Người mua biết người bán trốn thuế nhưng vẫn tiếp tay , số tiền chênh vài tỷ cũng đủ xử lý hình sự cả bên bán và bên mua...Có ông LS mua nhà kiểu như vậy còn bị ra Tòa xử kia kìa !
Theo thống kê thì đâu 90% hợp đồng đều ghi giá thấp hơn, điều này nói lên điều gì? Tức giữa hành lang pháp lý và thực tế vẫn có độ trễ, các giao dịch ghi thấp hơn vẫn diễn ra, thực tế mà nói là khá nhiều. Tất nhiên, ghi giá thấp là không đúng! Ở trên có cụ nói, là cụ không nói thì ai biết, quả thực là không biết hay không xuể khi mà hàng ngày rất rất nhiều giao dịch với giá trị lớn hơn nhiều diễn ra? Còn với kiểu thanh toán vẫn dùng tiền mặt như hiện nay, thì, nói thực tế nhé (chứ không nêu các tình huống rủi ro mà các cụ tưởng tương có thể xảy ra) thì đầu tiên mua bán là thỏa thuận, thuận mua vừa bán. Cụ kia chim ưng mới đi mua, và ông bán ưng giá mới bán. Họ thỏa thuận giá với nhau là việc của họ. Hành vi chỉ phạm lỗi khi có căn cứ xác định được lỗi. Nên mấu chốt ở chỗ này làm sao giấy tờ hợp lý (ck, rồi biên nhận tiền mặt )và bên mua giữ tất, ký tá đầy đủ. Bên bán chỉ cần nhận đủ tiền. Thêm nữa, ký xong đi làm sang tên, có phải vài tháng hay năm đâu mà nhà tăng phi mã ngay được để bên bán phải hủy vì xót tiền. Còn đã ra đến tòa thì ai chẳng hốt, đâu cứ luật sư
. Làm sao tròn để ko phiền các bác thuế, cũng không phải gặp cửa tòa