Theo ý kiến cá nhân của mình, thì sẽ ko có làn sóng vỡ nợ, mà chỉ có một đợt khủng hoảng nhỏ vừa vụt qua, là vì:
1. Tiền lưu động trong người dân nhiều,
2. Chính phủ kiểm soát tốt lãi suất ngân hàng, -> ko để vượt và thả nổi lãi suất như 2008, cứ dễ thẩm định hồ sơ thì lãi suất lại tăng lên có thể lên đến 15-20%/năm, vô cùng hỗn loạn,
3. nhà đầu tư thời điểm 2020 cũng tỉnh táo hơn, có kiến thức sâu về bất động sản -> khác với thời điểm 2008, các nhà đầu tư mua theo đám đông(các bác chạy xe taxi thời đó, có trong tay 50-100tr là đi xếp hàng mua bđs đc rồi), hoặc mua đơn giản vì họ biết họ mua giá ảo, nhưng vẫn bán chênh được cho người sau (do Cầu vượt Cung, dành nhau mua, người mua sau dám kỳ vọng bán lấy lời và rút êm). cho đến khi KT thế giới xảy ra khủng hoảng, nguồn tiền từ các khách hàng tiếp sau ko quay về thị trường(họ giữ lại để lo cty của họ), thì những người ôm sau cùng lúc đó là người lãnh đạn, bởi giá đã vượt khỏi giá thực tế gấp vài lần, họ phải bán tháo để cắt lỗ - đặc biệt là những người mua theo tâm lý đám đông, lướt sóng, vay ngân hàng, chính vì vậy thời điểm đó là thị trường chết rất nặng.
- Nhà đầu tư hiện tại, ngoài việc nhiều kiến thức hơn, tỉnh táo hơn, thì họ cũng mua bđs bằng tiền mặt, chứ ko có vay ngân hàng, nên ko dễ gì có chuyện họ xã hàng chạy lỗ, nên thị trường KHÓ mà vỡ,
- Mà với đặc tính của bđs, thì sau một thời gian sẽ lại tăng rất tốt, nên anh/chị nào tích trữ đất đai thì kiểu gì cũng lời thôi.
- Chưa nói đến việc, Kinh tế TG đang tái thiết lại nguồn cung, VN cũng có mặt trong cuộc chơi lớn này,
hiện tại, ngay trước mắt thì VN chưa thực sự nổi bật, nhưng nếu Chính Phủ có thể chuẩn bị tốt cùng với biểu hiện xuất sắc trong đợt kiểm soát Covid19, thì về trung hạn, Kinh tế nói chung và BĐS VN nói riêng,là một điểm đến lý tưởng cho cả nhà đầu tư VN và cả nhà đầu tư Tay To trên thế giới.
)