Vâng, đúng rồi. Cụ đã tìm dẫn chứng luật đúng rồi đấy. Đành mời cụ rượu sau vì vừa mời cụ ở thớt "xe quân sự" rồi nên không mời được nữa.
Nhưng cụ cũng đọc kỹ bài e viết với. E có viết là hết hiệu lực toàn bộ thông tư đâu, e nói là các phần nào liên quan đến VPHC có căn cứ trên PLenh 2002 sẽ hết hiệu lực, điều này mặc nhiên theo lý luận căn bản xây dựng pháp luật. Lý do vì không có điều mục nói rằng sẽ căn cứ theo VB QPPL mới nếu điều chỉnh (cụ thể ở đây là Luật xử lý VPHC). Còn các quy phạm khác không căn cứ trên PLenh 2002 thì vẫn nguyên giá trị. Ở đây gọi là hết hiệu lực 1 phần. Em cũng đảm bảo với cụ là sắp tới thế nào các bố ấy cũng sẽ đẻ ra 1 cái văn bản mới để bổ sung căn cứ nếu giữ nguyên thông tư này cho đúng với điểm cụ vừa lập luận và phải trong trường hợp không có "biến". Biến đây thì e nói ở dưới cùng bài này.
Còn Luật ban Hành văn bản QPPL ở các điều cụ dẫn chứng vừa xong nói về việc hết hiệu lực của VB QPPL. Nhưng cái gốc của VB QPPL lại là phần căn cứ để ban hành. Thế nên, cụ cũng giúp em tìm hiểu sâu hơn chút nữa về điểm này.
Cảm ơn cụ. Cụ cũng giống cụ phv. Đều rất chịu khó tìm hiểu Pháp luật. Cộng đồng OF rất cần nhiều người như các cụ để giúp đỡ mọi người.
Nhưng em dự là sẽ có "biến". Như cụ thấy báo chí đưa tin đấy, sắp tới các ông ngồi trên giời làm chính sách ban hành 1 cái NĐ mới thay thế hoàn toàn cho NĐ 34 và 71. Lúc đó thì những cái này bỏ sạch và lại ra chính sách từ đầu cho mà xem cụ ạ. Việt Nam mình là thế đấy, chính sách thay đổi xoành xoạch. Chóng cả mặt
Nghe cụ giải thích, nhưng thật sự em vẫn muốn "chốt" quan điểm của em thế này:
- Hiệu lực của TT11/2013-TT-BCA không hết hiệu lực pháp lý bất kỳ phần nào vào ngày 30/6/2013 được, lý do nó không rơi vào các trường hợp sau:
"Điều 81. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."
- Việc cho rằng nó hết hiệu lực một phần mà bác nói đến, thực chất không phải là "hết hiệu lực pháp lý" của Thông tư, mà thuộc mảng "Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật" dưới đây, chỉ áp dụng trong trường hợp
có những quy định khác nhau trong các văn bản quy phạm pháp luật, thì người có thẩm quyền mới chọn việc áp dụng theo các nguyên tắc dưới đây. Nếu họ không áp dụng theo nguyên tắc trên, thì họ áp dụng không đúng, chứ không phải là văn bản đó hết hiệu lực (một phần hay toàn bộ) do văn bản căn cứ hết hiệu lực.
Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.