..., con em học quốc tế từ bé, lớp 4 sang nước ngoài sống, giờ lớp 9 rồi mà cũng chẳng như sáo đâu...
Thế thì cháu nhà bác có thể do tự ti, không dám giao tiếp với các bạn cùng lớp. Trẻ con thường học rất nhanh (nhưng chúng cũng quên rất nhanh).
Đứa đầu nhà em 2 tuổi sang Đức. Hết tuần đầu tiên cho nó đi nhà trẻ, nhìn nó chảy nước mắt, mặt tái xám, từ bé có thấy tụi mũi lõ, mắt xanh bao giờ.
Thế nhưng chỉ có tháng sau thấy nó ngồi cầu thang nói chuyện với 1 ông tây như sáo.
Thỉnh thoảng mẹ nó nói tiếng Đức với nó, nó bịt tai vì mẹ nó chỉ nói được giọng bồi.
Hết lớp 3 nó mới về, sang cấp III nó học lớp chuyên tiếng Đức ở Việt Đức. Rất tiếc là đến giờ nửa từ tiếng Đức nó không nhớ!
Còn em thì hết phổ thông mới tiếp xúc với ngoại ngữ. Nhưng sang bên kia xông xáo, tiếp xúc với cả tụi thanh niên ngoài đường. Học về, hơn 2 chục năm sau quay lại, mấy ông thầy ở tỉnh lên, hôm đầu tiên vào lớp vẫn hỏi tên "tôi nghe trong lớp có..."!
Bây giờ trào lưu coi tiếng Anh như cái gì rất thần thánh, nhất là những người không biết ngoại ngữ lại càng tôn sùng.
Thỉnh thoảng xem trên TV các bà mẹ khoe con nói tiếng Anh với mình, em rất buồn cười, nghĩ khổ cho đứa trẻ, học được cách nói ngọng của bà mẹ, sau này sẽ rất khó sửa.
Chỉ trừ 1 vài người làm việc chuyên về ngôn ngữ, còn lại ngôn ngữ cũng chỉ là 1 phương tiện. Có người chỉ cần biết để đọc sách chuyên môn, có người cần để giao tiếp. Giao tiếp không thường xuyên thì chỉ cần hiểu họ nói và nói được cho họ hiểu là đủ.
Với người cần giao tiếp trôi chảy thì cách học cũng không hề khác với đứa trẻ con học nói, cứ thuộc cái câu người ta hỏi thì trả lời thế nào. Nghe mãi thành quen, khi nghe ai nói cái gì lạ nhận được ra ngay là người ta không nói như vậy thì tức là đã biết được ngôn ngữ của người ta.