[Funland] Em được chữa khỏi liệt dây thần kinh số 7 chỉ bằng 1 chai thuốc của 1 mợ OF xinh đẹp tuyệt trần

Trạng thái
Thớt đang đóng

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,596
Động cơ
829,593 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chúc các cm ngày nghỉ vui vẻ 🤡
HN sáng nay gió lạnh - sương mù, em dậy sớm rùi lại chui vào chăn ngủ tiếp đến hơn 7h mí dậy 😊
Mất có 20' cho bài tập trong nhà: Kiễng, Dí, CVG, tương vào tường mà hiệu quả các cm ah.
Bên ấy zời đẹp, nay mợ MyMac sang NNY hay đi chơi ngắm cảnh đẹp thì pốt ảnh đê.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
5,905
Động cơ
467,168 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Chúc các cm ngày nghỉ vui vẻ 🤡
HN sáng nay gió lạnh - sương mù, em dậy sớm rùi lại chui vào chăn ngủ tiếp đến hơn 7h mí dậy 😊
Mất có 20' cho bài tập trong nhà: Kiễng, Dí, CVG, tương vào tường mà hiệu quả các cm ah.
Bên ấy zời đẹp, nay mợ MyMac sang NNY hay đi chơi ngắm cảnh đẹp thì pốt ảnh đê.
Mỗi cụ là tinh thần thể thao nhất đấy.
 

silver1

Xe điện
Biển số
OF-295244
Ngày cấp bằng
8/10/13
Số km
3,410
Động cơ
334,245 Mã lực

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,596
Động cơ
829,593 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hà Nội đang lạnh rồi, sáng em ra ngồi cà phê ai cũng mặc nhiều áo mà vẫn khá nhiều người co ro.
Lạnh cũng làm giảm hiệu suất tập tành đấy ạ.
Em chiều nay còn có kèo đx lên cung T2.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,007
Động cơ
4,010,968 Mã lực
Với độ tuổi U60 của em, Tết xưa:
- Tết đến sau một năm làm lụng vất vả và dành dụm chắt bóp.
- Tết với cái rét dịu dàng đủ làm ửng hồng đôi má thiếu nữ và những bụi mưa xuân bay bay nhẹ nhàng đánh thức những lộc biếc đã lười biếng ngủ say suốt mùa đông
- Tết là lúc mà tâm hôm phơi phới sẵn sàng cho đi và nhận lại
- Tết là lúc nghe tiếng pháo, nghe những lời chúc tụng trang trọng thật lòng
- Tết là những ngày người ta diện những bộ cánh đẹp nhất, mới nhất; nhà cửa được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ và trang hoàng rực rỡ nhất
- Tết là lúc những cành đào đỏ thắm nhất khoe sắc cùng các loại hoa Layơn, thược dược, cánh bướm, violet,...

Hoà quyện trong đó là những bài hát về mùa xuân vang trên hệ thống loa truyền thanh: Mùa xuân nho nhỏ, Mùa xuân làng lúa làng hoa, Mùa xuân trên Tp. Hồ Chí Minh, Mùa xuân đến rồi đó, Mùa chim én bay ...
Mắt nhìn người, nhìn hoa; tai nghe nhạc nghe tiếng pháo và những lợi chúc tụng; nhấm nháp ly rượu mùi và miếng mứt gừng cay thơm; mũi ngửi thấy mùi hương trầm, mùi bánh chưng, mùi pháo và mùi của nước lá mùi già
Tất cả các giác quan của cơ thể được đắm mình trong một không gian được tạo ra bởi sự kết hợp hài hoà giữa tinh tuý của thiên nhiên và con người ở thời điểm đầu xuân - đó là Tết.

Cũng chả mấy mà Tết, những 2 cái đấy!
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,381
Động cơ
112,426 Mã lực
Với độ tuổi U60 của em, Tết xưa:
- Tết đến sau một năm làm lụng vất vả và dành dụm chắt bóp.
- Tết với cái rét dịu dàng đủ làm ửng hồng đôi má thiếu nữ và những bụi mưa xuân bay bay nhẹ nhàng đánh thức những lộc biếc đã lười biếng ngủ say suốt mùa đông
- Tết là lúc mà tâm hôm phơi phới sẵn sàng cho đi và nhận lại
- Tết là lúc nghe tiếng pháo, nghe những lời chúc tụng trang trọng thật lòng
- Tết là những ngày người ta diện những bộ cánh đẹp nhất, mới nhất; nhà cửa được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ và trang hoàng rực rỡ nhất
- Tết là lúc những cành đào đỏ thắm nhất khoe sắc cùng các loại hoa Layơn, thược dược, cánh bướm, violet,...

Hoà quyện trong đó là những bài hát về mùa xuân vang trên hệ thống loa truyền thanh: Mùa xuân nho nhỏ, Mùa xuân làng lúa làng hoa, Mùa xuân trên Tp. Hồ Chí Minh, Mùa xuân đến rồi đó, Mùa chim én bay ...
Mắt nhìn người, nhìn hoa; tai nghe nhạc nghe tiếng pháo và những lợi chúc tụng; nhấm nháp ly rượu mùi và miếng mứt gừng cay thơm; mũi ngửi thấy mùi hương trầm, mùi bánh chưng, mùi pháo và mùi của nước lá mùi già
Tất cả các giác quan của cơ thể được đắm mình trong một không gian được tạo ra bởi sự kết hợp hài hoà giữa tinh tuý của thiên nhiên và con người ở thời điểm đầu xuân - đó là Tết.

Cũng chả mấy mà Tết, những 2 cái đấy!
Vâng, cái mùi đặc trưng của tết đó thường là thế hệ 6x,7x còn cảm nhận được, chứ cái bọn gen Z giờ cái mùi tết của chúng nó lạ lắm :))
Ảnh em chụp quả vừa rồi nếu có hỏi mọi người thì 100% ai cũng biết là quả bưởi, nhưng là bưởi gì thì em chắc bây giờ ít người biết, chỉ có thế hệ 6x,7x trở về trước nhiều người biết và nó cũng là một trong mùi đặc trưng của tết xưa ạ ;))
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,007
Động cơ
4,010,968 Mã lực
Vâng, cái mùi đặc trưng của tết đó thường là thế hệ 6x,7x còn cảm nhận được, chứ cái bọn gen Z giờ cái mùi tết của chúng nó lạ lắm :))
Ảnh em chụp quả vừa rồi nếu có hỏi mọi người thì 100% ai cũng biết là quả bưởi, nhưng là bưởi gì thì em chắc bây giờ ít người biết, chỉ có thế hệ 6x,7x trở về trước nhiều người biết và nó cũng là một trong mùi đặc trưng của tết xưa ạ ;))
Quả này trước em thấy có, mẹ em từng mua về dịp tết
Giờ ở HD em chẳng thấy đâu nữa
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,381
Động cơ
112,426 Mã lực
Quả này trước em thấy có, mẹ em từng mua về dịp tết
Giờ ở HD em chẳng thấy đâu nữa
Vâng, quả này bầy bàn thờ, đi vào nhà mùi hương trầm với mùi hương của quả này tạo nên một mùi tết rất đặc trưng ạ
 

mevoyeuxe68

Xe buýt
Biển số
OF-84326
Ngày cấp bằng
5/2/11
Số km
527
Động cơ
401,742 Mã lực
Vâng, cái mùi đặc trưng của tết đó thường là thế hệ 6x,7x còn cảm nhận được, chứ cái bọn gen Z giờ cái mùi tết của chúng nó lạ lắm :))
Ảnh em chụp quả vừa rồi nếu có hỏi mọi người thì 100% ai cũng biết là quả bưởi, nhưng là bưởi gì thì em chắc bây giờ ít người biết, chỉ có thế hệ 6x,7x trở về trước nhiều người biết và nó cũng là một trong mùi đặc trưng của tết xưa ạ ;))
Chỗ em gọi là bưởi dây phỏng cụ
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
5,905
Động cơ
467,168 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Các cụ mợ làm em nhớ Tết thủa ấu thơ quá các cụ mợ ơi. Nhà ông bà em có cái đài bán dẫn. Cứ nghe "Mọc giữa dòng sông xanh..." là biết tết về rồi. Từ trong năm bà và các dì đã đi kiếm vải may quần áo mới và dép mới cho 3 anh em em. Bà và các dì cất trong tủ mà phải đến đúng mùng 1 tết mới được diện. Em cứ lâu lâu lại chạy vào vuốt ve sờ soạng bộ quần áo mới, ao ước nhanh đến tết để được diện. Ôi nó như một niềm đam mê mãnh liệt, một sự khao khát cháy bỏng mà cũng như một cực hình tra tấn tinh thần em. Có lần trước giao thừa em xin bà ơi cháu mặc quần áo mới nhé. Thế là bà đồng ý. Từ đó cứ ăn cơm tất niên buổi chiều xong là em tắm lá bưởi, lá mùi và một loại thân cây nữa để cho xương cốt dẻo dai cả năm rồi diện ngay bộ đồ và phổng mũi đi ra đi vào, chạy sang nhà bạn chơi. Mọi người trêu bảo ô tết rồi à, diện ngay rồi à? Chết cười.

Nhà bà trồng lúa nếp và lúa nương, trồng đỗ xanh, đỗ đen, trồng mía, lạc, khoai lang, vừng đen, gừng, nghệ...Bà nuôi lợn gà ngan ngỗng vịt. Củi thì các dì và bệnh nhân đi rừng khuân về xếp xung quanh nhà nên đun quanh năm không sợ mùa rét thiếu củi. Rất nhiều bệnh nhân đến ở hẳn ở nhà bà để chữa bệnh. Thế nên ngoài giờ chữa thì họ đi rừng và làm việc trong nhà giúp ông bà. Họ đến ở và coi đó như nhà mình, như một chuyến đi trải nghiệm, tĩnh dưỡng chữa lành. Họ chia sẻ nhiều câu chuyện riêng tư, nhiều điều mới lạ dưới xuôi và ở nơi họ ở. Đôi khi người thân của họ đến thăm mang theo quà quê. Mị vẫn nhớ có lần có ông chồng ở đâu xa lắm nghe bà bảo là ở chỗ dạo trước bà ở. Ông đạp xe đạp đưa bà vợ lên chữa khớp. Bà co quắp hết chân tay, đau đớn vô cùng. Ở một thời gian thì ông cứ đạp về rồi lại đạp lên thăm vợ. Ông mang lỉnh kỉnh nào gạo nào bánh nào quà quê các con ông làm cho mẹ và biếu nhà em. Một lần ông mang cho em mấy khúc mía mà nó to bằng cái ống bơ sữa ông thọ đong gạo của bà. Loài mía ngon lắm, bà bảo mía tiến vua. Nó giòn ngọt mềm thơm phức. Bà xin giống về trồng. Sau này nhà chả ai trồng nữa nên không còn giống. Giờ ở mạn Lạng Sơn vẫn còn nhưng nó bị thoái hoá rồi. Nó gọi là mía giòn. Cây nó bé, ăn vẫn giòn vẫn ngọt nhưng độ thơm và độ ngọt không bằng nữa.

Rồi khoảng 22 tết bà bắt đầu ngả lợn gói bánh chưng. Một phần lợn thì bán còn một phần để gói bánh. Bà gói ba loại bánh chưng vuông, bánh chưng dài và bánh chưng gù. Hôm sau cúng xong ông Công ông Táo thì bệnh nhân nào còn ở lại sẽ được 1 cặp về quê. Sau ông Công ông Táo là nườm nượp bệnh nhân đến tạ. Nhà rúc ríc thóc lúa, gà vịt, ngan ngỗng, lợn con, bánh chưng. Thịt trâu bò lợn gác bếp thơm phức treo la liệt trên giàn bếp. Đó là những thời khắc cảm động nhất và nhân văn nhất trong cuộc đời Mị. Gặp lại những bệnh nhân cũ, nghe câu chuyện hồ hởi của họ, nghe người nhà kể về tiến trình khỏi bệnh rồi, đã đi rừng rồi, đi công tác rồi... Những câu chuyện vui và thấm đẫm tình người. Họ ồ à khen Mị: cô nhớn thế này rồi hả bà? Càng nhớn càng xinh bà nhể. Mị nghe mà sướng tê cả người. Có người tặng Mị hạt cườm, tăng dép, tặng mũ... Tất cả những gì tốt đẹp nhất họ mang cho Mị. Họ trang trọng gọi Mị là cô. Cô bắt mạch cho già một cái xem nào, cô bắt cho nhà cháu một cái. Mà " Nhà cháu" 70 tuổi cơ. Những con người giản gị đơn sơ nhưng họ đầy hồ hởi, đầy phấn khởi, không suy tư. Ở họ đầy ắp tinh thần lạc quan và yêu cuộc sống. Mị vẫn nhớ có một lần một gia đình khênh một bệnh nhân là một cậu bé trai trạc tuổi Mị đến nhà bằng võng. Ngày xưa mỗi lần đưa bệnh nhân không đi lại được đến viện, họ sẽ lấy 1 cây tre dài, xỏ võng vào rồi buộc vào hai ghi đông xe đạp đạp xe hoặc khênh bộ đến nhà bà. Người chú và người bố cùng bà nội và mẹ cậu đi gần như chạy trên suốt chặng dường dài mấy chục cây số đến. Ngày xưa làm gì biết đến viêm não là gì. Chỉ biết sốt cao rồi hai mắt trợn trừng, hai hàm răng nghiến vào nhau là hoảng hồn vừa đốt đống lừa đùng đùng giữa nhà vừa hò hét làm võng làm đòn khênh đi. Lúc đem đến nhà bà thì cậu bé mềm nhũn rồi. Bà đặt cậu bé lên giường, vạch mắt ra xem, cau mày ái ngại. Rồi bà chẩn mạch, bứt cọng tóc, kéo qua mắt cậu vài cái xem phản ứng. Bà nội cậu quì giữa nhà khóc xin cứu cho thằng cháu đích tôn duy nhất. Bà em nghiền thuốc đổ vào mồm cậu rồi làm các thủ thuật cứu họng cổ để nước xuống được dạ dầy. Ông em bảo nếu không chịu thuốc này là châm Bách Hội. Châm rồi sau này động kinh thì chữa sau.

Thế mà cậu bé sống. Ở lại với bà em 8 tháng thì tập tễnh về nhà. Suốt thời gian cậu ở với nhà em, bà nội cậu ở lại chăm sóc cậu. Bà quí "cô" lắm. Cái gì cũng chia đôi cho "cô". Bà cứ xin với bà em sau này cho tôi xin "cô" về nhà tôi. Bà nhớ giữ "cô" cho nhà cháu bà nhá. Nhà cháu có trâu có bò, có ruộng vườn có ao rộng nhắm. Bà em bảo vâng tuỳ các cháu nhớn lên các cháu tự định đoạt chứ nhà cháu không dám định đoạt. Từ đó năm nào bà cũng dắt cháu trai lại nhà bà em chơi mấy lần. Tết năm nào cũng chống gậy dắt cháu đến, mang đủ thứ đồ. Bỗng một năm chỉ có cậu và bố mẹ cậu đến, nói bà mất rồi. Bà ngủ sáng hôm sau không tỉnh lại. Thế là những tết năm sau Mị cứ bâng khuâng nhớ bà cụ.

Hôm nay Mị nhìn thấy trên Fb một bức ảnh mà Mị xúc động vô cùng. Nó gợi cho Mị kỷ niệm khiến Mị rưng rưng. Báo cáo với các cụ mợ là Mị thó được cái mâm đồng của bà, cái nồi dưới gầm và bộ bát loe kia với bộ đĩa cổ nhé. Mị còn có cái thau đồng, cái muôi, cái cơi trầu bằng đồng của bà nữa cơ hihi.

03E5EEF8-E949-4F47-BC99-B3ADBDD2DB2E.jpeg
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,381
Động cơ
112,426 Mã lực
Các cụ mợ làm em nhớ Tết thủa ấu thơ quá các cụ mợ ơi. Nhà ông bà em có cái đài bán dẫn. Cứ nghe "Mọc giữa dòng sông xanh..." là biết tết về rồi. Từ trong năm bà và các dì đã đi kiếm vải may quần áo mới và dép mới cho 3 anh em em. Bà và các dì cất trong tủ mà phải đến đúng mùng 1 tết mới được diện. Em cứ lâu lâu lại chạy vào vuốt ve sờ soạng bộ quần áo mới, ao ước nhanh đến tết để được diện. Ôi nó như một niềm đam mê mãnh liệt, một sự khao khát cháy bỏng mà cũng như một cực hình tra tấn tinh thần em. Có lần trước giao thừa em xin bà ơi cháu mặc quần áo mới nhé. Thế là bà đồng ý. Từ đó cứ ăn cơm tất niên buổi chiều xong là em tắm lá bưởi, lá mùi và một loại thân cây nữa để cho xương cốt dẻo dai cả năm rồi diện ngay bộ đồ và phổng mũi đi ra đi vào, chạy sang nhà bạn chơi. Mọi người trêu bảo ô tết rồi à, diện ngay rồi à? Chết cười.

Nhà bà trồng lúa nếp và lúa nương, trồng đỗ xanh, đỗ đen, trồng mía, lạc, khoai lang, vừng đen, gừng, nghệ...Bà nuôi lợn gà ngan ngỗng vịt. Củi thì các dì và bệnh nhân đi rừng khuân về xếp xung quanh nhà nên đun quanh năm không sợ mùa rét thiếu củi. Rất nhiều bệnh nhân đến ở hẳn ở nhà bà để chữa bệnh. Thế nên ngoài giờ chữa thì họ đi rừng và làm việc trong nhà giúp ông bà. Họ đến ở và coi đó như nhà mình, như một chuyến đi trải nghiệm, tĩnh dưỡng chữa lành. Họ chia sẻ nhiều câu chuyện riêng tư, nhiều điều mới lạ dưới xuôi và ở nơi họ ở. Đôi khi người thân của họ đến thăm mang theo quà quê. Mị vẫn nhớ có lần có ông chồng ở đâu xa lắm nghe bà bảo là ở chỗ dạo trước bà ở. Ông đạp xe đạp đưa bà vợ lên chữa khớp. Bà co quắp hết chân tay, đau đớn vô cùng. Ở một thời gian thì ông cứ đạp về rồi lại đạp lên thăm vợ. Ông mang lỉnh kỉnh nào gạo nào bánh nào quà quê các con ông làm cho mẹ và biếu nhà em. Một lần ông mang cho em mấy khúc mía mà nó to bằng cái ống bơ sữa ông thọ đong gạo của bà. Loài mía ngon lắm, bà bảo mía tiến vua. Nó giòn ngọt mềm thơm phức. Bà xin giống về trồng. Sau này nhà chả ai trồng nữa nên không còn giống. Giờ ở mạn Lạng Sơn vẫn còn nhưng nó bị thoái hoá rồi. Nó gọi là mía giòn. Cây nó bé, ăn vẫn giòn vẫn ngọt nhưng độ thơm và độ ngọt không bằng nữa.

Rồi khoảng 22 tết bà bắt đầu ngả lợn gói bánh chưng. Một phần lợn thì bán còn một phần để gói bánh. Bà gói ba loại bánh chưng vuông, bánh chưng dài và bánh chưng gù. Hôm sau cúng xong ông Công ông Táo thì bệnh nhân nào còn ở lại sẽ được 1 cặp về quê. Sau ông Công ông Táo là nườm nượp bệnh nhân đến tạ. Nhà rúc ríc thóc lúa, gà vịt, ngan ngỗng, lợn con, bánh chưng. Thịt trâu bò lợn gác bếp thơm phức treo la liệt trên giàn bếp. Đó là những thời khắc cảm động nhất và nhân văn nhất trong cuộc đời Mị. Gặp lại những bệnh nhân cũ, nghe câu chuyện hồ hởi của họ, nghe người nhà kể về tiến trình khỏi bệnh rồi, đã đi rừng rồi, đi công tác rồi... Những câu chuyện vui và thấm đẫm tình người. Họ ồ à khen Mị: cô nhớn thế này rồi hả bà? Càng nhớn càng xinh bà nhể. Mị nghe mà sướng tê cả người. Có người tặng Mị hạt cườm, tăng dép, tặng mũ... Tất cả những gì tốt đẹp nhất họ mang cho Mị. Họ trang trọng gọi Mị là cô. Cô bắt mạch cho già một cái xem nào, cô bắt cho nhà cháu một cái. Mà " Nhà cháu" 70 tuổi cơ. Những con người giản gị đơn sơ nhưng họ đầy hồ hởi, đầy phấn khởi, không suy tư. Ở họ đầy ắp tinh thần lạc quan và yêu cuộc sống. Mị vẫn nhớ có một lần một gia đình khênh một bệnh nhân là một cậu bé trai trạc tuổi Mị đến nhà bằng võng. Ngày xưa mỗi lần đưa bệnh nhân không đi lại được đến viện, họ sẽ lấy 1 cây tre dài, xỏ võng vào rồi buộc vào hai ghi đông xe đạp đạp xe hoặc khênh bộ đến nhà bà. Người chú và người bố cùng bà nội và mẹ cậu đi gần như chạy trên suốt chặng dường dài mấy chục cây số đến. Ngày xưa làm gì biết đến viêm não là gì. Chỉ biết sốt cao rồi hai mắt trợn trừng, hai hàm răng nghiến vào nhau là hoảng hồn vừa đốt đống lừa đùng đùng giữa nhà vừa hò hét làm võng làm đòn khênh đi. Lúc đem đến nhà bà thì cậu bé mềm nhũn rồi. Bà đặt cậu bé lên giường, vạch mắt ra xem, cau mày ái ngại. Rồi bà chẩn mạch, bứt cọng tóc, kéo qua mắt cậu vài cái xem phản ứng. Bà nội cậu quì giữa nhà khóc xin cứu cho thằng cháu đích tôn duy nhất. Bà em nghiền thuốc đổ vào mồm cậu rồi làm các thủ thuật cứu họng cổ để nước xuống được dạ dầy. Ông em bảo nếu không chịu thuốc này là châm Bách Hội. Châm rồi sau này động kinh thì chữa sau.

Thế mà cậu bé sống. Ở lại với bà em 8 tháng thì tập tễnh về nhà. Suốt thời gian cậu ở với nhà em, bà nội cậu ở lại chăm sóc cậu. Bà quí "cô" lắm. Cái gì cũng chia đôi cho "cô". Bà cứ xin với bà em sau này cho tôi xin "cô" về nhà tôi. Bà nhớ giữ "cô" cho nhà cháu bà nhá. Nhà cháu có trâu có bò, có ruộng vườn có ao rộng nhắm. Bà em bảo vâng tuỳ các cháu nhớn lên các cháu tự định đoạt chứ nhà cháu không dám định đoạt. Từ đó năm nào bà cũng dắt cháu trai lại nhà bà em chơi mấy lần. Tết năm nào cũng chống gậy dắt cháu đến, mang đủ thứ đồ. Bỗng một năm chỉ có cậu và bố mẹ cậu đến, nói bà mất rồi. Bà ngủ sáng hôm sau không tỉnh lại. Thế là những tết năm sau Mị cứ bâng khuâng nhớ bà cụ.

Hôm nay Mị nhìn thấy trên Fb một bức ảnh mà Mị xúc động vô cùng. Nó gợi cho Mị kỷ niệm khiến Mị rưng rưng. Báo cáo với các cụ mợ là Mị thó được cái mâm đồng của bà, cái nồi dưới gầm và bộ bát loe kia với bộ đĩa cổ nhé. Mị còn có cái thau đồng, cái muôi, cái cơi trầu bằng đồng của bà nữa cơ hihi.

03E5EEF8-E949-4F47-BC99-B3ADBDD2DB2E.jpeg
Để kiến không mò lên chạn bát mò vào thức ăn người ta thường kê chân bằng 4 bát nước, chỗ khoanh tròn kia chắc là để đố ai đó ;)) chạn bát hồi đó nó như cái tủ lạnh bây giờ :) trong chạn bát thường có lọ mỡ :P Kụ mợ nào đã ăn cơm nguội với mỡ trộn muối chưa? Ngon lắm ạ, em nhớ có lần em ăn nhiều quá bị nôn :))
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
5,905
Động cơ
467,168 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Để kiến không mò lên chạn bát mò vào thức ăn người ta thường kê chân bằng 4 bát nước, chỗ khoanh tròn kia chắc là để đố ai đó ;)) chạn bát hồi đó nó như cái tủ lạnh bây giờ :) trong chạn bát thường có lọ mỡ :P Kụ mợ nào đã ăn cơm nguội với mỡ trộn muối chưa? Ngon lắm ạ, em nhớ có lần em ăn nhiều quá bị nôn :))
Ui đúng rồi đấy cụ nhỉ. Ngày xưa mà không bôi mỡ bò hoặc không để 4 bát nước vào chân chạn là kiến bò lên ngay. Em ăn cơm nóng trộn mỡ và muối rồi cụ ạ. Ôi cái bát của em mỡ bên dưới ngập lên mà em ăn ngon lành. Xong lại còn món cơm trộn đường nữa chứ.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
5,905
Động cơ
467,168 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Các cụ mợ ơi đến hôm nay thì bài Tương có tác dụng đối với các cụ mợ thế nào rồi ạ. Hê Hê em tò mò quá.

Đến hôm nay em Mị mới xin bật mí với các cụ mợ rằng bài tập này là bài tập tự thủ dâm dành cho các cung nữ đấy hí hí. Ngày xưa trong cung có những cung nữ được phục vụ Vua 1-2 lần rồi không bao giờ được gặp lại Vua nữa. Rồi những cung nữ mơn mởn tuổi 13 khi vào cung có khi cả đời họ không biết đến đàn ông là gì. Sống trong một môi trường toàn thái giám và phụ nữ với nhau, họ cũng có những khao khát đam mê. Sống trong cung nhàn nhã, chỉ học đàn học hát, học cầm kỳ thi hoạ, học thêu thùa may vá...rồi được uống các loại thuốc bổ để nếu được Vua ban ân sủng thì dễ thụ thai. Nên họ có ham muốn rất mãnh liệt. Đặc biệt là trước và sau thời kỳ rụng trứng. Bình thường thì hoormone đã luôn luôn hiện diện trong cơ thể họ khiến em bé luôn " ẩm ướt", ham muốn. Nhưng vào thời kỳ rụng trứng, cơ thể người phụ nữ tiết ra một thứ hoormone ham muốn tột đỉnh để kích thích thụ thai và tăng cả ham muốn cho đối tác. Nếu không được "giải quyết" thì họ cáu gắt, hâm hâm dở dở, đá thúng đụng nia, ra lườm vào nguýt,... Mà ngày xưa các vị được vua ban ân sủng thì không nói, có những vị còn trinh nguyên thì phải dùng cách gì để giải toả? Thế là cụ Thái Y lại nghiên cứu và truyền dạy các vị học bài học này để vừa phòng chống bệnh tật vừa tự lên đỉnh trong những ngày nước nôi tràn trề, ham muốn đến chết ngất mà không dược giải toả. Bài tập này cũng dành cho những người vợ mà chồng yếu khả năng SL. Họ tự lên đỉnh và cũng trải qua các thăng hoa như với đối tác. Tất nhiên là không có gì bằng thực tế nhưng mà có còn hơn không.

Và cụ Thái Y chỉ ra điểm G mà từ trước đến giờ các cụ nhầm hết. Gớm là hì hục cả tay chân mồm miệng mà chả đưa được chị gấu lên đỉnh. Nhưng nếu biết điểm G ở đâu thì một phát ăn ngay. Mắt gấu lác xệch, nhìn chỉ toàn lòng trắng ngay. Mồm miệng u u a a méo xẹo hâhâ. Cái điểm G ấy trước giờ theo truyền miệng rồi theo mấy nhà khoa học chỉ ra đều sai toét hết nhé. Lùa gà hết. Các mợ tập bài này sẽ lờ mờ thấy nó ở đâu nhé. Một phát lên đỉnh luôn.

Nhưng phải đút lót gì em Mị thì em Mị mới chỉ cho cơ he he.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top