- Biển số
- OF-13653
- Ngày cấp bằng
- 2/3/08
- Số km
- 865
- Động cơ
- 525,870 Mã lực
Đấy gọi là "đề nghị không vượt phải + trái" !
Nhưng có còi sao không dùng lại đi dùng đèn Hazard? Em thấy chưa hợp lý lắm.Nhà cháu gần như chưa phải dùng đèn Hazard bao giờ. Nhưng nhà cháu hiểu rằng việc dùng đèn Hazard cũng như dùng còi:
Em cũng hay bị như thế, làm người ta cứ cuống hết cả lên.Em cũng thấy mấy ông xe buyt cũng làm cái này, làm như kiểu mình được ưu tiên lắm đấy. Đi trong phố em còn thấy một trò nữa là, xin vượt nhưng không xinh nhan trá mà cứ đi sau nháy pha và còi.
Em nhất trí với cụ nấm mỡ, còn mợ Get cũng không phải quá bức xúc về chuyện này, nói chung là ta được phép làm những gì mà Luật không cấm, còn không thể mang văn hóa ở bển về áp dụng với văn hóa giao thông ở ta được, đôi khi dùng nó còn có lợi đằng khác, cá nhân em mà đi sau cụ nào sử dụng đèn này em còn cảm thấy yên tâm vì nhiều cụ cứ xi nhan xong là rẽ ngay, chẳng biết đường nào mà lần;Chả hiểu sao các cụ lại bức xúc khi người khác sử dụng đèn này, lại còn chê bai học ngắn học dài này nọ *-)
Thầy & luật thì không quy định dùng khi nào, chỉ có một phát dừng lúc thi khi có còi hụ khẩn cấp, có nghĩa là dùng khi nào cũng chẳng có giề sai. Tây thì hình dư trong sách hướng dẫn gọi đây là đèn hazard, đoán mò là để sử dụng cảnh báo cho người xung quanh khi người lái thấy tình huống không thật sự an toàn. Nhà cháu coi đó là đèn sử dụng theo tình huống & tùy cảm nhận của người cầm lái. Vậy nếu người lái có nhu cầu xông thẳng qua ngã tư vì một lý do nào đó, bất chấp xe khác có nhường hay không thì bật đèn này là quá đúng còn giề :^)
Cụ không hiểu ý cháu, để cháu nói lại: Dùng đèn hazard về bản chất cũng giống như dùng còi, tức là cũng chỉ là một động tác ra tín hiệu thông báo nguy hiểm: Dùng chúng (Đèn Hazard và/hoặc Còi) khi cảm thấy nguy hiểm chả có gì là sai, chỉ có lạm dụng chúng là không nên thôi:69:Nhưng có còi sao không dùng lại đi dùng đèn Hazard? Em thấy chưa hợp lý lắm.
Gấu nhà em đang đi học lái xe, về nhà cãi em, bảo là cô guáo nói hôm sau đi sa hình nếu qua ngã tư mà không ấn cái nút tam giác lên thì sẽ bị trượt. E chẵng còn biết ra sao nữa! Chiệu!Hôm nay em đi từ Phạm Hùng thẳng sang Khuất Duy Tiến, lúc qua vòng xoay thì thấy một bác cứ ngoi lên ở phía bên phải một cách quyết liệt, rồi lại nháy đèn rẽ trái. Thấy thế nên em giảm tốc độ nhường cho bác kia rẽ trước. Bác kia được thể vượt hẳn lên rồi cứ đi thẳng, lúc đó em mới nhìn thấy là cả 2 đèn phải trái đều nháy. Như vậy là phí công em nhường đường bác kia. Em đi thi bằng lái xe có đoạn nào qua ngã tư phải bấm đèn dừng khẩn cấp đâu. Em thấy không hợp lý một chút nào.
Em cũng đồng ý với cụ! Tất cả các ngã tư em không sử dụng đèn Hazard chỉ trừ bùng binh ngã 4 Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến khi không có CSGT đứng hướng dẫn giao thông, vì khi đi qua ngã 4 này lúc mà cả 4 phía đều phi vào em thấy quá lộn xộn và cảm thấy nguy hiểm đúng như cụ Máy bị đơ đã nói ở trên, vì thế qua đây em toàn phải bật đèn này nhằm mục đích để cảnh báo các xe 2B ở xung quanh đừng tạt đầu hoặc đừng đâm vào.Đồng ý với cụ conga. Với kiểu giao thông loạn xà ngầu như ở VN thì dùng đèn này cũng được nhất là khi qua các vòng xuyến.
Bọn Nga gọi đèn này là "đèn tai nạn", chẳng lẽ bọn nó ngố thật hả cụ? Đèn này thường đường bật khi xe có vấn đề để cảnh báo các xe khác về sự nguy hiểm có thể do CHÍNH XE ĐÓ gây ra. VD khi xe có trục trặc kỹ thuật, khi đỗ xe trong khoảng thời gian ngắn dưới lòng đường, hay khi xảy ra tai nạn. Mục đích của việc nháy 2 đèn cùng 1 lúc là để tăng sự chú ý của các xe khác, để có thể tránh tai nạn xảy ra do không chú ý xe mình. Khi xe bật đèn này tối đa tránh chuyển động tiếp mà phải dừng lại để khắc phục sự cố trước đã. Vì thế khi xe bật đèn này gần như mặc định là xe đã dừng lại. Vừa bật đèn vừa đi làm các xe khác phán đoán sai tình hình (do nghĩ xe đó đang đỗ) dễ xảy ra tai nạn.Chả hiểu sao các cụ lại bức xúc khi người khác sử dụng đèn này, lại còn chê bai học ngắn học dài này nọ *-)
Thầy & luật thì không quy định dùng khi nào, chỉ có một phát dừng lúc thi khi có còi hụ khẩn cấp, có nghĩa là dùng khi nào cũng chẳng có giề sai. Tây thì hình dư trong sách hướng dẫn gọi đây là đèn hazard, đoán mò là để sử dụng cảnh báo cho người xung quanh khi người lái thấy tình huống không thật sự an toàn. Nhà cháu coi đó là đèn sử dụng theo tình huống & tùy cảm nhận của người cầm lái. Vậy nếu người lái có nhu cầu xông thẳng qua ngã tư vì một lý do nào đó, bất chấp xe khác có nhường hay không thì bật đèn này là quá đúng còn giề :^)
Cụ hỏi nhà cháu làm giềBọn Nga gọi đèn này là "đèn tai nạn", chẳng lẽ bọn nó ngố thật hả cụ? Đèn này thường đường bật khi xe có vấn đề để cảnh báo các xe khác về sự nguy hiểm có thể do CHÍNH XE ĐÓ gây ra...
Đúng là tối kiến, tốn ắc quy. Em phản đối dùng đèn khẩn cấp để đi thẳng.
Nếu là như vậy thì em cho là rất mất lịch sự.
Kết luận rồi nhưng rõ ràng trên đường còn quá nhiều bác đi như vậy. Hôm nay em đi làm về qua ngã tư nào cũng thấy có bác nháy cả 2 đèn. Khó chịu quá. Nếu đã kết luận là hành vi không đẹp thì OF ta kiến nghị với bên giao thông để họ xử lý. 1000 năm Thăng Long Hà Nội phải mới mẻ hơn chứ phải không các bác.
Chẳng hiểu Mụ hôm nay bức xúc gì về việc này mà lên đây phọt lên sặc mùi " Văn Hóa " cá nhân của cụ ? Nào là " Cái Lọ " nào là " Cái Chai " nghe buồn hết cả ngườiNghe bác mắng một hơi như thế đã quá.
Em đồng ý với cụ Đơ , sử dụng đèn này nếu không lạm dụng chẳng có gì sai cả . Em sử dụng đèn này để đỗ khẩn cấp , lùi , hoặc đi qua các Bùng Binh to có luồng giao thông hỗn độn như Cầu Giấy , Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Big C..... lúc đi qua những chỗ này bật đèn lên em cảm thấy yên tâm đi qua hơn chứ không nghĩ mình là người " Vô Văn Hóa "Có một số cụ mắng mỏ hơi quá lời rồi đấy, xem lại kỹ sách vở tài liệu đi rồi hẵng mắng người khác:69:
Đừng tự tin quá đến mức hồ đồ
Nhà cháu gần như chưa phải dùng đèn Hazard bao giờ. Nhưng nhà cháu hiểu rằng việc dùng đèn Hazard cũng như dùng còi: Dùng không có gì là sai cả, chỉ có Lạm dụng là không nên thôi:69:
Đèn báo nguy hiểm chứ đâu đơn giản chỉ là dừng khẩn cấpHôm nay em đi từ Phạm Hùng thẳng sang Khuất Duy Tiến, lúc qua vòng xoay thì thấy một bác cứ ngoi lên ở phía bên phải một cách quyết liệt, rồi lại nháy đèn rẽ trái. Thấy thế nên em giảm tốc độ nhường cho bác kia rẽ trước. Bác kia được thể vượt hẳn lên rồi cứ đi thẳng, lúc đó em mới nhìn thấy là cả 2 đèn phải trái đều nháy. Như vậy là phí công em nhường đường bác kia. Em đi thi bằng lái xe có đoạn nào qua ngã tư phải bấm đèn dừng khẩn cấp đâu. Em thấy không hợp lý một chút nào.
Đồng ý là cụ nên hết ý kiến về vụ này, bởi vì cụ cũng bảo thủ bỏ xừNói một cách ngắn gọn nhất là: " Use the hazard lights when there is a hazard" Tác dụng của nó là báo cho người đằng sau biết là từ chỗ cái xe đang nháy đèn đó trở về phía trước cái xe đó đang có nguy hiểm. Thế các cụ không nhớ động tác có trong bài học khi thi bằng lái mà lúc dừng xe nguy hiểm và đột ngột là phải ấn cái đó à? Em thấy nhiều cụ bảo thủ bỏ xừ! Thằng tây nó dùng đèn đó khi xe có vấn đề và phải đỗ vào lề đường, hoặc dùng đèn đó để báo cho người phía sau biết là phía trước cái xe đang nháy đèn đó có một vụ tai nạn(nguy hiểm) và cần phải giảm tốc độ (rất hữu ích khi dùng trên đường cao tốc để báo cho các xe phía xa sau mình biết phía trước xe mình có nguy hiểm cần giảm tốc độ). Nó chung là dùng cái này để cảnh báo về sự nguy hiểm phía trước cho người đi sau là chính. Theo em nghĩ thì 100% các cụ đi qua ngã tư dùng cái đèn này đều với tư tưởng là báo cho người đi sau biết ta sẽ đi thẳng và hầu hết là chỉ hiểu tác dụng của nó là như thế đến lúc dừng xe bên đường nguy hiểm thì có khi lại lấy mấy thứ như cành cây ra để sau xe một khoảng để thằng khác nó khỏi đâm vào đúng là hài. Nói chung là em hết ý kiến về cái vụ này. Ai thích dùng thế nào thì dùng thôi!