K phải đâu Cụ ơi thợ bây giờ tay nghề và mọi thứ cao hơn ngày xưa rất nhiều vì đc hỗ trợ bằng máy hiện đại, đơn giản như máy dũi bào phay đến vi tính laze cũng đưa vào ứng dụng nên giờ họ có thể làm đc những cái rất khó ngày xưa k làm nổi, có điều mỗi người thợ chỉ giỏi 1 thứ và mỗi vùng miền chỉ có 1 vài người giỏi đếm trên đầu ngón tay thôi quan trọng là Cụ cần phải biết mình muốn đục tượng gì và ai là người làm đẹp nhất để thuê mà thôi. E VD như tượng đạt ma thì đến giờ vẫn chỉ nghệ nhân Kim Bắc Ninh là vô đối, rất nhiều người mua tượng về copy đổ mặt đo thước cặp điện tử chính xác đến từng mini râu tóc lông mày y chang nhưng dân buôn đến mua nó vẫn bảo k đẹp bằng vì nhìn vào tượng nó k có hồn thế mới oái oăm
Em lại không cho rằng như vậy. Em rất thích cái thớt này rất ngưỡng mộ cụ Bongda , cụ Huyart và một sô cụ trên đây có những cái nhìn và kinh nghiệm quý báu về mỹ thuật, và cả những bộc bạch tâm sự về thời thế của các cụ. Nhưng đem so sánh trình độ kỹ thuật điêu khắc (cụ thể là tay nghề ) ngay nay với ngày xưa có vẻ không chuẩn. Mà lại nói là ngay xưa không bằng ngày nay thì e rằng có chủ quan quá không cụ?.
Chúng ta đều nhất trí với nhau là bây giờ Mỹ thuật nói chung và điêu khắc nói riêng đều được hỗ trợ hoàn hảo của công nghệ, có thể copy y chang ngoại hình tất cả mọi tác phẩm nhưng đều là bản coppy mà không ai trong thế giới hiện đại của chúng ta tự tạo ra được, kể cả muốn đầu tư thời gian cũng không thể làm được, thì theo cháu hiều thì sự tinh xảo của bàn tay con người thì đôi khi máy móc cũng chào thua.
Tai sao lại nói thế , vì những tác phẩm do bàn tay khối óc con người tạo ra thì chỉ có 1 (không thể làm tác phẩm thứ 2 giống y chang tác phẩm thứ nhất) cái này cụ hiểu nhiều hơn cháu ( để tạo ra một sản phẩm gọi là kiệt tác cần có kết hợp đủ mọi yếu tố bao gồm không gian thời gian và thậm chí có cả sự may mắn nữa) những tác phẩm nghệ thuật do bàn tay con người tạo ra muốn đẹp muốn tinh xảo ít nhiều đều phải có sự tiếp nối kinh nghiệp từ các thế hệ trước mà chúng ta hay gọi là "gia truyền" từ những vật dụng thông thường như gia công đồ da, hay tạo ra cái đồng hồ tinh xảo ( Workmanship) của Thụy Sỹ , gần nhất là các phù điêu hay tạc các bức tượng trong thớt này, đều không hề đơn giản là làm được y chang như cụ nói.
Chính cụ đã thừa nhận là "thiếu cái hồn" cái này theo cháu cảm nhận là do khi làm bản coppy thì con người không thể để cái tâm ( cái hồn của mình) vào tác phẩm được, vì SX hàng loạt nên việc chọn chất liệu cho SP là điều không thể.
Đây là cái thiếu thứ nhất
Khi tạo ra SP thì không chỉnh sửa nhưng màu sắc chất liêu trên tác phẩm kịp thời.
Đây là cái thiếu thứ 2 (VD khi đục mắt một trong những yếu tố tạo ra sự sống động cho tác phẩm (hay gọi là "cái hồn") thì nếu tự tay nghệ nhân làm sẽ có những phối màu và chỉnh sửa phù hợp ngay khi tạo tác phẩm làm sao để con mắt giống thật nhất (bao gồn những chỗ sáng tối phối hợp với nhau tạo ra hiệu ứng để khi nhìn vào khán giả sẽ nhận ra ánh mắt đang hướng về đâu,nhìn ntn?).
Còn máy nó làm thì cứ thế coppy chỗ vật liệu tối mầu đáng để là tròng đen nó sẽ biến thành lòng trắng trông không phù hợp, tạo ra phá cách của tác phẩm khiến cho tác phẩm không thể nào đẹp được mà chỉ tạo cảm giác quen thuộc khi nhìn vào tác phẩm .
Đây có thể gọi là cái thiếu thứ 3
Con ngừoi ngày nay quá bạn rộn và không đủ "độ say" để dành cho tác phẩm nên không thể tạo ra những tác phẩm để đời được (ngày xưa con người làm việc hăng say quên hết cả không gian thời gian, làm đi làm lại tác phẩm đến lúc nào vừa mắt mới thôi " vừa mắt ta ra mắt người") .
Đây là cái thiếu thứ 4.
Ngày xưa chất liệu dẽ kiếm nên không vừa ý là bỏ đi không tiếc và rất dẽ kiếm chất liệu.
Đây là cái thiếu thứ 5.
Trên đây là
5 điều mà theo ý kiến cá nhân của em cảm nhận được. Đay là ý kiến 1 chiều nhưng dù sao cũng phải khâm phục các kiến thức mà các cụ đã xây cái thớt này
Kính!
tượng cổ