Vậy thì “BAY”, “NHẢY” hay “BÒ”...?
1. “Xe đi” là đi thẳng (“thẳng hướng” có tính tương đối trong 1 làn) theo chiều đi của mình (chiều dọc làn đường).
2. “Chuyển làn” là hướng chéo đi cắt qua vạch phân làn so với chiều dọc làn đường. “Chuyển làn” là hành vi chuyển toàn bộ xe từ làn bên này qua hết vạch sang làn bên kia.
3. Khoản 1 điều 13 Luật GTĐB chỉ cho phép 1 hành vi được thực hiện: “xe đi” trong 1 làn, và 1 hành vi được loại trừ: “chuyển làn”.
Xe màu đỏ đã bật xi nhan xin “chuyển làn”, tức là đã ra hiệu thực hiện hành vi thứ 2 nhưng không “chuyển làn” mà cho “xe đi” thẳng trên vạch (không cho “xe đi” trong 1 làn), thực hiện hành vi thứ 2 sai quy định (thực hiện hành vi không được luật loại trừ).
4. Tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định của luật mà có chế tài phù hợp.
Trên hình của cụ xe đỏ xi nhan bên phải không có lý do chính đáng để không thực hiện “chuyển làn” vì trên làn bên phải không có xe nào như cụ đã thanh minh ở
còm 136: “Lúc trước, e nói là xe đỏ quan sát để đảm bảo an toàn,
khi ko có xe ở làn số 1 thì mới
lấn làn nhường cho xe xanh vượt, vậy
làm j có xe bên phải nào hả cụ?”
- Cụ đã thừa nhận xe đỏ lấn làn (chạy đè trên vạch) nhưng không thực hiện hành vi “chuyển làn”. Căn cứ khoản 1 điều 13 Luật GTĐB quy định “phải cho xe đi trong một làn đường”, vì xe đỏ không đi trong 1 làn đường (làn 1 hoặc 2) trên phần đường xe chạy và không thuộc hành vi được loại trừ nên xe đỏ phạm lỗi đi không đúng làn đường quy định (làn 1 hoặc 2).
- Căn cứ điểm c khoản 4 điều 5 NĐ46/2016, mức xử phạt xe đỏ với lỗi đi không đúng làn đường quy định từ 800.000 - 1.200.000 đồng.
Áp dụng của cụ là suy diễn, không có căn cứ quy định cụ thể.
Vì vậy quy định tại khoản 3 điều 14 Luật GTĐB vẫn là quy định chung, áp dụng cho cả đường 1 chiều, đường 2 chiều, đường ít làn và đường nhiều làn.
- Khi nhường đường thì phương tiện vẫn phải đi đúng phần đường quy định, xe cơ giới thì đi sát về bên phải của phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ thì đi sát về bên phải của phần đường dành cho xe thô sơ.
- Đường có phần đường dành cho xe cơ giới được chia thành nhiều làn cùng chiều thì xe nhường đường phải chuyển làn “
sát” về bên phải của phần đường dành cho xe cơ giới “
so” với làn cũ để phương tiện được nhường đường không phải chuyển hướng hoặc phải phanh đột ngột.
- Ở hình của cụ, xe đỏ từ làn số 2 chuyển sang làn số 1 bên phải mới là nhường đường đúng quy định.
Đối với người lái xe đỏ thì xe xanh không phải là phương tiện khác?