Bách khoa sẽ phải đốt hết các loại giáo trình về điện.
Thảo dân có mấy ý cho chủ thớt.
1. Hai cái at kia nếu cả hai đều chuẩn thì cái trong nhà (2) chẳng bao giờ nhảy được do cái ngoài công tơ(1) nó nhảy trước rồi. Nguyên tắc dòng cái (1) phải lớn hơn cái (2); ở đây đang làm ngược lại. Tương tự như thế cái 2 lớn hơn cái 3; rồi lớn hơn cái 4...
Theo ảnh cái 1 nhiều bụi bẩn, dễ sinh kẹt cơ khí, thế nên nó sinh ra cái quy định thí nghiệm định kỳ, gần như 100% nhà dân chẳng bao giờ quan tâm đến điều này, Thảo Dân cũng thế
.
Tuy nhiên thiết kế chuẩn thì cái nọ dự phòng cho cái kia, kẹt đồng thời hiếm xảy ra lắm.
2. Việc lắp at là chủ động tạo ra các điểm yếu trong mạng điện, nguyên tắc là khi xảy ra hư hỏng “điểm yếu” này sẽ tách điểm hư hỏng ra khỏi nguồn điện. Theo lý thuyết này, dòng chịu đựng của dây dẫn (là thứ khó thay thế) phải lớn hơn càng nhiều càng tốt (nhiều quá thì tốn tiền, đôi khi khó thi công) dòng cắt của at (hay thiết bị bảo vệ nói chung). Không biết tiết diện dây dẫn mà tư vấn lắp được thiết bị bảo vệ thì quá tài, cháy dây cũng không có gì ngạc nhiên.
Mấy đứa em của Thảo dân đi tư vấn lắp dây to, dân chúng toàn muốn lắp dây nhỏ cho rẻ được đồng nào hay đồng ấy
. Trong khi tăng một cỡ dây chỉ đắt lên 10-20% giá thành; nhưng lại rất thích lắp at có dòng to. Giải thích thì bảo gây khó khăn. Bố khỉ.