To bác BLACKHOLE và các bác quan tâm khác ( xin lỗi vì hơi dài chút, các bác quan tâm thì chịu khó đọc để hiểu hết ý tôi)
Tất nhiên tôi theo dõi và tham gia ở đây cũng với ý là học hỏi thêm kinh nghiệm của các bác cũng như chia sẻ ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm của mình. Chứ không cố tình bao biện để bênh vực cho bấy kỳ điều nào sai.
Cụ thể trong trường hợp này, tôi thấy các bác đa số là úng hộ kiện đi, thậm chí có bác còn nghĩ phen này xxx chết rồi. Nhưng tôi nghĩ khi đi kiện, khiếu nại thì phải có căn cứ, có cơ sỏ, và khiếu nại đúng chỗ chứ không thể chỉ theo suy nghĩ của mình nên tôi có ý phản biện để các bác xem xét. Nhưng tiếc là nhiều bác cứ thấy không hưởng ứng ý các bác là các bác giẫy nẩy lên.
Cụ thê như sau:
1. CSGT bắt lỗi là theo khoản 2 điều 19. Nhưng khiếu nại của bác chủ là tôi không phạm lỗi khoản 1 điều 11. Như thế là khiếu nại không đúng nội dung bị phạt. ( tôi đã phân tích chi tiết ở bài trước) Cũng chính vì biên bản viết thế nên tôi không đi vào khía cạnh biến báo nữa.
2. Chuyển sang khiếu nại là cái quy định của UBND TP có giá trị không ? Xin khẳng định là nó có GIÁ TRỊ PHÁP LUẬT. CSGT phạt theo QĐ đó là đúng quy định. Ta không thể khiếu kiện CSGT làm sai được. Như vậy là khiếu kiện không đúng đối tượng ( Tôi cũng phân tích chi tiết ở bài trước)
3. Các bác lấy cái lý là tôi chỉ tuân thủ biển báo. Nhưng trong luật GT có liệt kê hàng hoạt điều các bác phải tuân theo, trong đó “biển báo” và “quy định pháp luật” là 2 trong những liệt kê đó, nó độc lập và bình đẳng với nhau. Có chăng cái biển báo thì hữu hình dễ thấy, còn cái QĐPL thì hơi siêu hình, nhưng nó vẫn là 1 thực thể bình đẳng với những điều khác.
4. Các bác lại bảo thì các cơ quan chức năng hay thực hiện cái lộ trình đó đi nghĩa là phải cắm biển báo đi thì tôi mới thực hiện vv… Xin thưa, các bác đang hiểu sai cái câu THỐNG NHẤT LỘ TRÌNH THỰC HIỆN. Lộ trình ở đây là thời gian triển khai thực hiện cái QĐ đó các bác ạ ( xin đọc phần trích dẫn cái QĐ 20, và cần phải hiểu là cứ cái QĐ nọ nó kéo theo cái QĐ kia kẻo lại quy cho tôi cái tôi trích dẫn đâu đâu ý) Một điều lưu ý là trong quy định chi tiết, UBND cũng không hề bắt ai phải cắm biển cấm dừng, cấm đỗ trên 56 tuyến phố này. (à, mà thực ra có mỗi 1 đoạn nói là cắm, đặt biển theo quy định NHƯNG nó lại nằm trong phần nói về điểm trông giữ ô tô xe máy, xe đạp cơ)
( toàn văn các van bản trên đều có trên mạng)
Nói thì dài, vì phải dẫn dắt nhiều vì sợ các bác nói mò. Tóm lại ý tôi là ỦNG HỘ VIỆC BẢO VỆ SỰ TRONG SẠCH, SỰ ĐÚNG ĐẮN CỦA PHÁP LUẬT, NHƯNG KHI KHIẾU KIỆN THÌ PHẢI BIẾT MÌNH KIỆN CÁI GÌ, KIỆN AI, CĂN CỨ THEO CÁI GÌ MÀ KIỆN. chứ không thể vì cứ bức xúc là kiện. Quan
Tôi thấy bác chủ đang kiện sai, nên phân tích thế.
( nếu bác nào có theo dõi vụ 1 offer khiếu khiện đội 6: kiện đúng nên lập tức CSGT có phản ứng nhẹ nhàng ngay. Còn vụ này, CSGT sẵn sàng ghi ý kiến của bác chủ vào biên bản, nhận đơn khiếu nại và nói chuyển cho THANH TRA làm việc, họ cũng có căn cứ của họ mới mạnh mẽ vậy đấy)
Nhân đây xin có thêm 1 ý kiến ( không liên quan đến vụ việc trên nhé) về việc các bác bảo là ừ thì có biểm cắm ở đầu phố đằng kia, nhưng tôi đi từ đường cầu giấy xuống cơ mà, tôi không thể thấy biển được. Tôi lấy 1 ví dụ thế này xem các bác nghĩ thế nào: đường chỉ cho 1 chiều ô tô, các bác vào đúng chiều, đến nửa đường các bác quay đầu lại và bảo là như thế là không vi phạm, vì tôi có đến đầu kia đâu mà biết có biển đường cấm ô tô !!!
Xin trích: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÈ PHỐ LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI ( là cái cơ sở để ban hành 56 cái tuyến phố VMĐT)
Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1….
2…..
3. các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia các hoạt động quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ và các nội dung của Quy định này.
Chương II : MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường để xe đạp, xe máy, ô tô
1. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành danh mục các tuyến phố cám để xe đạp, xe máy, ô tô trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông công chính và Công an Thành phố.
2. …..
Chương III: PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 12. Tránh nhiệm của các Sở, Nghành Thành phố
1. Sở Giao thông công chính
- Quản lý nhà nước đối với hệ thống hè phố, lòng đường; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc quản lý và sử dụng toàn bộ hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc nghiên cứu, lập quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố.
- Lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
- Cấp các loại giấy phép: đào hè, đường phố để thi công cống trình; xây dựng, lắp đặt các công trình trên hè phố, lề đường; lắp đặt ki ốt tạm thời trên hè phố; tạm thời sử dụng lòng đường để đỗ xe. Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra sau cấp phép, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố. Khi cấp phép phải gửi cho UBND quận, huyện, phường , xã, thị trấn trên địa bàn để cùng kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền.
2.Công an Thành phố
Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các lực lượng của Sở Giao thông công chính và Ủy ban nhân dân các quận, huyện kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật
3….
4…
Chương V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giao thông công chính và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhan dân các quận , huyện, phường, xã, thị trấn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy định này.
2. Lộ trình thực hiện:
- Từ ngày 01/5/2008 đến ngày 31/5/2008:
+ Sở Văn hóa Thông tin chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông công chính, Công an Thành phố, các ngành liên quan. UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫ rộng rãi việc thự hiện nọi dung Quy định và các chế tài xử lý theo pháp luật đối với hành vi vi phạm để các tổ chức, cán nhân và nhân dân Thủ đô biết, thực hiện.
+ Sở Giao thông công chính chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, Sở Thương mại, các quận huyện công bố công khai trên các phương tiện truyền thông danh mục các tuyến phố không được sử dụng hè phố, lòng đường để xe đạp, xe máy, ô tô, kinh doanh buôn bán để nhân dan biết, thực hiện.
+ Sở Giao thông công chính phố hợp với các Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát, quy định các điểm trông giữ ô tô, xe máy, xe đạp tổ chức triển khai cắm, đặt các biển báo theo quy định tại các tuyến phố.
- Từ ngày 01/6/2008 đến ngày 30/6/2008: Các lực lượng chức năng của Thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn đồng loạt tiến hành kiểm tra việc thực hiện theo nội dung Quy định này để nhắc nhở các trường hợp vi phạm.
- Từ ngày 01/7/2008: Các lực lượng chức năng của Thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, xử phát các trường hợp vi phạm theo đúng quy định và các văn bản quy phạm có liên quan.
- ……