[Thảo luận] Em đi ntn đúng hay sai ?

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
1. Ý cụ là ta sẽ thực hiện bằng cách đi đè vạch (dạng háng trên vạch) như xe đỏ trong hình, để vi phạm quy định không đi trong 1 làn tại khoản 1 điều 13 Luật GTĐB: “Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường”?

2. Nếu người lái xe ở phía sau trên làn trái cẩn thận chờ ta chuyển hẳn sang làn phải vì không dám mạo hiểm lách khe vượt lên sợ vạ chạm hoặc đè vạch đôi nét liền, còn người lái xe phía sau trên làn phải chờ ta vì nghĩ rằng ta đang rẽ vào lề hoặc xe tải hơi rộng không thể lách khe vượt lên và cũng không dám chuyển sang làn trái, vậy là thay vì chỉ cản trở 1 làn bên trái thì nay ta cản trở cả 2 làn luôn thể?

3. Ta mà cứ đi đè vạch được thì các làn khác xe cũng đi đè vạch được bất kể là trái hay phải, các xe cùng tốc độ di chuyển như ta sẽ nối đuôi nhau hình thành 1 làn thứ 3 trên vạch, nếu đường có 3 làn cùng chiều thì trở thành 5 làn xe, 4 thành 7, 5 thành 9… cứ thế nhân lên, tự chúng ta sẽ thực hiện phân chia lại làn đường coi như không có vạch phân làn, chúng ta sẽ xóa bỏ khái niệm làn đường và báo hiệu vô tác dụng?

4. Bằng cách đi đè lên vạch phân làn, số làn xe chúng ta tự tạo ra sẽ tăng lên, khả năng va chạm với các xe bên cạnh và tắc đường cũng sẽ tăng lên theo, cứ nêm xe thật chặt miễn là đang bật xi trái hoặc phải để tạo ra văn hóa chen lấn sống chết mặc bay, tạo ra tình trạng hỗn loạn giao thông không biết đường nào mà lần vì các xe đi sau sẽ không biết ý định thật sự của chúng ta là rẽ hay đi thẳng?
 

ngô văn huệ

Xe đạp
Biển số
OF-479229
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
31
Động cơ
195,910 Mã lực
Tuổi
32
Cụ học đâu đc cách vượt như vậy thế:))
1: - cụ đi như vậy rất rễ xảy ra tai nạn vì xe cụ quá sát xe bị vượt gây giật mình cho cả 2
2: - cụ vượt như vậy mà vẫn bật xi nhan cụ lại tự dính lỗi vượt phải :)).
Và quá chuẩn như cụ Crownchip nói :)
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
1. Ý cụ là ta sẽ thực hiện bằng cách đi đè vạch (dạng háng trên vạch) như xe đỏ trong hình, để vi phạm quy định không đi trong 1 làn tại khoản 1 điều 13 Luật GTĐB: “Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường”?
Vạch 2.1 ko cấm đè vạch, lấn làn. Khi cần thiết thì xe có thể đi đè vạch, nên nhớ là khi cần thiết thôi chứ ko phải cứ thế mà đi cả đoạn đg dài. Có những vạch luật cho phép/ko cấm đi đè vạch khi cần thiết thì như vậy là ko trái với quy định "các phương tiện phải đi trong 1 làn đg tại khoản 1 điều 13 Luật GTĐB"; cũng như việc một số vạch luật cho phép đi vào làn đg ngược chiều khi cần thiết ý, như vậy cũng là ko trái luật.

2. Nếu người lái xe ở phía sau trên làn trái cẩn thận chờ ta chuyển hẳn sang làn phải vì không dám mạo hiểm lách khe vượt lên sợ vạ chạm hoặc đè vạch đôi nét liền, còn người lái xe phía sau trên làn phải chờ ta vì nghĩ rằng ta đang rẽ vào lề hoặc xe tải hơi rộng không thể lách khe vượt lên và cũng không dám chuyển sang làn trái, vậy là thay vì chỉ cản trở 1 làn bên trái thì nay ta cản trở cả 2 làn luôn thể?
Đang nói về đg có quy định về làn đg dành riêng, trong hình là e vd cách vượt xe đối với đg có biển báo R.412 hoặc R.415, xe đỏ ko đc phép đi sang làn đg số 1; Khi xe xanh đi tốc độ nhanh hơn và xin vượt, xe đỏ có thể lấn sang làn số 1 để nhường cho xe xanh vượt lên, tất nhiên là phải quan sát để đảm bảo an toàn và có tín hiệu báo trước theo quy định.

Giả sử làn đg rộng 3,75m, xe con rộng 1,6m, nếu xe đỏ đi lấn sang làn số 1 để nhường đg cho xe xanh thì làn đg số 2 còn lại khoảng 3m, vẫn đủ an toàn cho xe xanh vượt chứ sao?

Nếu việc cho vượt xe, vượt xe thành công & đúng luật thì xe đỏ cùng 1 lúc thực hiện 3 quy định: đi đúng làn đg quy định, xe có tốc độ thấp hơn đi về bên phải để nhường đg cho xe có tốc độ cao hơn, có tín hiệu xi nhan báo trước cho xe sau...

3. Ta mà cứ đi đè vạch được thì các làn khác xe cũng đi đè vạch được bất kể là trái hay phải, các xe cùng tốc độ di chuyển như ta sẽ nối đuôi nhau hình thành 1 làn thứ 3 trên vạch, nếu đường có 3 làn cùng chiều thì trở thành 5 làn xe, 4 thành 7, 5 thành 9… cứ thế nhân lên, tự chúng ta sẽ thực hiện phân chia lại làn đường coi như không có vạch phân làn, chúng ta sẽ xóa bỏ khái niệm làn đường và báo hiệu vô tác dụng?

4. Bằng cách đi đè lên vạch phân làn, số làn xe chúng ta tự tạo ra sẽ tăng lên, khả năng va chạm với các xe bên cạnh và tắc đường cũng sẽ tăng lên theo, cứ nêm xe thật chặt miễn là đang bật xi trái hoặc phải để tạo ra văn hóa chen lấn sống chết mặc bay, tạo ra tình trạng hỗn loạn giao thông không biết đường nào mà lần vì các xe đi sau sẽ không biết ý định thật sự của chúng ta là rẽ hay đi thẳng?
Như ở trên e đã nói, chỉ đè vạch khi cần thiết thôi, vd như để nhường cho các xe sau vượt lên chẳng hạn. Luật cho phép hoặc ko cấm thì lx có thể vận dụng ntn cho an toàn và đúng luật là đc.

Cụ học đâu đc cách vượt như vậy thế:))
1: - cụ đi như vậy rất rễ xảy ra tai nạn vì xe cụ quá sát xe bị vượt gây giật mình cho cả 2
2: - cụ vượt như vậy mà vẫn bật xi nhan cụ lại tự dính lỗi vượt phải :)).
Và quá chuẩn như cụ Crownchip nói :)
Sau khi đc xe trước nhường đg, làn đg còn lại khoảng 3m mà cụ ko vượt đc ah? Những hình mờ chỉ thể hiện hướng di chuyển của xe thôi, 2 hình rõ nét cuối cùng mới thể hiện khoảng cách thực của xe :)

Xe đỏ nhường cho xe xanh vượt ở bên trái sao lại mắc lỗi vượt phải đc hả cụ? :))
 
Chỉnh sửa cuối:

ngô văn huệ

Xe đạp
Biển số
OF-479229
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
31
Động cơ
195,910 Mã lực
Tuổi
32
Vạch 2.1 ko cấm đè vạch, lấn làn. Khi cần thiết thì xe có thể đi đè vạch, nên nhớ là khi cần thiết thôi chứ ko phải cứ thế mà đi cả đoạn đg dài. Có những vạch luật cho phép/ko cấm đi đè vạch khi cần thiết thì như vậy là ko trái với quy định "các phương tiện phải đi trong 1 làn đg tại khoản 1 điều 13 Luật GTĐB"; cũng như việc một số vạch luật cho phép đi vào làn đg ngược chiều khi cần thiết ý, như vậy cũng là ko trái luật.



Đang nói về đg có quy định về làn đg dành riêng, trong hình là e vd cách vượt xe đối với đg có biển báo R.412 hoặc R.415, xe đỏ ko đc phép đi sang làn đg số 1; Khi xe xanh đi tốc độ nhanh hơn và xin vượt, xe đỏ có thể lấn sang làn số 1 để nhường cho xe xanh vượt lên, tất nhiên là phải quan sát để đảm bảo an toàn và có tín hiệu báo trước theo quy định.

Giả sử làn đg rộng 3,75m, xe con rộng 1,6m, nếu xe đỏ đi lấn sang làn số 1 để nhường đg cho xe xanh thì làn đg số 2 còn lại khoảng 3m, vẫn đủ an toàn cho xe xanh vượt chứ sao?

Nếu việc cho vượt xe, vượt xe thành công & đúng luật thì xe đỏ cùng 1 lúc thực hiện 3 quy định: đi đúng làn đg quy định, xe có tốc độ thấp hơn đi về bên phải để nhường đg cho xe có tốc độ cao hơn, có tín hiệu xi nhan báo trước cho xe sau...



Như ở trên e đã nói, chỉ đè vạch khi cần thiết thôi, vd như để nhường cho các xe sau vượt lên chẳng hạn. Luật cho phép hoặc ko cấm thì lx có thể vận dụng ntn cho an toàn và đúng luật là đc.



Sau khi đc xe trước nhường đg, làn đg còn lại khoảng 3m mà cụ ko vượt đc ah? Những hình mờ chỉ thể hiện hướng di chuyển của xe thôi, 2 hình rõ nét cuối cùng mới thể hiện khoảng cách thực của xe :)

Xe đỏ nhường cho xe xanh vượt ở bên trái sao lại mắc lỗi vượt phải đc hả cụ? :))
Vậy xe đỏ k để ý dc cụ xin vượt và cứ đi ỳ ra cụ đành chấp nhận á ?? :))
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Vạch 2.1 ko cấm đè vạch, lấn làn. Khi cần thiết thì xe có thể đi đè vạch, nên nhớ là khi cần thiết thôi chứ ko phải cứ thế mà đi cả đoạn đg dài. Có những vạch luật cho phép/ko cấm đi đè vạch khi cần thiết thì như vậy là ko trái với quy định "các phương tiện phải đi trong 1 làn đg tại khoản 1 điều 13 Luật GTĐB"; cũng như việc một số vạch luật cho phép đi vào làn đg ngược chiều khi cần thiết ý, như vậy cũng là ko trái luật.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, với tốc độ xe di chuyển 5km/h là cần thiết rồi và “khi cần thiết thì xe có thể đi đè vạch, nên nhớ là khi cần thiết thôi”, vậy nội dung “ko phải cứ thế mà đi cả đoạn đg dài” ở đâu trong quy định? Mời cụ trích dẫn cụ thể cho mọi người biết chính xác “đoạn đg dài” là từ điểm nào đến điểm nào để không bị trái quy định "các phương tiện phải đi trong 1 làn đg" ?

Đang nói về đg có quy định về làn đg dành riêng, trong hình là e vd cách vượt xe đối với đg có biển báo R.412 hoặc R.415, xe đỏ ko đc phép đi sang làn đg số 1; Khi xe xanh đi tốc độ nhanh hơn và xin vượt, xe đỏ có thể lấn sang làn số 1 để nhường cho xe xanh vượt lên, tất nhiên là phải quan sát để đảm bảo an toàn và có tín hiệu báo trước theo quy định.

Giả sử làn đg rộng 3,75m, xe con rộng 1,6m, nếu xe đỏ đi lấn sang làn số 1 để nhường đg cho xe xanh thì làn đg số 2 còn lại khoảng 3m, vẫn đủ an toàn cho xe xanh vượt chứ sao?

Nếu việc cho vượt xe, vượt xe thành công & đúng luật thì xe đỏ cùng 1 lúc thực hiện 3 quy định: đi đúng làn đg quy định, xe có tốc độ thấp hơn đi về bên phải để nhường đg cho xe có tốc độ cao hơn, có tín hiệu xi nhan báo trước cho xe sau...

Như ở trên e đã nói, chỉ đè vạch khi cần thiết thôi, vd như để nhường cho các xe sau vượt lên chẳng hạn. Luật cho phép hoặc ko cấm thì lx có thể vận dụng ntn cho an toàn và đúng luật là đc.
Có phải ý cụ thu hẹp làn đường từ 3,75m “còn lại khoảng 3m, vẫn đủ an toàn cho xe xanh vượt” là cho phép xe đang chạy đè trên vạch tự ý quy định lại chiều rộng của 2 làn đường hai bên?

Xe đang di chuyển tốc độ 5km/h trên vạch không có nghĩa các xe khác trên làn bên phải sẽ đi chậm hơn, như vậy xe đè trên vạch chạy chậm hơn xe ở làn bên phải đã đúng quy tắc sử dụng làn đường quy định tại khoản 3 điều 13 của Luật GTĐB chưa?

Xe đang chạy đè trên vạch phân làn tức là không đi trong 1 làn, vậy nếu hành trình mong muốn ở làn bên phải thì đi như thế nào để đúng hành trình mong muốn nếu gần nơi giao nhau là vạch màu trắng nét liền không cho phép chuyển làn đề phòng tắc ngẽn do xung đột luồng giao thông gây ra?
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Vậy xe đỏ k để ý dc cụ xin vượt và cứ đi ỳ ra cụ đành chấp nhận á ?? :))
Trường hợp này thì biết làm thế nào hả cụ? Một số nơi, xxx kết hợp với chim mồi cố tình bẫy các cụ như trên, cụ nào ko chịu đc thì vượt là dính bẫy!? Cụ cười như vậy chắc là có cách nào hay? Cụ thử đưa phương án của cụ xem nào?
 

nhiemha

Xe tải
Biển số
OF-481511
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
327
Động cơ
198,270 Mã lực
Tuổi
30
bọn nó đã vứt kiểu gì cũng kiếm chút, chia buồn cho bac
 

ngô văn huệ

Xe đạp
Biển số
OF-479229
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
31
Động cơ
195,910 Mã lực
Tuổi
32
Trường hợp này thì biết làm thế nào hả cụ? Một số nơi, xxx kết hợp với chim mồi cố tình bẫy các cụ như trên, cụ nào ko chịu đc thì vượt là dính bẫy!? Cụ cười như vậy chắc là có cách nào hay? Cụ thử đưa phương án của cụ xem nào?
Tất nhiên em chỉ còn cách xin chuyển làn vượt qua rồi chuyển lại làn cũ :),thực ra mình đi đường dài quá nhiều rồi , nhưng chưa bh bị bắt tình huống này . Vk mình ở Hải Dương nên tháng về vài lần là chuyện bt :), Xxx hải dương mới ác , vịn từ không thắt dây an toàn đến đèn chiếu biển số :))
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, với tốc độ xe di chuyển 5km/h là cần thiết rồi và “khi cần thiết thì xe có thể đi đè vạch, nên nhớ là khi cần thiết thôi”, vậy nội dung “ko phải cứ thế mà đi cả đoạn đg dài” ở đâu trong quy định? Mời cụ trích dẫn cụ thể cho mọi người biết chính xác “đoạn đg dài” là từ điểm nào đến điểm nào để không bị trái quy định "các phương tiện phải đi trong 1 làn đg" ?
Xe đi với tốc độ 5km/h mà đi 1 mình 1 đg thì có phải đi về bên phải ko cụ? Xe đi 89km/h thì ko phải đi về bên phải? Tốc độ thấp hay cao và thấp hơn và cao hơn là khác nhau!? Như vd ở đây thì xe đi với tốc độ 5km/h mà đi 1 mình 1 đg thì chả việc jề mà phải đi về bên phải, còn xe đi với tốc độ 89km/h tại đg đc phép chạy tốc độ 90km/h có khi lại phải đi về bên phải, vì có xe chạy với tốc độ 90km/h xin vượt.

Cái mà mọi ng hay nhầm là tốc độ thấp và tốc độ thấp hơn!? Tốc độ thấp hơn thì ít nhất phải có từ 2 xe trở lên, phải có tín hiệu để xe trước biết là xe mình đang đi tốc độ thấp hơn, xe sau đi tốc độ cao hơn!? Chứ ko phải là xe sau "làm cái vèo" vượt qua xe trước r kêu xe trước đi tốc độ thấp hơn mà ko đi về bên phải!? :)

Có phải ý cụ thu hẹp làn đường từ 3,75m “còn lại khoảng 3m, vẫn đủ an toàn cho xe xanh vượt” là cho phép xe đang chạy đè trên vạch tự ý quy định lại chiều rộng của 2 làn đường hai bên?

Xe đang di chuyển tốc độ 5km/h trên vạch không có nghĩa các xe khác trên làn bên phải sẽ đi chậm hơn, như vậy xe đè trên vạch chạy chậm hơn xe ở làn bên phải đã đúng quy tắc sử dụng làn đường quy định tại khoản 3 điều 13 của Luật GTĐB chưa?

Xe đang chạy đè trên vạch phân làn tức là không đi trong 1 làn, vậy nếu hành trình mong muốn ở làn bên phải thì đi như thế nào để đúng hành trình mong muốn nếu gần nơi giao nhau là vạch màu trắng nét liền không cho phép chuyển làn đề phòng tắc ngẽn do xung đột luồng giao thông gây ra?
Thế 2 xe chạy trong cùng đg có 1 làn đg, xe trước đi về bên phải để nhường đg cho xe sau, xe sau yêu cầu xe trước phải đỗ hẳn lên vỉa hè để đg phải rộng đủ 100% thì xe sau mới đủ an toàn để vượt ah!? :)

Khi xe đỏ lấn làn để nhường đg cho xe xanh vượt là xe đỏ phải quan sát cả 2 bên để đảm bảo an toàn r. Thời gian để xe xanh vượt xe đỏ cũng rất ngắn, sau khi xe xanh vượt thì xe đỏ quay trở lại làn số 2.
 
Chỉnh sửa cuối:

tudcmo

Xe tăng
Biển số
OF-73983
Ngày cấp bằng
27/9/10
Số km
1,981
Động cơ
443,880 Mã lực
Nơi ở
ở tù mà không phải ở tù

Bác nói chuẩn đấy , tiếc là em lúc đó bị xxx doạ nhốt bằng 2 tháng nên mặt tái mẹt rồi còn nghĩ gì tới mình đúng mà cãi nữa , lúc đầu k đưa dk xe thì sợ cho thêm tội chống đối ng thi thành công vụ :((
Dù sao cũng có bài học để lần sau ta cứng hơn
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Xe đi với tốc độ 5km/h mà đi 1 mình 1 đg thì có phải đi về bên phải ko cụ? Xe đi 89km/h thì ko phải đi về bên phải? Tốc độ thấp hay cao và thấp hơn và cao hơn là khác nhau!? Như vd ở đây thì xe đi với tốc độ 5km/h mà đi 1 mình 1 đg thì chả việc jề mà phải đi về bên phải, còn xe đi với tốc độ 89km/h tại đg đc phép chạy tốc độ 90km/h có khi lại phải đi về bên phải, vì có xe chạy với tốc độ 90km/h xin vượt.
1. Ý cụ là xe đỏ đang đi đè trên vạch là “đi 1 mình 1 đg” nên không bắt buộc phải đi trong 1 làn nào? Mời cụ trích dẫn quy định để chứng minh cách hiểu của cụ là đúng Luật GTĐB

Cái mà mọi ng hay nhầm là tốc độ thấp và tốc độ thấp hơn!? Tốc độ thấp hơn thì ít nhất phải có từ 2 xe trở lên, phải có tín hiệu để xe trước biết là xe mình đang đi tốc độ thấp hơn, xe sau đi tốc độ cao hơn!? Chứ ko phải là xe sau "làm cái vèo" vượt qua xe trước r kêu xe trước đi tốc độ thấp hơn mà ko đi về bên phải!? :)
2. Nếu xe trước 1 nửa thân xe đã vào làn bên phải đồng thời xi nhan bên phải thì xe sau ở làn bên phải sử dụng tín hiệu như thế nào, vượt bên nào của xe chạy chậm phía trước?

3. Thứ tự ưu tiên là của xe đã nhập vào làn phía trước, dù chạy nhanh hơn nhưng xe sau vẫn phải nhường đường để cho xe trước nhập vào làn an toàn xong, sau đó xe chạy nhanh hơn mới sử dụng tín hiệu chuyển sang làn bên trái để vượt

Theo quy định tại điểm b khoản 6 điều 5 NĐ46/2016 thì lỗi vượt phải chỉ loại trừ trường hợp “xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái”, nhưng xe đỏ đang chạy trên vạch không phải là xe đang chạy trên làn đường bên trái, vậy nếu xe sau trên làn phải vẫn vượt bên phải thì có mắc lỗi vượt phải xe đỏ không?

Thế 2 xe chạy trong cùng đg có 1 làn đg, xe trước đi về bên phải để nhường đg cho xe sau, xe sau yêu cầu xe trước phải đỗ hẳn lên vỉa hè để đg phải rộng đủ 100% thì xe sau mới đủ an toàn để vượt ah!? :)
4. “2 xe chạy trong cùng đg có 1 làn đg” thì cấm vượt thưa cụ, chiều rộng tối đa của 1 làn đường theo quy định không đủ cho 2 xe ô tô vượt nhau

Khi xe đỏ lấn làn để nhường đg cho xe xanh vượt là xe đỏ phải quan sát cả 2 bên để đảm bảo an toàn r. Thời gian để xe xanh vượt xe đỏ cũng rất ngắn, sau khi xe xanh vượt thì xe đỏ quay trở lại làn số 2.
5. Nếu bị tắc đường và đi chen lấn có thể lách bên trái vượt nhau, nhưng cách hiểu luật và cách đi này là sai tinh thần Luật GTĐB, không có văn hóa giao thông

Đối với làn đường không có chiều rộng tối đa, xe con vượt xe tải, xe khách hoặc xe tải vượt xe tải... thì hành vi vượt xe rất nguy hiểm. Nếu cụ đi đường trường ở tốc độ lớn hơn sẽ hiểu ngay thôi, không ai dại gì vượt xe đang chạy giữa vạch

Nếu xe xanh ở làn trái cố tình vượt xe đỏ đang chạy đè trên vạch mà xảy ra bất kỳ sự cố nào, chẳng hạn xảy ra va chạm, tai nạn... thì lỗi thuộc về xe xanh phía sau chứ không phải xe đỏ phía trước. “Thời gian để xe xanh vượt xe đỏ cũng rất ngắn” là thế nào, có đúng với khẩu hiệu “nhanh 1 phút, chậm 1 đời người” không ạ?

Đây là lỗi vượt khi chưa đủ điều kiện an toàn, “vượt trong các trường hợp cấm vượt”

6. Em vẽ lại hình cho đơn giản nhé, tốc độ V2 > V1, đường đang bị cản trở và các xe xếp hàng dài ở 2 làn, theo Luật GTĐB thì lỗi thuộc về xe màu nào, nếu xe xanh và xe vàng đều không dám vượt xe đỏ vì sợ mắc lỗi vượt khi chưa đủ điều kiện an toànlỗi vượt phải?



7. Còn xe đỏ đi như thế nào để đúng hành trình mong muốn thì sao ạ, cụ im lặng lâu thế?
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
1. Ý cụ là xe đỏ đang đi đè trên vạch là “đi 1 mình 1 đg” nên không bắt buộc phải đi trong 1 làn nào? Mời cụ trích dẫn quy định để chứng minh cách hiểu của cụ là đúng Luật GTĐB
Ý e là nếu xe đỏ đi 1 mình, ko có xe nào đằng sau thì dù đi 5km/h cũng chả việc j phải đi về bên phải cả, vì dù đi tốc độ chậm nhưng ko phải là "chậm hơn", có xe nào đằng sau đâu mà chậm hơn? Tức nhiên là phải đi trong làn đg quy định.

2. Nếu xe trước 1 nửa thân xe đã vào làn bên phải đồng thời xi nhan bên phải thì xe sau ở làn bên phải sử dụng tín hiệu như thế nào, vượt bên nào của xe chạy chậm phía trước?
Lúc trước, e nói là xe đỏ quan sát để đảm bảo an toàn, khi ko có xe ở làn số 1 thì mới lấn làn nhường cho xe xanh vượt, vậy làm j có xe bên phải nào hả cụ?

3. Thứ tự ưu tiên là của xe đã nhập vào làn phía trước, dù chạy nhanh hơn nhưng xe sau vẫn phải nhường đường để cho xe trước nhập vào làn an toàn xong, sau đó xe chạy nhanh hơn mới sử dụng tín hiệu chuyển sang làn bên trái để vượt

Theo quy định tại điểm b khoản 6 điều 5 NĐ46/2016 thì lỗi vượt phải chỉ loại trừ trường hợp “xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái”, nhưng xe đỏ đang chạy trên vạch không phải là xe đang chạy trên làn đường bên trái, vậy nếu xe sau trên làn phải vẫn vượt bên phải thì có mắc lỗi vượt phải xe đỏ không?
E đã trả lời ở phía trên là xe đỏ quan sát ở làn 1 ko có xe thì mới lấn làn nhường xe xanh, như vậy ko có xe nào vượt phải cả.

4. “2 xe chạy trong cùng đg có 1 làn đg” thì cấm vượt thưa cụ, chiều rộng tối đa của 1 làn đường theo quy định không đủ cho 2 xe ô tô vượt nhau
2 xe chạy trong cùng 1 làn đg chỉ cấm vượt phải thôi chứ, có cấm vượt bên trái đâu, quy định vượt xe chính là vượt trong cùng 1 làn đg.

5. Nếu bị tắc đường và đi chen lấn có thể lách bên trái vượt nhau, nhưng cách hiểu luật và cách đi này là sai tinh thần Luật GTĐB, không có văn hóa giao thông

Đối với làn đường không có chiều rộng tối đa, xe con vượt xe tải, xe khách hoặc xe tải vượt xe tải... thì hành vi vượt xe rất nguy hiểm. Nếu cụ đi đường trường ở tốc độ lớn hơn sẽ hiểu ngay thôi, không ai dại gì vượt xe đang chạy giữa vạch

Nếu xe xanh ở làn trái cố tình vượt xe đỏ đang chạy đè trên vạch mà xảy ra bất kỳ sự cố nào, chẳng hạn xảy ra va chạm, tai nạn... thì lỗi thuộc về xe xanh phía sau chứ không phải xe đỏ phía trước. “Thời gian để xe xanh vượt xe đỏ cũng rất ngắn” là thế nào, có đúng với khẩu hiệu “nhanh 1 phút, chậm 1 đời người” không ạ?

Đây là lỗi vượt khi chưa đủ điều kiện an toàn, “vượt trong các trường hợp cấm vượt”
Khi xe đỏ đã giảm tốc độ & tránh về bên phải để nhường đường cho xe xanh, phía trước ko có chướng ngại vật thi xe xanh vượt có j là nguy hiểm hả cụ?

Xe đỏ đủ điều kiện an toàn mới nhường xe xanh vượt, xe xanh đủ điều kiện an toàn thì mới vượt, vậy lỗi chưa đủ đk an toàn ở đâu hả cụ? Các trường hợp cấm vượt là theo luật chứ ko phải theo cảm tính của xxx? Cứ thích thì nói là vượt như thế là ko an toàn và như vậy là vượt trong trường hợp cấm vượt?

6. Em vẽ lại hình cho đơn giản nhé, tốc độ V2 > V1, đường đang bị cản trở và các xe xếp hàng dài ở 2 làn, theo Luật GTĐB thì lỗi thuộc về xe màu nào, nếu xe xanh và xe vàng đều không dám vượt xe đỏ vì sợ mắc lỗi vượt khi chưa đủ điều kiện an toànlỗi vượt phải?

Cụ vẽ lại hình phức tạp và ko đúng như e nói, trường hợp vượt xe của e là làn số 1 ko có xe vậy mà cụ vẽ vào thành ra là trường hợp khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Ý e là nếu xe đỏ đi 1 mình, ko có xe nào đằng sau thì dù đi 5km/h cũng chả việc j phải đi về bên phải cả, vì dù đi tốc độ chậm nhưng ko phải là "chậm hơn", có xe nào đằng sau đâu mà chậm hơn? Tức nhiên là phải đi trong làn đg quy định.
1. Đi một mình 1 đường vẫn nên đi làn bên phải, đây là quy tắc chung tại khoản 1 điều 9 Luật GTĐB: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình” cho cả đường 1 chiều và đường 2 chiều

“Chậm hơn”, “nhanh hơn” là khái niệm tương đối, xe đi 1 mình 1 đường vẫn tự so sánh được với chính nó: khi xe giảm tốc là đi chậm hơn, khi xe tăng tốc là đi nhanh hơn

Nhưng ngay từ đầu nội dung bàn luận không phải về 1 xe đi 1 mình 1 đường, vì đó là lý tưởng hóa một thời điểm đơn lẻ không phổ biến, lưu lượng giao thông phi thực tế. Nếu lưu thông chỉ là 1 mình 1 đường thì còn cần gì đến vạch phân làn cùng quy định sử dụng làn đường nữa

Mời cụ nhìn kỹ lại các hình, hình nào cũng có ít nhất từ 2 xe trở lên, câu hỏi ban đầu của em là về tình huống giao thông bình thường hàng ngày và chấp hành quy định như thế nào, khi mà các xe chạy liên tục trên cả 2 làn cơ

Lúc trước, e nói là xe đỏ quan sát để đảm bảo an toàn, khi ko có xe ở làn số 1 thì mới lấn làn nhường cho xe xanh vượt, vậy làm j có xe bên phải nào hả cụ?

E đã trả lời ở phía trên là xe đỏ quan sát ở làn 1 ko có xe thì mới lấn làn nhường xe xanh, như vậy ko có xe nào vượt phải cả.
Đương nhiên trước khi đè vạch xe đỏ phải quan sát, nhưng sau đó cứ chạy chậm trên vạch để nhường bên trái thì bên phải sẽ không có xe nào chạy nhanh hơn đi đến hay sao? Hay ý cụ là xe đỏ xi nhan phải, xi nhan trái... liên tục, xin chuyển làn nhưng không chuyển làn, đi đánh võng trên đường là an toànđúng quy định?

2 xe chạy trong cùng 1 làn đg chỉ cấm vượt phải thôi chứ, có cấm vượt bên trái đâu, quy định vượt xe chính là vượt trong cùng 1 làn đg.
Không có quy định nào cho phép vượt “trong cùng 1 làn đg”. Ngoài các điều kiện cần, muốn vượt xe phải có điều kiện đủ là bảo đảm “tầm nhìn vượt xe an toàn

Hành vi vượt trái đã được hướng dẫn thực hiện tại khoản 3.59 và 3.61 điều 3 QC41/2016, vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều “bằng cách chiếm dụng” làn xe chạy phía chiều ngược lại hoặc làn xe chạy cùng chiều bên trái, sau đó “quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn”

Diễn giải quá trình vượt xe tạm chia ra làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn một là chuyển hướng để chuyển sang làn bên trái; Giai đoạn hai là đi làn bên trái để vượt qua xe đang chạy song song ở làn cũ, giai đoạn này xe không thực hiện chuyển hướng; Giai đoạn ba là chuyển hướng để quay trở về làn cũ sau khi đã vượt xong

Giai đoạn một và ba là giai đoạn xe chuyển hướng, tức là khi bắt đầu thì vị trí xe ở làn bên này và khi kết thúc thì vị trí xe ở làn bên kia, xe được phép cắt qua vạch nét đứt (đi trên vạch hoặc chạy đè trên vạch). Trên đường có nhiều làn cùng chiều, nếu xe vượt không trở về làn cũ thì không có giai đoạn ba

Giai đoạn hai là giai đoạn xe không thực hiện chuyển hướng, chạy song song với làn cũ để vượt lên, tức là khi bắt đầu và khi kết thúc thì vị trí xe nằm trong cùng 1 làn đường, xe không cắt qua vạch nét đứt (đi trên vạch hoặc chạy đè trên vạch) để bảo đảm “tầm nhìn vượt xe an toàn

Khi xe đỏ đã giảm tốc độ & tránh về bên phải để nhường đường cho xe xanh, phía trước ko có chướng ngại vật thi xe xanh vượt có j là nguy hiểm hả cụ?

Xe đỏ đủ điều kiện an toàn mới nhường xe xanh vượt, xe xanh đủ điều kiện an toàn thì mới vượt, vậy lỗi chưa đủ đk an toàn ở đâu hả cụ? Các trường hợp cấm vượt là theo luật chứ ko phải theo cảm tính của xxx? Cứ thích thì nói là vượt như thế là ko an toàn và như vậy là vượt trong trường hợp cấm vượt?
Cụ khẳng định hành vi vượt xe chen lấn nhau trong cùng 1 làn đường là an toàn thì cụ phải chứng minh bằng cách trích dẫn quy định của pháp luật và bằng chứng khoa học, chỉ nêu suy nghĩ và quan điểm chủ quan của cá nhân cụ thì phiến diện, hời hợt lắm

Đáng buồn là hiện nay chất lượng văn bản pháp luật quá tệ hại, đặc biệt cái gọi là “Quy chuẩn”, góp phần ngu dân khiến nhiều người đang có văn hóa giao thông giống cụ. Cái gì copy nguyên bản của Tây còn dùng tạm được, cái gì gọi là “sáng tạo” thì... các thêm tiền cho không chả nước nào dám nhận

Có cái clip của Tây về quy tắc sử dụng làn đường, hy vọng phần nào giúp cụ hiểu thêm về quy định tại điều 13 Luật GTĐB:


Cụ vẽ lại hình phức tạp và ko đúng như e nói, trường hợp vượt xe của e là làn số 1 ko có xe vậy mà cụ vẽ vào thành ra là trường hợp khác.
Hình em phức tạp hơn trường hợp có 2 xe trong cùng 1 làn của cụ, nhưng đúng thực tế hơn vì có tận 2 làn cơ mà. Đấy là chưa thêm tình huống xe đỏ và xe vàng đồng tốc, cùng di chuyển chậm trên cả 2 làn :)

2. Ở ý (2) tại còm 102 trong thớt này, ngoài quy định “sử dụng làn đường” theo “tốc độ” di chuyển phương tiện, còn quy định “sử dụng làn đường” theo “hướng đi” của hành trình, tại khoản D.13 phụ lục D, tại điểm c khoản G.4 phụ lục G QC41/2016 (biển R.411 và vạch 9.3)

Nhà em nhắc lại câu hỏi nhiều lần nhưng cụ trả lời bằng cách giữ im lặng, thôi cũng được. Em coi như im lặng là 1 cách trả lời của cụ, tức là cụ đã thừa nhận chấp thành theo quy định ý (1) thì vi phạm quy định ý (2) và ngược lại, tức là không thể chấp hành 2 quy định cùng 1 lúc :)
 

0978118650

Xe máy
Biển số
OF-391382
Ngày cấp bằng
10/11/15
Số km
91
Động cơ
237,810 Mã lực
Tuổi
37
nói chung ko muốn mất tjan và tiền thì đi đúng làn thôi cụ ạ
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,968
Động cơ
628,011 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nếu cụ đã bị LBB thì làm đơn kiến nghị; còn nếu xxx đã ra QĐ xử phạt cụ làm cái đơn khiếu nại. Còn nếu cụ đã abcxyz rồi thì cụ ngâm cứu thêm luật lá cho lần sau.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
1. Đi một mình 1 đường vẫn nên đi làn bên phải, đây là quy tắc chung tại khoản 1 điều 9 Luật GTĐB: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình” cho cả đường 1 chiều và đường 2 chiều

“Chậm hơn”, “nhanh hơn” là khái niệm tương đối, xe đi 1 mình 1 đường vẫn tự so sánh được với chính nó: khi xe giảm tốc là đi chậm hơn, khi xe tăng tốc là đi nhanh hơn

Nhưng ngay từ đầu nội dung bàn luận không phải về 1 xe đi 1 mình 1 đường, vì đó là lý tưởng hóa một thời điểm đơn lẻ không phổ biến, lưu lượng giao thông phi thực tế. Nếu lưu thông chỉ là 1 mình 1 đường thì còn cần gì đến vạch phân làn cùng quy định sử dụng làn đường nữa

Mời cụ nhìn kỹ lại các hình, hình nào cũng có ít nhất từ 2 xe trở lên, câu hỏi ban đầu của em là về tình huống giao thông bình thường hàng ngày và chấp hành quy định như thế nào, khi mà các xe chạy liên tục trên cả 2 làn cơ
Đang trao đổi trường hợp đg đc phân thành nhiều làn đg dành riêng cho từng loại xe mà cụ, làm sao mà tự ý chuyển sang làn đg khác đc? Như vậy mắc lỗi đi sai làn còn đâu?

Quy tắc chung tại khoản 1 điều 9 luật GTĐB là yêu cầu lx phải đi về bên phải theo chiều đi của mình, là đi theo "chiều đi" chứ ko đc đi theo "chiều về", chứ ko phải là lx phải đi sát về bên phải của chiều đi của mình hoặc đi vào làn trong cùng bên phải!? Cái này thì nhiều cụ trong Of nhầm quá! :)

Hình của e đưa lên về vượt xe trong cùng 1 làn, chỉ có xe xanh và xe đỏ thôi chứ? Các xe hình mờ chỉ thể hiện hướng đã đi của xe xanh và xe đỏ.

Đương nhiên trước khi đè vạch xe đỏ phải quan sát, nhưng sau đó cứ chạy chậm trên vạch để nhường bên trái thì bên phải sẽ không có xe nào chạy nhanh hơn đi đến hay sao? Hay ý cụ là xe đỏ xi nhan phải, xi nhan trái... liên tục, xin chuyển làn nhưng không chuyển làn, đi đánh võng trên đường là an toànđúng quy định?
Trước khi nhường đg cho xe xanh vượt, xe đỏ phải quan sát để đảm bảo an toàn tức là phải xem xét trong suốt quá trình cho vượt và vượt xe thì ko có xe nào ở làn số 1 cả. Xe đỏ xi nhan phải để tránh về bên phải nhường đg cho xe xanh, khi xe xanh đã vượt xong thì xi nhan trái để trở lại làn cũ.

P/s: Cụ viết dài quá, e tạm chia nhỏ ra để trả lời cụ; dài quá, mọi ng cũng khó đọc.

 
Chỉnh sửa cuối:

fiatcoi

Xe tăng
Biển số
OF-35914
Ngày cấp bằng
24/5/09
Số km
1,087
Động cơ
483,790 Mã lực

Bác nói chuẩn đấy , tiếc là em lúc đó bị xxx doạ nhốt bằng 2 tháng nên mặt tái mẹt rồi còn nghĩ gì tới mình đúng mà cãi nữa , lúc đầu k đưa dk xe thì sợ cho thêm tội chống đối ng thi thành công vụ :((
Nói tóm lại là bọn xxx này nó luôn luôn lừa đảo những người thật thà chưa nắm chắc LGTĐB để nó lấy tiền nuôi xếp nó + gia đình nó , lỗi cụ tả em thấy chưa rõ lắm cụ có thể vẽ lại được không
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Không có quy định nào cho phép vượt “trong cùng 1 làn đg”. Ngoài các điều kiện cần, muốn vượt xe phải có điều kiện đủ là bảo đảm “tầm nhìn vượt xe an toàn

Hành vi vượt trái đã được hướng dẫn thực hiện tại khoản 3.59 và 3.61 điều 3 QC41/2016, vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều “bằng cách chiếm dụng” làn xe chạy phía chiều ngược lại hoặc làn xe chạy cùng chiều bên trái, sau đó “quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn”

Diễn giải quá trình vượt xe tạm chia ra làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn một là chuyển hướng để chuyển sang làn bên trái; Giai đoạn hai là đi làn bên trái để vượt qua xe đang chạy song song ở làn cũ, giai đoạn này xe không thực hiện chuyển hướng; Giai đoạn ba là chuyển hướng để quay trở về làn cũ sau khi đã vượt xong

Giai đoạn một và ba là giai đoạn xe chuyển hướng, tức là khi bắt đầu thì vị trí xe ở làn bên này và khi kết thúc thì vị trí xe ở làn bên kia, xe được phép cắt qua vạch nét đứt (đi trên vạch hoặc chạy đè trên vạch). Trên đường có nhiều làn cùng chiều, nếu xe vượt không trở về làn cũ thì không có giai đoạn ba

Giai đoạn hai là giai đoạn xe không thực hiện chuyển hướng, chạy song song với làn cũ để vượt lên, tức là khi bắt đầu và khi kết thúc thì vị trí xe nằm trong cùng 1 làn đường, xe không cắt qua vạch nét đứt (đi trên vạch hoặc chạy đè trên vạch) để bảo đảm “tầm nhìn vượt xe an toàn
Cụ trích luật cấm vượt xe trong cùng 1 làn đg xem nào?

Khoản 3.59 điều 3 QC41/2016 nói về tầm nhìn vượt xe khi sử dụng làn ngược chiều, vd như xe xanh vượt xe đỏ bằng cách lấn sang làn số 3 tại đg kẻ vạch 1.1; còn khoản 3.61 thì nói về tốc tộ 2 xe đi hai làn khác nhau, vd như xe đỏ và xe xanh đỉ ở làn số 1 và làn số 2. Chả liên quan đến vượt xe trong cùng 1 làn như trường hợp e với cụ đang tranh luận.

Những diễn giải về vượt xe của cụ ko thể thực hiện đc với đg kẻ bởi vạch 1.3, như vậy là sai chủ đề đang bàn!? :)

Cụ khẳng định hành vi vượt xe chen lấn nhau trong cùng 1 làn đường là an toàn thì cụ phải chứng minh bằng cách trích dẫn quy định của pháp luật và bằng chứng khoa học, chỉ nêu suy nghĩ và quan điểm chủ quan của cá nhân cụ thì phiến diện, hời hợt lắm

Đáng buồn là hiện nay chất lượng văn bản pháp luật quá tệ hại, đặc biệt cái gọi là “Quy chuẩn”, góp phần ngu dân khiến nhiều người đang có văn hóa giao thông giống cụ. Cái gì copy nguyên bản của Tây còn dùng tạm được, cái gì gọi là “sáng tạo” thì... các thêm tiền cho không chả nước nào dám nhận

Có cái clip của Tây về quy tắc sử dụng làn đường, hy vọng phần nào giúp cụ hiểu thêm về quy định tại điều 13 Luật GTĐB:


Cụ cm là luật cấm vượt xe trong cùng 1 làn thì xin mời cụ trích dẫn ra? Đường HN có khi 4-5 xe vượt nhau cũng đc chứ ko phải là 1 xe!? :)


Hình em phức tạp hơn trường hợp có 2 xe trong cùng 1 làn của cụ, nhưng đúng thực tế hơn vì có tận 2 làn cơ mà. Đấy là chưa thêm tình huống xe đỏ và xe vàng đồng tốc, cùng di chuyển chậm trên cả 2 làn :)

2. Ở ý (2) tại còm 102 trong thớt này, ngoài quy định “sử dụng làn đường” theo “tốc độ” di chuyển phương tiện, còn quy định “sử dụng làn đường” theo “hướng đi” của hành trình, tại khoản D.13 phụ lục D, tại điểm c khoản G.4 phụ lục G QC41/2016 (biển R.411 và vạch 9.3)

Nhà em nhắc lại câu hỏi nhiều lần nhưng cụ trả lời bằng cách giữ im lặng, thôi cũng được. Em coi như im lặng là 1 cách trả lời của cụ, tức là cụ đã thừa nhận chấp thành theo quy định ý (1) thì vi phạm quy định ý (2) và ngược lại, tức là không thể chấp hành 2 quy định cùng 1 lúc :)
Nếu luật cấm vượt xe trong cùng 1 làn đg thì xin mời cụ cứ trích dẫn, đg HN có khi 4-5 xe vượt trong cùng 1 làn đg cũng đc, chứ đừng nói 1 xe!? :)
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Cụ trích luật cấm vượt xe trong cùng 1 làn đg xem nào?

Khoản 3.59 điều 3 QC41/2016 nói về tầm nhìn vượt xe khi sử dụng làn ngược chiều, vd như xe xanh vượt xe đỏ bằng cách lấn sang làn số 3 tại đg kẻ vạch 1.1; còn khoản 3.61 thì nói về tốc tộ 2 xe đi hai làn khác nhau, vd như xe đỏ và xe xanh đỉ ở làn số 1 và làn số 2. Chả liên quan đến vượt xe trong cùng 1 làn như trường hợp e với cụ đang tranh luận.

Những diễn giải về vượt xe của cụ ko thể thực hiện đc với đg kẻ bởi vạch 1.3, như vậy là sai chủ đề đang bàn!? :)

Nếu luật cấm vượt xe trong cùng 1 làn đg thì xin mời cụ cứ trích dẫn, đg HN có khi 4-5 xe vượt trong cùng 1 làn đg cũng đc, chứ đừng nói 1 xe!? :)
Cụ lặp lại cùng 1 câu hỏi nhiều lần. Nhà em đã trả lời rồi, bây giờ sắp xếp cho dễ hiểu thôi nha

1. QC41/2016 chỉ ghi cấm vượt phải đường 1 làn cơ giới mỗi chiều nhưng trực tiếp hướng dẫn vượt trái tại khoản 3.59, gián tiếp hướng dẫn vượt trái và vượt phải tại khoản 3.61 để mô tả cách vượt xe bằng cách sử dụng các làn đường khác nhau trong trường hợp được phép.

2. Quy định nhường đường cho phương tiện khác, tại khoản 3.62: “là tình huống giao thông mà phương tiện nhường đường không tiếp tục di chuyển như hiện tại để phương tiện được nhường đường không phải chuyển hướng hoặc phải phanh đột ngột”.

Chiều rộng 1 làn đường tối thiểu từ 2,75m đến tối đa 3,75m, chiều rộng các xe cũng khác nhau, vì vậy khi nhường đường như quy định trên thì phương tiện phải chuyển hướng đi sang làn bên phải để nhường toàn bộ chiều rộng làn cũ cho xe xin vượt an toàn.

Nếu 2 xe ôtô vượt nhau trong cùng 1 làn đường mà không xảy ra va chạm, thì chỉ là trường hợp cá biệt, xác suất nhỏ, không đúng với mọi trường hợp nhường đường để bảo đảm an toàn theo quy định.

3. Tuy không tuyệt đối như quy định cấm, quy định hướng dẫn vượt xe và nhường đường cũng là sự hạn chế phải tuân thủ thực hiện theo, không phải lái xe muốn tự do vượt và nhường đường cách nào cũng được trong các trường hợp được phép vượt.

Nếu xe xanh đi thẳng sát vạch bên phải nhưng vẫn đi gọn trong 1 làn đúng quy định, xe đỏ cứ đi trên vạch không nhường toàn bộ chiều rộng làn đường, để tránh va chạm thì xe xanh chỉ còn 2 lựa chọn:

- Phải chuyển hướng

- Phải phanh đột ngột

Cụ nghĩ sao nếu xe đỏ nhường đường nửa vời bằng cách đi trên vạch không đúng hướng dẫn, có phải là thực hiện hành vi trái quy định không? Có phạm lỗi cản trở, không nhường đường?

4. Đường Hà Nội và nhiều nơi khác có những “làn đường siêu rộng, siêu hẹp” theo cách gọi mỉa mai của nhiều người, là do đường thiếu vạch phân làn hoặc vạch phân làn đã bị thi công sai. Trường hợp này thì trách nhiệm và lỗi thuộc về cơ quan quản lý đường bộ, không bảo đảm cho hệ thống báo hiệu được đầy đủ, thống nhất, rõ ràng.

Gọi “làn đường” là không còn đúng trong các trước hợp này, nếu vạch quá rộng thì tạm gọi là phần đường xe chạy, nếu quá hẹp thì tạm gọi là vạch dẫn hướng. Nhưng không cần phải có cách hiểu thống nhất, cơ bản là báo hiệu sai thì vô tác dụng.

Người tham gia giao thông không phải chịu trách nhiệm thay những vi phạm của cơ quan quản lý đường bộ, nhưng để đảm bảo an toàn, cần phải tuân thủ quy tắc chung của Luật GTĐB trong mọi trường hợp: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình”, “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”, nhường bên trái cho các phương tiện ngược chiều hoặc các phương tiện cùng chiều đi nhanh hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top