[TT Hữu ích] Em hỏi bác nào giỏi VẬT LÝ (không có trị liệu)

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Nhưng lúc đi nhậu về tụ dưng em lại nảy ra 1 ý trong đầu: ừ, cùng cái nồi áp suất, nhiệt độ có thể lên đến 12x độ C, nhưng ko biết là nếu đổ đầy nước và đổ tí ti nước thì trường hợp nào nhiệt độ cao hơn, hay là nó bằng nhau?
Em lại nhờ các bác khai hóa văn minh giúp em với
:D các bác thông cảm, em được cái thông minh, Nói mãi là em hiếu ngay đấy ạ :D

Ghi chú: để đơn giản, các bác cứ giả thiết là nước đổ vào nồi là nước tinh khiết giúp m nhé
Gớm rôm rả quá. Bài mới ở cafe không lên, em tưởng các bác nghỉ rồi.

1. Độ C và độ K: Chỉ là đơn vị đo khác nhau (thực chất chỉ là dịch chuyển gốc Không độ đi thôi ạ. Độ K = Độ C + 273). Việc chọn đơn vị nào phụ thuộc hệ đơn vị đo (Hệ SI thì nhiệt độ đo bằng độ K).

2. Trường hợp bác dongnn nói thì em xin phân tích thế này:
Trong nồi luôn tồn tại cân bằng giữa nước ở pha lỏng và nước ở pha hơi. Trước khi đun, áp suất trong nồi bằng áp suất khí quyển. Khi đun nóng, nước bắt đầu bay hơi, áp suất bắt đầu tăng. Nhiệt độ của nước cũng tăng cho đến khi nó đạt đến điểm sôi (100 độ C). Nhiệt độ của nước sẽ phụ thuộc vào áp suất trong nồi và chỉ đạt đến giá trị nhất định (do áp suất chỉ đạt đến một giá trị nhất đinh, trước khi cái van an toàn nó xì, :D. Ngoài ra, trên mặt nước, tồn tại pha hơi của nước. Về nguyên tắc, nếu cứ tiếp tục gia nhiệt thì nhiệt độ của đám hơi nước này sẽ tiếp tục tăng. Như vậy, sẽ có lúc nhiệt độ của đám hơi nước này cao hơn của nước trong nồi. Do có sự chênh lệch nhiệt độ, đám hơi nước này sẽ truyền nhiệt lại cho nước và thành nồi và lắng đọng lại thành nước. Rõ ràng ta thấy nhiệt độ của đám hơi nước này không thể cao hơn nước được. Sẽ đến một lúc xảy ra cân bằng giữa lượng nước biến thành hơi và lượng nước từ hơi lắng lại thành nước (Giả sử là nồi bác kín, không xì hơi) và nhiệt độ của đám hơi nước này luôn cân bằng với nhiệt độ nước (nếu không nó sẽ truyền nhiệt cho nước và lắng đọng thành nước ngay).

Qua phân tích ở trên ta thấy: trong cả hai trường hợp, nước đổ nhiều (đầy hơn) hay đổ vơi, cuối cùng vẫn xảy ra quá trình cân bằng này và nhiệt độ của cả đám nước và hơi sẽ chỉ bằng nhiệt độ của nước trong nồi. Cái này, lại phụ thuộc vào áp suất trong nồi.

Kết luận của em là: trong cả hai trường hợp nhiệt độ trong nồi là như nhau.

Phân tích vội trong lúc trông con, mời các bác phản biện.

Thêm nữa, để hiểu rõ hiện tượng này, các bác cần tìm hiểu tại sao ở áp suất khí quyển, nhiệt độ của nước chỉ là 100 độ C, dù ta có gia nhiệt cho nó như thế nào (Đun lâu mấy cũng thế, chỉ đến trăm độ là kịch, trong khi cục sắt, bác nung mãi thì nó sẽ nóng lên bằng nhiệt độ của lò nung luôn).
 
Chỉnh sửa cuối:

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Bác FeRAM nói sai rồi xin lỗi nhà dongnn đi (h)
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,283
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Hơ hơ, dạo này box cafe không nổi nên tìm bài mới hơi bị khó. Thì em đã bảo là em không rành nên mới hỏi. Nhưng mà em nhớ là hồi trước đi học, với cái mớ kiến thức của em thì hình như là nhiệt độ nó khác nhau.

Bây giờ em chỉ nhớ là: P V và T nó liên quan đến nhau nên 1 trong 3 đại lượng đó thay đổi thì nó cũng ảnh hưởng :D
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Hơ hơ, dạo này box cafe không nổi nên tìm bài mới hơi bị khó. Thì em đã bảo là em không rành nên mới hỏi. Nhưng mà em nhớ là hồi trước đi học, với cái mớ kiến thức của em thì hình như là nhiệt độ nó khác nhau.

Bây giờ em chỉ nhớ là: P V và T nó liên quan đến nhau nên 1 trong 3 đại lượng đó thay đổi thì nó cũng ảnh hưởng :D
Vâng thế nên em mới phải mời bác vào, để bác chấm bài cho em, :D. Em làm bài thi xong, chả bác nào chấm cả thì chán chết.

Em biết bác nhầm ở chỗ nào rồi. Ba đại lượng P, V, T liên quan đến nhau trong một cái gọi là Phương trình trạng thái. Từ cái phương trình này có thể suy ra được mấy cái định luật như Bôi ma ri ốt,etc. Tuy nhiên, phương trình trạng thái chỉ đúng trong trường hợp hệ đẳng nhiệt ( nghĩa là không có trao đổi nhiệt với bên ngoài) hoawcj gần đẳng nhiệt VD: Trông động cơ diezen, tốc độ nén phải đủ lớn, để không xảy ra trao đổi nhiệt với bên ngoài (thực chất là vẫn có, nhưng nhỏ). thì nhiệt độ của hỗn hợp ko khí + nhiên liệu mới đủ cao để cháy được. Nếu nén từ từ, nhiệt sẽ trao đổi với môi trường xung quanh và nhiệt độ của hỗn hợp sẽ không thể lên cao được.

Trường hợp, đun nước trong nồi áp suất, không áp dụng được phương trình trạng thái vì có xảy ra trao đổi nhiệt (không đẳng nhiệt). Bác nâng nhiệt độ bằng cách đun nóng nó.
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,283
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Để chắc chắn giải đáp cái vụ này chắc phải đi tìm lại sách vở, công thức. Có công thức thì mới nói chuyện phải quấy được các bác nhể :D
 

Leon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-5754
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3
Động cơ
543,830 Mã lực
Bác dongnn chắc nhậu mâm khác lại gặp đề tài khác rồi, kg thấy tra công thức nữa? Ít nhất cũng nhờ mấy vụ cãi cọ mà uống được khối bia :D
 

hoangrau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-12503
Ngày cấp bằng
7/1/08
Số km
162
Động cơ
524,880 Mã lực
Website
waodate.com
100 độ chỉ là nhiệt độ sôi của nước thôi bác hén, còn 200 độ thì là cái nhiệt độ gì í nhưng mà e tin là có :P
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Hay lắm. Đang dỗi, khảo cổ lên nào, :D
 

Unique Store

Xe tải
Biển số
OF-112054
Ngày cấp bằng
8/9/11
Số km
325
Động cơ
392,126 Mã lực
Chả là thế này, trưa thứ 7 vừa rồi, em ngồi với mấy anh bạn ở bia 2B Vân Hồ...
Lan man chuyện này chuyện kia rồi đến chuyện dịch bệnh... Ông bạn em nói rằng mấy con vi khuẩn TẢ phải 380 độ C nó mới chết (cái này em dek biêt có đúng không) nhưng thêm vào đó ông bạn nói thêm cái nồi áp suất (vẫn dùng để ninh xương bò/xương lợn lấy nước cho trẻ con) cũng chỉ 200 độ C thôi. Đấy vấn đề từ đấy mà ra...
Em thì, với kiến thức về vật lý của em, cứ đinh ninh rằng kể cả với cái nồi áp suất (không phải mũ bảo hiểm xe gắn máy) thì nhiệt độ làm sao mà đạt 200 độ C được, chỉ khoảng 1 trăm lẻ mấy độ thôi. Nhưng chết nỗi, ông bạn em lại là tiến sỹ VẬT LÝ ở tận bên Tiệp Khắc về (Tiệp khắc nhé, không phải Séc hay Slovakia đâu)! Thế là cãi nhau ỏm tỏi, suýt nữa thì cầm cốc với bát nhà bác Tuấn Hon ra mà đập :D Đến giờ này em vẫn tức, và phân vân nữa, không biết cái nồi áp suất nó có làm cho nhiệt độ trong nồi tăng đến 200 độ C hay không...
EM post cái này nhờ bác PHE RÂM và mấy bác thạo về VẬT LÝ (không có trị liệu) giúp em với để em BET với ông bạn kia 1 chầu (tất nhiên là nếu em thắng). Em xin hứa sẽ mời các bác 1 chầu vodka ạ(b) (b) (b)

PS. Bác nào ngồi cùng mâm với em hôm đó thì cứ im lặng cho em nhờ nhé (y) (y) (y)
Em xin tự giới thiệu em được vào thẳng đại học, miễn thi tốt nghiệp là nhờ đi đến vòng chon đội tuyển vât Lý đi thi quốc tế ạ.

Em xin trả lời là trong nồi áp suất nhiệt độ có thể lớn hơn 200oC RẤT nhiều!!

đúng là nước chỉ sôi ở 100oc ơ áp suất 1 at. trong nồi áp xuất dân dụng thì áp suất rơi vào khoảng 4-5 at, ko dc 10 at như cụ nào nói đâu ạ. vì vậy nhiệt độ sôi của nước sẽ cao hơn ( dung dich thì chính xác hơn) nhung cũng ko quá 200oC ạ

tuy nhiên, cái quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhiệt độ khiến nó có thể cao hơn 200oC là HƠI NƯỚC ạ. nhiệt độ của hơi nước sôi ở đưới áp suất cao cao hơn rất nhiều so với nước sôi.

bác tiến sĩ gì đó nói đúng đấy ạ
 

Unique Store

Xe tải
Biển số
OF-112054
Ngày cấp bằng
8/9/11
Số km
325
Động cơ
392,126 Mã lực
Em hỏi ngu tý, hình như là cái áp suất với nhiệt độ tỷ lệ thuận với nhau phải không các bác? chỉ có điều nhiệt độ ở đây là độ kenvin
chuẩn đấy ạ, trong điều kiện đẳng tích( V=const) thì T và P tỷ lệ thuận với nhau nhưng đó là dành cho KHÍ LÝ TƯỞNG bác ạ ( T la tính theo thang Kevin). Chúng ta đang nói đến dung dịch + hơi nước trong nồi áp suất ạ :))
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,627
Động cơ
499,071 Mã lực
Oạch, cái van xì rồi, em đã đo xong, kịch kim cái nồi nhà em lên được hơn 9 Bar 1 tẹo coi như là 10 Bar tương đương với 180 độ C...

Kết luận của các nhà khoa học là "với nồi hầm dân dụng ở nhà thì nhiệt độ kịch kim lên đến 180 độ C"
Cái nồi Liên Xô nhà em đo được 14bar (Điểm xì hơi của van).
Trong hướng dẫn có ghi: Nồi chịu tối đa 24bar. Em gắn thêm 1 viên bi nhỏ vào van. Lúc đó điểm xì (xả áp suất) 19bar. Vậy nhiệt độ trong đó khoảng 200-280Co.
Em định gắn thêm viên bi to nhưng sợ nổ cái nồi.
Có 1 số nồi có thể điều chỉnh áp suất trong nồi = cách dịch chuyển 1 cục kim loại (như cái cân bàn, có cái quả cân dịch chuyển) tăng trọng lượng van.
Thôn thường các van tạo áp suất dùng trọng lượng của chính van đó. Em cũng thấy vài loại dùng lò so mà ko dùng trọng lượng van.
Không biết còn cách nào nữa ko?

Trong môi trường bình thường trên trái đất nhiệt độ sôi = ~ 100Co.
Nếu mà trong nồi áp suất cũng chỉ 100Co thì dùng cái xoong thông thường cho rẻ.
Bác chủ thua rồi đới.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Unique Store

Xe tải
Biển số
OF-112054
Ngày cấp bằng
8/9/11
Số km
325
Động cơ
392,126 Mã lực
Cái nồi Liên Xô nhà em đo được 14bar (Điểm xì hơi của van).
Trong hướng dẫn có ghi: Nồi chịu tối đa 24bar. Em gắn thêm 1 viên bi nhỏ vào van. Lúc đó điểm xì (xả áp suất) 19bar. Vậy nhiệt độ trong đó khoảng 200-280Co.
Em định gắn thêm viên bi to nhưng sợ nổ cái nồi.
Có 1 số nồi có thể điều chỉnh áp suất trong nồi = cách dịch chuyển 1 cục kim loại (như cái cân bàn, có cái quả cân dịch chuyển)

Trong môi trường bình thường trên trái đất nhiệt độ sôi = ~ 100Co.
Nếu mà trong nồi áp suất cũn chỉ 100Co thì dùng cái xoong thôn thường cho rẻ.
Bác chủ thua rồi đới.

có nhà vật lý thực nghiệm chứng tỏ lời nói của em rồi đó ạ
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,627
Động cơ
499,071 Mã lực
Thêm nữa, để hiểu rõ hiện tượng này, các bác cần tìm hiểu tại sao ở áp suất khí quyển, nhiệt độ của nước chỉ là 100 độ C, dù ta có gia nhiệt cho nó như thế nào (Đun lâu mấy cũng thế, chỉ đến trăm độ là kịch, trong khi cục sắt, bác nung mãi thì nó sẽ nóng lên bằng nhiệt độ của lò nung luôn).
Hình như đây là "điểm hóa hơi, điểm nóng chảy của vật chất". Không biết đúng ko nhể?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Unique Store

Xe tải
Biển số
OF-112054
Ngày cấp bằng
8/9/11
Số km
325
Động cơ
392,126 Mã lực
Gớm rôm rả quá. Bài mới ở cafe không lên, em tưởng các bác nghỉ rồi.

1. Độ C và độ K: Chỉ là đơn vị đo khác nhau (thực chất chỉ là dịch chuyển gốc Không độ đi thôi ạ. Độ K = Độ C + 273). Việc chọn đơn vị nào phụ thuộc hệ đơn vị đo (Hệ SI thì nhiệt độ đo bằng độ K).

2. Trường hợp bác dongnn nói thì em xin phân tích thế này:
Trong nồi luôn tồn tại cân bằng giữa nước ở pha lỏng và nước ở pha hơi. Trước khi đun, áp suất trong nồi bằng áp suất khí quyển. Khi đun nóng, nước bắt đầu bay hơi, áp suất bắt đầu tăng. Nhiệt độ của nước cũng tăng cho đến khi nó đạt đến điểm sôi (100 độ C). Nhiệt độ của nước sẽ phụ thuộc vào áp suất trong nồi và chỉ đạt đến giá trị nhất định (do áp suất chỉ đạt đến một giá trị nhất đinh, trước khi cái van an toàn nó xì, :D. Ngoài ra, trên mặt nước, tồn tại pha hơi của nước. Về nguyên tắc, nếu cứ tiếp tục gia nhiệt thì nhiệt độ của đám hơi nước này sẽ tiếp tục tăng. Như vậy, sẽ có lúc nhiệt độ của đám hơi nước này cao hơn của nước trong nồi. Do có sự chênh lệch nhiệt độ, đám hơi nước này sẽ truyền nhiệt lại cho nước và thành nồi và lắng đọng lại thành nước. Rõ ràng ta thấy nhiệt độ của đám hơi nước này không thể cao hơn nước được. Sẽ đến một lúc xảy ra cân bằng giữa lượng nước biến thành hơi và lượng nước từ hơi lắng lại thành nước (Giả sử là nồi bác kín, không xì hơi) và nhiệt độ của đám hơi nước này luôn cân bằng với nhiệt độ nước (nếu không nó sẽ truyền nhiệt cho nước và lắng đọng thành nước ngay).

Qua phân tích ở trên ta thấy: trong cả hai trường hợp, nước đổ nhiều (đầy hơn) hay đổ vơi, cuối cùng vẫn xảy ra quá trình cân bằng này và nhiệt độ của cả đám nước và hơi sẽ chỉ bằng nhiệt độ của nước trong nồi. Cái này, lại phụ thuộc vào áp suất trong nồi.

Kết luận của em là: trong cả hai trường hợp nhiệt độ trong nồi là như nhau.

Phân tích vội trong lúc trông con, mời các bác phản biện.

Thêm nữa, để hiểu rõ hiện tượng này, các bác cần tìm hiểu tại sao ở áp suất khí quyển, nhiệt độ của nước chỉ là 100 độ C, dù ta có gia nhiệt cho nó như thế nào (Đun lâu mấy cũng thế, chỉ đến trăm độ là kịch, trong khi cục sắt, bác nung mãi thì nó sẽ nóng lên bằng nhiệt độ của lò nung luôn).
Bác này chẳng hiểu gì về các thể rắn, lỏng, khí của vật chất gì cả

bác đọc lại nhiệt độ hóa hơi, nóng chảy và nhiệt độ ngưng kết nha bác nha. bác sẽ hiểu rõ hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoinhap

Xe tăng
Biển số
OF-15974
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
1,905
Động cơ
527,610 Mã lực
Nhiêth độ sôi của nước phụ thuộc áp suất, nếu cụ đem lên núi cao mà không đủ 1 áp mốt phe thì chưa đến 100 độ xê nó đã sôi và cạn hết nước. không bao giờ đạt đến 100 đọ. Vậy thì áp suất càng cao thì nhiệt độ của nước cũng cao còn cao thế nào em cũng chả nhớ cách tính nữa rồi! :D
 

ynhi2208

Xe điện
Biển số
OF-80429
Ngày cấp bằng
16/12/10
Số km
2,242
Động cơ
435,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà,quê hương chỉ một
Em xin tự giới thiệu em được vào thẳng đại học, miễn thi tốt nghiệp là nhờ đi đến vòng chon đội tuyển vât Lý đi thi quốc tế ạ.

Em xin trả lời là trong nồi áp suất nhiệt độ có thể lớn hơn 200oC RẤT nhiều!!

đúng là nước chỉ sôi ở 100oc ơ áp suất 1 at. trong nồi áp xuất dân dụng thì áp suất rơi vào khoảng 4-5 at, ko dc 10 at như cụ nào nói đâu ạ. vì vậy nhiệt độ sôi của nước sẽ cao hơn ( dung dich thì chính xác hơn) nhung cũng ko quá 200oC ạ

tuy nhiên, cái quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhiệt độ khiến nó có thể cao hơn 200oC là HƠI NƯỚC ạ. nhiệt độ của hơi nước sôi ở đưới áp suất cao cao hơn rất nhiều so với nước sôi.

bác tiến sĩ gì đó nói đúng đấy ạ

Cụ lý thuyết quá,vấn đề ở đây là nồi áp suất dân dụng sử dụng hàng ngày khi đun nấu có lên được áp suất và nhiệt độ như các cụ ấy đang bàn không.Vấn đề ở đây là thực nghiệm ~X(
 

kraz255b

Xe điện
Biển số
OF-115340
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
2,849
Động cơ
409,919 Mã lực
Nơi ở
dưới đường bay
Em ngày xưa học chuyên Lý trường Am :^)

Nhiệt độ nói chung và nhiệt độ sôi của nước nói riêng có thay đổi theo áp suất. Ví dụ bác lên núi nước sẽ sối ở nhiệt độ dưới 100 vì không khí trên đó loãng, áp suất giảm... Ngược lại trong nồi hầm, áp suất em ko biết chính xác là bao nhiêu nhưng chắc phải tầm 10 át thì nhiệt độ lên đến 200 độ là chuyện có thể xảy ra (h)
nồi áp suất dân dụng áp suất bân trong nồi không quá 2,5 at đâu
 

phocu_cb

Xe điện
Biển số
OF-109892
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
2,435
Động cơ
411,960 Mã lực
Nơi ở
Phố Cũ và ... ngoài đường
Em ngày xưa học chuyên Lý trường Am :^)

Nhiệt độ nói chung và nhiệt độ sôi của nước nói riêng có thay đổi theo áp suất. Ví dụ bác lên núi nước sẽ sối ở nhiệt độ dưới 100 vì không khí trên đó loãng, áp suất giảm... Ngược lại trong nồi hầm, áp suất em ko biết chính xác là bao nhiêu nhưng chắc phải tầm 10 át thì nhiệt độ lên đến 200 độ là chuyện có thể xảy ra (h)
Cụ chuyên lý trường Am tiến hành đo đạc đàng hoàng đi, chứ những từ như là "tầm", "có thể xảy ra" là từ của mấy ông thày bói dạo đấy
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,283
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Hầy dà, lâu quá không vào ô ép nên không biết lại có bác khảo cái cổ này lên.

Em đảm bảo rằng không thể quá 200oC được, thậm chí dưới 120oC
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top