[Funland] F-22 và T-50: Mèo nào cắn mỉu nào?

ktbcvt

Đi bộ
Biển số
OF-200982
Ngày cấp bằng
6/7/13
Số km
1
Động cơ
322,510 Mã lực
Bài này viết hay quá, mọi người cùng cho ý kiến xem loại nào hơn nhé?
(Soha.vn) - Tính đến thời điểm hiện tại, F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 nhanh nhất của Hoa Kỳ, với thiết kế sử dụng công nghệ tàng hình bị động, bay với tốc độ rất cao và khả năng cơ động đáng nể của mình. Cho đến nay, nó vẫn được Lockheed cải tiến và nâng cấp liên tục nhằm hạ gục PAK FA T-50 trong một cuộc không chiến.

Ai sẽ là người chiến thắng?
Chúng ta hãy làm một bài kiểm tra dựa trên lý thuyết nhằm đánh giá chính xác khả năng hoạt động cũng như các lợi thế trong không chiến của T-50 với F-22 Raptor.
Nhiều người cho rằng T-50 phát triển sau, với công nghệ tiên tiến hơn nên sẽ dễ dàng hạ gục được F-22, tuy nhiên, với 16 năm hoạt động, F-22 không phải là một đối thủ dễ chơi.

F-22 có tốc độ nhỉnh hơn T-50
Về bản chất, cuộc đối đầu của 2 máy bay tiêm kích cần xét đến nhiều yếu tố và góc độ bao gồm: công nghệ tàng hình, độ cơ động, các cảm biến hiện đại với mức tối ưu hóa cao và cuối cùng là hệ thống tên lửa không đối không.
Công nghệ tàng hình
F-22 và T-50 đều là những máy bay tiêm kích tấn công hạng nặng với công nghệ tàng hình.
Công nghệ tàng hình của F-22 là công nghệ tàng hình truyền thống, sử dụng các góc và các bộ phận rải đều trên máy bay nhằm phát xạ đi đến hơn 85% sóng xung điện từ tiếp xúc với các bộ phận của nó.
Do những góc bố trí cố định trên máy bay nên những vùng nhạy cảm ở mũi máy bay có một tiết diện thường với diện tích rất nhỏ chỉ 0.0001 m2. Đây là vị trí bố trí radar quét phương ngang phía trước RCS nhưng chính nó cũng làm cho hệ thống ngắm bắn và xác định mục tiêu trở nên khó khăn do những phát xạ sóng của vị trí này khiến cho chỉ có 97% sóng từ hệ thống radar của F-22 tỏa ra đều và không bị cản trở, 3% còn lại bị vị trí này làm sai lệch và tỏa đi những hướng khác nhau.

T-50 cũng không kém cạnh người đồng cấp. Tuy không nhanh bằng F-22 nhưng T-50 có khả năng cơ động cao
Trong khi đó, PAK FA T-50 sử dụng công nghệ tàng hình chủ động Plasma Shield, hút và làm các sóng xung điện từ phản xạ đi theo những phương không được định trước, một phần lại bị giảm bớt năng lượng và không có khả năng phản hồi trở lại. Hệ thống radar giám sát vật thể bay chuyển động của T-50 không bị ảnh hưởng như vị trí tiết diện 0.0001 của F-22.
Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia nhận định khả năng tàng hình của T-50 vẫn còn thua kém F-22, trong đó, khoảng cách bộc lộ của T-50 gấp đôi F-22.

Cơ cấu làm việc của radar thám sát và dẫn đường trên F-22.
Hệ thống tên lửa
F-22 được trang bị hệ thống tên lửa AIM-12D với radar dẫn đường và có thể tấn công mục tiêu rất chính xác. Trong khi đó, T-50 được trang bị Vympel R-77M và R-74, sử dụng đầu dẫn kết hợp từ nhiều loại cảm biến, gồm cảm biến nhiệt, cảm biến từ trường và hệ thống điều khiển tập trung hóa từ bộ xử lý hồng ngoại.
Một số chuyên gia nhận định rằng Vympel R-77 vượt trội hơn AIM-120 ở tầm bắn và độ cơ động, tuy nhiên, sự hơn thua giữa 2 loại tên lửa này vẫn gây rất nhiều tranh cãi. Các nhà phân tích phương Tây và của Mỹ cho rằng R-77 thua kém dòng tên lửa AIM-120 ở hệ thống điện tử do trình độ phát triển công nghệ điện tử của người Nga đã có một thời gian dài bị trì hoãn.

Tên lửa Vympel R-77M trang bị cho T-50.
Tên lửa AIM-120D của F-22 có một điểm trừ là sử dụng đầu dẫn bằng radar, thay vì đầu dẫn tầm nhiệt. Về mặt lý thuyết, với lớp Plasma bao bọc quanh T-50, khả năng F-22 sử dụng sóng xung điện từ để xác định được mục tiêu là khá thấp. Mặc dù phi công có thể thấy được T-50 bằng mắt thường thì cũng khó có thể tóm được nó với AIM-120D. Trong quá trình nghiên cứu công nghệ Plasma, người ta ước tính rằng tỷ lệ bắn trúng mục tiêu của AIM-120D trước T-50 chỉ là 8% và đây cũng là 8% rủi ro của hệ thống Plasma Shield.
Tuy nhiên, đó chỉ là trên cơ sở lý thuyết. Kết quả của một cuộc không chiến vẫn còn được quyết định bởi nhiều yếu tố khác.

Cấu tạo tên lửa AIM-120D trên F-22.
Hệ thống cảm biến
Trong cuộc chiến, khi F-22 phóng tên lửa tiêu diệt đối thủ, nó phải chấp nhận rủi ro là bộc lộ mình nếu bắn trượt. Với các tiêm kích thế hệ 4, việc xác định được F-22 là vô cùng khó khăn.
Thế nhưng, do đã xác định ngay từ đầu đối thủ cạnh tranh với T-50 là F-22 nên người Nga cũng đã tích cực nghiên cứu để có thể khắc phục điểm yếu này.
Ngoài hệ thống giám sát cảm biến chuyển động nhiệt OLS-35M từng được trang bị cho Su-35, T-50 còn được trang bị Công nghệ Lượng tử tách sóng quang phổ hình ảnh QWIP.
QWIP là công nghệ dựa trên công nghệ tìm kiếm và dò tìm hồng ngoại hay còn được biết đến với cái tên IRST đã được sử dụng từ lâu. Các cảm biến cực nhạy này cho phép phát hiện những vật thể phát ra tia hồng ngoại dù là nhỏ nhất.

Hệ thống QWIP trên T-50
Các hình ảnh lượng tử sẽ được phân tích qua môt hệ thống trí tuệ nhân tạo và đưa ra được các hình ảnh có độ đậm nhạt khác nhau trên một mục tiêu nhất định. Mặc cho lớp bảo vệ của nó là từ bất kỳ loại vật liệu nào thì các tia hồng ngoại vẫn không thể nào che giấu được và cho dù là nhỏ nhất thì hệ thống này vẫn có thể dò ra. Điều duy nhất khiến hệ thống này gặp trở ngại là khi nhiệt độ xuống quá thấp, khoảng dưới 0 độ. Nếu như vậy thì cả động cơ máy bay cũng không thể hoạt động.
Trước đây, công nghệ này đã được sử dụng với mục đích thương mại hóa trong các loại tên lửa đối không sử dụng đầu dẫn lượng tử ánh sáng để tấn công mục tiêu, và Đức chính là quốc gia phát minh ra nó. QWIP trên thực tế có thể phát hiện ra đến 2, 3 thậm chí là cùng lúc 6 nguồn phát tín hiệu hồng ngoại và ưu tiên từ cao đến thấp, sau đó nó sẽ đánh dấu và ghi nhớ lại từng mục tiêu phát hồng ngoại. Đây là một trong những công nghệ mà cho tới nay, mới chỉ được trang bị trên một số ít các tên lửa sử dụng trên các máy bay Panavia Tornado của Đức.
Bài viết sử dụng đơn vị đo cự ly chuẩn trong không quân là đơn vị Nautical Miles – nm tương đương với Knot. 1nm = 1.8421km. Lưu ý đây là đơn vị đo chuẩn sử dụng trên không chứ không phải là đơn vị Knot sử dụng trên biển như chúng ta thường biết.
Nguồn phát tia hồng ngoại chủ yếu trên F-22 chủ yếu là từ động cơ và các cảm biến cánh và mũi máy bay. F-22 là loại tiêm kích tàng hình nên dùng sóng xung điện từ để phát hiện ra nó thì quả là một nhiệm vụ bất khả thi. Vì thế, T-50 sử dụng cảm biến OLS-50 tích hợp QWIP để phát hiện ra các nguồn phát hồng ngoại, và hệ thống này là hệ thống cảm biến chính thay cho radar. Radar chỉ đóng vai trò phụ mà thôi, khi radar không còn thì các radar cảnh báo sớm trên F-22 là AN/ALR-94 sẽ không thể phát hiện T-50 vì không còn bất kỳ nguồn phát xung điện từ nào từ đối thủ nữa. Công nghệ QWIP cho phép tóm gọn được các mục tiêu từ cự ly 70nm và bắt đầu ghi nhớ để nạp dữ liệu cho tên lửa.
Thế nhưng, mọi hệ thống đều có điểm lợi và điểm hại của nó. QWIP khi được tích hợp trực tiếp với OLS-50 thì đồng nghĩa trong cự ly gần, nó sẽ chẳng khác nào tự gài bẫy chính mình cả, nó sẽ phải chuyển sang chế độ sử dụng radar để thám sát không gian.

T-50 sử dụng hệ thống OLS-50 tích hợp QWIP
Suy cho cùng, nếu xét về mặt hoàn thiện công nghệ thì máy bay chiến đấu kiểu mới muốn hoàn thiện phải có thời gian đủ dài. F-22 bay thử lần đầu tiên sớm hơn T-50 một khoảng thời gian rất dài. Mỹ đã bỏ ra chuỗi thời gian này để phát hiện và giải quyết những vấn đề phát sinh.
Cả 2 loại máy bay đều đã từng xảy ra sự cố như F-22 buộc phải dừng bay do thiết bị khí oxy trục trặc, còn T-50, trong lần bay thử biểu diễn năm 2011 đã buộc phải dừng bay do động cơ phun lửa, khiến Nga lúng túng.

Cả 2 siêu tiêm kích không mấy kém cạnh nhau về các thông số kỹ thuật
Nếu có một cuộc không chiến thực sự xảy ra, vẫn khó có thể xác định được giữa F-22 và T-50, đâu sẽ là người chiến thắng. T-50 mặc dù có thể vượt trội F-22 về một số tính năng nhưng F-22 vẫn luôn được cải tiến để đối phó với các mối đe dọa mới.
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
3,631
Động cơ
497,030 Mã lực
Nơi ở
around the world
Còn F35 của Mẽo thì lấy con nào của Ngố ra đấu trên bàn phím đây nhỉ ?
 

Jimmy_

Xe tải
Biển số
OF-122601
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
334
Động cơ
385,153 Mã lực
bài viết của cụ rất chi tiết ạ
 

thang-fx

Xe hơi
Biển số
OF-197793
Ngày cấp bằng
8/6/13
Số km
144
Động cơ
326,840 Mã lực
em chỉ cần nhìn thấy 2 cái ống xả phun nhiệt to tổ chảng của T50 thôi là cũng thấy rất dễ bị phát hiện rồi, mà T50 có mục tiêu chính vẫn là siêu cơ động, chứ thực ra công nghệ tàng hình mới chỉ là 4++
 

thang-fx

Xe hơi
Biển số
OF-197793
Ngày cấp bằng
8/6/13
Số km
144
Động cơ
326,840 Mã lực
mà các cụ cho m hỏi, F22 thì đến gần toàn bộ vỏ làm bằng titanium, kô biết T50 có như vậy kô nhỉ
 

7usd

Xe điện
Biển số
OF-75041
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
4,857
Động cơ
480,236 Mã lực
sao nhìn 2 con nó na ná giống nhau thế các cụ nhỉ?
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Muốn biết mọi việc ra sao thì phải đành chờ cơ hội hai chú này đập lộn thoai. ngoài công nghệ thì cũng còn yếu tố con người nữa chứ
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Muốn biết mọi việc ra sao thì phải đành chờ cơ hội hai chú này đập lộn thoai. ngoài công nghệ thì cũng còn yếu tố con người nữa chứ
Không cần phải đợi bọn chúng đập nhau đâu, 20 năm nữa cả hai thằng này lại về hưu rồi tiếp theo có hai thằng nữa ra đấu võ mồm thoai.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Không cần phải đợi bọn chúng đập nhau đâu, 20 năm nữa cả hai thằng này lại về hưu rồi tiếp theo có hai thằng nữa ra đấu võ mồm thoai.
20 năm nữa bọn này chưa thể về hưu được bác ợ, lúc đó mới bắt đầu có biến thể xuất khẩu cho nước khác thoai
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
20 năm nữa bọn này chưa thể về hưu được bác ợ, lúc đó mới bắt đầu có biến thể xuất khẩu cho nước khác thoai
Bọn này đều là tàng hình, nếu tham gia chiến đấu mà bị bắn hạ vài chiếc vì các vũ khí chống tàng hình, mất đi sức mạnh cơ bản nhất ( tàng hình ) là về hưu ngay ấy mà ( giông F117 )
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nếu xét về bàn giấy thì ngoài tàng hình thì khí động học T50 hơn, còn tùy thuộc vào khả năng phi công, lớp vỏ tàng hình và vũ khí của 2 chú này. F22 làm nhưng chưa thử lửa, T50 đang giai đoạn sản xuất.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Bọn này đều là tàng hình, nếu tham gia chiến đấu mà bị bắn hạ vài chiếc vì các vũ khí chống tàng hình, mất đi sức mạnh cơ bản nhất ( tàng hình ) là về hưu ngay ấy mà ( giông F117 )
Xu hướng phát triển máy bay thế hệ 5 và 6 đều là tàng hình bác ơi, hai thằng này giờ đang nghiên cứu phát triển thế hệ 6 roài. Khi đó chúng sẽ xuất khẩu cho các nước khác để kiếm ngoại tệ và để các nước khác gầm gừ nhau thì chúng mới bán được vũ khí chớ
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Các cụ cho em fun tạm vào đây tý nhá.
Giải mật cuộc chạy đua chế tạo máy bay dùng động cơ hạt nhân




theo Công an nhân dân | 11/11/2013 11:59 Chia sẻ:
Một trong những bí mật của thời Chiến tranh lạnh mới được hé mở, đó là cuộc chạy đua giữa 2 siêu cường Liên Xô - Mỹ trong việc chế tạo máy bay quân sự sử dụng năng lượng hạt nhân.

Ngay từ thời điểm Thế chiến II mới mở màn, nhằm tiết kiệm năng lượng cho những cuộc oanh kích tầm xa phục vụ mưu đồ "bá chủ thế giới" của Đế chế đệ tam, Thống chế Hermann Goering (1893-1946) Bộ trưởng Bộ Hàng không kiêm Tư lệnh lực lượng Không quân phát xít (Luftwaffe), đã ra lệnh cho các nhà khoa học thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Đức nghiên cứu chế tạo động cơ máy bay chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Nhưng ý tưởng "điên rồ" này của H. Goering cho đến khi chiến tranh kết thúc vẫn chỉ… nằm trên giấy, bởi những khó khăn không thể vượt qua được giữa giai đoạn sơ khai của nền kỹ nghệ hạt nhân toàn cầu.
Tiếp tục phát triển hồ sơ dự án khoa học quân sự bí mật của Đức Quốc xã mà người Mỹ tịch thu được, trong năm 1947, dự án mang mật danh "Crusader" (Thập tự chinh) được Washington âm thầm khởi động. Một chiếc phi cơ mang phiên hiệu NB-36 được giới thiết kế không lực đóng cấp tốc phục vụ cho kế hoạch này; đồng thời các chuyên viên thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã liên hệ với Hãng General Electric (GE), công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp quân sự với trụ sở đặt tại tiểu bang Connecticut, đặt làm riêng 2 động cơ hạch tâm loại nhỏ mang các mật hiệu HTRE-1 và HTRE-3 do cơ sở sản xuất thuộc GE tại tiểu bang Idaho chế tạo.
Tổng cộng chiếc may bay NB-36 chạy hoàn toàn bằng năng lượng nguyên tử đã cất cánh 47 lần, hoạt động chủ yếu trên bầu trời sa mạc thuộc 2 tiểu bang New Mexico và Texas.

Máy bay siêu mật NB -36 trong một chuyến bay thử nghiệm.
Động cơ hạt nhân được kích hoạt làm việc trong khoảng 89 giờ trên tổng số 215 giờ bay, nghĩa là chưa đầy phân nửa thời gian hành trình nhưng vẫn đáp ứng đủ công suất lực đẩy cần thiết cho máy bay vận hành. Đó chính là lợi thế tối ưu trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu hàng không. Nhưng cũng tồn tại trở ngại lớn nhất là cặp động cơ hạch tâm quá cồng kềnh, chiếm tới 2/3 trọng lượng máy bay nghĩa là còn nhiều hơn thể tích khoang chứa nhiên liệu của loại máy bay bình thường cùng một mục đích sử dụng.
Ngoài ra một yếu tố mang tính sống còn khác là lượng bức xạ nguyên tử không ổn định ở mức cho phép, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tới tính mạng của phi hành đoàn. Do kiểu động cơ HTRE hoạt động theo nguyên lý làm mát gián tiếp bằng không khí, khiến lượng chất thải phóng xạ nồng độ cao vẫn có điều kiện tích tụ ảnh hưởng đến môi trường. Cho dù sau đó các chuyên gia thuộc Hãng Pratt & Whitney chuyên về động cơ phản lực của Mỹ đã tích cực cải tiến, chuyển sang chế độ làm mát trực tiếp bằng chất tự phân rã cho kiểu động cơ HTRE, nhằm giảm lượng phóng xạ tích tụ nhưng kết quả không khả quan mấy nên dự án "Crusader" đành bỏ dở…

Cặp động cơ nguyên tử thuộc dự án "Crusader".
Về phần mình, trong giai đoạn nửa cuối thập niên 40 thế kỷ trước, lực lượng Không quân Xôviết cũng bí mật triền khai kế hoạch phát triển thế hệ phi cơ quân sự sử dụng năng lượng hạch tâm. Cụ thể là đã chế tạo ra kiểu máy bay mang mã hiệu Myasishchev M-50, trang bị động cơ Dobrynin VD-7 có thể xuất kích trung bình 40 lần/tháng thực hiện công cuộc phòng thủ đất nước. Kế đến là kiểu máy bay cường kích Tupolev Tu-95 LAL xuất hiện trong những năm 70 thế kỷ trước, được trang bị cặp lò phản ứng nguyên tử mini VVRL - IOO làm mát trực tiếp.
Cuối thập niên 1980 là kiểu Tupolev Tu-119 cải tiến từ Tu-95 LAL, với thế hệ động cơ hạch tâm hiện đại Kuznetsov NK-14A làm mát đa năng cả gián tiếp lẫn trực tiếp, có thể loại trừ những tác nhân phóng xạ ảnh hưởng đến phi hành đoàn trong quá trình bay.

Kiểu máy bay Myasishchev M-50 trưng bày tại cuộc Triển lãm Hàng không quân sự ở Moskva vào năm 1958.
Các dự án siêu mật nhằm chế tạo và hoàn thiện thế hệ máy bay sử dụng năng lượng hạt nhân của cả 2 siêu cường đều vô cùng tốn kém, lên đến hàng tỉ USD mỗi chiếc trong khi lại chưa phát huy được hết các tính năng mà mục đích quân sự đòi hỏi. Do vậy, dưới áp lực cắt giảm ngân sách quốc phòng của Quốc hội, Washington đã chấm dứt các chương trình tiếp nối dự án "Crusader" vào giữa thập niên 60.
Đối với người Nga, ngay sau khi lên cầm quyền, năm 1991, Tổng thống Boris Yeltsin cũng đã yêu cầu Thủ tướng Yegor Gaidar gạt bỏ chương trình phát triển loại máy bay mang động cơ hạt nhân, do "ngốn nguồn kinh phí khổng lồ của quân đội", như nguyên văn lời cố Thủ tướng Y. Gaidar thuật lại trong cuốn hồi ký của mình lúc sinh thời.
Nhưng vấn đề cốt lõi cuối cùng khiến cuộc chạy đua giữa các siêu cường buộc phải chấm dứt, là hệ quả phóng xạ tác động khôn lường một khi máy bay rơi và động cơ... phát nổ. Do đặc thù của loại máy bay quân sự không thể tránh được các cuộc giao chiến trên không, chưa kể hệ thống phòng không dày đặc và tiên tiến của đối phương có thể bất thần bắn hạ máy bay. Một khi máy bay mang động cơ hạt nhân bị bắn rơi, không ai có thể tiên đoán được hậu quả khủng khiếp sẽ lên tới mức độ nào.

 

hungkkcs

Đi bộ
Biển số
OF-298225
Ngày cấp bằng
11/11/13
Số km
1
Động cơ
309,710 Mã lực
noi gi thi noi csi gi ra sau xe hien dai hon roi, hai doi cach nhau vay con gi con gi phai phan nan khong nhi
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Phân tích vừa sai vừa thiếu. Thằng viết bài ngu
Bác man phân tích thêm cho anh em mở mang thêm kiến thức tý. Bác nói thế này thi ai biết được sai thiếu chổ nào, báo chí mình xưa nay vốn nổ như bom mà lỵ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top