Em bổ sung thêm tí cho câu hỏi của cụ/mợ
anhtrangvn:
Việc 'y học hiện đại đã khẳng định' nhưng 'chưa thấy lý giải tại sao' là một mâu thuẫn, vì y học hiện đại sẽ chỉ khẳng định khi vấn đề đã được lý giải/chứng minh. Do vậy vấn đề đầu tiên mà cụ/mợ đưa ra hỏi là không tồn tại. Không phải là vì cụ/mợ chưa đọc được, mà vì nó đơn giản là không tồn tại. Đã có các nghiên cứu xem xét tương quan giữa dinh dưỡng và các loại bệnh, bao gồm cả ung thư, như mợ MyMac đã đề cập ở trên. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ mang tính thống kê, cho thấy tương quan giữa các nhóm dinh dưỡng và tỉ lệ mắc bệnh, với số liệu từ các nhóm cư dân, thói quen dinh dưỡng, và số lượng người mắc bệnh, nhưng trong những giới hạn nhất định. Không có nghiên cứu tiếp theo chứng minh/giải thích một cách khoa học cơ chế tạo thành các tương quan này. - Em giải thích vắn tắt như vậy.
Ví dụ, lấy nước Úc là nơi mà mợ XĐTT đang ở, đây là nơi mà tỉ lệ tiêu thụ thịt/đầu người gần tới mức bão hòa (dân Úc ăn khoảng gần 140 kg thịt/người/năm, trong khi mức ăn bão hòa là khoảng đâu đó 160 kg thịt/người/năm - mức thịt tối đa mà một người trưởng thành có thể ăn trong một năm), mà trong đó tỉ lệ thịt cừu và bò rất cao. Nếu so sánh với tỉ lệ ung thư ở VN, là nơi mức tiêu thụ thịt chỉ bằng khoảng 1/4 so với Úc,
tỉ lệ ung thư ở hai nước sẽ tỉ lệ nghịch với mức tiêu thụ thịt và cho thấy ngược lại so với vấn đề cụ/mợ anhtrangvn nhắc tới: ăn ít thịt thì sẽ bị ung thư nhiều hơn.
Các thông tin kiểu thịt đỏ gây ung thư, thịt đỏ làm ung thư phát triển nhanh hơn...nó tiếp nối cái series tin nhảm từ hồi nửa cuối những năm 199x, khi internet phát triển và các công ty dot com nở rộ. Bài tiêu chuẩn của hội này là trong một hội nghị y học (nổi tiếng/quan trọng) nào đó, một bác sĩ rất nổi tiếng đã phát biểu rằng thế này thế kia, và bác sĩ đấy đã đưa ra nghiên cứu của bệnh viện đại học John Hopkins của Mỹ cho thấy rằng là thế này thế nọ....Tiến hóa dần qua các năm, các phần phụ được thay đổi: hội nghị có thể thành diễn đàn hoặc một hội nghị khác, hoặc một buổi họp nào đó; người phát biểu thay đổi tùy theo từng nước. Dân VN sính ngoại và bác sĩ học cao học ở Pháp nhiều nên có ngay bác sĩ Pháp; nghiên cứu của bệnh viện John Hopkins có thể đổi tên thành nghiên cứu của một tổ chức nổi tiếng nào đó, một bệnh viện của Mỹ, Anh, Âu hoặc thậm chí chỉ là một cái tên thật tây cho dân sính ngoại; thêm vào các vấn đề thời sự như nhựa, BPA, PCB, hoặc khói, ô nhiễm..., tế bào ung thư có tính axit nên phải ăn các thức ăn có tính kiềm...Nơi các bài này hay được tuyên truyền nhiều nhất là các nhóm đa cấp bán thực phẩm chức năng, gần đây thì là các nhóm thực dưỡng cũng tụng niệm các bài này. Đại học John Hopkins đã ra thông báo bác bỏ sự liên quan của mình từ rất lâu rồi, từ ngay sau khi cái vụ mượn tên này xảy ra. Tuy nhiên là việc tìm thông báo của John Hopkins phức tạp và không mì ăn liền nên ít ai tìm hiểu.
Cách đây hơn 15 năm em đã làm một bài phân tích độ nhảm nhí của mấy cái bài kiểu này cho nhóm bạn em. Giờ thì nó lạc đi đâu mất rồi ý.
Em kể lể tí như trên để các cụ mợ nắm tình hình. Cụ mợ nào cần thông tin rõ ràng hơn thì tìm các bài văn tuyền truyền đó rồi mở thớt khác để chém, cho khỏi loãng thớt này. (Disclaimer: em không phải bác sĩ, không hành nghề y, cũng không nghiên cứu khoa học, chém cho vui thôi ah, hehe.)