[CCCĐ] Em đi công tắc Bắc Triều Tiên các cụ ợ

mất gương

Xe điện
Biển số
OF-29719
Ngày cấp bằng
22/2/09
Số km
2,287
Động cơ
500,190 Mã lực
Kim Jong-un trở thành người có quyền lực cao thứ 2
Cập nhật lúc 16/02/2011 01:12:00 AM (GMT+7)

Tướng Kim Jong-un, con trai của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il vừa được thăng chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia hôm 10/2. Theo đánh giá từ phía Hàn Quốc, có lẽ Triều Tiên đang đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực cho người thừa kế của Chủ tịch Kim.

TIN BÀI KHÁC
“Công chúa" VN tốt nghiệp thạc sĩ ở Hàn Quốc
Vụ thanh niên bị tàu cán: Không phải tự tử
Xe khách bốc cháy ngùn ngụt 40 người hoảng loạn
Xuất hiện gạo nhiễm bệnh ở Trung Quốc
Ngoại trưởng Ấn Độ đọc nhầm diễn văn




Với chức vụ mới này, tướng Kim Jong-un chính thức trở thành người có quyền lực cao thứ 2 trong chính quyền Triều Tiên, chỉ 5 tháng sau khi ra mắt công chúng lần đầu tại Đại hội **** hồi tháng 9 năm ngoái. Việc bổ nhiệm tướng Kim Jong-un vào chức vụ mới được diễn ra tại Quảng trường 25/4 ở Bình Nhưỡng với sự có mặt của hàng nghìn quan chức cấp cao.



Tướng trẻ Kim Jong-un (Ảnh: Chosun Ilbo)​


Theo nguyên tắc, việc bổ nhiệm vị tướng trẻ phải được sự phê duyệt của Quốc hội vào tháng 4 tới, tuy nhiên đó chỉ là về hình thức. Vào năm ngoái, tướng Kim Jong-un đã được bổ nhiệm chức Phó chủ tịch Quân ủy trung ương, được toàn quyền lãnh đạo quân đội.

Trước đó, trong lịch sử, Chủ tịch Kim Jong-il đã giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng hồi năm 1993, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy ông được chuyển giao quyền lực từ cha mình. Đến năm 2009, Chủ tịch Kim đã giữ chức vụ này trong 4 nhiệm kỳ.
Các thành viên trong ban lãnh đạo của Ủy ban Quốc phòng quốc gia cũng sớm có sự thay đổi do có 2 người là O Kuk-ryol và Ri Yong-mu đã hơn 70 tuổi.

Phương Linh (theo Chosun Ilbo)


khổ dân đen thôi , gia đình nhà anh chí phèo này đang làm tên lửa xuyên lục địa để còn có viện chợ đây nè
 

hmquang1977

Xe máy
Biển số
OF-57408
Ngày cấp bằng
22/2/10
Số km
64
Động cơ
446,140 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè Sài Gòn
Website
www.facebook.com
Mấy ông an ninh BTT nghiệp vụ kém nhỉ hay là bác VN này nhiều kinh ...quá
 
Chỉnh sửa cuối:

hmquang1977

Xe máy
Biển số
OF-57408
Ngày cấp bằng
22/2/10
Số km
64
Động cơ
446,140 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè Sài Gòn
Website
www.facebook.com
Em thì ước gì đường xá của mình được như họ. Nhất là mỗi ngã tư có 1 em chân dài mặc váy ngắn điều tiết giao thông nữa thì tuyệt. Cụ nào cụ nấy cứ răm rắp ấy nhỉ ;)
Cụ có dám đánh đổi cuộc sống lướt web và lướt xe hơi để rồi đi xe điện bánh hơi chạy trên đường rộng không? Em thì chịu rồi, nghe câu chuyện BTT mới đến đây mà em đã lạnh cả người rồi.
 

hmquang1977

Xe máy
Biển số
OF-57408
Ngày cấp bằng
22/2/10
Số km
64
Động cơ
446,140 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè Sài Gòn
Website
www.facebook.com
Copy hầu các cụ truyện tình tuyệt vời em vừa đọc:


http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thuongnhat/478412/index.html

Như cổ tích, một mối tình Việt - Triều...
28/01/2011 11:20 (GMT +7)
Anh tên là Phạm Ngọc Cảnh - công dân Việt Nam, chị tên là Ri Yong Hui - công dân Triều Tiên. Câu chuyện tình cảm động của họ đã không còn là câu chuyện riêng của hai người, hai họ nữa dù được tính bằng 31 năm đằng đẵng chờ đợi, khắc khoải. Và, câu chuyện ấy đã là một trong những nội dung của chương trình nghị sự giữa hai quốc gia Việt Nam - Triều Tiên.

Cuộc chia ly 31 năm 10 tháng, 17 ngày

Mùa hè năm 1971, Phạm Ngọc Cảnh - chàng sinh viên Việt Nam học năm thứ ba Trường Đại học Công nghiệp Hóa học Hàm Hưng về thực tập tại Nhà máy phân đạm Hàm Hưng. Cảnh thực tập trong phân xưởng máy nén khí dưới tầng 1, còn Ri Yung Hui, cô gái Triều Tiên ấy làm việc ở phòng phân tích hóa, trên tầng hai. Một lần, đứng gần phòng phân tích hóa, nhìn qua khe cửa, anh Cảnh thấy một cô gái trẻ, gương mặt đẹp và phúc hậu đang chuẩn bị mẫu phân tích: "Giá mà cô ấy là vợ mình thì tốt quá". Từ mơ ước sét đánh đó, mối tình Ri Yung Hui và Phạm Ngọc Cảnh đã ra đời tuy phải diễn ra trong vòng bí mật vì hồi ấy, đất nước Việt Nam đang có chiến tranh, nhiệm vụ của lưu học sinh là tập trung học tập để về phục vụ Tổ quốc. Đối với nước bạn, mọi chuyện còn nghiêm khắc hơn.

Đầu năm 1973, anh Cảnh tốt nghiệp về nước. Buổi tối cuối cùng hai người đi chơi với nhau, Ri Yung Hui nước mắt lưng tròng nói người yêu: "Phải xa anh em chết mất. Nhưng dù sao em cũng đợi anh, yêu anh mãi mãi!". Còn anh nước mắt chảy ngược vào trong cố làm ra vẻ cứng rắn an ủi người yêu: "Thôi, anh về Việt Nam ra chiến trường chiến đấu vài năm. Hết chiến tranh, mọi việc thay đổi, anh sẽ quay lại đón em". Khoảng thời gian mà khi đó họ ước chừng phải xa nhau là 3 năm nhưng có ngờ đâu nó đã trở thành 31 năm 10 tháng, 17 ngày.

40 lá thư tình và rất nhiều lá thư khác

Trong quãng thời gian dài gần nửa đời người đó, vì hoàn cảnh mà anh chị chỉ có thể gửi cho nhau vỏn vẹn 40 lá thư tình. Nhưng đó là những lá thư mang nặng nỗi nhớ thương. Anh, vì phải giữ bí mật nên không dám viết thư trực tiếp cho chị mà phải gửi qua mẹ chị. Trong thư anh cũng không đề tên Việt mà phiên âm tên mình ra tiếng Triều Tiên, thành Pơm Nốc Kiêng - một cái tên con gái. Còn chị, "Ngọc Cảnh yêu thương! Yung Hui không chịu nổi việc để Ngọc Cảnh ra đi nên đã ốm mất cả tháng trời. Sốt 40 độ C mà vẫn mơ thấy Ngọc Cảnh. Thấy em vừa chợp mắt lại khóc mẹ bảo với em Yung Hui thế là lại mơ thấy Cảnh rồi và đánh thức dậy, lúc ấy em thấy mẹ nước mắt cũng lưng tròng. Không có anh Cảnh cuộc sống Yung Hui là như thế, bất hạnh biết bao nhiêu..."



Để giữ được liên lạc thường xuyên với Tổ quốc của người mình yêu, anh Phạm Ngọc Cảnh đã bỏ công việc kỹ sư ở Tổng cục Hóa chất để chuyển sang làm ở ngành thể dục thể thao nơi hay có chuyên gia Bắc Hàn sang dạy Taekwondo với hy vọng cứ gần gũi những người Triều Tiên sẽ nghĩ ra cách nối lại liên lạc với người yêu. Rồi anh chạy đôn đáo các nơi để thành lập Hội Hữu nghị Việt - Triều. Cứ mỗi lần nghe tin Triều Tiên bị thiên tai, mất mùa, anh lại miệt mài đi vận động quyên góp lương thực, quần áo, thuốc men để gửi sang giúp đỡ... Trong những năm tháng đó, anh đã viết rất nhiều lá thư để tìm lối ra cho tình yêu của mình, từ lá thư gửi phu nhân của Chủ tịch nước Kim Nhật Thành với hy vọng biết đâu bà ấy động lòng mà tác thành cho đôi trẻ cho đến là những lá thư gửi Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Dy Niên khi hai ông sang thăm Triều Tiên tháng 5/2002 để nhờ giúp đỡ. Dù rằng trong suốt quãng thời gian dài ấy, đã không ít lần anh bật khóc khi tin tức từ Triều Tiên bay về nói với anh rằng chị đã đi lấy chồng, thậm chí chị đã mất 10 năm. Những giọt nước mắt đàn ông...

Đoạn kết có hậu của cổ tích tình yêu

Và, rồi cuối cùng thần hạnh phúc cũng đã mỉm cười với anh Phạm Ngọc Cảnh khi bức công văn đề ngày 4/9/2002 với nội dung: "Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao nước CHD-CND Triều Tiên phê chuẩn việc kết hôn của Phạm Ngọc Cảnh - công dân VN với Ri Yung Hui - công dân Triều Tiên ngày 19/8/2002" được chuyển đến tay anh. Với tờ giấy "thông hành" đó, anh lập tức mua vé tàu đi Bình Nhưỡng đón chị. Cuộc tái ngộ sau 31 năm của họ khó diễn tả bằng lời. Đoạn kết của giấc mơ đẹp ấy là một đám cưới tại Bình Nhưỡng vào ngày 23/10 và tại Hà Nội vào ngày 13/12.

Còn nhớ, đầu năm 2003, khi tôi tìm đến nhà anh chị để viết bài, anh Cảnh đã hồ hởi kể cho tôi nghe sự giúp đỡ tận tình của Sở Tư pháp Hà Nội cho trường hợp đăng ký kết hôn của anh chị. Số là khi anh chị đến Sở để tìm hiểu thủ tục đăng ký kết hôn cũng là lúc chuẩn bị chuyển giao giữa Nghị định 184 và Nghị định 68 về vấn đề hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Biết chuyện tình đầy trắc trở của anh chị, các cán bộ Sở Tư pháp đã rất cảm thông, chia sẻ và khuyên anh chị hãy cố đợi đến ngày NĐ mới có hiệu lực để làm thủ tục vì do cả hai người cùng thiếu giấy khai sinh, mà với NĐ mới loại giấy tờ này sẽ được giản lược, bớt được thời gian chờ đợi vốn đã trở thành nỗi ám ảnh của anh chị. Thắm thoắt vậy mà đã gần 8 năm...

Vui vẻ đón tôi như đón một người quen cũ, anh Cảnh cho biết, anh đã nghỉ hưu, còn chị dạo này đi dạy tiếng nên ban ngày ít có mặt ở nhà. Vốn liếng tiếng Việt của chị đã đủ đọc báo và giao tiếp đơn giản để đi chợ không có anh - "người phiên dịch" đi cùng. Chị tuy vẫn giữ thói quen nấu ăn theo cách thức quê nhà nhưng cũng đã ăn được hầu hết đồ ăn Việt. Và, đặc biệt chị còn có một điều - mà có lẽ nhiều người phụ nữ có chồng ở Việt Nam mơ ước - là được anh đưa đi thăm thú hầu hết các tỉnh thành cả nước, dọc theo những chuyến đi theo đoàn đua xe đạp xuyên Việt vì anh vốn là huấn luyện viên của bộ môn này.

Anh Cảnh đã cười phá lên trước câu hỏi của tôi rằng anh vẫn nói thạo tiếng Triều Tiên chứ. "Quên sao được hả em, đó là ngôn ngữ của tình yêu mà", anh khẳng định. Cũng bởi vì tuy ở Việt Nam nhưng anh chị vẫn nói chuyện với nhau bằng thứ tiếng của quê hương chị là chính. Rào cản ngôn ngữ cũng khiến chị trong gần 8 năm làm dâu, thi thoảng gặp "tai nạn" nho nhỏ với nhà chồng, ví dụ như bị bố chồng nhắc nhở chuyện gì đó mà chị lại không hiểu cụ nói gì. Về kể lại với anh, chị khóc, anh an ủi và cũng không quên giải thích là bố rất thương chị. Chính ông (ông là Phạm Ngọc Diệp, từng công tác trong ngành ngoại giao, là cố vấn phát ngôn đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris năm 1968), năm 2002, quá cảm kích và thương xót cho tình yêu của con đã tìm đến tận nhà Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên để nhờ giúp đỡ con trai mình.

Tháng 11/2010, anh chị vừa có một chuyến về thăm quê chị sau 8 năm xa cách. Trước đó, ngay tại ngôi nhà ở khu tập thể Thành Công, Hà Nội, chị đã được gặp ba người em cùng cha, khác mẹ với mình đang sống ở Hàn Quốc. Năm 1950, khi cuộc chiến tranh liên Triều nổ ra, bố chị đã sang Hàn Quốc lấy vợ, sinh sống bên đó. Biến cố lịch sử này của gia đình cũng là nguyên nhân tạo nên tính tình trầm lặng ít nói của chị.

Trên suốt dọc chuyến đường dài về thăm lại quê hương, nhìn cảnh vật nhớ chuyện xưa, anh kể lại cho chị nghe những kỷ niệm trên chặng đường anh "đấu tranh quyết liệt" cho tình yêu của mình, đến nỗi bị bạn bè gán cho cái tên "nhà cách mạng tình yêu". Chị lắng nghe, tủm tỉm cười, khe khẽ gật đầu công nhận lời anh...

Theo Xuân Hoa
Pháp Luật Việt Nam
Câu chuyện này giống cổ tích quá. Cảm động thật.
 

Car_Passion

Xe buýt
Biển số
OF-8019
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
654
Động cơ
544,481 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.SdtWorld.vn
BTT đúng là đất nước quái đản, nó bịt mồm bịt miệng nhân dân nhưng lúc nào cũng bắt phải tung hô. Khi Nam Hàn thống nhất chắc dân BTT sẽ chết nhiều vì sốc văn hóa 8-x.
 

Thomas Müller

Xe hơi
Biển số
OF-75954
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
115
Động cơ
422,460 Mã lực
Nơi ở
Văn Giang - Hưng Yên
Ko hiểu các cầu thủ BTT khi gặp HQ nghĩ gì nhỉ? Thù mà ko thù.
Thường thì trận đấu giữa 2 đội này rất căng thẳng, quyết liệt. Xem Asiad 16, các em BTT khi bị HQ dẫn 1-0 ở cuối trận thì cảm giác họ đá vì sợ j đó chứ ko phải vì 1 thất bại thể thao.
 

dang552003

Xe đạp
Biển số
OF-22398
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
48
Động cơ
495,620 Mã lực
môt câu chuyện hay


Dưới đây là lời kể của một ngưòi Trung Quốc sau khi thăm Bắc Triều Tiên bằng đường du lịch. Xin giới thiệu để tham khảo.
Ấn tượng sâu sắc sau khi đến Triều Tiên là thấy nghèo. Tôi vuợt sông sang Triều Tiên qua cảng Huy Xuân, một đồng bào gốc Triều Tiên đi cùng xe bảo tôi, cứ nhìn cảnh mùa màng ruộng đồng là biết đã tới Triều Tiên. Đúng thế, cây lúa bên Triều Tiên chỉ cao bằng một nửa của Trung Quốc, xác xơ tiêu điều đến trâu bò cũng không thèm ăn. Vừa tới cửa khấu đã thấy một đứa bé bẩn thỉu hỏi chúng tôi có Nhân Dân tệ không. Thế mà trước khi tới, hướng dẫn viên du lịch đã bảo chúng tôi không được cho họ cái gì. Điện thoại di động, và mọi tạp chí, sách của chúng ta đều không được mang theo sang Triều Tiên, nếu không sẽ bị tịch thu. Ở chỗ dễ nhìn nhất của cửa khẩu có một biểu ngữ lớn, nguời bạn gốc Triều dịch cho tôi biết: "Mặt trời của thế kỷ XXI là tướng quân Kim Nhật Thành". Sau này chúng tôi tới các nơi khác đều thấy biểu ngữ lớn đó. Chúng tôi được biết tiền luơng trung bình của Triều Tiên là 100 Von/tháng, tương đương với hơn 400 NDT. Ở khu công nghiệp thì cao hơn nơi khác nhiều lần, tới 2000 Von/tháng.
Từ cửa khẩu tới trung tâm thành phố khoảng hơn 40 km, nhưng chiếc ô tô chúng tôi ngồi phải đi mất hơn hai giờ. Trên đường đi nhìn thấy thảm cảnh của nông dân. Không thấy ô tô ngoài mấy chiếc kiểu Liên Xô từ những năm 50… Những xe do trâu bò kéo đều là bánh bọc sắt chứ không có bánh cao su.
Cửa hàng chúng tôi ăn cơm là nơi dành cho người nước ngoài, các thứ bên trong đều là hàng Trung Quốc, nhưng đắt gấp đôi ở Trung Quốc. Trong thành phố không thấy cửa hàng, cũng không thấy bệnh viện, người đi trên đưòng đều mặt mũi vàng ủng. Con trai hầu như không thấy người nào cao hơn 1,7m (coi như bị lùn), phụ nữ không thấy người già nhưng chẳng thấy các đường cong đâu cả. Tôi còn nhớ tại một cửa hàng bán thuốc lá mà chỉ có ba bao thuốc với ba chủng loại khác nhau. Thậm chí có cửa hàng chuyên môn bán đinh mà chỉ có ba rúm nhỏ hơn nữa còn bị rỉ. Kẻ cắp rất nhiều, hướng dẫn viên du lịch người Triều Tiên dặn chúng tôi chú ý. Đặc sắc lớn trên đường phố là quân nhân rất nhiều, tôi đoán có lẽ tới một phần mười.
Những nơi đẹp nhất là nơi Kim Nhật Thành đã tới tham quan, đó là một gia đình nông dân và ngư dân trông rất đẹp. Trong nhà đầy đủ đồ dùng bằng điện, lại có một bà già và hai đứa trẻ, nhưng mặt mũi ngây ngô không dám nói chuyện với chúng tôi. Tôi nghĩ họ không thể là người ở tại đó mà chỉ là một đạo cụ mà thôi. Tôi thử mở tủ lạnh, nhưng không mở được. Những tòa nhà trong thành phố nếu nói theo cách nói của người Trung Quốc thì đều là loại "bã đậu”, không có xi măng, và cũng chẳng biết là dùng nguyên liệu gì, cứ từng hàng gạch một mà xây cao đến sáu, bảy tầng, Nhìn bên ngoài bằng mắt thường cũng thấy những chỗ cong cong, xiên xẹo, không biết vì sao vẫn có người dám vào ở.
Điều có ý nghĩa nhất là xem một buổi trình diễn của học trò tại chỗ chuyên dành cho khách du lịch Trung Quốc. Không nói tới những tình tiết khoa trương đặc sắc Triều Tiên, cái đáng cười nhất là một bản hợp xướng có tên "Toàn thế giới khâm phục chúng ta". Nhìn thấy cảnh này, tôi nhớ lại cuộc sống của chúng ta hơn hai mươi năm trước, đáng sợ quá…
Ở Diên Biên có một cửa hàng ăn do người Triều Tiên mở, những người làm ở đó đều là ngưòi Bắc Triều Tiên, các cô phục vụ rất xinh, cơ thể hấp dẫn, không hề có chút đói khát. Theo người dân bản địa, bọn họ đều là nhân viên tình báo của quân đội Triều Tiên, tốt nghiệp Trường đại học Kim Nhật Thành, tố chất rất tốt. Tôi đã tiếp xúc với một số nhân viên chính quyền Trung Quốc tại Diên Biên và Huy Xuân, họ cho biết mấy năm trước Triều Tiên nghiêm trị những người chạy sang Trung Quốc như xuyên giây thép qua cổ tay, xử bắn.., những người bắt được, nhưng hai năm gần đây chính sách của Triều Tiên có tốt hơn một chút, không xử bắn nữa, nhưng khi bị giải về nước vẫn bị trừng phạt. Người Triều Tiên chạy sang Trung Quốc có nhiều không là điều khó nói, nhưng không chỉ có hai, ba mươi vạn người, mặc dù ngưòi Triều Tiên đi lại không dễ, tới thăm người thân cách mươi cây số đều phải qua xét duyệt nghiêm khắc, do vậy chỉ có dân biên giới Triều Tiên mới có thể chạy sang Trung Quốc. Nhưng dân bản địa và quan chức địa phương Trung Quốc vùng đó nói với tôi, không có chuyện chạy sang ta nhiều như vậy đâu. Xe cộ vào trong đất Triều Tiên chủ yếu chở hàng hóa Trung Quốc.
Người Triều Tiên rất trọng thể diện, hướng dẫn viên Triều Tiên cho chúng tôi biết chỉ được chụp ảnh tại những nơi chỉ định. Triều Tiên cũng có VTTH nhưng chỉ có một đài, mỗi ngày phát hai giờ, nội dung không nói cũng rõ. Nơi tôi tạm trú do một người Nhật gốc Triều mở, trong nhà nghỉ có nước máy, nhưng vàng khè không thể đánh răng rửa mặt. Có một thùng sắt chứa nước, sau khi lắng đọng đành miễn cưỡng dùng. Trong nhà cũng có bình đun nước nóng, nhưng đều đã hỏng. Tôi tìm hỏi người phục vụ, họ trả lời đây là hàng Trung Quốc chỉ để cho người Trung Quốc các vị dùng, chúng tôi không sửa chữa được, nói cho chúng tôi đắng họng. Khi qua cửa khẩu Triều Tiên, bộ đội họ kiểm tra rất kỹ. Dân chúng Triều Tiên rất chất phác hữu nghị, nhưng tại một cửa biển tôi đã nhìn thấy một số ngư dân Triều Tiên, họ rất gầy, khi đi đường, nhân lúc hướng dẫn viên người Triều Tiên không để ý, tôi đã cho một em bé Triều Tiên ít kẹo và được em này nhiệt tình tiếp nhận.
Đồng bào Triều Tiên của nước ta [người Triều Tiên là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc có nhiều ở mấy tỉnh Đông Bắc Trung Quốc] thực ra rất quan tâm tình hình Triều Tiên, nhưng chẳng làm gì được. Tại Huy Xuân, khi nói chuyện với một viên chức gốc Triều, anh ta nói, sang bên đó ông đừng cho cái gì, vì có thể mang phiền phức đấy. Nhưng anh ta lại nói thêm, bên đó rất đáng thương, nhưng làm thế nào được, một người chúng ta làm sao cứu nổi bọn họ. Hôm tới Triều Tiên, thấy khá nhiều nông dân và bộ đội Triều Tiên đang cắt cỏ, hỏi để làm, gì, hướng dẫn viên người Triều Tiên cho biết, **** Lao động vừa đưa ra phong trào cắt cỏ, chất đống lại rồi phủ một lớp đất để làm phân bón, không biết có tác dụng không?… Về nước tôi cứ suy nghĩ mãi: không biết cái đất nước này rốt cuộc có thể còn duy trì đựơc bao lâu? Bao nhiêu năm nay, Bắc Triều Tiên tự xưng mình là thiên đường của loài người, nhưng sau khi Liên Xô tan rã, mất nguồn viện trợ, Bắc Triều Tiên đã lâm vào cảnh đói rét, hiện nay khẩu phần lương thực được cung cấp hàng ngày chỉ có 200 gr ngô mà không thể cung cấp theo thời hạn. Số dân Triều Tiên chết đói hiện nay sợ rằng còn nhiều hơn những năm Trung Quốc bị thiên tai trước đây.
Dưới đây là hiện trạng Bắc Triều Tiên mà tôi thấy trong chuyến du lịch tại nuớc này:
Phong trào sùng bái cá nhân ghê gớm. Thời Cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông cũng đã làm sùng bái cá nhân nhưng phong trào sùng bái cá nhân do Mao Trạch Đông sáng tạo so với phong trào của Kim Nhật Thành chỉ là yêu ma nhỏ trước yêu ma lớn. Mao Trạch Đông đã trải qua phong trào cách mạng thực sự, nhưng từng trải cách mạng của Kim Nhật Thành đều là bịa đặt ra [lược bỏ đoạn nói về những nguỵ tạo của Kim Nhật Thành]…Nhà, nhà Triều Tiên đều phải treo ảnh cha con Kim Nhật Thành và phải thường xuyên lau sạch, nếu không sẽ bị xử tội bất kính. Phiền phức nhất là những bài báo có ảnh cha con Kim Nhật Thành, vừa không được xé bỏ vừa không được để lung tung, nếu không, khi bị phát hiện sẽ bị xử tội.
Mặc. Quần áo ở Bắc Triều Tiên theo chế độ phân phối, công nhân một năm cấp hai bộ quần áo công tác, cán bộ, nhân viên kỹ thuật nói chung cứ ba năm được cấp một bộ complet vải, cán bộ trung cấp hai năm được phát một bộ như vậy, học sinh trung tiểu học cứ hai năm vào dịp ngày sinh của Kim Nhật Thành được tặng một bộ đồng phục. Do học sinh ỏ độ tuổi nảy cao lớn rất nhanh nên bố, mẹ thưòng phải cơi nới thêm quần áo. Mua quần áo, vải ở Triều Tiên đều phải có phiếu (tất nhiên có thể mua phiếu này tại chợ đen với giá rất cao). Giày dép do nhà nước cung cấp nhưng phải trả tiền, đây là một vấn đề lớn của dân Triều Tiên hiện nay vì giày dép cung cấp chỉ đi hai, ba tháng đã hỏng, đành phải mua chợ đen. Tất nhiên cán bộ, con em cán bộ nhất là cấp cao có thể đi giày tốt, cho nên tại Triều Tiên nhìn giày đi có thể đoán ra thân phận mỗi ngưòi.
Ăn. Bắt đầu từ năm 1957, Bắc Triều Tiên đã thực hiện chế độ phân phối thực phẩm, qui định khẩu lương của người lao động bình thường là 700 gr ngày, quân đội 800 gr, người già 500 gr. Nhưng từ năm 1973 lấy lý do dự trữ lương thực để chuẩn bị chiến tranh, khẩu lương mỗi loại người đều phải giảm 10%, năm 1987 lấy lý do chuẩn bị phong trào thanh niên thế giới đã tuyên bố khẩu lương mỗi loại người lại giảm thêm 10% nữa, nhưng sau khi phong trào thanh niên thế giới họp xong, vẫn giữ nguyên định lượng đã giảm. Bước vào những năm 90, định lượng khẩu lương đã mấy lần sửa đổi, năm 1994 định lượng khẩu lương hàng ngày của người lao động bình thường là 450 gr. Năm 1995 với lý do lụt lội, khẩu lương giảm một nửa, năm 1996 lại giảm 1/3 định lượng khẩu lương, hiện nay khẩu lương của mỗi người chỉ vào khoảng 100 gr/ngày. 100 gr khẩu lương/ngày thì không thể nào duy trì nổi cuộc sống, thế là Bắc Triều Tiên đề xuất: nhà nước giải quyết 1/3 khẩu lương, đơn vị giải quyết 1/3, cá nhân giải quyết 1/3. Những người làm việc ở đơn vị khá có thể nhận được từ đơn vị một số thực phẩm, người có tiền có thể mua thêm tại chợ đen, chỉ có những người không quyền thế, không tiền là phải đi đào hái rau củ dại, bóc vỏ cây. VTTH Bắc Triều Tiên đã rêu rao kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, ăn ít cơm có lợi cho tuổi thọ, rau củ dại là thức ăn nhiều dinh dưỡng, ăn nhiều có lợi cho sức khoẻ!
Tại Bình Nhưỡng và một vài thành phố lớn tình hình còn tạm được, các thành phố nhỏ, nơi xa xôi hẻo lánh tình hình rất xấu, người chết đói xuất hiện không ngừng. Tuy nhiên đời sống cán bộ cấp cao lại không có vấn đề, họ vẫn có cuộc sống hào nhoáng, xa xỉ.
Ở. Bắc Triều Tiên không cho phép cá nhân có nhà riêng, nơi ở do chính quyền, đơn vị cung cấp, chia làm 5 cấp. Cấp 1 là nơi ở của dân chúng, cấp 2 là của cán bộ bình thường, cấp 3 là của cán bộ cấp phòng và tương đương, cấp 4 là của cán bộ cấp Vụ, Cục, Giáo sư đại học, cấp đặc biệt là từ cán bộ cấp Thứ trưởng trở lên. Vấn đề lớn nhất của nơi ở là cung cấp điện, do không đủ năng lượng, mỗi năm Bình Nhưỡng phải cắt điện khoảng 200 lần, điện áp lại yếu nên đồ điện dùng trong nhà hầu như không sử dụng được. Để tiết kiệm điện, có nơi còn cấm dùng bàn là điện, lò điện. Ở Bình Nhưỡng, sợ tổn hại hình tượng quốc gia người ta đã cấm phơi quần áo ngoài cầu thang, lan can…nhà, mà buộc phải phơi quần áo trong phòng cho đến khô.
Đi. Diện tích thành phố Bình Nhưỡng không lớn nên xe đạp là phưong tiện đi lại thuận tiện, nhưng do Kim Nhật Thành sợ dòng người ngồi xe đạp như ở Bắc Kinh tổn hại hình tưọng của mình nên đã cấm dùng xe đạp trong nội thành Bình Nhưỡng và giải thích rằng xe đạp là công cụ giao thông của các quốc gia lạc hậu. Bắc Triều Tiên chỉ dùng ô tô công cộng. Thế nhưng ra khỏi Bình Nhưỡng sẽ thấy rất nhiều xe đạp. Tuy vậy giá xe đạp khá đắt, được coi là của báu trong nhà, có câu nói: mượn vợ thì được chứ không mượn xe đạp được. Để đề phòng mất trộm xe đạp, dù ở nhà cao tầng, chủ nhân vẫn vác xe lên tận cao.
Bắc Triều Tiên chỉ có một đường cao tốc, nhưng số lượng xe qua lại rất ít, trung bình khoảng 20 phút mới gặp một xe. Công cụ đi du lịch đường dài ở Bắc Triều Tiên chỉ có xe lửa. Theo diện tích Bắc Triều Tiên, đến bất kỳ nơi nào chỉ cần ngồi xe lửa một ngày là tới, nhưng ở đây tình hình xe lửa đến chậm giờ khiến người ta kinh ngạc, chậm một, hai ngày được coi là đúng giờ, chậm ba, năm ngày được coi là bình thường, chậm mười ngày cũng chẳng coi là việc kỳ lạ, cho nên muốn đi du lịch bằng xe lửa cần mang theo nửa tháng khẩu lương
Vui chơi giải trí. Do sợ dân chúng nghe được đài phát thanh nước ngoài, nên các máy thu thanh do Triều Tiên bán chỉ có thể thu được các đài trong nước. Nếu có máy thu thanh của nước ngoài thì phải mang tới công an cải tạo, để không nghe được đài nước ngoài. Đài phát thanh Triều Tiên một ngày chỉ phát vài giờ, về cơ bản chỉ có nội dung ca ngợi cha con họ Kim, ngoài ra chỉ có tin trong nước, về cơ bản không có tin thế giới. Tỷ lệ phổ cập VTTH tại Triều Tiên rất thấp.
Vui chơi giải trí phổ biến nhất tại Bắc Triều Tiên là xem điện ảnh, trung bình mỗi người dân mỗi năm xem 10 bộ phim. Ngoài ra xiếc người và xiếc thú cũng là thú vui giải trí khá phổ biến. Đáng chú ý là vào dịp ngày sinh của cha con họ Kim đều có những hoạt động chúc mừng rất lớn, và đó cũng có thể coi là một hoạt động vui chơi giải trí của người dân Bắc Triều Tiên
DD D
 

mất gương

Xe điện
Biển số
OF-29719
Ngày cấp bằng
22/2/09
Số km
2,287
Động cơ
500,190 Mã lực

Dưới đây là lời kể của một ngưòi Trung Quốc sau khi thăm Bắc Triều Tiên bằng đường du lịch. Xin giới thiệu để tham khảo.
Ấn tượng sâu sắc sau khi đến Triều Tiên là thấy nghèo. Tôi vuợt sông sang Triều Tiên qua cảng Huy Xuân, một đồng bào gốc Triều Tiên đi cùng xe bảo tôi, cứ nhìn cảnh mùa màng ruộng đồng là biết đã tới Triều Tiên. Đúng thế, cây lúa bên Triều Tiên chỉ cao bằng một nửa của Trung Quốc, xác xơ tiêu điều đến trâu bò cũng không thèm ăn. Vừa tới cửa khấu đã thấy một đứa bé bẩn thỉu hỏi chúng tôi có Nhân Dân tệ không. Thế mà trước khi tới, hướng dẫn viên du lịch đã bảo chúng tôi không được cho họ cái gì. Điện thoại di động, và mọi tạp chí, sách của chúng ta đều không được mang theo sang Triều Tiên, nếu không sẽ bị tịch thu. Ở chỗ dễ nhìn nhất của cửa khẩu có một biểu ngữ lớn, nguời bạn gốc Triều dịch cho tôi biết: "Mặt trời của thế kỷ XXI là tướng quân Kim Nhật Thành". Sau này chúng tôi tới các nơi khác đều thấy biểu ngữ lớn đó. Chúng tôi được biết tiền luơng trung bình của Triều Tiên là 100 Von/tháng, tương đương với hơn 400 NDT. Ở khu công nghiệp thì cao hơn nơi khác nhiều lần, tới 2000 Von/tháng.
Từ cửa khẩu tới trung tâm thành phố khoảng hơn 40 km, nhưng chiếc ô tô chúng tôi ngồi phải đi mất hơn hai giờ. Trên đường đi nhìn thấy thảm cảnh của nông dân. Không thấy ô tô ngoài mấy chiếc kiểu Liên Xô từ những năm 50… Những xe do trâu bò kéo đều là bánh bọc sắt chứ không có bánh cao su.
Cửa hàng chúng tôi ăn cơm là nơi dành cho người nước ngoài, các thứ bên trong đều là hàng Trung Quốc, nhưng đắt gấp đôi ở Trung Quốc. Trong thành phố không thấy cửa hàng, cũng không thấy bệnh viện, người đi trên đưòng đều mặt mũi vàng ủng. Con trai hầu như không thấy người nào cao hơn 1,7m (coi như bị lùn), phụ nữ không thấy người già nhưng chẳng thấy các đường cong đâu cả. Tôi còn nhớ tại một cửa hàng bán thuốc lá mà chỉ có ba bao thuốc với ba chủng loại khác nhau. Thậm chí có cửa hàng chuyên môn bán đinh mà chỉ có ba rúm nhỏ hơn nữa còn bị rỉ. Kẻ cắp rất nhiều, hướng dẫn viên du lịch người Triều Tiên dặn chúng tôi chú ý. Đặc sắc lớn trên đường phố là quân nhân rất nhiều, tôi đoán có lẽ tới một phần mười.
Những nơi đẹp nhất là nơi Kim Nhật Thành đã tới tham quan, đó là một gia đình nông dân và ngư dân trông rất đẹp. Trong nhà đầy đủ đồ dùng bằng điện, lại có một bà già và hai đứa trẻ, nhưng mặt mũi ngây ngô không dám nói chuyện với chúng tôi. Tôi nghĩ họ không thể là người ở tại đó mà chỉ là một đạo cụ mà thôi. Tôi thử mở tủ lạnh, nhưng không mở được. Những tòa nhà trong thành phố nếu nói theo cách nói của người Trung Quốc thì đều là loại "bã đậu”, không có xi măng, và cũng chẳng biết là dùng nguyên liệu gì, cứ từng hàng gạch một mà xây cao đến sáu, bảy tầng, Nhìn bên ngoài bằng mắt thường cũng thấy những chỗ cong cong, xiên xẹo, không biết vì sao vẫn có người dám vào ở.
Điều có ý nghĩa nhất là xem một buổi trình diễn của học trò tại chỗ chuyên dành cho khách du lịch Trung Quốc. Không nói tới những tình tiết khoa trương đặc sắc Triều Tiên, cái đáng cười nhất là một bản hợp xướng có tên "Toàn thế giới khâm phục chúng ta". Nhìn thấy cảnh này, tôi nhớ lại cuộc sống của chúng ta hơn hai mươi năm trước, đáng sợ quá…
Ở Diên Biên có một cửa hàng ăn do người Triều Tiên mở, những người làm ở đó đều là ngưòi Bắc Triều Tiên, các cô phục vụ rất xinh, cơ thể hấp dẫn, không hề có chút đói khát. Theo người dân bản địa, bọn họ đều là nhân viên tình báo của quân đội Triều Tiên, tốt nghiệp Trường đại học Kim Nhật Thành, tố chất rất tốt. Tôi đã tiếp xúc với một số nhân viên chính quyền Trung Quốc tại Diên Biên và Huy Xuân, họ cho biết mấy năm trước Triều Tiên nghiêm trị những người chạy sang Trung Quốc như xuyên giây thép qua cổ tay, xử bắn.., những người bắt được, nhưng hai năm gần đây chính sách của Triều Tiên có tốt hơn một chút, không xử bắn nữa, nhưng khi bị giải về nước vẫn bị trừng phạt. Người Triều Tiên chạy sang Trung Quốc có nhiều không là điều khó nói, nhưng không chỉ có hai, ba mươi vạn người, mặc dù ngưòi Triều Tiên đi lại không dễ, tới thăm người thân cách mươi cây số đều phải qua xét duyệt nghiêm khắc, do vậy chỉ có dân biên giới Triều Tiên mới có thể chạy sang Trung Quốc. Nhưng dân bản địa và quan chức địa phương Trung Quốc vùng đó nói với tôi, không có chuyện chạy sang ta nhiều như vậy đâu. Xe cộ vào trong đất Triều Tiên chủ yếu chở hàng hóa Trung Quốc.
Người Triều Tiên rất trọng thể diện, hướng dẫn viên Triều Tiên cho chúng tôi biết chỉ được chụp ảnh tại những nơi chỉ định. Triều Tiên cũng có VTTH nhưng chỉ có một đài, mỗi ngày phát hai giờ, nội dung không nói cũng rõ. Nơi tôi tạm trú do một người Nhật gốc Triều mở, trong nhà nghỉ có nước máy, nhưng vàng khè không thể đánh răng rửa mặt. Có một thùng sắt chứa nước, sau khi lắng đọng đành miễn cưỡng dùng. Trong nhà cũng có bình đun nước nóng, nhưng đều đã hỏng. Tôi tìm hỏi người phục vụ, họ trả lời đây là hàng Trung Quốc chỉ để cho người Trung Quốc các vị dùng, chúng tôi không sửa chữa được, nói cho chúng tôi đắng họng. Khi qua cửa khẩu Triều Tiên, bộ đội họ kiểm tra rất kỹ. Dân chúng Triều Tiên rất chất phác hữu nghị, nhưng tại một cửa biển tôi đã nhìn thấy một số ngư dân Triều Tiên, họ rất gầy, khi đi đường, nhân lúc hướng dẫn viên người Triều Tiên không để ý, tôi đã cho một em bé Triều Tiên ít kẹo và được em này nhiệt tình tiếp nhận.
Đồng bào Triều Tiên của nước ta [người Triều Tiên là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc có nhiều ở mấy tỉnh Đông Bắc Trung Quốc] thực ra rất quan tâm tình hình Triều Tiên, nhưng chẳng làm gì được. Tại Huy Xuân, khi nói chuyện với một viên chức gốc Triều, anh ta nói, sang bên đó ông đừng cho cái gì, vì có thể mang phiền phức đấy. Nhưng anh ta lại nói thêm, bên đó rất đáng thương, nhưng làm thế nào được, một người chúng ta làm sao cứu nổi bọn họ. Hôm tới Triều Tiên, thấy khá nhiều nông dân và bộ đội Triều Tiên đang cắt cỏ, hỏi để làm, gì, hướng dẫn viên người Triều Tiên cho biết, **** Lao động vừa đưa ra phong trào cắt cỏ, chất đống lại rồi phủ một lớp đất để làm phân bón, không biết có tác dụng không?… Về nước tôi cứ suy nghĩ mãi: không biết cái đất nước này rốt cuộc có thể còn duy trì đựơc bao lâu? Bao nhiêu năm nay, Bắc Triều Tiên tự xưng mình là thiên đường của loài người, nhưng sau khi Liên Xô tan rã, mất nguồn viện trợ, Bắc Triều Tiên đã lâm vào cảnh đói rét, hiện nay khẩu phần lương thực được cung cấp hàng ngày chỉ có 200 gr ngô mà không thể cung cấp theo thời hạn. Số dân Triều Tiên chết đói hiện nay sợ rằng còn nhiều hơn những năm Trung Quốc bị thiên tai trước đây.
Dưới đây là hiện trạng Bắc Triều Tiên mà tôi thấy trong chuyến du lịch tại nuớc này:
Phong trào sùng bái cá nhân ghê gớm. Thời Cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông cũng đã làm sùng bái cá nhân nhưng phong trào sùng bái cá nhân do Mao Trạch Đông sáng tạo so với phong trào của Kim Nhật Thành chỉ là yêu ma nhỏ trước yêu ma lớn. Mao Trạch Đông đã trải qua phong trào cách mạng thực sự, nhưng từng trải cách mạng của Kim Nhật Thành đều là bịa đặt ra [lược bỏ đoạn nói về những nguỵ tạo của Kim Nhật Thành]…Nhà, nhà Triều Tiên đều phải treo ảnh cha con Kim Nhật Thành và phải thường xuyên lau sạch, nếu không sẽ bị xử tội bất kính. Phiền phức nhất là những bài báo có ảnh cha con Kim Nhật Thành, vừa không được xé bỏ vừa không được để lung tung, nếu không, khi bị phát hiện sẽ bị xử tội.
Mặc. Quần áo ở Bắc Triều Tiên theo chế độ phân phối, công nhân một năm cấp hai bộ quần áo công tác, cán bộ, nhân viên kỹ thuật nói chung cứ ba năm được cấp một bộ complet vải, cán bộ trung cấp hai năm được phát một bộ như vậy, học sinh trung tiểu học cứ hai năm vào dịp ngày sinh của Kim Nhật Thành được tặng một bộ đồng phục. Do học sinh ỏ độ tuổi nảy cao lớn rất nhanh nên bố, mẹ thưòng phải cơi nới thêm quần áo. Mua quần áo, vải ở Triều Tiên đều phải có phiếu (tất nhiên có thể mua phiếu này tại chợ đen với giá rất cao). Giày dép do nhà nước cung cấp nhưng phải trả tiền, đây là một vấn đề lớn của dân Triều Tiên hiện nay vì giày dép cung cấp chỉ đi hai, ba tháng đã hỏng, đành phải mua chợ đen. Tất nhiên cán bộ, con em cán bộ nhất là cấp cao có thể đi giày tốt, cho nên tại Triều Tiên nhìn giày đi có thể đoán ra thân phận mỗi ngưòi.
Ăn. Bắt đầu từ năm 1957, Bắc Triều Tiên đã thực hiện chế độ phân phối thực phẩm, qui định khẩu lương của người lao động bình thường là 700 gr ngày, quân đội 800 gr, người già 500 gr. Nhưng từ năm 1973 lấy lý do dự trữ lương thực để chuẩn bị chiến tranh, khẩu lương mỗi loại người đều phải giảm 10%, năm 1987 lấy lý do chuẩn bị phong trào thanh niên thế giới đã tuyên bố khẩu lương mỗi loại người lại giảm thêm 10% nữa, nhưng sau khi phong trào thanh niên thế giới họp xong, vẫn giữ nguyên định lượng đã giảm. Bước vào những năm 90, định lượng khẩu lương đã mấy lần sửa đổi, năm 1994 định lượng khẩu lương hàng ngày của người lao động bình thường là 450 gr. Năm 1995 với lý do lụt lội, khẩu lương giảm một nửa, năm 1996 lại giảm 1/3 định lượng khẩu lương, hiện nay khẩu lương của mỗi người chỉ vào khoảng 100 gr/ngày. 100 gr khẩu lương/ngày thì không thể nào duy trì nổi cuộc sống, thế là Bắc Triều Tiên đề xuất: nhà nước giải quyết 1/3 khẩu lương, đơn vị giải quyết 1/3, cá nhân giải quyết 1/3. Những người làm việc ở đơn vị khá có thể nhận được từ đơn vị một số thực phẩm, người có tiền có thể mua thêm tại chợ đen, chỉ có những người không quyền thế, không tiền là phải đi đào hái rau củ dại, bóc vỏ cây. VTTH Bắc Triều Tiên đã rêu rao kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, ăn ít cơm có lợi cho tuổi thọ, rau củ dại là thức ăn nhiều dinh dưỡng, ăn nhiều có lợi cho sức khoẻ!
Tại Bình Nhưỡng và một vài thành phố lớn tình hình còn tạm được, các thành phố nhỏ, nơi xa xôi hẻo lánh tình hình rất xấu, người chết đói xuất hiện không ngừng. Tuy nhiên đời sống cán bộ cấp cao lại không có vấn đề, họ vẫn có cuộc sống hào nhoáng, xa xỉ.
Ở. Bắc Triều Tiên không cho phép cá nhân có nhà riêng, nơi ở do chính quyền, đơn vị cung cấp, chia làm 5 cấp. Cấp 1 là nơi ở của dân chúng, cấp 2 là của cán bộ bình thường, cấp 3 là của cán bộ cấp phòng và tương đương, cấp 4 là của cán bộ cấp Vụ, Cục, Giáo sư đại học, cấp đặc biệt là từ cán bộ cấp Thứ trưởng trở lên. Vấn đề lớn nhất của nơi ở là cung cấp điện, do không đủ năng lượng, mỗi năm Bình Nhưỡng phải cắt điện khoảng 200 lần, điện áp lại yếu nên đồ điện dùng trong nhà hầu như không sử dụng được. Để tiết kiệm điện, có nơi còn cấm dùng bàn là điện, lò điện. Ở Bình Nhưỡng, sợ tổn hại hình tượng quốc gia người ta đã cấm phơi quần áo ngoài cầu thang, lan can…nhà, mà buộc phải phơi quần áo trong phòng cho đến khô.
Đi. Diện tích thành phố Bình Nhưỡng không lớn nên xe đạp là phưong tiện đi lại thuận tiện, nhưng do Kim Nhật Thành sợ dòng người ngồi xe đạp như ở Bắc Kinh tổn hại hình tưọng của mình nên đã cấm dùng xe đạp trong nội thành Bình Nhưỡng và giải thích rằng xe đạp là công cụ giao thông của các quốc gia lạc hậu. Bắc Triều Tiên chỉ dùng ô tô công cộng. Thế nhưng ra khỏi Bình Nhưỡng sẽ thấy rất nhiều xe đạp. Tuy vậy giá xe đạp khá đắt, được coi là của báu trong nhà, có câu nói: mượn vợ thì được chứ không mượn xe đạp được. Để đề phòng mất trộm xe đạp, dù ở nhà cao tầng, chủ nhân vẫn vác xe lên tận cao.
Bắc Triều Tiên chỉ có một đường cao tốc, nhưng số lượng xe qua lại rất ít, trung bình khoảng 20 phút mới gặp một xe. Công cụ đi du lịch đường dài ở Bắc Triều Tiên chỉ có xe lửa. Theo diện tích Bắc Triều Tiên, đến bất kỳ nơi nào chỉ cần ngồi xe lửa một ngày là tới, nhưng ở đây tình hình xe lửa đến chậm giờ khiến người ta kinh ngạc, chậm một, hai ngày được coi là đúng giờ, chậm ba, năm ngày được coi là bình thường, chậm mười ngày cũng chẳng coi là việc kỳ lạ, cho nên muốn đi du lịch bằng xe lửa cần mang theo nửa tháng khẩu lương
Vui chơi giải trí. Do sợ dân chúng nghe được đài phát thanh nước ngoài, nên các máy thu thanh do Triều Tiên bán chỉ có thể thu được các đài trong nước. Nếu có máy thu thanh của nước ngoài thì phải mang tới công an cải tạo, để không nghe được đài nước ngoài. Đài phát thanh Triều Tiên một ngày chỉ phát vài giờ, về cơ bản chỉ có nội dung ca ngợi cha con họ Kim, ngoài ra chỉ có tin trong nước, về cơ bản không có tin thế giới. Tỷ lệ phổ cập VTTH tại Triều Tiên rất thấp.
Vui chơi giải trí phổ biến nhất tại Bắc Triều Tiên là xem điện ảnh, trung bình mỗi người dân mỗi năm xem 10 bộ phim. Ngoài ra xiếc người và xiếc thú cũng là thú vui giải trí khá phổ biến. Đáng chú ý là vào dịp ngày sinh của cha con họ Kim đều có những hoạt động chúc mừng rất lớn, và đó cũng có thể coi là một hoạt động vui chơi giải trí của người dân Bắc Triều Tiên
DD D
bai cụ hay quá . ước gì nhân dân btt lât đổ cái gia đình trị đi và đập được cái tượng mà nhân dân cứ phải cùi mình vì nó
 

theanh_vnpt

Xe điện
Biển số
OF-16358
Ngày cấp bằng
15/5/08
Số km
2,522
Động cơ
526,749 Mã lực
Nơi ở
57 Huỳnh Thúc Kháng
Triều Tiên hạn chế người nước ngoài sử dụng điện thoại

22/02/2011 08:39 (VTC News) – Từ ngày 1/1/2011người nước ngoài đến Bắc Triều Tiên trong thời gian ngắn như đi thăm quan du lịch, thăm người thân, bạn bè, đi công tác sẽ bị cấm sử dụng dịch vụ điện thoại di động để gọi đi các nước khác.
Như vậy, từ ngày 1/1/2011 chỉ có những người nước ngoài làm việc ở Bắc Triều Tiên trong thời gian dài mới được phép sử dụng điện thoại di động để gọi đi quốc tế, số những người nước ngoài còn lại sẽ bị cấm sử dụng dịch vụ này.


Hiện vẫn chưa rõ là đạo luật mới này của Bắc Triều Tiên có áp dụng cho các cuộc điện thoại của người nước ngoài gọi đi trong nước hay không và làm thế nào để kiểm soát, hạn chế người nước ngoài sử dụng dịch vụ của điện thoại di động.


Hãng tin Kyodo tiết lộ, quyết định áp dụng đạo viễn thông mới đối với người nước ngoài đã được thông qua vào cuối năm 2010 nhưng gần đây mới có hiệu lực vì ảnh hưởng của làn sóng biểu tình ở Trung Đông, trong đó đóng vai trò quan trọng chính là điện thoại di động.



Theo luật hiện hành, tất cả những người nước ngoài, bao gồm cả quan chức ngoại giao khi tới Bắc Triều Tiên đều phải gửi lại điện thoại di động của mình ở sân bay và chỉ có thể nhận lại chúng khi rời khỏi nước này.


Để tiện cho quá trình công tác và làm việc tại Bắc Triều Tiên, nước này cho phép hoạt động dịch vụ cho thuê điện thoại di động do một công ty viễn thông của Bắc Triều Tiên và Ai Cập cùng chịu trách nhiệm quản lý.


Khi sử dụng điện thoại di động này, người nước ngoài có thể gọi cho nhau trong nước và quốc tế, song lại không thể kết nối với số điện thoại di động hay cố định của công dân Bắc Triều Tiên.
 

Thomas Müller

Xe hơi
Biển số
OF-75954
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
115
Động cơ
422,460 Mã lực
Nơi ở
Văn Giang - Hưng Yên
Ám ảnh. Em chưa bao giờ có cảm giác này sau khi đọc và xem một bài viết, bức ảnh nào trong đời. Thật khủng khiếp!
 

dang552003

Xe đạp
Biển số
OF-22398
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
48
Động cơ
495,620 Mã lực
coi tiếp 7 phần Đề nghị bà con bấm vào chữ cc đổi màu đỏ thì sẽ ra chữ Việt

Bình Nhưỡng đang là thủ đô của nhũng chuyện kỳ quặc, không giống ai.

Màn kịch cha truyền con nối kiểu triều đình phong kiến lại diễn ra, ông Kim Il Sung được coi là người khai sinh ra chế độ Dân chủ Nhân dân Triều Tiên truyền ngôi lãnh tụ tối cao cho con trai Kim Jong Il, và nay ông này lại chỉ định người sẽ thay ông làm lãnh tụ tối cao là cậu con trai thứ 3 mới 27 tuổi, tên là Kim Jong Un.

Việc kế thừa như trên là một chuyện khó thể tưởng tượng nổi ở thế kỷ 21, là một trò nhố nhăng của một nhà nước tự nhận là cộng sản, là theo chủ nghĩa Mác – Lênin, từng là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa, do 2 ************* Liên Xô và Trung Quốc cầm đầu.

Thật ra cái tên, danh xưng của chế độ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân đã không thích hợp, mang tính chất lố bịch rồi. Cộng hòa mà độc tài, Dân chủ mà dân không mảy may có quyền, Nhân dân mà dân chỉ là nô lệ kiểu mới.

Kỳ quái hơn nữa là ông bố phong luôn cho ông con lên làm đại tướng 4 sao, trong khi chưa qua cấp lính tráng, hạ sỹ quan, sỹ quan cấp úy, tá, hay thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, nghĩa là nhảy một phát qua 12 bậc, mà không có một chiến công gì.

Cũng là dị hợm khi cậu bé con bụ bẫm, mặt còn búng ra sữa, nghiễm nhiên thành ủy viên trung ương đảng Lao động Triều Tiên, và ngay sau đó là Phó chủ tịch **** ủy Quân sự trung ương, trong khi ông bố của cậu ta là Chủ tịch.

Chuyện quái đản này cực kỳ nguy hiểm cho Bắc Triều Tiên, cho cả bán đảo Triều Tiên, cho châu Á và toàn thế giới, khi Bắc Triều Tiên nhiều lần khoe và dọa thiên hạ rằng họ đã thử bom hạt nhân và đang có sẵn loại vũ khí này trong tay.

Lại thêm một trò quái gở độc đáo khác là ông Kim Jong Il phong luôn quân hàm Đại tướng 4 sao cho cô em gái là bà Kim Kyong Hui, 64 tuổi, ủy viên Bộ chính trị đảng Lao động, vốn phụ trách ngành công nghiệp nhẹ.

Điều rất đáng chú ý ở Bắc Triều Tiên là không khí cực kỳ căng thẳng ở vùng giới tuyến giáp Nam Triều Tiên và gần như thiết quân luật ở Bình Nhưỡng, cũng như biên giới bị khóa chặt ở phía Bắc giáp với Trung Quốc và Nga, suốt từ khi chuẩn bị cho cuộc họp Đại hội đảng, 44 năm mới có một lần (từ năm 1966). Họ lo sợ rằng những trò bịp bợm trên vấp phải sự phản ứng ngầm, hay có thể dữ dội của nhân dân, quân đội, binh sỹ…

Thật khó hình dung nhận thức, tâm tư, suy nghĩ của người dân Bắc Triều Tiên ra sao trước nhũng trò hề quái đản, không giống ai trên đây. Trong cung đình, người ta dấu kỹ không cho xuất hiện 2 cậu anh ruột của cậu em út Kim Jong Un, vì ai cũng biết cậu con cả của ông Kim Jong Il là Kim Jong Nam đã được ông chọn trước tiên cách đây 5 năm, nhưng vì ông con này đã phạm kỷ luật, đi sang chơi Nhật Bản bằng hộ chiếu giả chỉ để tham quan khu Disneyland ở Tokyo, nên bị bố rầy la và cho ra rìa. Ba anh em ghen tỵ nhau về ngôi báu có thể làm loạn cung đình.

Nhân đây xin kể lại vài chuyện tôi từng tai nghe mắt thấy trên đất Bắc Triều Tiên hồi 1988, khi đến Bình Nhưỡng dự cuộc họp quốc tế Các nước không Liên kết trong 1 tuần lễ. Đây là đất nước của những điều cực đoan trái ngược.

Nhìn bề ngoài thoáng qua, Bình Nhưỡng sạch, đẹp, cờ, hoa, không rác, bụi, là thiên đường, không một thủ đô nào khác sánh kịp. Toàn thể học sinh đi học bằng xe bus, mặc đồng phục lụa hoa màu, cặp sách, khăn quàng đỏ, sách vở bút nhà nước cấp phát; đường phố luôn có người quét dọn, lau chùi; tất cả cửa hàng đều mậu dịch quốc doanh hết, mua bằng tem phiếu. Khách sạn 95 tầng, không được cao hơn Tháp ngọn lửa Chuche - Tự Chủ - của ông Kim Il Sung, có thể lên thăm bằng thang máy.

Có những cuộc múa tập thể 2.000 nam, 2.000 nữ, giải lụa hồng như tiên sa, nhịp nhàng với giàn nhạc giao hưởng 800 nhạc công, trong ánh sáng của 500 ngọn đèn chiếu đủ màu.

Các quan chức cấp cao có khu ở riêng, cửa hàng riêng. Xe trong khu dinh thự trung ương ra, có 2 xe môtô hộ tống là Ủy viên trung ương, 4 xe hộ tống là Ủy viên Bộ chính trị, 6 xe là lãnh tụ, mọi người dân đều phải dừng chân, cúi đầu, chờ cho đoàn xe đi qua mới được đi tiếp.

Một trò lừa bịp khó quên là các xe bus công cộng, các máy thu thanh, truyền hình…dù là của Nhật, Đức, Pháp, Mỹ, Anh…mang nhãn hiệu các nước, đều bị gỡ ra, thay bằng nhãn Triều Tiên tuốt luốt, như Thiên Lý Mã, Bạch Đầu Sơn, Hoa Mẫu Đơn, Nhảy Vọt, Núi Kim Cương, Doutchjé…Một kiểu ăn cắp tên sống sượng, được biết là họ bỏ tiền ra mua danh hiệu, có bồi thường để lấy le hão cho mình. Khách nước ngoài thấy vậy chỉ bịt mũi, và cười…

Ra khỏi các thành phố là nông thôn xơ xác, nhà đất lợp lá, nông dân trong mùa lạnh lội ruộng không có ủng, dân đắp đê đội sọt đất trên đầu. Mấy anh phiên dịch kể lể rỉ tai, nói lên sự thật: có trận đói chết hàng chục vạn, có khi hàng triệu; an ninh rình mò khắp; không được tự do ăn nói, bố mẹ, vợ chồng, anh chị em cũng phải cảnh giác nhau, giữ mồm giữ miệng, hở ra bất mãn là đi tù; ai cũng muốn trốn ra khỏi nước, nước nào cũng được.

Họ kể các kiểu thủ tiêu, trừ khử mạng người lạnh lùng, sạch trơn, dù là bà Park Yong Ai, một công thần của đảng, dù là Đại tướng Kim Chang Bong từng là bộ trưởng quốc phòng, biến mất tăm cùng cả gia đình, họ hàng, bè bạn thân, không có tòa án, không có xét xử, cũng không có một dòng tin trên báo đài. Biến mất không vết tích, lý do, chỉ thấy không được nhắc đến nữa, không còn tin, ảnh trên báo đài, thế là tự hiểu, không một ai dám tò mò dò hỏi, thắc mắc, sẽ mang họa vào thân.

Sự lố lăng, độc ác đạt đến độ tuyệt đối vậy. Cho nên Bắc Triều Tiên 22 triệu dân, có 25 vạn tù chính trị, trong 600 nhà tù khắc nghiệt nhất trần gian.

Bắc Triều Tiên là nước kín mít nhất. Toàn dân không ai có điện thoại di động; đó là đồ quốc cấm.

Bắc Triều Tiên đang lên gân. Quân đội báo động đỏ. Một đội Cận vệ Đặc biệt nhằm bảo vệ nhóm lãnh tụ và gia đình được tăng cường. Họ rất lo những xáo trộn tâm tư trong nôị bộ, những cuộc đảo chính lớn nhỏ có thể xảy ra. Gần trăm viên tướng già, trẻ, tại chức hay nghỉ hưu, có thật lòng cúi rạp đầu vâng dạ 2 đại tướng mới được phong một cách lố bịch, một phụ nữ và một cậu bé con, đang còn i tờ về quân sự! Họ không thể không cười thầm, cay đắng, và lo.

Ai mà không lo, khi tin tức lọt ra cho biết bà đại tướng Kim Kyong Hui tính khí thất thường, từng bướng bỉnh, một mực đòi cưới ông Jang Song Thaek dù cho cha bà là ông Kim Il Sung không đồng ý, và cậu đại tướng Kim Jong Un đã ngổ ngáo từ khi mới 7 tuổi, dám cầm lái chiếc xe Mercedes, biết nốc rượu từ khi lên mười, và học hành dang dở, chỉ hết trung học phổ thông ở trường Berne - Thụy Sĩ, không sao kiếm được mảnh bằng cử nhân, chỉ qua trường quân sự trong nước để nhận lon đại tướng. Cậu đại tướng trẻ nhất thế giới, xưa và nay, lại chỉ có 2 sở thích, ăn sushi của Nhật và chơi games – trò chơi - trên computer. Mà game ly kỳ hấp dẫn nhất là trò chiến tranh hạt nhân trên máy.

Việc gì sẽ xảy ra khi 2 cô cháu ruột đều là đại tướng, đều có quyền uy chiến tranh tối thượng, đặt ngón tay trên nút bấm phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, chĩa sang Nhật, xuống Nam Triều Tiên hay theo hướng nào khác? Khi nổi một cơn giận đời, trong một cuộc khủng hoảng quốc tế? Như vụ chiếc tàu Cheonan bị họ ngang nhiên bắn chìm vừa qua? Ai biết trước được.

Xin mọi người chớ có coi thường, thờ ơ.

http://www.youtube.com/watch?v=Ifpo6McYzEc
http://vi.wikipedia.org/wiki/Triều_Tiên
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên
 
Chỉnh sửa cuối:

thebluesea

Xe tải
Biển số
OF-52882
Ngày cấp bằng
15/12/09
Số km
299
Động cơ
455,500 Mã lực
Website
ptsc.com.vn
Các kụ thấy Mao Khựa nó thâm ko? VN và TT cùng hoàn cảnh lịch sử mà VN thống nhất đc trong khi TT vẫn nồi da xáo thịt. Cũng may VN có Cụ Hồ sáng suốt nhìn ra đc dã tâm của khựa.
 

mất gương

Xe điện
Biển số
OF-29719
Ngày cấp bằng
22/2/09
Số km
2,287
Động cơ
500,190 Mã lực
Các kụ thấy Mao Khựa nó thâm ko? VN và TT cùng hoàn cảnh lịch sử mà VN thống nhất đc trong khi TT vẫn nồi da xáo thịt. Cũng may VN có Cụ Hồ sáng suốt nhìn ra đc dã tâm của khựa.

công nhận cụ hồ đã đoán chước được mao khựa . cũng may hồi đó cụ chả lời luôn là nhân dân việt nam sẽ tự chiến đấu để thống nhất đất nước ko cần quân tình nguyện , chứ ko giờ cũng như btt thì nhân dân mình cũng đang nấu cháo cỏ và đi xe đạp của khưa chợ giúp kinh tế như btt lăm các cụ nhỉ
 

tia sang

Xe tải
Biển số
OF-27109
Ngày cấp bằng
8/1/09
Số km
256
Động cơ
488,282 Mã lực
Đường phố như Singapore đẹp và sạch quá, hơn VN bây h chứ sao lại so sánh với thập kỷ 7,80
 

congtuanhtrang

Xe buýt
Biển số
OF-83124
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
538
Động cơ
418,000 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Gần gò các cụ ah
Vừa qua em may mắn có dịp đi công tác bên Cộng hòa DCND Triều Tiên - xin hầu các cụ một số hình ảnh về chuyến đi để các cụ nghía cho vui.
Nói chung là em không có năng khiếu về văn chương, chỉ cố gắng biết gì thì kể đấy để các cụ không có dịp sang đó hiểu thêm phần nào về đất nuớc này... thực tế thì cũng có khá ít người được vào TT ạ.

Báo cáo các cụ là em khởi hành đúng vào hôm hội FUNS họp tại bia Hiếu béo, sau 1 dàn hét hò rồi bồi tiếp 1 dàn bia nữa - phê lòi... cứ tửng là 8h30 tối khởi hành.... về xem lại vé thì lại là 8h30 ngày hôm sau...may quá... về nằm vật ngay tại cửa nhà!
Khởi hành từ Nội Bài, đầu giờ chiều em đến sân bay Bắc Kinh, nhà ga T3. Phải nói là nhà ga t3 xây dựng phục vụ Olympic BK 2008 nên hoành tá tràng thật.


Do hôm sau mới bay đi Bình Nhưỡng nên em té về Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh để nghỉ. Đại lộ từ sân bay về Trung tâm TP cực rộng và thoáng. Taxi chạy toàn trên 100 km/h. Em đang lớ ngớ ở sân bay chưa biết gọi taxi thế nào thì có 1 bác người Việt đi đón vợ từ VN sang cho đi nhờ cùng, may quá.

(có cả Kia Caren kìa các cụ ơi :D)
Đến sứ quán VN, liên hệ người quen rồi nhận phòng, tối chị nhà ăn dọn cho 1 suất em cứ tưởng là cho 3-4 người ăn.

(Các cụ nhìn kỹ các bát đĩa nhé, có hình quốc huy hẳn hoi... đã cụ nào được ăn đồ bát đĩa hịn thế chưa nhẩy)
Chị nhà ăn động viên,,, suất 28 tệ đấy, cố gắng ăn cho hết... lúc sau còn thế này ợ:

Hôm sau xuất phát đi Bình nhưỡng (Pyongyang).

Sau gần 2 giờ bay thì em đặt chân đến sân bay Pyongyang Airport. Với tâm trạng khá háo hức khám phá một đất nước có lịch sử tương đồng với Việt nam và bối cảnh hiện tại gần giống nước ta vào những năm 80 của thập kỷ trước - thời chúng ta còn trong giao đoạn bao cấp, kế hoạch hóa tập trung và chế độ Hợp tác xã.

Hình ảnh đập vào mắt em đầu tiên là cái sân bay be bé nhưng có 1 tấm ảnh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành to đùng (sau này mới thấy, ở đâu đâu trên đất nước này cũng có ảnh, tượng,... của nhà lãnh đạo cách mạng TT). Nhìn một lượt xung quanh sân bay, có hơn chục chiếc máy bay cỡ nhỏ của Hãng hàng không quốc gia Air Koryo đậu trong không gian thanh vắng của sân bay.

Em tạm nghỉ tay tý... tối lại up tiếp hầu các cụ!
cái này nóng hơn cả thời sự ..các bác nhỉ
 

congtuanhtrang

Xe buýt
Biển số
OF-83124
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
538
Động cơ
418,000 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Gần gò các cụ ah
Đường phố như Singapore đẹp và sạch quá, hơn VN bây h chứ sao lại so sánh với thập kỷ 7,80
cụ nhầm ah...ở vn bg cũng có nhiều đường đẹp hơn sing nhiều lắm......Đại lộ thăng long đó
 

hellangel

Xe tăng
Biển số
OF-31044
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
1,320
Động cơ
492,819 Mã lực
Đường to là để bác Kim chạy xe cho thoáng mờ!=))
 

phutrong

Xe hơi
Biển số
OF-81854
Ngày cấp bằng
4/1/11
Số km
129
Động cơ
415,120 Mã lực
Mo Lâu nay em cũng tò mò về nước Triều Tiêu này, quá ít hình ảnh về nó. Cám ơn bác chủ thớt nhé. mà cũng sợ bác luôn đấy. Trước giờ đi công tác mà ăn nhậu bét nhè. Hên là ngày hôm sau mới đi chứ ko thì lên quậy tưng cả máy bay ấy chứ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top