Khởi bẩm CCCM, hôm nay em Mậy dậy sớm đi làm một việc đặc biệt. Đó là đến văn phòng VFSglobal nộp đơn và lấy mẫu sinh trắc học để xin visa vào Anh. Bây giờ muốn xin visa vào mấy nước lớn như Úc, Anh, Gia Nã Đại...vv phải thông qua một công ty dịch vụ để lấy mẫu sinh trắc học. Mẫu này gồm lấy mống mắt, chụp ảnh và lăn tay. Nếu mình tự điền đơn và nộp đơn online được thì chỉ mất phí sinh trắc học cho Vfs nhưng nếu không biết nộp đơn online thì in đơn ra điền tay vào và làm giấy tờ rồi đưa cho Vfs họ sẽ nộp đơn cho mình và dĩ nhiên mất thêm phí. Việc nhờ công ty trung gian Vfs này là để giảm tải lượng người đến xin visa do DSL không đủ nhân lực. Mặt khác cũng là để tránh sự lộn xộn khi tập trung đông người ở ĐSQ. Ở Hà Nội và Sài Gòn, Đà Nẵng cũng có mấy văn phòng chi nhánh hoạt động, phục vụ những người muốn xin visa vào Châu Âu, Úc...
Riêng anh Mèo thì không nhé. Nộp đơn online xong rồi vác toàn bộ hồ sơ bản gốc đến theo lịch hẹn. Ở ý các nhân viên lãnh sự mắt xanh tóc vàng nói tiếng Việt như gió kể cả tiếng lóng sẽ đợi bạn ở sau quầy phỏng vấn. Đưa giấy tờ đây em xem. Anh chị qua Mèo làm gì? Anh chị làm nghề gì? Hên thì qua kia nộp hộ chiếu. Còn không hên thì mời anh chị cầm hồ sơ và hộ chiếu về hẹn gặp lại lần sau. Ngay và luôn không rườm rà. Nhân lực anh thừa đến nỗi ngày phỏng vấn cả trăm người không xi nhê. Đến DSQ Mèo mới thấy sự chuyên nghiệp cực kỳ khủng khiếp từ khi đứng xếp hàng bên ngoài để đến lượt vào trong ngồi đợi. Và để xin được cái visa mơ ước ấy, người đi xin visa cũng phải cực kỳ chuyên nghiệp. Giấy tờ nhà đâu? ngay lập tức phải đưa ngay. Sổ tiết kiệm ngân hàng đâu? Dạ đây. Giấy tờ công việc đâu? Đây ạ. Bạn phải ngay lập tức đưa cho nhân viên đại sứ quán trong vòng vài giây. Nếu bạn lọng cọng hì hục tìm bới trong đống hồ sơ lẫn lộn loạt xọạt lột xột mà để nhân viên đợi thì coi như bạn cầm chắc rớt đài. Mà đã rớt visa lần 1 vào Mèo thì bạn cứ rớt hoài rớt hoài mà thôi.
Sở dĩ em Mậy phải đến Vfs sáng nay vì tháng 5 này anh em Mậy lại tổ chức buổi đi rừng để tìm kiếm và đánh dấu. Chuyến đi dự kiến khoảng 6 tuần. Lần này anh em Mậy sẽ cố đi dọc một phần dãy Alpes (An Pơ) hùng vĩ trải dài qua 8 quốc gia gồm Pháp, Thuỵ Sĩ, Monaco, Leichtenstein, Áo, Đức và Slovenia để tìm kiếm và đánh dấu. Nếu sau này anh em Mị không còn sức để đi nữa thì con cháu còn biết chỗ mà đến. Chuyến đi này hùng hậu hơn do có sự tham gia của các cậu họ và dì họ của Mị sống ở Pháp và Anh cùng tham gia. Có cả một số nhà thám hiểm leo núi mà bọn Mị thuê đi cùng để đề phòng bất trắc và để họ dẫn đường. Những năm chống Pháp, đại gia đình ông ngoại Mị ly tán. Em trai của ông ngoại Mị di tản qua Lào và từ đó qua Pháp. Các con lớn lên ở Pháp rồi người qua Anh, người ở lại Pháp. Dù bao nhiêu năm lưu lạc ly tán, sợi dây máu mủ vẫn còn chảy trong từng mạch đập nên anh em luôn nhớ thương nhau. Năm 1986, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm trời không có ý niệm gì về VN, chỉ biết mặt gia đình ở VN qua những tấm ảnh, các chú dì họ của Mị đặt chân xuống mảnh đất Việt Nam mang theo tro cốt của bố về quê an táng theo nguyện vọng của ông. Lúc đó anh em mới gặp nhau mừng tủi và ôm nhau khóc mãi không thôi. Từ đó mối liên lạc không bao giờ còn bị đứt đoạn. Từ Pháp, Anh, Canada năm nào các chú dì cũng về quê dịp thanh minh để đi tảo mộ cụ tổ và tảo mộ gia đình.
Dịp này bác Thiu công tử cũng đòi đi theo nhưng tụi em biết thừa bác chỉ sang đó rít bỗng và loanh quanh các thành phố lớn thôi. Tuổi gì mà vào rừng. Bác bảo bác muốn đến Scottland thăm lại một ngôi mộ cổ mà dòng họ bác luôn hướng về. Tổ tiên bác vốn là người Ireland. Vào những năm 1845-1849 Châu Âu và đặc biệt Ireland trải qua một nạn đói khủng khiếp không khác gì nạn đói năm 1945 của Việt Nam. Nạn đói đó được gọi là nạn đói khoai Tây. Dân Châu Âu ngày ấy dựa vào lương thực chủ yếu là khoai tây như người Việt mình dựa vào cây lúa làm lương thực. Khoai Tây bỗng bị một loại dịch và đồng loạt chết khiến Châu Âu lâm vào nạn đói khủng khiếp. Đỉnh điểm của nạn đói này là năm 1847 khiến khoảng 1 triệu người chết và khoảng 1 triệu người di cư khỏi Ireland. Trong đó có tổ tiên bác Thiu công tử. Họ di cư đến Scotlland và ở lại đó 1 đời thì dịch lao phổi lại bùng nổ trên toàn Châu Âu cướp đi tính mạng của rất nhiều người. Gia đình tổ tiên bác lại tiếp tục làm một chuyến di cư để chạy trốn cái chết trắng - cái tên bệnh lao phổi được đặt như thế để chỉ tình trạng của người bệnh khi nhiễm phải: khuôn mặt họ xanh xao trắng bệch ra vì mất máu. Tổ tiên bác chuẩn bị lên đường thì một cô con gái mới 10 tuổi mắc bệnh. Họ quyết định ở lại chữa trị (hoặc chờ đợi) cô bé qua đời mới lên đường đi tới nước Úc xa xôi. Ngày ấy bị bệnh này coi như cầm chắc cái chết. Họ chôn đứa con gái ở một nghĩa trang trong thành phố và rời đi với một bản đồ đánh dấu ngôi mộ và sau này ghi vào gia phả hệ về ngôi mộ cô đơn bị bỏ lại trên đường trốn chạy căn bệnh đáng sợ này.
Ảnh: Từ nhà Mị lái xe qua cầu Sydney. Bình minh đang lên Sydney muôn màu cccm ơi. Đẹp không thể nào tả xiết.