Kệ mợ nó cụ ạ.Các cụ giải thích cái này hộ em với. Em cũng chả hiểu nó là cái gì. Em đi xe máy
Cụ đi 2b, 2b thì không có cái này, thế nên nếu như thằng nào đòi cụ, cụ cứ ị vào mẹt nó cho e
Kệ mợ nó cụ ạ.Các cụ giải thích cái này hộ em với. Em cũng chả hiểu nó là cái gì. Em đi xe máy
Có cụ ạ. Vẫn bị phạt. Nhưng là lỗi "không mang theo giấy tờ" chứ không phải lỗi "không có giấy tờ"May quá em cũng đagn định hỏi các cụ về cái này. Em hỏi là trường hợp bị phạt biên bản vì lỗi ko mang theo giấy tờ. Vậy sau khi xuất trình được giấy tờ đúng thời gian quy định thì có phải nộp phạt hành chính vì hành vi ko mang theo giấy tờ ko ạ ?
Em cảm ơn cụ nhiều, haizzz suốt ngày phạt thôiCó cụ ạ. Vẫn bị phạt. Nhưng là lỗi "không mang theo giấy tờ" chứ không phải lỗi "không có giấy tờ"
Khung phạt mời cụ xem bảng báo giá ở NĐ 71 cụ nhé
Kệ cụ nó cụ ạ.Thank cụ. Nhưng ngày càng nhiều văn bản, thông tư, nghị định như thế này thì cập nhật cũng chết.
Thì nghị định với thông tư phải theo Luật, nếu trái luật thì không có hiệu lực mà cụMợ học Luật có khác, chặt chẽ thế.
Nhưng mà em nghĩ:
- Giáo trình mang tính lý luận là chính
- Luật Ban hành VBQPPL có quy định "Hiệu lực pháp lý" của hệ thống VBQPPL. Nhưng thực tế, một Luật đã được thông qua nhưng chưa có Nghị định hướng dẫn thì vẫn CHỜ; có Nghị định hướng dẫn nhưng trong nhiều trường hợp chưa có Thông tư thì cũng vẫn CHỜ (thực tế Quốc hội đã chỉ ra có văn bản Luật ban hành đến 3 năm mà không được thực hiện vì chưa có ND hướng dẫn)
Cũng như cái Nghị định 34 từ 2010 (chưa nói đến các ND197 từ trước nữa) mà đến nay (tháng 3/2013) mới có Thông tư hướng dẫn đấy thôi
Nếu tất cả đều đúng LUẬT (do QH ban hành) thì... nói làm gì
Dạ, trong 1 số trường hợp cần thiết chiến đấu thì em cứ phải là "bắt" bằng được lỗi thì mới "bẻ" được lý lẽ của bên kia. Trong việc chiến đấu với xxx cũng không ngoại lệ, có như thế thì e mới yên tâm lưu thông và cãi theo đúng luật ạ.Hì hì, cụ giữ đi. Vì e đã nói ngay ở bài viết rồi. Trường hợp giữ lại để áp dụng theo Văn bản QPPL mới thì phải có phần mở rộng, nếu không có phần mở rộng tức là mặc định đã không giữ lại cụ ạ.
Văn bản PL phải rõ ràng là thế đấy.
Này, e hỏi thật nhé. Cụ nói cụ không học Luật, thế sao cụ đi bắt bẻ thiên hạ kinh thế ? Nhưng dù sao, cũng phải vodka và đánh giá cao cụ. Cụ có những hiểu biết về PL rất đáng quý. Mong cụ sẽ cùng anh em đóng góp cho sự minh bạch của OF nhằm tuyên truyền hiểu biết sâu rộng về pháp luật tới mọi người, mọi tầng lớp, mọi đối tượng. Cộng đồng OF cần nhiều người như cụ
Cụ làm luật mà lại nói hiệu lực của nó đến hết 30/6/2013.Thông tư 11-2013/TT-BCA
v/v: Quy định chi tiết thi hành một số điều của NĐ 34 và NĐ 71
Các cụ download về theo thùy link sau: Thông tư 11-2013/TT-BCA
TUY NHIÊN. VỀ MẶT PHÁP LUẬT. EM XIN LƯU Ý CÁC CỤ LÀ CÁC NỘI DUNG ĐẾN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CÓ TRONG THÔNG TƯ NÀY CHỈ CÓ HIỆU LỰC CHO ĐẾN HẾT NGÀY 30/6/2013 THÔI CÁC CỤ NHÉ, MẶC DÙ THÔNG TƯ KHÔNG NÊU RÕ LÀ KHI NÀO HẾT HIỆU LỰC.
EM XIN GIẢI THÍCH RÕ RÀNG HƠN VÀ CỤ THỂ VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHƯ SAU ĐỂ CÁC CỤ CŨNG HIỂU BIẾT THÊM 1 CHÚT VỀ PHÁP LUẬT.
- Căn cứ để ra Thông tư này bao gồm dựa trên Pháp lệnh xử lý Vi phạm hành chính 2002. Mà kể từ ngày 1/7/2013, Luật xử lý Vi phạm hành chính bắt đầu có hiệu lực. Trong Luật này cũng nêu rõ, khi luật này có hiệu lực thì Pháp lệnh xử lý VPHC 2002 kia hết hiệu lực. Vì vậy, theo đúng quy định, những nội dung nào của Thông tư này có dựa trên Pháp lệnh kia mặc nhiên cũng vô hiệu theo. (Nhưng các cụ để ý là ở đây toàn nói về xử lý VPHC)
Các cụ lưu ý giúp em điểm này nhé.
Nói là như thế, nhưng các cụ nào là âm binh xxx ở đây cũng đừng mừng vội. Luật xử lý VPHC cụ thể, rõ ràng và hiệu lực lớn hơn rất nhiều mấy cái thông tư ngành của các cụ. Thế nên, cũng đừng coi đây là kẽ hở để sau 1/7 hành anh em lái xe. Vì Luật xử lý VPHC sẵn sàng có điều mục để đập lại các xxx nếu cố tình làm láo và làm sai phạm. Các xxx hãy nhớ, Luật là thượng tôn
Vâng, đúng rồi. Cụ đã tìm dẫn chứng luật đúng rồi đấy. Đành mời cụ rượu sau vì vừa mời cụ ở thớt "xe quân sự" rồi nên không mời được nữa.Cụ làm luật mà lại nói hiệu lực của nó đến hết 30/6/2013.
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (số 17/2008_QH12, hiệu lực tứ 01/01/2009) thì:
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trong trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành.
Điều 81. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
Việc Pháp lệnh hết hiệu lực, không làm mất hiệu lực của những văn bản QPPL khác (chắc cũng lên đến con số hàng nghìn) có căn cứ là Pháp lệnh. Nghĩa là:
- Phần nào của Pháp lệnh bị thay thế bởi Luật, thì các văn bản hướng dẫn khác sẽ tiếp tục hướng dẫn phần đó trong Luật.
- Trường hợp Luật bãi bỏ hẳn mục đó, không còn nữa thì các Nghị định, thống tư hướng dẫn phần bị bỏ đấy mới hết hiệu lực 1 phần, và nó phải nêu ra ở trong Luật (văn bản mới). Đó là lý do tại sao thả một loại các trường hợp cải tạo chị em bán hoa, do Luật bỏ hình thức đó với đối tượng này (so với Pháp lệnh), nên các cái hướng dẫn mặc nhiên hết hiệu lực (vì áp dụng văn bản có hiệu lực cao hơn).
He he, cụ giống em quá. Nguyên tắc để "bẻ" thì phải "bới" cho ra chỗ cần trước đúng không cụDạ, trong 1 số trường hợp cần thiết chiến đấu thì em cứ phải là "bắt" bằng được lỗi thì mới "bẻ" được lý lẽ của bên kia. Trong việc chiến đấu với xxx cũng không ngoại lệ, có như thế thì e mới yên tâm lưu thông và cãi theo đúng luật ạ.