẽ các xxx ở đây muốn các đối tượng như bọn tôi bị mất lý trí ngay từ những phút đầu để không có các hành vi quấy rối hay bật cung. Sau màn chào hỏi không được êm ái cho lắm, tôi được quẳng vào " tuyệt tình cốc" tức là buồng cuối cùng của khu. Trong buồng cũng đã có 1 đối tượng đang bị tạm giữ hình sự vì hành vi Đánh bạc. Ngồi nói chuyện, anh ta nói anh ta đã bị bắt được 8 ngày. Nhìn ra đồng hồ treo ở tường ngoài ( đây là đồng hồ để cho các đối tượng đang điều trị ARV biết giờ để uống thuốc) tôi bảo:
- Không quá 30p nữa anh được thả.
Anh ta không tin vào lời nói của tôi. Tôi chả lạ gì án cờ bạc, với những ông phạm tội lần đầu, án cờ bạc là" con màu" cho các xxx quay. Cứ cốp tiền ra là về, mà gã này sắp hết 9 ngày tạm giữ HS rồi, nên chắc anh ta sẽ được về. Đúng như dự đoán, gần 12h đêm cán bộ trực ban vào gọi anh ta thu quân tư trang để về, chỉ phạt hành chính. Gã mừng như chết đi sống lại, tôi liền bảo:
- Về thì giữ gìn, đừng để tôi phải đón trong này.
Gã gật gật gù gù rồi đi ra phía ngoài. Theo nguyên tắc, các đối tượng sẽ không bao giờ bị tạm giữ một mình nên chắc chắn sẽ có người chuyển đến. Và quả đúng như vậy, một lúc sau, cán bộ đã đưa 1 gã từ buồng khác sang buồng tôi. Nhìn cái cách cán bộ nhìn nó, tôi biết ngay gã này là con zích được đưa vào đây để lấy thông tin trong vụ án của tôi. Đây cũng là 1 phần nghiệp vụ cài cơ sở để lấy thông tin của XXX.Vừa vào, chưa ngồi ấm chỗ, hắn đã hỏi trên trời dưới biển cưa như 2 thằng thân nhau lắm mà đâu biết rằng hắn đã bị tôi phách vị.
Tôi ở đây được hơn chục ngày thì có chuyến chuyển phạm vào Hoả Lò. Tôi lại bước lên xe thùng, đưa chân vào cái cùm, cánh cửa đóng lại, mọi thứ xung quanh tôi trở nên tối tăm, như chính bóng tối của cuộc đời tôi vậy.

Nếu ai nghĩ, nhà tù có thể là nơi giáo dục, hoàn thiện bản thân những con người trót lầm lỡ thì riêng bản thân tôi không mấy tin điều này cho lắm. Vào Hoả Lò lần này, tôi thấy có nhiều khác biệt. Nó như là cái nhà trẻ mà ở đấy tất cả đều được giải quyết bằng tiền. Điện thoại, ma túy đầy rẫy trong các buồng giam, mà nguồn từ đâu thì mọi người cũng tự hiểu. Ở cái cơ chế tù tiền này, thì bản lĩnh cũng chỉ để ngồi bó gối, máu thì cũng chỉ là máu khô, thứ vũ khí nguy hiểm nhất chính là tiền. Mà em buồn cười nhất là mấy ông " ma sống" là mấy ông bị tuyên án tử hình, sống này chết mai không biết thế nào cũng bị quay tiền.
Quy cách tổ chức buồng giam Hoả Lò vẫn thế, nhưng đầu buồng, và đang trách nhiệm bây giờ có công việc là...bán mà túy. Ông nào muốn chơi, sẽ được đưa điện thoại gọi về nhà bảo người nhà chuyển tiền vào một chỗ đã định sẵn, khi bên nhận ở ngoài nhận được tiền thì bên trong này sẽ ra hàng. Nhìn cảnh này, tôi lại mong mình xử thật nhanh để được đi trại lớn cải tạo. Cuối cùng đến tháng 4/2012 tôi cùng các anh em khác cũng được đưa ra xét xử. Tôi bị Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt 9 năm 6 tháng tù giam cho cả ba hành vi.
Khi nghe toà tuyên án và được nói lời cuối cùng, tôi không xin giảm nhẹ hình phạt, tôi chỉ xin sau này nếu tôi về được, xã hội này, chế tài PL này, hãy cho tôi một chốn dung thân.
....
Trại giam Tân Kỳ Nghệ An, những ký ức về anh em Phạm nhân, " sát thủ Lê Văn Luyện" và những thay đổi sâu sắc trong tôi.
Ngày 4/6/2012, lúc ấy tôi đang ở buồn án 3B. Đang lim dim ngủ thì tiếng choà khoá, tiếng bước chân phá tan đi không gian tĩnh mịch. Tiếng chào nhau ý ới, tiếng dặn dò, tiếng gọi nhau ầm ĩ. Khi nghe cán bộ đọc tên, tôi biết mình lại đi trại xa rồi.
Chuyến xe tù đưa anh em tôi phóng đi trong màn đêm, trên nét mặt anh em là sự lo âu, phá chút sợ hãi. Nhìn cảnh ấy tôi nhớ đến tôi lần đầu ngồi trên cái xe chuyển phạm này.
Trại giam số 3 đóng trên địa phận xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An là nơi giam giữ những phạm nhân nhiều tiền án tiền sự và tội phạm đặc biệt nguy hiểm, lúc ấy có thể kể đên như N. Xa lộ, Dũng Đui Nghệ An và lên trại cùng ngày với tôi hôm ấy còn có Lê Văn Luyện, án phạt 18 năm tù về tội Giết người, cướp tài sản từ trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang lên đây thụ án.
Sau khi làm thủ tục nhận phạm, bọn tôi được đưa vào trại. Quy mô trại giam rất rộng, bao gồm hai khu giam khang trang, bếp, căng tin, nhà văn hoá được xây dựng khá đẹp. Vưà vào đến đây tôi đã thấy cuộc sống ở đây khá cục bộ và phê phái. Trong này phải kể đến các mối mâu thuẫn giữa HN và Nghệ An, Hải Phòng và Quảng Ninh, Năm Định và Thanh Hoá, nên trong này cũng không thiếu những vụ tử chiến vì " màu cờ sắc áo quê hương"
Vưà vào bọn tôi đã nhận thông điệp" Quân Thủ Đô vào đây thì không có cửa).
Sau thời gian học nội quy tôi và Lê Văn Luyện cùng được phân về đội sản xuất số 7, sản xuất mi mắt giả. Thú thực, thời gian đầu tôi không muốn cải tạo, cứ nghĩ đến chín năm tù tôi lại thấy nản. Rồi không biết sẽ đi về đâu. Với tâm lý chán nản tôi thường xuyên chống đối các mệnh lệnh của cán bộ và sẵn sàng xù lông với bất cứ kẻ nào.

Phải nói rằng, thời gian đầu lên trại em cảm thấy bất mãn, không có chí hướng cải tạo. Ở nơi đây, lẽ phải thuộc về kẻ mạnh, kẻ có tiền thì những người chân ướt, chân ráo mới lên như em phải chịu bao thiệt thòi. Có vài anh em tù đầu đi cùng chuyến với em vì không chịu được áp lực mà nghĩ quẩn, cắt mạch máu, thắt cổ tự tử, rất may là không chết. Trong hoàn cảnh này, ta tiền phải biết động viên mình, và thứ mà tôi cảm thấy được động viên nhất chính là mức án. Cái án 9 năm 6 tháng của tôi ở trại này là loại án ngắn, gần về. Xung quanh tôi, các anh em khác toàn án dài, chung thân, tử hình thả chết nhiều nhân nhản, có những phạm nhân lớn tuổi, xác định không có ngày về. Ở ngoài trại có một khu nghĩa địa dành cho những anh em không về được. Nhìn ngôi mộ chỉ được đắp bằng đất, tấm bia mộ được đúc bằng bê tông, trên đấy chỉ ghi họ tên và số giam. Nhìn những ngôi mộ sản sát, cỏ mọc cùm xuê, tôi thấy cuộc đời này thật vô thường, cuối cùng cũng chỉ là nắm xương khô lạnh lẽo nằm trong lòng đất.
Trại giam vào thời điểm này cũng loạn mà túy. Tôi chưa thấy ở nơi giam giữ nào mà nhiều mà túy thế này. Từ nắm rau, bộ quần áo, đôi dép mới cũng đổi được ma túy. Có những phạm nhân trước khi bị bắt chưa biết đến mà túy thì khi vào đây lại trở thành 1 con nghiện. Trong này, mâu thuẫn cục bộ địa phương cũng gay gắt. Hình như mâu thuẫn này đã được ăn vào máu, nhất là trong môi trường thiếu thốn thế này. Mọi hoạt động sinh hoạt của phạm nhân đều tiềm ẩn nguy cơ gây xích mích, mà trong này giam giữ có rất nhiều tay anh chị có tiếng của cả ba miền đất nước.

Trong này, thú vui của tôi chỉ là chơi đá cầu, tôi xem TV. Cái TV 21inch trong buồng à điểm giao thoa duy nhất của bọn tôi với cuộc sống bên ngoài. Cứ chiều đi lao động về tôi và LVL lại xách giầy ra góc sân khu đá cầu, và đặc biệt LVL đá cầu khá dẻo. Ở trong này, cậu ta khá lành, ít nói. Việc cậu ta bị đi kỷ luật đó đánh phạm nhân khác cũng chỉ do hệ quả của việc bị kích động khi bị phạm nhân khác đánh. Cậu ta còn dính thêm một lần kỷ luật đó nhận một gói quà có mà túy bên trong, nhưng khi được các cán bộ xác minh là cậu ta không hề biết nên chỉ bị kỷ luật. Bản thân tôi, mất hai năm đầu trên trại tôi hơi bất mãn và không muốn cải tạo. Tôi tìm mọi cách tránh né sự quan tâm và giáo dục của hội đồng cán bộ. Đến năm thứ 3, tôi bắt đầu tham gia các hoạt động tập thể, cởi mở hơn với những phạm nhân khác. Tôi nhìn những phạm nhân đã 60 tuổi mà vẫn chấp hành án chung thân, đối với họ ngày về là không có nhưng họ vẫn cúi đầu chấp hành. Còn tôi,lúc đấy tôi còn chưa 30 tuổi, tại sao tôi lại buông tay đầu hàng sớm vậy. Cứ đến đợt giảm án, nhìn các phạm nhân được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù để được về sớm tự nhiên trong tôi lại nổi lên một sự ghen tỵ, và tôi cũng muốn có ngày mình được giảm án. Và tôi bắt đầu tích cực lao động, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Khát vọng tự do của tôi trỗi dậy. Tôi biết cuộc sống vẫn đợi tôi ngoài kia.

* Những mảnh số phận kỳ lạ:
Vào trong này, tôi gặp đủ thành phần với tội danh khác nhau. Họ là những ông trùm ma túy đường biên, những tay anh chị cộm cán, hay những phạm nhân người dân tộc phạm tội đồ thiếu hiểu biết. Có phạm nhân là trưởng công an xã trên đường đi bắt được 1 bánh ma túy lại mang về nhà để, bà vợ là giáo viên lại lấy đi bán, bị phát hiện, cả hai vợ chồng nhận án chung thân. Có người vô cớ giết hàng xóm chỉ vì nghe đồn hàng xóm là...mà. Rồi những câu chuyện mang đầy màu sắc liêu trại như chuyện Cây xoài không ra nổi quả. Chuyện là ở cổng trại Tân Kỳ có 1 cây xoài rất to. Các cán bộ đóng trên đấy hai cái chốt để khoá những phụ nhân vì phạm vào và đánh. Cây xoài đấy tán lá xum xuê nhưng không bao giờ có quả. Cho đến khi các cán bộ mới về nhổ hai cái chốt ra, thật kỳ lạ, đến mùa cây xoài ra trĩu quả. Hay chuyện bị đòi chăn. Tôi mới lên trại, đến mùa đông, tôi được cán bộ mở kho đồ cũ đưa cho 1 cái chăn bông khá đẹp. Nhưng khi tôi mang về buồng, anh em lính cũ cứ nhìn tôi lạ lẫm mà không nói gì. Đến đêm, khi đi ngủ tôi cứ có cảm giác có ai lấy người bảo cho xin cái chăn, không là chết rét. Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi kể cho anh phạm nhân cùng đội thì anh ta bảo:
- cái chăn ấy của một anh lính cũ, anh ta bị bệnh hiểm nghèo nên đã không qua khỏi. Có rất nhiều thằng đắp cái chăn ấy và bị đòi nên phải đem trả.
Nghe vậy, tôi cầm cái chăn ra đưa cho cán bộ trực trại và bảo thầy đốt lên cho người anh em đã khuất.

Những vụ lấy số trong trại giam:
Trong cái phân trại gần 2000 phạm nhân này, dù đã được phân loại để giam giữ nhưng cũng không tránh khỏi những va chạm, ẩu đả. Nhất là trong cái tình trạng loạn lạc về mà túy, điện thoại....
Trong này, quân Nghệ An chiếm gần 1 nửa quân số, còn lại là lính Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, và một số tỉnh khác trên mọi miền tổ quốc về đây thụ án. Quân Nghệ An vừa có số đông, lại là sân nhà nên có phần được ưu ái. Quân HN thì có kinh tế và khá đoàn kết nên thường gây dựng mối quan hệ để tạo đà. Quân HP, QN thì số ít nhưng đoàn kết và có máu lỳ, lại không bon chen, sống theo kiểu" đừng ai động vào tôi, còn lại thì kệ". Quân Nam Định thì lắm mưu nhiều mẹo luôn biết giải quyết vấn đề theo hướng có lợi nhất. Còn một số anh em bị chuyển trại từ miền trong ra như Sài Gòn, Khánh Hoà, Phú Yên, và tận miền Tây. Đây là những phạm nhân vi phạm kỷ luật, khó bảo, bất trị nên bị điều chuyển ra tận ngoài này.
Giai đoạn 2012 đến 2015 là giai đoạn mà những mâu thuẫn địa phương lên cực điểm. Không ngày nào là không có những vụ đánh nhau, đâm nhau lấy số giưã các phạm nhân các tỉnh. Tôi nhớ vào năm 2012, trại giam chấn động với vụ " xé vé" hai đại ca T " Vinh " và Đ " Yên Thành " người Nghệ An. Đấy là một buổi chiều ngày chủ nhật, vào tháng 7 năm 2012, ngày hôm ấy các phạm nhân được nghỉ lao động và được quản lý trong khu giam. Lúc này như thường lệ, T "Vinh " và Đ thường ra sân khu để giám sát và chỉ đạo đám đàn em đi " tàu hàng ". Xung quanh hai gã một đám đàn em như tạo ra một lớp bảo vệ kiên cố cho hai đại ca. Mọi việc diễn ra bình thường mà không ai biết rằng chiếc ổ khoá cửa sân khu đã bị ai đó bí mật nhét tăm vào lỗ ổ khoá và bẻ gẫy tăm nên dù có chìa khoá cũng không mở được. Bỗng từ đâu, phải đến mấy chục phạm nhân từ mọi phía, từ các khu khác trèo qua lớp rào ngăn giữa các khu lao vào hai đại ca như muốn nuốt trôi con mồi. Trên tay mỗi gã à những chiếc dùi được làm từ những thanh sắt mài nhọn, dài khoảng hơn 20cm, những chiếc mũi kéo,những chiếc bàn chải đánh răng được mài nhọn. Mấy gã đàn em của hai đại ca cũng rút đồ xông lên chống trả, tiếng chửi bới tiếng la hét làm náo loạn trại. Đã có vài gã phải ôm bụng nằm xuống, có gã ra cửa khu kêu cứu cán bộ. Do bị đánh úp bất ngờ và lực lượng khá mỏng nên hai ông trùm đã bị đối phương đâm nhiều nhát vào người, máu chảy ra nhuộm đỏ bộ quần áo lót. Lúc này tiếng súng báo động, tiếng kẻng báo động vang lên, cán bộ vũ trang ập vào nhưng do ổ khoá đã bị làm hỏng nên các cán bộ không thể vào để can thiệp kịp thời. Mọi việc chỉ kết thúc khi hai ông trùm nằm dài dưới đất, xung quanh là cả một vũng máu. Ngay lập tức các cán bộ cho phá cửa khu để xông vào, hơi cay được xịt tứ tung, có vài gã trèo rào chạy trốn sang khu khác, có gã không chạy mà lập tức nhét luôn nửa lưỡi dao lam cạo râu vào mồm và sẵn sàng nuốt nếu bị cán bộ đàn áp.
Sau trận chiến, kẻ đi viện, .kẻ bị vào kỷ luật chờ quyết định khởi tố và xử thêm. Tôi cũng chẳng hiểu họ trả giá thế để làm gì, sau mỗi lần như thế, ngày trở về của họ càng thêm xa. Tôi đã từng hỏi 1 phạm nhân như vậy, ban đầu họ bị xử có 3 năm, vào trong này cứ đâm chém lấy số mà bây giờ bị xử thêm lên đến 18 năm.
Đấy chỉ là 1 trong vô số vụ mà tôi từng chứng kiến. Cuộc sống trong này mà cũng phải bon chen thế sao. Càng ở trong này nó càng giết chết cuộc đời chúng ta thêm một chút.

Cuộc bạo loạn ngày 3/6/2013
Ở trong này, không chỉ có mâu thuẫn giữa phạm nhân và phạm nhân mà sự mâu thuẫn giữa phạm nhân và cán bộ cũng có lúc căng thẳng mà đỉnh điểm là cuộc bạo loạn của một số phạm nhân miền trong chuyển trại ra.
Phải nói rằng đây là một kế hoạch đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ một thời gian dài trước đó. Đấy là một buổi sáng bình thường như bao buổi sáng khác, khi cửa khu được mở để cho các phạm nhân lên Y tế xin phát thuốc và khám ốm trước khi đi làm. Khu y yế là một khu độc lâpj gồm có phòng khám bệnh và một số phòng dành cho các phj nhân nằm điều trị. Phụ trách y tế là hai cán bộ nữ còn khá trẻ và có chuyên môn về y tế. Khi mọi việc đang diễn ra bình thường thì bất ngờ có hai phạm nhân nam xông vào dùng cây dùi sắc nhọn khống chế 1 cán bộ nữ. Lập tức đến gần chục phạm nhân khác cũng lăm lăm vũ khí yêu cầu các phạm nhân khác ra khỏi khu y tế. Các phạm nhân bạp loạn ngay lâpj tức đã làm chủ được khu y tế, bọn họ lấy dây vải đã chuẩn bị sẵn, trói hai cán bộ nữ vào ghế, họ lấy hết chăn màn, quần áo từ các buồng điều trị đốt xung quanh thành đống lửa to nhằm mục đích ngăn chặn hơi cay xịt từ bên ngoài.
Tiếng kẻng báo động vang lên, lập tức toàn bộ phạm nhân được nhốt trở lại buồng giam và lực lượng vũ trang với trang bị khiên và giáp đã vào vị trí chiến đấu. Để đảm bảo an toàn cho con tin, Giám thị trại giam yêu cầu lực lượng vũ trang chỉ hành động khi có mệnh lệnh. Từ bên trong khu y tế, tiếng chửi bới của các phạm nhân manh động vang lên, bọn họ yêu cầu đòi gặp Ban Giám Thị để đưa ra yêu sách.
Nói thêm về các phạm nhân này, đây là một số phạm nhân cá biệt, cộm cán được điều chuyển từ các trại miền nam ra sau khi vi phạm kỷ luật liên tục. Các phạm nhân này thường có máu côn đồ, manh động và bất chấp. Việc họ liên kết với nhau, thành lập băng nhóm tổ chức bạo loạn ngay trong trại giam làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh trại giam, có tác động tiêu cực đến các phạm nhân khác.
Để xoa dịu tình hình, Ban giám thị và các phó ban giám thị đã có mặt tại hiện trường để giải quyết sự việc. Ban đầu Ban gíam thị đã ra sức thuyết phục các phạm nhân thả con tin và trình bày tâm tư nguyện vọng, cuộc đấu trí căng thẳng từ 7h sáng đến hơn 15h chiều. Cùng lúc ấy, Ban giám thị cũng đã lên phương án cho lực lượng vũ trang đột kích vào khu y tế, khống chế đối tượng và giải phóng con tin.
Tưởng chừng như sẽ phải dùng đến biện pháp cuối cùng thì vào lúc gần 17h chiều, các phạm nhân đã đồng ý thả con tin, với yêu cầu không đánh đập đàn áp và chuẩn bị các phòng giam riêng để cho các phạm nhân vào đấy cách ly.
Cuối cùng, cuộc bạo loạn đã được giải quyết, tình hình an ninh sẽ được thắt chặt hơn và cuộc sống của anh em chúng tôi sẽ rất lâu mới trở lại bình thường. Các phạm nhân tham gia vụ bạo loạn hôm ấy đã bị khởi tối với các tội danh" Chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái phép, gây rối trật tự,..." Và chắc chắn sẽ có một phiên toà xét xử các hành vi trên.
Cuộc sống trong này với bao dồn nén về tư tưởng rất dễ khiến chúng ta có những hành vi bộc phát. Chỉ mong rằng những ngày này sớm qua đi để chúng tôi lại được hít thở bầu không khí tự do....
…..

Thấm thoát tôi đã lên trại được 3 năm và tôi cũng chuẩn bị đến thời gian được xét giảm án. Lúc này tôi vẫn cải tạo ở đội làm mi mắt giả xuất khẩu. Đây là một nghề đòi hỏi tính kiên trì, tỷ mỉ và tôi cảm thấy nó khá phù hợp với mình. Lúc này tư tưởng của tôi đã dần ổn định, cuộc sống trong trại cũng đã bình hơn, các phạm nhân đã đoàn kết hơn, ít xảy ra xung đột va cham hơn. Tôi tích cực tham gia các hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ, tham gia đầy đủ các phong trào như " gửi lời xin lỗi" hay " giữ lửa yêu thương". Tôi cũng tham gia làm bản tin hàng ngày phát trên hệ thống phát thanh của trại. Còn về LVL, cậu ta đã bị hai lần kỷ luật trong trại. Tuy nhiên những vấp ngã ấy lại khiến cậu ta trưởng thành và có bản lĩnh hơn. Cậu ta đã bắt đầu có chí hướng cải tạo và đọc sách kinh phật, đọc sách về chữa bệnh bằng đông y. Điều trăn trở lớn nhất của cậu ấy là hậu quả dư luận xã hội quá nặng nề mà cậu ta khó vượt qua được.
Cái ngày mà tôi được đọc tên trong danh sách giảm án dịp Tết năm 2016, tôi có cảm giác thật khó tả. Tôi đã được giảm 7 tháng tù giam cho lần giảm đầu tiên, ngày về của tôi đã được gần hơn một chút. Tôi tự hào với thành quả của mình đạt được.
Tâm trí tôi lúc này đã không còn suy nghĩ nhiều về quá khứ, về thời gian lầm lỗi ngoài xã hội. Tâm hồn tôi lúc này như một khu vườn với những hạt giống mới gặp cơn mưa. Tôi lại có quyền hi vọng, hi vọng về bầu không khí tự do, về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên tôi cũng không tránh được những giây phút yếu lòng. Đấy là những dịp lễ Tết, anh em xung quanh có người nhà vào thăm, có nguồn động viên từ ngoài xã hội. Còn tôi thì không. Anh em bạn bè đã dần quên lãng tôi. Họ cũng phải lo cho cuộc sống của mình và không còn chỗ của một kẻ tù tội như tôi trong tâm trí họ nữa. Những lúc ấy, tôi thâý tủi thân, và có lúc tôi đã khóc.Nhưng cuộc sống vẫn cứ phải tiếp tục, tôi vẫn phải vững bước trên con đường cải tạo của mình, tôi không được phép gục ngã hay bỏ cuộc.
Và cái Tết năm 2019 là cái Tết cuối cùng của tôi trong này. Sau khi nghe đọc giảm án lần thứ 4 tôi biết được ngày về của tôi là ngay 29/5/2019. Những ngày cuối cùng trong trại giam, tôi bỗng thấy lạnh gáy khi trong đầu vang lên câu hỏi sẽ về đâu và làm gì. Bất chợt tôi cảm thấy sợ hãi khi biết ngoài kia còn đầy cám dỗ có thể giết chết tôi bất cứ lúc nào.
Đêm cuối cùng, khi mọi người chìm vào giấc ngủ, tôi vẫn không thể nào ngủ nổi. Hết đêm nay, tôi sẽ được tự do. Tôi đợi nhày này đã lâu lắm rồi, vì hai chữ tự do mà tôi đã phải chấp nhận bao gian khổ. Xung quanh tôi, còn bao người đang chấp hành án chung thân mà với họ hai chữ tự do đã dần quên đi trong tâm trí. Tôi vẫn là người may mắn.
Sáng hôm sau, tôi khoác lên người bộ quần áo xã hội. Đã lâu lắm rồi tôi mới mặc bộ quần áo thế này, tôi cảm thấy xa lạ với chính bản thân mình. Tôi bước ra cổng phủ trong lời chúc mừng của biết bao anh em. Có một anh đang chấp hành hai án chung thân chỉ nhắn một câu:
- Giữ lấy tự do và hãy sống thêm phần cho tôi nữa nhé.
Sau khi làm thủ tục và cầm quyết định chấp hành xong án phạt tù, tôi bước đi qua hai cây sung cổ thụ, bước qua hàng dừa xanh ngát vag hít một hơi dài bầu không khí của tự do....

Tôi lang thang bước ra con đường cái dẫn vào cổng trại. Lần này tôi về không như lần trước, có người đưa kẻ đón, mà về trong âm thầm lặng lẽ. Tôi thích cái cảm giác này hơn, cái cảm giác mình muốn đi đâu, làm gì mà không bị tác động của người khác. Đấy mới là tự do!!!!
Tôi đi bộ ra đến ngã ba Lạt, tạt vào một đại lý ven đường tôi mua một bao thuốc lá và cái bật lửa. Rít một hơi thật dài, tôi nhìn làn khói thuốc bị gió đưa vào không trung rồi tan biến. Còn tôi, liệu có tan đi như làn khói kia không khi phía trước tôi còn đầy giông bão.
Thôi kệ! Cứ về đã!!
Bà bán đại lý nhìn tôi đã biết là phạm mới được thả.
- Thế chú đi về mô?
- Cháu đang tìm đường bắt xe về quê Nam Định.
Bà liền gọi ông chồng lấy xe máy chở tôi ra trung tâm huyện Tân Kỳ để bắt xe. Từ đây tôi phải bắt xe ra ngã ba Diễn Châu rồi mới bắt xe về quê được. Ngồi trên xe, trong đầu tôi cứ văng vẳng hai câu hỏi là đi đâu và làm gì. Cái câu hỏi ấy làm tôi thấy khó chịu và có một chút sợ hãi.
Đứng trước mộ bố mẹ tôi, bất chợt mắt tôi thấy nhoè đi, hai giọt nước mắt chảy dài trên má. Bố mẹ cho con được sống để trả nốt món nợ cuộc đời, rồi con xin phép được về với vòng tay của bố mẹ. Khi nén hương đã tàn, tôi lặng lẽ cúi đầu bước đi. Tôi trở về với chính căn nhà đã nuôi tôi lớn khôn, lớp thời gian bao phủ căn nhà khiến tôi bất giác thấy lạnh lẽo. Mọi người xung quanh nhìn tôi như xa lạ. Trong ánh mắt họ hiện lên sự đề phòng lại xen chút tò mò. Nhưng với tôi lúc này những vấn đề ấy trở nên bình thường. Không biết đã bao lâu rồi tôi mới được ngủ trong căn nhà của mình, tôi không có tâm trạng để đếm ngược bánh xe thời gian nữa, nhưng đêm ấy tôi không thể ngủ nổi. Ngày hôm sau tôi lên xã để làm thủ tục tái hoà nhập với địa phương. Tiếp tôi là một cậu công an viên khá trẻ, sau khi xem xong quyết định trình báo và hướng dẫn tôi làm một số thủ tục khai báo và cam kết, cậu ta có hỏi:
- Thế bây giờ anh định đi đâu, tôi làm luôn tờ khai tạm vắng.
- Tôi bây giờ đã là một công dân hợp pháp, được pháp luật bảo hộ về quyền lợi và nghĩa vụ. Trách nhiệm của cậu là tiếp nhận và quản lý. Khi nào đi đâu tôi sẽ báo.
Tôi đang lang thang trên đường làng, ngắm nhìn sự thay đổi của xã hội, bỗng nghe tiếng gọi giật từ phía sau.
- Thắng!!!! Thắng Trố phải không? Vừa về à?
Tôi quay lại, lơ ngơ một lúc thì nhận ra, đây là mẹ của Tiến Cù, thằng bạn bán bánh mỳ của tôi ngày nào.
-Cháu chào cô. Cháu mới về ạ.
Bà nắm tay tôi, nhìn tôi một cách thân thiện. Rõ ràng chỉ có những ai có con em đi tù về mới thấu hiểu và thông cảm cho những người như tôi. Bà bảo
- Ngày cháu bị bắt, người ta có về xác minh nhân thân, loa phát thanh đọc ra rả cả tuần. Về sau có người còn đồn là con bị đánh chết trong trại.
- Thế Tiến nhà mình thế nào rồi.
- Sau khi đi tù về, nó về nhà được mấy hôm, nhưng bị làng xóm nói ra nói vào, nó tự ái bỏ nhà đi sang Ninh Bình rồi theo người ta đi làm phụ xe Bắc Nam. Rồi nó lang bạt tứ tung, vào cả Lâm Đồng để sống. Đến năm ngoái nó có về đưa cô ít tiền rồi chẳng hiểu sao nó uống thuốc sâu tự tử.
Tôi bàng hoàng khi đứng trước di ảnh thằng bạn. Chẳng lẽ đây cũng là nạn nhân của sự kỳ thị. Và đến bây giờ cái chết của nó vẫn là một sự bí ẩn đối với tôi, với tất cả mọi người.
Về đến nhà, tôi thu dọn quần áo, dùng số tiền ít ỏi còn lại, tôi bắt xe sang tp Ninh Bình. Tôi lại phải đi, đi vì cuộc sống của bản thân mình.....

Đến tận bây giờ, vẫn chưa ai lý giải tại sao Tiến lại chọn cái chết để giải thoát. Tôi biết, nó cũng đã phải chịu bao khổ cực, lăn lộn đây đó sau khi ra tù. Có người bảo do nợ nần, người thì bảo do bệnh tật, do...thất tình. Đâu cũng chỉ là giả thuyết. Giá như nó bản lĩnh hơn, ham sống hơn thì giờ tôi và nó có thể sẽ được gặp nhau. Nhưng số phận con người thật khó đoán, ta không thể biết được ngày mai đến trước hay kiếp sau đến trước. Nghĩ đến nó tôi lại càng thấy cuộc sống này còn được hít thở là còn đáng quý.
Hẹn nhau ở một chân trời khác, cố gắng để mọi thứ tốt đẹp hơn, để trả nốt món nợ cuộc đời còn dang giở. ......

Lên đến HN, tôi tìm đến nhà người em họ đang sinh sống trên này. Đây chính là người con trai cả của bà cô hàng cơm ở Phủ Lý năm nào. Chú ấy có một cái xe ben chở đất thải cho các công trình. Sau khi uống với nhau vài chén rượu, chú ấy mạnh dạn đề nghị:
- Anh giờ thế này, thôi đi làm với em. Công việc là cửu vạn. Nếu anh thấy làm được thì em thu xếp.
- Giờ anh không có quyền lựa chọn. Nếu chú dung nạp, cho anh công việc thì anh cũng cố gắng làm.
Thế là chú ấy đưa tôi về lán của đội cửu vạn trong Bạch Đằng. Tôi bắt đầu một cuộc sống mới. Cứ tối đến tôi lại cùng anh em ra cửa khẩu, lúc chú em đến thì bọn tôi theo xe đi xúc đất thải ở các công trình. Cứ 2 đến 3 người xúc một xe. Những ngày đầu chưa quen việc, người và cổ tôi đau ê ẩm, sáng về sau khi tắm rửa ăn uống xong tôi chỉ muốn lăn ra ngủ. Dần dần sau khi quen việc tôi theo anh em đi làm thêm. Ngoài giờ làm đất thải tôi theo các anh em vào mấy kho hàng trong cảng Hà Nội và kho Lĩnh Nam xin nhập đội bốc hàng. Công việc của tôi là từ 2h chiều đến 8h tối ở kho hàng rồi nghỉ nghơi và 10h tối lại ra cửa khẩu theo xe đi làm đất thải. Một ngày làm tôi cũng cầm về khoảng 400k đến 500k. Hôm nào hàng về nhiều tôi cũng cầm về được khoảng 800k.
Dần dần tôi cũng đã có thể tự lo cuộc sống của mình. Mục tiêu của tôi là để dành tiền để mua một chiếc xe máy cũ làm phương tiện kiếm sống. Lúc này đầu óc tôi đã dần quên đi những ân oán, những bon chen trong quá khứ. Nhớ lại hồi anh em về kho Lĩnh Nam bốc hàng, bị một nhóm ở đâu đến thu tiền, anh em cửu vạn bức xúc lắm, có anh em còn bị chúng nó đánh phải vào viện. Có anh em đòi đánh nhau với chúng nó rồi....về quê. Tôi can ngăn mọi người vì gây ra mâu thuẫn thì càng khó làm ăn. Tôi nghĩ nếu khó quá thì tìm chỗ khác làm, mình có sức lao động thì có người sẽ cần sưcd lao động của mình.
Công việc đang suôn sẻ thì đến năm 2020, tôi bị tai nạn lao động. Hôm ấy là chuyến bốc hàng đêm trong cảng, do làm cố, lại buồn ngủ tôi bị ngã từ trên nóc xe tải xuống, bị gẫy chân. Tôi vào viện nằm hơn hai tháng thì về, sức lao động cũng bị giảm sút đáng kể. Lúc ấy dịch bện bùng phát, công việc cũng khó khăn, chú em tôi xuống thăm và cho tôi vay 10 triệu. Tiền tích cóp thì đi viện đã dùng hết nên với tôi 10 triệu thật đáng quý. Tôi về khu Giáp Bát ở nhờ nhà 1 người anh em quen, rồi tôi mua 1 cái xe máy cũ và bắt đầu đi chạy xe ôm.

Thời gian đầu chạy xe ôm, do chưa được xoá án tích nên em không đăng ký vào xe ôm công nghệ được. Làm xe ôm truyền thống thì khó cạnh tranh nên thu nhập cũng không được là bao. Em cố gắng kết hợp them với cả chở hàng cho chợ đầu mối buổi sáng sớm nên cũng cải thiện được chút ít. Về sau có cu cậu cùng dãy trọ để lại cho em một app grabbike của cậu ấy( vẫn biết là vi phạm chính sách của grab) nhưng nhờ đó mà em cũng có nhiều đơn và nhiều cuốc hơn.
Làm nghề gì cũng có nhiều khó khăn, cạnh tranh bà nghề xe ôm cũng vậy. Có lần em vào viện Nhi đón khách bị mấy anh xe ôm truyền thống đuổi đánh, đập cả xe, may nhờ lúc ấy xuất hiện một "người anh em" xã hội nhận ra em. Mấy ông xe ôm thấy cậu kia chào em bằng anh nên cũng thôi. Lúc cậu em kia sai đàn em đi tìm người phá hỏng xe của em, em liền can ngăn, chuyện đã xảy ra không nên làm lớn chuyện. Rồi chuyện khách khứa say rượu đêm hôm, khách bùng tiền là bình thường, rồi bị bom hàng. Có hôm em bị bom đến gần 20 hộp xôi mà trong người không còn đủ tiền đổ xăng, đành mang về chia cho anh em grab bike cùng ăn. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng em lại cảm thấy thanh thản. Cũng có nhiều anh em cũ tìm đến rủ em về làm nhưng em từ chối. Quá khứ thì để nó ngủ yên. Bao nhiêu năm tù em thấm thía rằng đồng tiền ko bao giờ là dễ kiếm. Bây giờ em đã cảm nhận được cảm giác của những người yếu thế bị em đàn áp trước kia. Hãy cứ để cho em trả nốt món nợ cuộc đời....

Bây giờ, cuộc sống của em cứ âm thầm trôi đi, hàng ngày em cùng cậu bạn 2 bánh rong ruổi mọi nẻo đường. Không thể biết con đường phía trước thế nào, bằng phẳng hay chông gai, nhưng em tin con đường ấy đủ rộng để có chỗ cho cả em, để em không phải đi sai con đường thêm lần nữa. Bây giờ em còn có cả một quán nước nhỏ ở trong khu đền lừ. Em có cả cái món nước chè tươi, cái thứ nước uống đã gắn bó với tuổi thơ của em bà cả kẹo lạc Nam Định. Lúc nào em chạy xe thì em để quán đấy, khách tự đến tự uống bà tự rót xong tự để tiền lại.
Có lẽ em cũng khép lại tự truyện của em tại đây. Phần tiếp theo em xin để số phận viết tiếp. Cuộc đời mỗi con người là một câu chuyện dài, liệu chúng ta có dành thời gian và đủ bản lĩnh để nhìn lại nó không. Chúng ta có thể đã từng gặp nhau, từng đi qua nhau trên thế gian này và đừng quên rằng không có gì sung sướng bằng chúng ta được quyết định cuộc sống của mình.
Câu chuyện của em có thể có động chạm, hoặc vi phạm những quy tắc cộng đồng. Quản trị có thể xoá topic, khoá id nhưng em vẫn cảm ơn những người đã xem, đang xem, và sẽ xem câu chuyện của em và mỗi người có một cách nghĩ cho mình. Ngày mai em sẽ lại tiếp tục mưu sinh, để cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để em được trả hết món nợ đời này.
Cảm ơn mọi người.
----------------------------


Một số tâm sự ngoài lề của bác chủ thớt:

Mọi người cứ bảo sao tỷ lệ tái phạm tội của những người như bọn em lại cao.
Lý do đầu tiên vẫn phải là do chính bản thân bọn em không giữ được mình.
Lý do tiếp theo là do chính sách hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng còn nhiều bất cập.
Ai đi tù về, muốn hoàn lương thì việc đầu tiên là phải có công việc lương thiện, đảm bảo cuộc sống. Với tâm lý e ngại của các địa phương khi tiếp nhận người vừa chấp hành xong án phạt tù đã vô tình tạo ra một rào cản giữa người vừa đi tù về và cuộc sống xã hội. Nếu địa phương nào có đối tượng vừa tù về, chưa xoá án tích sẽ bị ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu, tiêu chuẩn thi đua của địa phương đấy.
Dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người vừa chấp hành án phạt tù như cung cấp nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi, hay tạo điều kiện cho họ được học tập và làm việc tại một số cơ sở sản xuất. Nhưng tất cả đều là lý thuyết.
Để tiếp cận được nguồn vốn vay từ 1 đến 30 triệu thì khó hơn lên giời. Em đã từng mài mòn dép ở cửa C10 trong Định Công để xin hỗ trợ xác nhận vốn vay mà nản chí phải bỏ cuộc. Lúc ấy em định vay 10 triệu để mua cái xe máy cũ mà không được. Mà có phải ai tù về cũng có vốn liếng. Các cơ sở sản xuất nhìn lý lịch bọn em thì có mà loại từ vòng gửi xe. Em biết một cơ sở sản xuất H ở Hà Nội đã cam kết sẽ tạo việc làm cho người phạm tội tái hoà nhập cộng đồng nhưng thực tế đến cuối năm họ liên lạc với bọn em cho mượn quần áo để phỏng vấn, quay phim, báo cáo thành tích và sau đấy đưa bọn em mỗi người...500k.
Đến di làm grab như em, bản thân em đang sử dụng app của người khác vì bên grab không nhận người có lý lịch xấu như bọn em.
Còn nhiều yếu tố nữa lăm. Em chỉ muốn nói rằng, những người như bọn em cũng có khát vọng. Tội lỗi thì đã phải trả giá, pháp luật đã ghi nhận quá trình cải tạo. Chỉ mong, xã hội có cái nhìn cởi mở và cho bọn em con đường đi đúng nghĩa.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội thì công tác thi hành án hình sự cũng đã được chú ý hơn. Và ngay trong hiến pháp sửa đổi cũng đã có những quy định rõ ràng hơn với người chấp hành án phạt tù, đấy là tiên đề để ra đời Luật thi hành án hình sự, quy định rõ ràng hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù.
Trong hiến pháp đã thay đổi " kẻ phạm tội" thành " người phạm tội". Chỉ 1 từ đơn giản thôi nhưng đã thay đổi rất nhiều đối với các phạm nhân. Thời gian gần đây thì trên báo đã bỏ hai từ " y " và " thị " mà thay vào đấy là " đối tượng".
Người bị bắt mà chưa bị tuyên án hoặc bản án chưa có hiệu lực thì có thêm quyền bầu cử, thực hiện ở nhà tạm giam tạm giữ.
Các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù thì không phải bị mất quyền công dân như mọi người vẫn nghĩ mà chỉ là hạn chế một số quyền.
Quyền bất khả xâm phạm về sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự vẫn được đảm bảo.
Quyền tự do đi lại vẫn có nhưng bị hạn chế. Chỉ được đi lại trong phạm vi quy định.
Quyền tự do ngôn luận vẫn được đảm bảo. Các phạm nhân vẫn có quyền làm đơn thư khiếu nại theo quy định của PL, không nặc danh và không vượt cấp.
Quyền mưu cầu hạnh phúc bị hạn chế quyền kết hôn nhưng vẫn có quyền mưu cầu hạnh phúc. Điển hình là buồng hạnh phúc trong các trại giam.
Vẫn được đảm bảo quyền học tập, lao động, sản xuất theo quy định.
Quyền được hưởng chế độ khoan hồng của Đảng và NN. Đã từng có cả 1 hệ thống cán bộ bị kỷ luật vì xét giảm án phạt tù sót cho 1 phạm nhân và phải xin lỗi công khai. Bất cứ phạm nhân nào cũng được xét giảm, xét tha, đặc xá nếu đủ điều kiện. Đấy là quyền lợi.
 

janlin

Xe tải
Biển số
OF-761542
Ngày cấp bằng
2/3/21
Số km
335
Động cơ
47,140 Mã lực
... Bây giờ em đã cảm nhận được cảm giác của những người yếu thế bị em đàn áp trước kia. Hãy cứ để cho em trả nốt món nợ cuộc đời....
Mong cụ Thắng Trần ND vững tin, vượt qua khó khăn hiện tại. Hãy đối xử tốt với bản thân mình cụ nhé. Cảm ơn những điều cụ đã chia sẻ với mọi người.
 

Đại Ba

Xe điện
Biển số
OF-51041
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
2,265
Động cơ
433,184 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đến tận bây giờ, vẫn chưa ai lý giải tại sao Tiến lại chọn cái chết để giải thoát. Tôi biết, nó cũng đã phải chịu bao khổ cực, lăn lộn đây đó sau khi ra tù. Có người bảo do nợ nần, người thì bảo do bệnh tật, do...thất tình. Đâu cũng chỉ là giả thuyết. Giá như nó bản lĩnh hơn, ham sống hơn thì giờ tôi và nó có thể sẽ được gặp nhau. Nhưng số phận con người thật khó đoán, ta không thể biết được ngày mai đến trước hay kiếp sau đến trước. Nghĩ đến nó tôi lại càng thấy cuộc sống này còn được hít thở là còn đáng quý.
Hẹn nhau ở một chân trời khác, cố gắng để mọi thứ tốt đẹp hơn, để trả nốt món nợ cuộc đời còn dang giở. ......
Em nghĩ cụ ấy bị bệnh nan y, kiểu như HIV ấy. Trước khi tự tử lại gom góp tiền tích kiệm đưa mẹ, thì đó là 1 vụ tự tử đã được tính toán, lên kế hoạch từ trước, chứ ko phải là do nhất thời thiếu suy nghĩ. Vậy là Tiến đã tận số.
 
Chỉnh sửa cuối:

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,822
Động cơ
356,892 Mã lực
E rót vodka cho cụ nít pho bít thế nào lại nhầm thành vang,sory cụ nhá
 

nickambinhso1

Xe hơi
Biển số
OF-780221
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
154
Động cơ
137,079 Mã lực
Tuổi
37
Em nghĩ không phải hiv. Hiv giờ có thuốc rồi, chỉ là phải dùng thường xuyên, còn sống như bình thường, không đau đớn, không lở loét.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
15,893
Động cơ
508,700 Mã lực
Công việc đang suôn sẻ thì đến năm 2020, tôi bị tai nạn lao động. Hôm ấy là chuyến bốc hàng đêm trong cảng, do làm cố, lại buồn ngủ tôi bị ngã từ trên nóc xe tải xuống, bị gẫy chân. Tôi vào viện nằm hơn hai tháng thì về, sức lao động cũng bị giảm sút đáng kể. Lúc ấy dịch bện bùng phát, công việc cũng khó khăn, chú em tôi xuống thăm và cho tôi vay 10 triệu. Tiền tích cóp thì đi viện đã dùng hết nên với tôi 10 triệu thật đáng quý. Tôi về khu Giáp Bát ở nhờ nhà 1 người anh em quen, rồi tôi mua 1 cái xe máy cũ và bắt đầu đi chạy xe ôm.
......
bảo sao xã hội ngày càng bạc, tàn khốc.
người lao động không được bảo vệ. tai nạn xảy ra, không có bảo hiểm, tự trả giá, mất toàn bộ tiền tiết kiệm.
sức ép trong cuộc sống là quá lớn, vượt quá sức chịu đựng của mỗi người, sinh ra hành vi đối xử với nhau căng thẳng
 

Thắng Trần ND

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-805021
Ngày cấp bằng
24/2/22
Số km
319
Động cơ
17,720 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai HN
bảo sao xã hội ngày càng bạc, tàn khốc.
người lao động không được bảo vệ. tai nạn xảy ra, không có bảo hiểm, tự trả giá, mất toàn bộ tiền tiết kiệm.
sức ép trong cuộc sống là quá lớn, vượt quá sức chịu đựng của mỗi người
Dạ, lao động tự do mà cụ. Mình không cẩn thận thì phải chịu thôi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top