Có chị hàng xóm hơn đâu 2 tuổi, toàn sơ ý thay đồ chỗ cửa sổ, chị này xinh nên thằng nào cũng cố gắng về sớm đứng chờThế mà ko nói trước.
Có chị hàng xóm hơn đâu 2 tuổi, toàn sơ ý thay đồ chỗ cửa sổ, chị này xinh nên thằng nào cũng cố gắng về sớm đứng chờThế mà ko nói trước.
Lão có hóng chuyện em bán dâm Nam không, để em kể.
Em với lão dưới gây độ nhậu để hóng thớt bán dâm nam cụ kể.Cụ muốn nghe hay xem ạ.
Có cho đăng câu chuyện bằng ảnh hay video không nhỉ.
Cụ kể đi ah.
Ọp chui hả?Cụ Thắng Trần ND ở xã nào đấy?
2 ông trùm có đi một hơi ko cụ!Những vụ lấy số trong trại giam:
Trong cái phân trại gần 2000 phạm nhân này, dù đã được phân loại để giam giữ nhưng cũng không tránh khỏi những va chạm, ẩu đả. Nhất là trong cái tình trạng loạn lạc về mà túy, điện thoại....
Trong này, quân Nghệ An chiếm gần 1 nửa quân số, còn lại là lính Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, và một số tỉnh khác trên mọi miền tổ quốc về đây thụ án. Quân Nghệ An vừa có số đông, lại là sân nhà nên có phần được ưu ái. Quân HN thì có kinh tế và khá đoàn kết nên thường gây dựng mối quan hệ để tạo đà. Quân HP, QN thì số ít nhưng đoàn kết và có máu lỳ, lại không bon chen, sống theo kiểu" đừng ai động vào tôi, còn lại thì kệ". Quân Nam Định thì lắm mưu nhiều mẹo luôn biết giải quyết vấn đề theo hướng có lợi nhất. Còn một số anh em bị chuyển trại từ miền trong ra như Sài Gòn, Khánh Hoà, Phú Yên, và tận miền Tây. Đây là những phạm nhân vi phạm kỷ luật, khó bảo, bất trị nên bị điều chuyển ra tận ngoài này.
Giai đoạn 2012 đến 2015 là giai đoạn mà những mâu thuẫn địa phương lên cực điểm. Không ngày nào là không có những vụ đánh nhau, đâm nhau lấy số giưã các phạm nhân các tỉnh. Tôi nhớ vào năm 2012, trại giam chấn động với vụ " xé vé" hai đại ca T " Vinh " và Đ " Yên Thành " người Nghệ An. Đấy là một buổi chiều ngày chủ nhật, vào tháng 7 năm 2012, ngày hôm ấy các phạm nhân được nghỉ lao động và được quản lý trong khu giam. Lúc này như thường lệ, T "Vinh " và Đ thường ra sân khu để giám sát và chỉ đạo đám đàn em đi " tàu hàng ". Xung quanh hai gã một đám đàn em như tạo ra một lớp bảo vệ kiên cố cho hai đại ca. Mọi việc diễn ra bình thường mà không ai biết rằng chiếc ổ khoá cửa sân khu đã bị ai đó bí mật nhét tăm vào lỗ ổ khoá và bẻ gẫy tăm nên dù có chìa khoá cũng không mở được. Bỗng từ đâu, phải đến mấy chục phạm nhân từ mọi phía, từ các khu khác trèo qua lớp rào ngăn giữa các khu lao vào hai đại ca như muốn nuốt trôi con mồi. Trên tay mỗi gã à những chiếc dùi được làm từ những thanh sắt mài nhọn, dài khoảng hơn 20cm, những chiếc mũi kéo,những chiếc bàn chải đánh răng được mài nhọn. Mấy gã đàn em của hai đại ca cũng rút đồ xông lên chống trả, tiếng chửi bới tiếng la hét làm náo loạn trại. Đã có vài gã phải ôm bụng nằm xuống, có gã ra cửa khu kêu cứu cán bộ. Do bị đánh úp bất ngờ và lực lượng khá mỏng nên hai ông trùm đã bị đối phương đâm nhiều nhát vào người, máu chảy ra nhuộm đỏ bộ quần áo lót. Lúc này tiếng súng báo động, tiếng kẻng báo động vang lên, cán bộ vũ trang ập vào nhưng do ổ khoá đã bị làm hỏng nên các cán bộ không thể vào để can thiệp kịp thời. Mọi việc chỉ kết thúc khi hai ông trùm nằm dài dưới đất, xung quanh là cả một vũng máu. Ngay lập tức các cán bộ cho phá cửa khu để xông vào, hơi cay được xịt tứ tung, có vài gã trèo rào chạy trốn sang khu khác, có gã không chạy mà lập tức nhét luôn nửa lưỡi dao lam cạo râu vào mồm và sẵn sàng nuốt nếu bị cán bộ đàn áp.
Sau trận chiến, kẻ đi viện, .kẻ bị vào kỷ luật chờ quyết định khởi tố và xử thêm. Tôi cũng chẳng hiểu họ trả giá thế để làm gì, sau mỗi lần như thế, ngày trở về của họ càng thêm xa. Tôi đã từng hỏi 1 phạm nhân như vậy, ban đầu họ bị xử có 3 năm, vào trong này cứ đâm chém lấy số mà bây giờ bị xử thêm lên đến 18 năm.
Đấy chỉ là 1 trong vô số vụ mà tôi từng chứng kiến. Cuộc sống trong này mà cũng phải bon chen thế sao. Càng ở trong này nó càng giết chết cuộc đời chúng ta thêm một chút.
....
tý ib qua hộp thư luônMay phúc, bạn phòng em soi ra và em lờ đi Nhất quyết ko viết thư trả lời, hixx.
Khi về quê sau đó 1-2 năm gì đó, chàng có gặp em và hỏi: em có nhận được thư của anh ko?
Em khiếp xanh, hấp tấp trả lời: em có nhận được Thế là chàng im thít, lặn luôn, hahaa.
Năm 1 và 2 còn ngây thơ, chứ giờ chàng nào mà còn viết thư em gật vội
Em ib nhiều rồi ahtý ib qua hộp thư luôn
tý ib qua hộp thư luôn
Hỏi thăm thôi ạ.Ọp chui hả?
Hình như em biết cụ, em ở Trung Thứ, cụ biết Tuấn con chú Tiến Loan ở trên ngã ba Cát Đằng không ạEm ở xã Yên Tiến
Lại ib nhá
Em chỉ đùa, có cụ đã sợ vãi mật rồi đấy
Hình như em biết cụ, em ở Trung Thứ, cụ biết Tuấn con chú Tiến Loan ở trên ngã ba Cát Đằng không ạ
Lê Văn Luyện có nguyện vọng sau này ra tù sẽ học nghề thầy thuốc cứu giúp đời. Cháu nó có quyết tâm phục thiện rất caoGì chứ riêng thằng L.V.Luyện thì e nghĩ nó về xã hội rất khó sống,ko có chỗ mà nương thân đâu.sợ sớm muộn gì cũng lại ko chịu đc rồi gây án vào tù
Đến giờ đã hơn chục năm rồi nhưng e thấy xã hội vẫn người người căm thù chửi rủa,kì thị nó lắm.về đối mặt với điều đấy nó làm lại cuộc đời đc thì mới là lạ
Tội j đâu btEm sinh ra ở 1 vùng quê nghèo Tỉnh Nam Định, bố em mất sớm từ năm em 7 tuổi. Mẹ em là giáo viên cấp 1 của xã. Bà đã tần tảo nuôi em khôn lớn bằng đồng lương giáo viên ít ỏi và mấy sào ruộng. Tuổi thơ của em cứ bình lặng sau lũy tre làng, bên triền đê ven sông Đáy, con sông đã tắm mát cả một miền ký ức trong em. Niềm vui sướng lớn nhất của em là cứ mỗi tối sau khi học xong bài là được sang nhà chú ở ngõ bên cạnh xem tivi. Không hiểu sao những gì hấp dẫn với em nhất lúc ấy không phải là hoạt hình, không phải là Tây Du Ký, mà là hình ảnh về Thủ Đô Hà Nội. Cái hình ảnh tháp Rùa, hồ Gươm, cột cờ Hà Nội phát lên cùng với giai điệu ca khúc " Nhớ về Hà Nội" cất lên là em lại nôn nao. Ngoài thế giới ao làng mà em đang sống thì đấy là thế giới thứ 2 mà em biết. Em ước ao rằng sẽ có 1 ngày em đặt chân đến nơi này.
Thế rồi ngày ấy cũng đến. Năm 1997, em có cơ hội lần đầu tiên được đặt chân lên Hà Nội. Đấy là khi mẹ em được trường học cho các giáo viên và gia đình đi thăm lăng Bác, và em được đi cùng mẹ. Biết tin ấy, em sung sướng trước cả tuần, chăm chỉ làm việc nhà, không đi chơi vì sợ mẹ em đổi ý. Chuyến đi mang cho em bao nhiêu trải nghiệm, lần đầu em đi xa nhà, lần đầu em ngồi trên 1 cái oto to đến thế, lần đầu em biết cảm giác say xe. Em được mặc bộ quần áo đẹp nhất, mẹ thì chuẩn bị bao nhiêu là cơm nắm, bánh dày, muối vừng, trứng luộc. Xe đi từ 5h sáng, đến gần 9h thì đến Hà Nội, khi xuống xe, em không tin vào mắt mình!!! Người nhiều quá, xe máy nhiều quá, và cũng ồn ào quá. Rồi mọi người được đưa vào thăm lăng Bác, thăm nhà sàn, ao cá, thăm viện bảo tàng lịch sử, rồi buổi trưa mọi người ra hồ Tây chơi. Mọi người trải áo mưa ở ven hồ rồi mang đồ ăn ra ăn tại chỗ. Đến chiều mọi người lại lên Hồ Gươm, đây là chỗ mà em thích nhất. Ở đây em thấy cái gì cũng đẹp, nhìn các bạn cùng trang lứa được ăn những món ăn ngon, cầm những món đồ chơi đẹp, em thầm ước giá như mình được ở lại nơi đây. Sau chuyến đi ấy trong thâm tâm em luôn tồn tại 1 suy nghĩ là sau này em sẽ chọn Hà Nội để sống.
Năm 18 tuổi, em từ bỏ giấc mơ đại học, quyết định lên đường lập nghiệp. Lúc ấy, mẹ em đã nghỉ hưu, sức khoẻ cũng yếu nên em không thể để bà cho em mãi. Nhét CMND, bằng tốt nghiệp cấp 3, vài bộ quần áo vào ba lo em chào mẹ để lên với miền đất Thủ Đô. Dù mẹ em rất buồn và không đồng ý để em đi nhưng cuối cùng bà vẫn để em đi. Lúc em đi bà đưa cho em hơn 500 nghìn bà để dành được. Em nhớ như in hôm ấy là ngày 28/04/2004.
Xe dừng ở nhà máy bao bì Văn Điển, em xuống xe thì trời đã gần về trưa. Trời tháng 7 nắng như đổ lửa, tiếng còi xe ầm ĩ, tiếng người gọi nhau í ới, tiếng chửi tục, chửi bậy chí choé. Em đang lếch thếch đi bộ thì có 1 ông xe ôm phi con wave tàu tiếng nổ không khác gì tiếng máy vò lúa ở quê em phi lên chặn đầu và hỏi " Đi đâu đây?"
Nhớ lại lời dặn của thằng bạn đang ở trên này:" mày cứ đến Phương Liên, rồi tìm đến xưởng giầy da chỗ tao làm." Tôi liền bảo xe ôm chở đến Phương Liên. Nhưng cuộc đời không như mơ, khi tôi hỏi được đến xưởng giầy da của thằng bạn thì nó không có ở đấy nữa, thấy người ta bảo nó chuyển sang làm thuê cho lò bánh mỳ ở bên chỗ gò Đống Đa. Chán nản tôi đi lang thang quanh khu đê con Phương Liên, thiết nghĩ phải tìm được chỗ ở. May mắn tôi được 1 bà hàng chè đỗ đen bảo nhà đang có phòng cho thuê với giá 200k/tháng. Tôi không suy nghĩ liền bảo bà cho cháu về ở. Sau khi cầm tiền bà dắt tôi vào khu trọ bên kia đường, từ mặt đường đê con đi xuống 1 cái dốc và vào 1 khu trọ lụp xụp, tôi được đưa vào 1 cái phòng bé không đến chục mét vuông, cũ kỹ, ẩm mốc, với 1 cái giường duy nhất. Tôi nằm vật xuống cái giường ấy và ngủ thiếp đi sau 1 ngày dài mệt mỏi.
Tôi giật mình tỉnh giấc, thấy tối om, ở ngoài sân thì nhốn nháo, tiếng la hét, tiếng khóc lóc, tiếng chửi bới, và tiếng đấm đá. Tò mò tôi đẩy cửa ra xem thì thấy mấy thanh niên đang đánh 1 cô gái ở phòng đối diện, cô gái ăn mặc khá hở hang, đang nằm dưới đất chịu đòn, mấy cô khác thì đứng nhìn mà không có phản ứng gì. Tôi hốt hoảng đóng cửa, không dám bật đèn.
Cuộc sống Hà Nội không như là mơ
Em nghỉ chút rồi viết tiếp, bi kịch cuộc đời em bây giờ mới bắt đầu
Có vẻ như cái trò nuốt dao lam với rạch ven cổ luôn đc hội tù già tù lâu xử dụng khi bị vũ trang trấn áp nhưng ko dùng những trò như vậy để vũ trang dừng lại thì có mà nát người nằm bệt nếu như để bọn vũ trang nó động vào ngườiNhững vụ lấy số trong trại giam:
Trong cái phân trại gần 2000 phạm nhân này, dù đã được phân loại để giam giữ nhưng cũng không tránh khỏi những va chạm, ẩu đả. Nhất là trong cái tình trạng loạn lạc về mà túy, điện thoại....
Trong này, quân Nghệ An chiếm gần 1 nửa quân số, còn lại là lính Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, và một số tỉnh khác trên mọi miền tổ quốc về đây thụ án. Quân Nghệ An vừa có số đông, lại là sân nhà nên có phần được ưu ái. Quân HN thì có kinh tế và khá đoàn kết nên thường gây dựng mối quan hệ để tạo đà. Quân HP, QN thì số ít nhưng đoàn kết và có máu lỳ, lại không bon chen, sống theo kiểu" đừng ai động vào tôi, còn lại thì kệ". Quân Nam Định thì lắm mưu nhiều mẹo luôn biết giải quyết vấn đề theo hướng có lợi nhất. Còn một số anh em bị chuyển trại từ miền trong ra như Sài Gòn, Khánh Hoà, Phú Yên, và tận miền Tây. Đây là những phạm nhân vi phạm kỷ luật, khó bảo, bất trị nên bị điều chuyển ra tận ngoài này.
Giai đoạn 2012 đến 2015 là giai đoạn mà những mâu thuẫn địa phương lên cực điểm. Không ngày nào là không có những vụ đánh nhau, đâm nhau lấy số giưã các phạm nhân các tỉnh. Tôi nhớ vào năm 2012, trại giam chấn động với vụ " xé vé" hai đại ca T " Vinh " và Đ " Yên Thành " người Nghệ An. Đấy là một buổi chiều ngày chủ nhật, vào tháng 7 năm 2012, ngày hôm ấy các phạm nhân được nghỉ lao động và được quản lý trong khu giam. Lúc này như thường lệ, T "Vinh " và Đ thường ra sân khu để giám sát và chỉ đạo đám đàn em đi " tàu hàng ". Xung quanh hai gã một đám đàn em như tạo ra một lớp bảo vệ kiên cố cho hai đại ca. Mọi việc diễn ra bình thường mà không ai biết rằng chiếc ổ khoá cửa sân khu đã bị ai đó bí mật nhét tăm vào lỗ ổ khoá và bẻ gẫy tăm nên dù có chìa khoá cũng không mở được. Bỗng từ đâu, phải đến mấy chục phạm nhân từ mọi phía, từ các khu khác trèo qua lớp rào ngăn giữa các khu lao vào hai đại ca như muốn nuốt trôi con mồi. Trên tay mỗi gã à những chiếc dùi được làm từ những thanh sắt mài nhọn, dài khoảng hơn 20cm, những chiếc mũi kéo,những chiếc bàn chải đánh răng được mài nhọn. Mấy gã đàn em của hai đại ca cũng rút đồ xông lên chống trả, tiếng chửi bới tiếng la hét làm náo loạn trại. Đã có vài gã phải ôm bụng nằm xuống, có gã ra cửa khu kêu cứu cán bộ. Do bị đánh úp bất ngờ và lực lượng khá mỏng nên hai ông trùm đã bị đối phương đâm nhiều nhát vào người, máu chảy ra nhuộm đỏ bộ quần áo lót. Lúc này tiếng súng báo động, tiếng kẻng báo động vang lên, cán bộ vũ trang ập vào nhưng do ổ khoá đã bị làm hỏng nên các cán bộ không thể vào để can thiệp kịp thời. Mọi việc chỉ kết thúc khi hai ông trùm nằm dài dưới đất, xung quanh là cả một vũng máu. Ngay lập tức các cán bộ cho phá cửa khu để xông vào, hơi cay được xịt tứ tung, có vài gã trèo rào chạy trốn sang khu khác, có gã không chạy mà lập tức nhét luôn nửa lưỡi dao lam cạo râu vào mồm và sẵn sàng nuốt nếu bị cán bộ đàn áp.
Sau trận chiến, kẻ đi viện, .kẻ bị vào kỷ luật chờ quyết định khởi tố và xử thêm. Tôi cũng chẳng hiểu họ trả giá thế để làm gì, sau mỗi lần như thế, ngày trở về của họ càng thêm xa. Tôi đã từng hỏi 1 phạm nhân như vậy, ban đầu họ bị xử có 3 năm, vào trong này cứ đâm chém lấy số mà bây giờ bị xử thêm lên đến 18 năm.
Đấy chỉ là 1 trong vô số vụ mà tôi từng chứng kiến. Cuộc sống trong này mà cũng phải bon chen thế sao. Càng ở trong này nó càng giết chết cuộc đời chúng ta thêm một chút.
....
Cụ làm bên hệ thống công quyền đang ra sức bảo vệ lực lượng của mình hay là ngây thơ ngơ ngác vậy.để đủ chỉ tiêu,để đc thành tích thì kèm theo đó khối thằng bị oan.ko phải là oan hoàn toàn nhưng mà ko đến mức bị truy cứu.e bị 1 cái tiền sự vì xxx cố tình bảo trắng là đen đen là trắng đây này.do đấy là lần đầu tiên e va chạm nên ngu ngơ ko biết gì,chứ như bây giờ thì còn lâu e mới nhậnHệ thống pháp luật đã có biết bao chuyên gia giáo sư người ta nghiên cứu từ tâm lý phạm tội, động cơ, mục đích, phạm tội cố ý hay vô ý, rồi trong trường hợp nào cụ thể để mà xét người đó có tội hay k có tội và tội đến đâu xét trên hành vi và tâm lý người phạm tội lúc đó, và chủ quan khách quan như thế nào. Nên tỉ lệ oan sai gần như là phần triệu triệu, gần như k có. Phân tích lại câu chuyện của cụ chủ để cụ chủ nhìn nhận lại quá trình chuyển hoá của cuộc đời mình, xuất thân bản chất ban đầu cơ bản tốt, nhưng k thể đổ cho dòng đời xô đẩy mà mình thành ra như vậy, chủ quan từ cụ chủ rất nhiều, nhất là từ lần 2, lần 3 cấp độ lỗi từ bản thân tăng dần, vụ 2 có thể lựa chọn k bán nước nữa khi cụ chủ hiểu rõ đó là ma túy, nếu hiểu đám dân xã hội đó đang gây hoạ cho mình, thì từ bỏ luôn việc bán nước. Còn lần 3 thì khỏi nói rồi, cụ chủ chuyển biến tâm lý đã thành một tên ma cô thực sự. Nhưng rất may bản chất hướng thiện của cụ chủ vẫn trỗi dậy, vẫn biết nhìn nhận lại cuộc đời, biết mình sai ở đâu. Khi đã trả giá quá đủ, để làm lại cuộc đời , để k thể đánh mất tự do một lần nào thêm nữa.chúc cụ chủ bản lĩnh. Tất nhiên nói thì hay nhưng làm thì khó hơn, nên người ta hay có những pha hành động điên rồ , bồng bột ,mà sau hối hận thì đã muộn. Nên cụ chủ chia sẻ câu chuyện đời của cụ chủ rất có ý nghĩa, giúp chúng ta nhìn từ bài học để trong đường đời có gặp phải thì tỉnh táo xử lý, tránh điên rồ bồng bột