Gớm rôm rả quá. Bài mới ở cafe không lên, em tưởng các bác nghỉ rồi.Nhưng lúc đi nhậu về tụ dưng em lại nảy ra 1 ý trong đầu: ừ, cùng cái nồi áp suất, nhiệt độ có thể lên đến 12x độ C, nhưng ko biết là nếu đổ đầy nước và đổ tí ti nước thì trường hợp nào nhiệt độ cao hơn, hay là nó bằng nhau?
Em lại nhờ các bác khai hóa văn minh giúp em với
các bác thông cảm, em được cái thông minh, Nói mãi là em hiếu ngay đấy ạ
Ghi chú: để đơn giản, các bác cứ giả thiết là nước đổ vào nồi là nước tinh khiết giúp m nhé
1. Độ C và độ K: Chỉ là đơn vị đo khác nhau (thực chất chỉ là dịch chuyển gốc Không độ đi thôi ạ. Độ K = Độ C + 273). Việc chọn đơn vị nào phụ thuộc hệ đơn vị đo (Hệ SI thì nhiệt độ đo bằng độ K).
2. Trường hợp bác dongnn nói thì em xin phân tích thế này:
Trong nồi luôn tồn tại cân bằng giữa nước ở pha lỏng và nước ở pha hơi. Trước khi đun, áp suất trong nồi bằng áp suất khí quyển. Khi đun nóng, nước bắt đầu bay hơi, áp suất bắt đầu tăng. Nhiệt độ của nước cũng tăng cho đến khi nó đạt đến điểm sôi (100 độ C). Nhiệt độ của nước sẽ phụ thuộc vào áp suất trong nồi và chỉ đạt đến giá trị nhất định (do áp suất chỉ đạt đến một giá trị nhất đinh, trước khi cái van an toàn nó xì, . Ngoài ra, trên mặt nước, tồn tại pha hơi của nước. Về nguyên tắc, nếu cứ tiếp tục gia nhiệt thì nhiệt độ của đám hơi nước này sẽ tiếp tục tăng. Như vậy, sẽ có lúc nhiệt độ của đám hơi nước này cao hơn của nước trong nồi. Do có sự chênh lệch nhiệt độ, đám hơi nước này sẽ truyền nhiệt lại cho nước và thành nồi và lắng đọng lại thành nước. Rõ ràng ta thấy nhiệt độ của đám hơi nước này không thể cao hơn nước được. Sẽ đến một lúc xảy ra cân bằng giữa lượng nước biến thành hơi và lượng nước từ hơi lắng lại thành nước (Giả sử là nồi bác kín, không xì hơi) và nhiệt độ của đám hơi nước này luôn cân bằng với nhiệt độ nước (nếu không nó sẽ truyền nhiệt cho nước và lắng đọng thành nước ngay).
Qua phân tích ở trên ta thấy: trong cả hai trường hợp, nước đổ nhiều (đầy hơn) hay đổ vơi, cuối cùng vẫn xảy ra quá trình cân bằng này và nhiệt độ của cả đám nước và hơi sẽ chỉ bằng nhiệt độ của nước trong nồi. Cái này, lại phụ thuộc vào áp suất trong nồi.
Kết luận của em là: trong cả hai trường hợp nhiệt độ trong nồi là như nhau.
Phân tích vội trong lúc trông con, mời các bác phản biện.
Thêm nữa, để hiểu rõ hiện tượng này, các bác cần tìm hiểu tại sao ở áp suất khí quyển, nhiệt độ của nước chỉ là 100 độ C, dù ta có gia nhiệt cho nó như thế nào (Đun lâu mấy cũng thế, chỉ đến trăm độ là kịch, trong khi cục sắt, bác nung mãi thì nó sẽ nóng lên bằng nhiệt độ của lò nung luôn).
Chỉnh sửa cuối: