Em đi bảo tàng Không Quân !!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
ảnh Bác Hồ (l)












cờ tổ quốc :6:





 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
















điếu cầy bằng nhôm - bật lửa - ống nhòm - ví da (l)






















 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Về chiến đấu cơ tuyệt hảo nhất nhưng cũng đắt tiền nhất cũa thế giới hiện nay

F-22 Raptor













Những chiếc F-22 đang được lắp ráp tại Lokheed Martin








Hai chiếc F-22, chiếc bên trên là chiếc EMD F-22, Raptor 01 đầu tiên được chế tạo


Thông tin cơ bản:

Kiểu: Máy bay chiến đấu tàng hình
Hãng sản xuất: Lockheed Martin Boeing
Chuyến bay đầu tiên 15 tháng 12-2005
Được giới thiệu 19 tháng 11-1990
Tình trạng: đang hoạt động
Khách hàng sử dụng chính: Không lực Hoa Kỳ
Chi phí dự án: 70 tỷ đô la Mỹ (2005)
Chi phí máy bay 130 triệu đô la Mỹ / 1 chiếc (2007)
Được phát triển từ F-15 Eagle
Những phương án tương tự X-44 MANTA, FB-22


Lockheed Martin F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4. Ban đầu nó được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Xô viết, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu. Với giai đoạn phát triển bị kéo dài, nguyên mẫu loại máy bay này được định danh YF-22, sau đó là F/A-22 trong suốt ba năm trước khi chính thức phục vụ Không lực Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2005 với tên chính thức F-22A. Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí, và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp.

Hợp đồng máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại (ATF) là một chương trình thuyết minh và công nhận giá trị được thực hiện bởi Không lực Hoa Kỳ nhằm phát triển một loại máy bay chiến đấu thế hệ mới giành ưu thế trên không tuyệt đối đương đầu với những mối đe dọa mới xuất hiện trên thế giới, như việc phát triển và tăng cường lớp máy bay chiến đấu Su-27 ''Flanker'' của Nga.

Năm 1981, Không lực Hoa Kỳ đã cảm thấy sự cần thiết phải sở hữu một loại máy bay chiến đấu hiện đại mới nhằm thay thế cho loại F-15 Eagle. Mục đích chương trình yêu cầu loại máy bay chiến đấu chiến thuật phải được tích hợp các kỹ thuật mới ra đời gồm vật liệu hợp kim và composite, hệ thống điều khiển bay bằng dây dẫn (fly-by-wire), hệ thống động cơ mạnh, khả năng bị phát hiện thấp, hay kỹ thuật tàng hình.

Một yêu cầu đề xuất được đưa ra tháng 7 năm 1986, và hai nhóm nhà thầu, Lockheed/Boeing/General Dynamics và Northrop/McDonnell Douglas được lựa chọn vào tháng 10 năm 1986 nhằm thực hiện giai đoạn thuyết minh/công nhận giá trị dài 50 tháng, đỉnh điểm của chương trình là cuộc thử nghiệm hai nguyên mẫu, chiếc YF-22 và YF-23 Black Widow.






Hai chiếc YF-23 Black Widow đang bay thử nghiệm


Sau bốn cuộc tranh tài trực tiếp, tháng 8 năm 1991, chiếc YF-22 được tuyên bố chiến thắng và Lockheed được trao hợp đồng phát triển và chế tạo loại Máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại mới.

Lịch sử

Được dự định để trở thành loại máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại hàng đầu Hoa Kỳ trong nửa đầu thế kỷ 21, Raptor là loại máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới với giá trị khoảng 120 triệu đô-la Mỹ mỗi chiếc, hay 361 triệu mỗi chiếc nếu tính cả chi phí phát triển. Tới tháng 4 năm 2005 tổng chi phí cho chương trình phát triển và chế tạo ít nhất là 70 tỷ đô-la Mỹ, và số lượng máy bay chế tạo đã giảm xuống còn 438 chiếc, sau đó là 381, và hiện còn 180, so với số lượng dự định ban đầu là 750 chiếc . Một phần nguyên nhân của sự giảm sút nhu cầu là do chiếc F-35 Lightning II sử dụng hầu hết các kỹ thuật áp dụng trên chiếc F-22, nhưng có chi phí dễ chịu hơn nhiều. Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết chi phí cho những kỹ thuật đó chỉ thấp khi áp dụng cho chiếc F-35 bởi chúng đã từng được phát triển cho chiếc F-22. Nếu F-22 không được nghiên cứu, các chi phí cho những kỹ thuật đó để áp dụng cho chiếc F-35 sẽ cao hơn rất nhiều.

YF-22 ''''Lightning II''''





YF-22 Prototype hay tiền thân của F-22 Raptor



YF-22 là một máy bay phát triển dẫn tới chiếc F-22; tuy nhiên có rất nhiều sự khác biệt giữa YF-22 và F-22. Tái bố trí buồng lái, thay đổi cấu trúc, và nhiều thay đổi nhỏ khác là sự khác biệt giữa hai kiểu.[5] Thỉnh thoảng, trên ảnh chụp hai chiếc này thường bị lẫn với nhau, thường ở những góc chụp khó nhìn thấy một số đặc điểm. Ví dụ, một số chiếc F-22 ống hở một đầu mà mọi người coi là chỉ có trên chiếc YF-22 (như tại bức ảnh phần cuối bài). YF-22 ban đầu được Lockheed đặt cái tên không chính thức là "Lightning II", và tồn tại mãi tới giữa thập kỷ 1990. Trong một thời gian ngắn, chiếc máy bay cũng được gọi bằng những tên "SuperStar" và "Rapier". Chiếc F-35 sau này nhận được cái tên Lightning II ngày 7 tháng 7, 2006.[6]

Nguyên mẫu YF-22 đã chiến thắng trong cuộc thi trình diễn bay trước chiếc YF-23 Black Widow của Northrop/McDonnell-Douglas để giành hợp đồng Máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại. Tháng 4 năm 1992, trong cuộc bay thử sau khi đã giành được hợp đồng, mẫu YF-22 đầu tiên đã đâm xuống đất khi hạ cánh tại Căn cứ Không quân Edwards ở California. Phi công thử nghiệm, Tom Morgenfeld, vô sự và nguyên nhân vụ đâm này được cho là tại lỗi phần mềm kiểm soát bay, cho phép tạo ra một dao động cảm ứng bởi phi công (pilot-induced oscillation).


F-22 Raptor tới F/A-22 và quay trở lại

Mô hình sản xuất được đặt tên chính thức là "F-22 Raptor" khi chiếc máy bay đầu tiên hoàn thành được đưa ra giới thiệu ngày 9 tháng 4, 1997 tại Lockheed Martin, Marietta, Georgia. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra ngày 7 tháng 9, 1997.








Chiếc F/A-22 hoàn tất việc lắp ráp và bắt đầu công đoạn sơntại Lockheed Martin



Tháng 9 năm 2002, các vị chỉ huy không quân đã thay đổi dãy định danh của Raptor thành F/A-22. Dãy định danh mới, bắt chước kiểu chiếc F/A-18 Hornet của Hải quân Hoa Kỳ, với mục đích nhấn mạnh các kế hoạch nhằm tạo cho chiếc Raptor khả năng tấn công mặt đất khi cuộc tranh cãi về sự phù hợp của loại máy bay phản lực đắt tiền này đang diễn ra gay gắt. Sau này nó được đổi lại đơn giản còn F-22 ngày 12 tháng 12, 2005. Ngày 15 tháng 12, 2005, chiếc F-22A bắt đầu đi vào phục vụ.


Sản xuất

Chiếc F-22 đầu tiên được chuyển giao cho Căn cứ Không quân Nellis, Nevada, ngày 14 tháng 1, 2003. Cuộc Thử nghiệm và Đánh giá Ban đầu F-22 thứ nhất diễn ra ngày 27 tháng 10, 2004. Tới cuối năm 2004, 51 chiếc Raptor đã được đưa vào sử dụng và 22 chiếc nữa đã được đặt hàng với ngân sách năm 2004. Vụ tai nạn đầu tiên của chiếc F-22 sản xuất hàng loạt diễn ra tại Căn cứ Không quân Nellis ngày 20 tháng 12, 2004, khi máy bay đang cất cánh. Phi công đã thoát nạn an toàn chỉ vài giây trước vụ va chạm. Cuộc điều tra tại nạn cho thấy một sự ngắt quãng năng lượng ngắn khi động cơ tắt trước khi bay là nguyên nhân khiến hệ thống kiểm soát bay hoạt động không chính xác. Dữ liệu kỹ thuật của chiếc máy bay này đã được sửa đổi nhằm tránh các tai nạn tương tự trong tương lai. Các quan chức Không lực Hoa Kỳ đang có kế hoạch tái sử dụng những thứ còn sót lại của chiếc máy bay này vào một khung máy bay mới.









Sử dụng

Không lực Hoa Kỳ ban đầu dự định đặt hàng 750 chiếc, và việc sản xuất sẽ bắt đầu vào năm 1994. Cuộc điều tra máy bay chính năm 1990 đã sửa đổi kế hoạch còn 648 chiếc bắt đầu vào năm 1996. Con số này lại một lần nữa thay đổi vào năm 1994, khi chỉ còn 442 chiếc dự định đưa vào phục vụ vào năm 2003 hay 2004. Một báo cáo trong năm 1997 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giảm con số mua còn 339. Năm 2003, Không quân nói rằng chi phí hiện tại do Quốc hội cấp khiến con số giảm còn 277 chiếc. Năm 2006, Ngũ Giác Đài nói rằng họ sẽ mua 183 chiếc, để tiết kiệm ngân sách 15 tỷ đô-la nhưng sẽ tăng chi phí cho mỗi chiếc. Kế hoạch này trên thực tế đã được Quốc hội thông qua dưới hình thức một kế hoạch mua bán trong nhiều năm, và vẫn để ngỏ khả năng mua thêm máy bay so với con số trên. Tổng chi phí cho chương trình vào năm 2006 đã là 62 tỷ đô-la. Lockheed Martin đã nói rằng họ cần biết thông tin về số lượng mua chính xác vào năm tài chính 2009 nhằm có kế hoạch đặt hàng những linh kiện cần nhiều thời gian chế tạo.










Tháng 4 năm 2006, chi phí cho mỗi chiếc F-22A được Văn phòng kiểm toán chính phủ ước tính là 361 triệu đô-la mỗi chiếc. Chi phí này phản ánh tổng giá chi cho chương trình F-22A chi cho số lượng những chiếc Không quân Hoa Kỳ dự định mua. Thêm nữa, Không quân Hoa Kỳ đã đầu tư tới 28 tỷ đô-la vào việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm chiếc Raptor. Số tiền này được coi là "chi phí không có khả năng bù đắp," đã được tiêu và tách biệt khỏi khoản tiền sẽ được sử dụng cho việc chế tạo trong tương lai, gồm cả việc có được một bản sao của chiếc máy bay phản lực.

Tới lúc tất cả 183 đều đã được mua, khoảng 28 tỷ đô-la đã được chi cho nghiên cứu và phát triển với khoản 34 tỷ đô-la nữa chi để mua loại máy bay này. Điều này khiến chi phí cho mỗi chiếc gồm cả chi phí cho chương trình lên tới 339 triệu đô-la. Giá thành hiện nay để chế tạo mỗi chiếc F-22 nữa trong khoảng 120 triệu đô-la (kể cả tiền lãi). Nếu Không quân Hoa Kỳ hiện đã có thêm hơn 100 chiếc F-22 nữa, mỗi chiếc sẽ có giá chưa tới 117 triệu đô-la và sẽ tiếp tục giảm nếu số lượng đặt hàng tăng lên.[10]

Chiếc F-22 không phải là loại máy bay đắt tiền nhất so với giá khoảng 2,2 tỷ đô-la mỗi chiếc của loại B-2 Spirit; dù chi phí tiền lãi dưới 1 tỷ đô-la. Dù sao, những đơn đặt hàng loại B-2 đã giảm từ con số hàng trăm xuống vài chục khi Chiến tranh lạnh chấm dứt vì thế đơn giá mỗi chiếc tăng chóng mặt. Chiếc F-22 sử dụng ít vật tư hấp thụ radar so với chiếc B-2 hay F-117 Nighthawk, vì thế mọi người hy vọng chi phí bảo dưỡng cho nó cũng sẽ thấp hơn.

Vào ngày 31 tháng 7-2007, Lockheed Martin nhận được đơn đặt hàng 60 chiếc F-22 trong nhiều năm trị giá tổng cộng 7,3 tỷ đô-la. Hợp đồng này nâng số lượng máy bay F-22 được đặt hàng lên 183 chiếc và kéo dài việc sản xuất đến năm 2011.






F-22A Raptors trên bầu trời bang Utah 10/2005


Những đề xuất xuất khẩu


Giống như nhiều chiếc máy bay chiến đấu chiến thuật khác trong quá khứ, cơ hội xuất khẩu loại máy bay này không hiện hữu vì việc bán loại F-22 bị luật liên bang ngăn cấm. Một lần trong thập niên 1970, khi chiếc F-16 loại mới thời đó cũng gặp phải nhiều điều luật ngăn cấm. Tuy nhiên, không cần đếm xỉa đến chúng, một số ít nước đồng minh đã được xem xét xuất khẩu vì đây là một chương trình nhạy cảm và tốn kém. Đa số những khách hàng hiện tại mua máy bay chiến đấu Hoa Kỳ, hoặc đã mua những thiết kế kiểu cũ như F-15 hay F-16 đang đợi để được mua loại F-35 mới hơn, loại máy bay này được tích hợp đa số các tính năng kỹ thuật của F-22 nhưng được thiết kế với chi phí rẻ hơn và linh hoạt hơn.

Gần đây hơn Nhật Bản đã nhiều lần thể hiện mong muốn được mua những chiếc F-22A trong Chương trình thay thế máy bay chiến đấu cho Không quân Nhật Bản[ Air Force Plans to Sell F-22As to Allies ]. Nếu một sự kiện như vậy diễn ra, có lẽ đó sẽ là một biến thể xuất khẩu vẫn giữ bí mật hầu như toàn bộ các kỹ thuật điện tử và tính năng tàng hình tiên tiến. Tuy nhiên, một đề xuất như thế vẫn cần sự đồng thuận từ phía Ngũ Giác Đài, Bộ ngoại giao và Quốc hội Hoa Kỳ.








Một số nhà bình luận quốc phòng Australia đã đề xuất việc nước này mua loại F-22 thay vì loại F-35. Đề xuất này đã được Đảng Lao động Australia, đảng đối lập chính tại Australia, ủng hộ trong bối cảnh chiếc F-22 được chứng minh có khả năng rất cao trong khi loại F-35 vẫn đang trong quá trình phát triển . Tuy nhiên, Chính phủ Australia, đã loại trừ việc tìm cách mua F-22 bởi có lẽ nó sẽ không được phép xuất khẩu và không đáp ứng các yêu cầu của Australia về máy bay chiến đấu. Đánh giá này được Viện chính sách chiến lược Australia, là một cơ quan không đảng phái do chính phủ cấp ngân sách, ủng hộ với lý do rằng chiếc F-22 "không đủ khả năng đa dụng và có giá thành quá cao" đối với Australia.

Cũng trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, quan chức Không lực Israel (IAF), Chuẩn tướng Ze'ev Snir nói rằng: "Không lực Israel sẽ vui mừng được trang bị 24 chiếc F-22 nhưng vấn đề lúc này là phía Mỹ từ chối bán kiểu máy bay này, nó được treo giá 200 triệu đô-la."[ Israeli Plans to Buy F-35s Hitting Obstacles ]http://www.defenseindustrydaily.com/israel-plans-to-buy-over-100-f35s-02381/%20%5D


Quốc Hội Mỹ đã duy trì lệnh cấm bán F-22 Raptor ra nước ngoài trong cuộc họp liên tịch ngày 27 tháng 9 2006.[ Appropriators Approve F-22A Multiyear, But Not Foreign Sales ] Sau những cuộc bàn luận tại Washington vào tháng 12-2006, Bộ Quốc Phòng Mỹ báo cáo rằng F-22 sẽ không được bán ra nước ngoài

Miêu tả

Đặc điểm

F-22 được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt lần hai Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt. Hướng điều chỉnh luồng khí chỉ theo chiều lên xuống, với tầm thay đổi ±20 độ. Lực đẩy tối đa được bảo mật, dù đa số các nguồn tin cho rằng nó khoảng 35,000 lbf (156 kN) cho mỗi động cơ.






F-22 engine test: The two blue streams show the up/down vertical angle the engine can achieve.




A United Technologies Company
Cutaway of Pratt & Whitney F119 engine


Tốc độ tối đa được ước tính là Mach 1.72 khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí ngoài; khi sử dụng các buồng đốt hai lần, tốc độ "lớn hơn Mach 2.0" (2,120 km/h), theo Lockheed Martin. Raptor có thể dễ dàng vượt quá các hạn chế tốc độ thiết kế, đặc biệt ở tầm thấp; cảnh báo tốc độ tối đa giúp ngăn phi công vượt quá các giới hạn đó. Tướng John P. Jumper, cựu Giám đốc Nhân lực của Không quân Hoa Kỳ, đã lái chiếc Raptor ở tốc độ lớn hơn Mach 1.7 mà không cần dùng tới các buồng đốt hai lần ngày 13 tháng 1, 2005. Sự thiếu vắng tấm chắn điều chỉnh cửa khí vào có thể khiến việc đạt tốc độ lớn hơn Mach 2.0 không thể diễn ra, nhưng không hề có bằng chứng nào chứng minh điều này. Những tấm chắn đó có thể được dùng ngăn chặn hiện tượng hoạt động quá mức của động cơ, nhưng chính cửa hút khí cũng có thể được thiết kế cho mục đích này. Cựu phi công thử nghiệm hàng đầu của Lockheed Paul Metz đã bình luận rằng chiếc Raptor có cửa hút khí cố định. Metz cũng nói rằng chiếc F-22 có tốc độ tối đa lớn hơn 1600 mph (Mach 2.42) và tốc độ vọt lên của nó lớn hơn loại F-15 Eagle nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật động cơ, dù tỉ lệ lực đẩy trên trọng lượng của chiếc F-15 là khoảng 1.2:1, còn tỷ lệ này của chiếc F-22 gần ở mức 1:1.

Tốc độ tối đa thực sự của chiếc F-22 vẫn chưa được biết, bởi sức mạnh của động cơ chỉ là một yếu tố. Khả năng của khung máy bay chống chịu ứng suất (stress) và nhiệt độ do ma sát là một yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với một chiếc máy bay sử dụng nhiều vật liệu polymer như chiếc F-22. Cho dù một số loại máy bay khác có tốc độ cao hơn trên lý thuyết, với khoang chứa vũ khí trong thân, chiếc F-22 có được tính năng hoạt động cao hơn với tải trọng chiến đấu lớn hơn, vì nó không bị lực cản bởi những loại vũ khí treo bên ngoài. Nó là một trong số ít máy bay bay được tốc độ siêu âm mà không cần dùng thêm buồng đốt lần hai. Nhiên liệu tiêu tốn khi sử dụng buồng đốt lần hai làm giảm khá nhiều tầm hoạt động của máy bay.











Chiếc F-22 có tính năng thao diễn rất tốt, cả ở tốc độ siêu âm và dưới siêu âm. Thiết bị điều chỉnh hướng luồng khí phụt của F-22 cho phép nó quay vòng hẹp, và thao diễn được những đường bay phức tạp như kiểu quay vòng chữ J (J-Turn) (hay thao diễn Herbst), rắn mang bành của Pugachyov, và Kulbit, dù kiểu J-Turn có tính ứng dụng cao hơn trong chiến đấu. F-22 cũng có khả năng duy trì góc tấn công liên tục trên 60°. Độ cao bay siêu tốc cũng là một yếu tố rất quan trọng trong thao diễn. Trong cuộc luyện tập tháng 6 năm 2006 tại Alaska, các phi công F-22 thường tận dụng ưu thế độ cao để đạt mức độ tiêu diệt đối phương kỷ lục chưa từng có.

Các hệ thống điện tử gồm hệ thống cảnh báo radar (RWR) AN/ALR-94 của BAE Systems E&IS (trước là Sanders Associates)[25], ra-đa AN/APG-77 Mạng antena điện tử quét chủ động (AESA) của Raytheon và Northrop Grumman, có lẽ là loại radar quét tích cực có tính năng tốt nhất hiện nay, bắt được các mục tiêu tầm xa mà tín hiệu ít bị phát hiện bởi máy bay địch.


Hệ thống điện tử

Radar AN/APG-77 AESA, được thiết kế để chiếm ưu thế trên không và hỗ trợ trong thực thi nhiệm vụ, với các tính năng khả năng bị phát hiện thấp, độ mở chủ động, mạng quét điện tử có thể truy theo nhiều mục tiêu ở mọi điều kiện thời tiết. Radar AN/APG-77 thay đổi tần số hơn 1.000 lần mỗi giây để giảm khả năng bị ngăn chặn. Radar cũng có thể tập trung luồng phát làm quá tải các cảm biến của kẻ địch, khiến máy bay có khả năng tấn công điện tử.







Radar AN/APG-77 AESA của F-22 Raptor


Thông tin của Radar được hai Bộ Xử lý tích hợp chung (BXLC) do Raytheon chế tạo xử lý. Mỗi bộ BXLC xử lý 10.5 tỷ lệnh trên giây và có 300 megabyte bộ nhớ. Thông tin có thể được thu thập từ ra-đa và các hệ thống trên máy bay cũng như hệ thống khác ngoài máy bay, được BXLC lọc, và được cung cấp ở dạng phân loại trên nhiều màn hình hiển thị trong buồng lái, cho phép phi công luôn chủ động trong mọi tình huống phức tạp nhất. Phần mềm của chiếc Raptor được viết ra với hơn 1.7 triệu dòng mã, đa số chúng đảm nhiệm việc xử lý thông tin từ ra-đa.[26] Radar có tầm hoạt động 125-150 dặm, và các kế hoạch nâng cấp cho phép tầm 250 dặm hay hiều hơn với chùm tia hẹp.










Chiếc F-22 có nhiều tính năng duy nhất đối với một chiếc máy bay ở hình dạng và vai trò của nó. Ví dụ, nó có khả năng phát hiện và xác định mối đe dọa tương tự như khả năng của chiếc RC-135 Rivet Joint. Tuy trang bị của chiếc F-22 không tinh vi và mạnh mẽ bằng, bởi tính năng tàng hình của nó, nhưng cự li gần hơn hàng trăm dặm lại là ưu thế lớn trong chiến đấu.

F-22 có khả năng hoạt động như một "Hệ thống Cảnh báo và Kiểm soát trên Không" (AWACS) mini. Dù tính năng có bị giảm bớt để ưu tiên cho bộ phận khung như E-3 Sentry, nhưng đối với tính năng xác định mối đe doạ, sự có mặt phía trước của chiếc F-22 luôn là một ưu thế. Hệ thống cho phép chiếc F-22 xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với những chiếc F-15 và F-16, và thậm chí xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, nhờ thế cho phép cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác. F-22 có khả năng xác định mục tiêu nhanh gấp hàng trăm lần so với việc nhận thông tin từ chiếc.

Khả năng ngăn chặn ra-đa thấp của chiếc F-22, nhờ tính năng truyền tải dữ liệu băng thông rộng, cho phép nó đóng vai trò một "dải băng rộng" có thể truyền dữ liệu tốc độ cao giữa các trạm phát và thu nhận đồng minh trong khu vực. F-22 có thể chuyển dữ liệu sang những chiếc F-22 khác, nhờ vậy làm giảm đáng kể hiệu ứng "nhiễu" sóng vô tuyến.








KC-10 đang tiếp dầu F-22



Trang bị vũ khí






Một chiếc F-22 thả bom JDAM trong khi vẫn đang bay với tốc độ siêu thanh

Chiếc Raptor được thiết kế mang các tên lửa không đối không ở khoang trong nhằm tránh gây ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của nó. Việc bắn tên lửa đòi hỏi mở cửa khoang vũ khí trong thời gian chưa tới một giây, bởi vì tên lửa được thả xuống nhờ các cánh tay thủy lực. Máy bay cũng có thể mang các loại bom như Bom tấn công ghép nối trực tiếp và loại Bom bán kính nhỏ mới. Nó có thể mang các loại vũ khí trên bốn mấu cứng bên ngoài, nhưng điều này khiến khả năng thao diễn, tàng hình, tốc độ và tầm hoạt động của nó giảm đáng kể. Raptor được trang bị một pháo quay M61A2 Vulcan 20 mm với cửa lật ở đuôi cánh phải. M61A2 là vũ khí sử dụng cuối cùng, và chỉ có 480 viên đạn, đủ bắn trong khoảng 5 giây liên tục. Dù vậy, F-22 từng sử dụng súng của nó trong những cuộc không chiến tầm gần mà vẫn không bị phát hiện, súng sẽ hữu ích khi máy bay đã bắn hết hỏa tiễn.









Đã có một số cuộc nghiên cứu thiết kế về khả năng lắp đặt một loại vũ khí laser, có thể là loại vũ khí từ chương trình laser chiến thuật năng lượng cao, bên trong khoang vũ khí.








A F-22 with two AIM-120 mounted on LAU-128/A dual-rail-launchers


Các lực lượng không quân khác cũng liên tục cải thiện tính năng các loại vũ khí không đối không và không đối đất của mình, đây là một khía cạnh quan trọng F-22 luôn phải lưu tâm. Khả năng duy trì siêu tốc lâu, độ cao hoạt động (một điều thường bị bỏ qua), làm tăng đáng kể tầm hoạt động hiệu quả của cả các loại vũ khí không đối không và không đối đất. Thực vậy, những yếu tố đó có thể là yếu tố cơ bản giải thích tại sao Không lực Hoa Kỳ không theo đuổi các chương trình tên lửa không đối không tầm xa năng lượng cao như MBDA Meteor. Tuy nhiên, Không lực Hoa Kỳ đã đặt kế hoạch mua loại AIM-120D AMRAAM có tầm hoạt động lớn hơn rất nhiều so với loại AIM-120C. Trong trường hợp này, bệ phóng là một xung lực kết hợp rất lớn cho tên lửa. Các tính năng tốc độ, độ cao giúp cải thiện tầm hoạt động của vũ khí không đối đất. Tuy các đặc tính kỹ thuật còn đang được bảo mật, mọi người cho rằng những quả bom Đạn tấn công ghép nối trực tiếp lắp đặt trên chiếc F-22 có tầm hoạt động hiệu quả lớn gấp hai lần so với khi được phóng ra từ những bệ phóng khác. Trong thử nghiệm, một chiếc Raptor đã ném một quả bom tấn công ghép nối trực tiếp 1000 lb từ độ cao 50,000 feet, trong khi bay với tốc độ Mach 1.5, tiêu diệt một mục tiêu di động ở khoảng cách 24 dặm. Bom bán kính nhỏ, khi được phóng ra từ F-22, có tầm hoạt động hiệu quả lớn hơn nhiều, nhờ tỷ lệ nâng trên lực cản của chúng được cải thiện.






 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hỏa tiễn AIM-120D AMRAAM được lắp đặt trên F-22






Hỏa tiễn không đối không (AA misssile) khai hỏa từ F-22


Tuy được thiết kế mang vũ khí ở khoang trong để có được tính năng thao diễn chiến đấu tốt nhất, chiếc F-22 vẫn có thể mang thêm vũ khí ngoài. Hai cánh của nó có nhiều mấu treo cứng. Mỗi mấu cứng trên lý thuyết có thể mang 5,000 lb vũ khí. Tuy nhiên, việc mang vũ khí ngoài làm giảm đáng kể tính năng tàng hình, và gây những hiệu ứng bất lợi với tính năng thao diễn. Hai trong số các mấu đó có thể dùng để mang thùng dầu phụ.






F-22 với hai bình nhiên liệu phụ





Vật treo trên mấu có thể được thả ra trong khi bay cho phép máy bay lấy lại tính năng tàng hình khi đã tách hết chúng. Hiện tại một nghiên cứu đang được tiến hành nhằm phát triển loại vỏ bọc vũ khí tàng hình và các mấu treo cho chúng. Một vỏ bọc như vậy sẽ có hình dáng phù hợp mục đích tàng hình và chứa vũ khí bên trong. Nó sẽ mở ra khi phóng tên lửa hay ném bom. Cả vỏ bọc và mấu cứng có thể được thả ra khi không còn cần thiết nữa. Hệ thống này sẽ cho phép chiếc F-22 mang số lượng vũ khí tối đa với mức ảnh hưởng tối thiểu tới khả năng thao diễn. Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại về chương trình này bởi các bình nhiên liệu đặt ngoài phải chịu ứng suất lớn hơn khi đặt trên cánh so với khi đặt ở vị trí định trước theo thiết kế.

Tàng hình

Dù nhiều loại máy bay chiến đấu phương Tây gần đây đã có những biện pháp áp dụng khiến chúng ít khả năng bị thám sát bằng radar hơn, như sử dụng vật liệu hấp thụ radar hình chữ S trên các ống hút khí nhằm che quạt nén khí phản hồi sóng radar, thiết kế chiếc F-22A nhấn mạnh hơn trên mục đích biến chiếc máy bay trở thành khó bị thám trắc hơn so với các bản thiết kế máy bay chiến đấu trước đó.

Máy bay tàng hình trước kia đã gặp phải vấn đề bố trí vật liệu vì các vật liệu hấp thụ radar và các lớp phủ vốn phải bảo dưỡng rất thường xuyên và hay gặp vấn đề với các điều kiện thời tiết. Không giống như chiếc B-2, đòi hỏi phải được đậu trong những hangars (nhà chứa) có điều hòa nhiệt độ, chiếc F-22 có thể được bảo dưỡng tại các nhà chứa thông thường. Hơn nữa, chiếc F-22 có một hệ thống cảnh báo (được gọi là "Hệ thống đánh giá tín hiệu" (Signature Assessment System)) với những đồng hồ cảnh báo khi sự hư hỏng diễn ra và tín hiệu radar máy bay ở mức yêu cầu được bảo dưỡng kỹ lưỡng hơn.




Thử nghiệm











Một F-22 nạp nhiên liệu từ một KC-135

Việc thử nghiệm F-22 đã bị cắt bớt để giảm chi phí chương trình, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn đằng sau việc cắt xén này có thể dẫn tới những tai nạn một khi chúng trở nên vượt mức giới hạn. Văn phòng giải trình của chính phủ Hoa Kỳ đã cảnh báo, "Hơn nữa, các vấn đề về động cơ và tàng hình cũng đã được Cơ quan phát triển tìm ra, và những tiềm năng xuất hiện vấn đề về các hệ thống điện tử và phần mềm, càng nhấn mạnh sự cần thiết phải thử nghiệm tính năng hoạt động của các hệ thống vũ khí thông qua các chuyến bay thử nghiệm trước khi chúng được đưa vào sản xuất."







F-22 vượttường âm thanh trong một cuộc bay biểu diễn năm tại Miramar Airshow 2008


Raptor 4001 đã được cho nghỉ và gửi tới Căn cứ Không quân Wright-Patterson để bị bắn đạn và thử khả năng tồn tại của chiếc máy bay. Những phần còn sử dụng được từ chiếc 4001 sẽ được dùng để chế tạo một chiếc F-22 mới. Một chiếc F-22 cũng được cho nghỉ và dường như sẽ được gửi tới nơi chế tạo lại. Một chiếc máy bay thử nghiệm đã được chuyển đổi thành chiếc máy bay huấn luyện bảo dưỡng tại Căn cứ Không quân Tyndall.

Vì tính năng hoạt động của chiếc F-15 trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, những lời chỉ trích F-22A cho rằng loại F-15 đã là loại chiến đấu cơ tuyệt vời nhất trên các bầu trời và F-22A sẽ là không cần thiết. Tuy nhiên, quan điểm này đã bị Không lực Hoa Kỳ bác bỏ.

Ngày 10 tháng 4, 2006, một phi công F-22 đã bị nhốt trong chính chiếc máy bay của mình vì kẹt vòm kính. Vì không còn lựa chọn nào khác, vòm kính đã bị những nhân viên cứu hỏa cắt rời khiến Không quân Hoa Kỳ mất 182.205 đô-la chi phí thay thế, chưa tính tới những thiệt hại thêm khác đối với chiếc máy bay.

Ngày 3 tháng 5, 2006, một báo cáo được đưa ra chỉ rõ vấn đề chiếc xà titan phía trước của máy bay không được xử lý nhiệt thích đáng. Lỗi này có thể gây ảnh hưởng tới tuổi thọ máy bay. Những người có trách nhiệm vẫn đang điều tra vấn đề. Vấn đề này do thành phần chiếc xà không được xử lý ở nhiệt độ và thời gian thích hợp trong nhà máy. Vì thế xà mềm hơn yêu cầu, làm rút ngắn tuổi đời của những chiếc F-22. Việc xử lý vấn đề đang được tiến hành trên những chiếc F-22 đó nhằm giúp chúng có tuổi thọ hoạt động cao nhất.

Phi đội F-22A hiện nay đang được sửa đổi tại Căn cứ Không quân Hill và tại Palmdale, California. 17 lỗi sẽ được sửa trước khi chúng tái trở lại phục vụ.



So sánh








Một chiếc F-22A Raptor nhìn giống như một chiếc F-15 Eagle khi nó bay nghiêng về bên trái. F-22A đầu tiên được đề cử thay thế loại F-15C/D.


Nhiều nguồn tin tuyên bố chiếc F-22 là loại máy bay chiến đấu hiệu quả nhất thế giới; một ví dụ là vị Tướng Không quân Angus Houston, Bộ trưởng quốc phòng Australia, và cựu chỉ huy Không lực Hoàng gia Australia, người đã tuyên bố trong năm 2004 rằng chiếc "F-22 sẽ trở thành loại máy bay chiến đấu tuyệt hảo nhất từng được chế tạo." Chính sách bảo vệ thông tin của Chính phủ Hoa Kỳ khiến việc so sánh nó với các loại máy bay khác rất khó khăn. Một trong những ưu thế của nó là khả năng duy trì tốc độ và độ cao, điều chỉnh hướng phụt luồng khí, các cảm biến, các tính năng tàng hình, hệ thống điện tử hiện đại, và khả năng nhận dữ liệu từ các hệ thống khác của Hoa Kỳ.

Dù khả năng thao diễn ngoại lệ không cần thiết lắm đối với một chiếc máy bay tàng hình, Lockheed Martin và Không lực Hoa Kỳ đã quyết định rằng chiếc Raptor phải được chuẩn bị trước mọi đe doạ. Đáng chú ý, trong quá khứ, những ý kiến tương tự về sự không cần thiết của tính năng thao diễn đối với chiếc F-4 Phantom II hóa ra lại là sai lầm; hơn nữa những hệ thống chống máy bay như SA-21 Growler, có thể phát hiện ra những chiếc máy bay tàng hình khi có sự trao đổi thông tin với các trạm ra-đa lân cận khác, nhiều trạm cùng quan sát một vùng định trước theo nhiều góc và nhiều hình thức tín hiệu. Tháng 3 năm 2005, Tham mưu trưởng Jumper, khi ấy còn là người duy nhất từng lái cả hai loại Eurofighter Typhoon và Raptor, đã đưa ra một biên bản so sánh hai loại máy bay trên. Ông nói rằng "chiếc Eurofighter vừa nhanh nhẹn, vừa tinh vi, nhưng vẫn khó so sánh nó với chiếc F-22 Raptor." "Chúng là những kiểu máy bay khác nhau để so sánh," vị tướng nói. "Nó giống như việc yêu cầu chúng ta so sánh một chiếc xe đua NASCAR với một chiếc xe F1. Cả hai chiếc đều đáng chú ý theo những cách khác nhau, nhưng chúng được thiết kế ở những mức độ thể hiện khác nhau."







A Lockheed Martin F-22A fighter shows off its tremendous climbing capability
at the 2008 Joint Services Open House (JSOH) airshow at Andrews AFB.


Đầu năm 2006, sau một cuộc diễn tập với chỉ 8 chiếc F-22 tại Nevada vào tháng 11 năm 2005, Trung Tá Jim Hecker, chỉ huy Phi đội máy bay chiến đấu số 27 tại Căn cứ Không quân Langley, Virginia, đã bình luận "Chúng tôi đã tiêu diệt 33 chiếc F-15C và không hề chịu một thiệt hại nào. Họ không hề nhìn thấy chúng tôi nữa."

Tháng 6 năm 2006 trong cuộc Tập trận Rìa phương Bắc (cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất tại Alaska), chiếc F-22A đã đạt tỷ lệ tiêu diệt 144-trên-0 trước những chiếc F-15, F-16 và F/A-18 đóng giả loại MiG-29, Su-30, và các loại máy bay chiến đấu khác của Nga hiện nay, nhiều lần số máy bay địch đông hơn F-22A tới 4 lần. Một lượng nhỏ 12 chiếc F-22 đạt tỷ lệ tiêu diệt 49% tổng số, và hoạt động với mức độ tin cậy cao tới mức 97%.


Biến thể


Dựa trên chiếc F-22, chiếc Máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại đã được Hải quân hoá với phiên bản cánh xếp ,mở đã được đề xuất cung cấp cho Hải quân hoa Kỳ làm biến thể hoạt động trên hàng không mẫu hạm của F-22 nhằm thay thế cho loại F-14 Tomcat, dù chương trình này cuối cùng đã bị hủy bỏ năm 1993. Một đề xuất khác gần đây là chiếc FB-22, sẽ được sử dụng như một loại máy bay ném bom tấn công sâu vào lãnh thổ địch của Không lực Hoa Kỳ. Vẫn chưa có thông tin nào về việc liệu Không quân có phát triển thêm nữa chương trình này hay không. Tương tự, chiếc X-44 MANTA, loại máy bay ngắn Đa trục, không đuôi, và là một chiếc máy bay thực nghiệm chính là một phiên bản F-22 với hệ thống kiểm soát hướng phụt được tăng cường và hỗ trợ tính năng khí động học (ví dụ máy bay chỉ được điều khiển bằng bộ phận điều chỉnh hướng phụt động cơ, không có bánh lái đuôi, cánh nhỏ, hay bánh lái độ cao). Theo kế hoạch nó đã được thử nghiệm vào năm 2007.




Các phi đội đang sử dụng F-22






Một chiếc F-22 của phi đội Máy bay chiến đấu số 27 Không Lực Hoa Kỳ

Phi đội Máy bay Chiến đấu số 43 (Bộ tư lệnh Đào tạo và Huấn luyện Không quân)- phi đội đầu tiên của Không lực Hoa Kỳ sử dụng những chiếc F-22A tại Căn cứ Không quân Tyndall, Florida. Phi đội 43 đã được tái lập tại Tyndall năm 2002, và vào năm 2003, với một đội gồm 15 phi công đào tạo lái Raptor, đã bắt đầu đào tạo phi công Raptor cho Phi đội Máy bay chiến đấu số 27 tại Căn cứ Không quân Langley, Virginia. Phi đội số 43 tiếp tục đào tạo các phi công Raptor mới và sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm cho mọi chương trình đào tạo và huấn luyện phi công cũng như kỹ thuật viên bảo dưỡng Raptor cho Không lực Hoa Kỳ.
Phi đội Thử nghiệm và Đánh giá 422, chịu trách nhiệm phát triển chiến thuật và đánh giá loại F-22.
Phi đội Thử nghiện 412 vẫn tiếp tục tiến hành các thử nghiệm bay cho chiếc F-22 cho mục đích cải tiến và hiện đại hoá.





F-22 Raptor bay trên căn cứ Không Quân Edwards





LANGLEY AIR FORCE BASE, Va. -- Lt. Col. Wade Tolliver delivers the second permanent F/A-22 Raptor here June 8. Shortly after, Maj. Charles Corcoran delivered the base's third Raptor. Colonel Tolliver is the 27th Fighter Squadron director of operations, and Major Corcoran is a pilot with the squadron. (U.S. Air Force photo by Tech. Sgt. Ben Bloker)- photo taken from US Air Force






Toán pilots và Technicians đầu tiên được chọn để phục vụ cho những chiếc tiêm kích cơ tuyệt hảo nhất
từng được chế tạo, F-22 Raptor ,tại căn cứ Không Quân Langley ,Virginia -Không Lực Hoa Kỳ


Nhóm Chiến dịch số 1 (Bộ tư lệnh Không quân), Căn cứ Không quân Langley, Virginia.
Phi đội Máy bay chiến đấu số 27 - Đơn vị F-22 có thể được triển khai đầu tiên vào tháng 12 năm 2005 sau khi nhận đủ số lượng phi công F-22 đã qua đào tạo và tiến hành phi vụ đầu tiên của F-22 (tháng 1 năm 2006, hỗ trợ cho Chiến dịch Đại bàng cao thượng). Họ sẽ được triển khai tại Căn cứ Không quân Kadena với 250 phi công và 12 chiếc F-22.






F/A-22 bảo dưỡng tại căn cứ KQ Kaneda

Phi đội Máy bay chiến đấu số 94 - toàn bộ nhân sự và thiết bị hoàn bị ngày 19 tháng 1 năm 2007.
Các phi đội triển khai tiếp theo gồm:
Phi đội Máy bay chiến đấu số 90, Căn cứ Không quân Elmendorf, Alaska
Phi đội Máy bay chiến đấu số 199, Căn cứ Không quân Hickam, Hawaii
Phi đội Máy bay chiến đấu số 531, Căn cứ Không quân Holloman, New Mexico








Logo of USAF 411th Flight Test Squadron
Edwards Air Force Base, CA -Combined Test Force for F-22 Raptor program


Đặc điểm kỹ thuật










Click lên hình để xem ghi chú chi tiết

đội bay=1
chiều dài chính=62 ft 1 in
chiều dài quy đổi=18.90 m
sải cánh chính=44 ft 6 in
sải cánh quy đổi=13.56 m
chiều cao chính=16 ft 8 in
chiều cao quy đổi=5.08 m
diện tích chính=840 ft²
diện tích quy đổi=78.04 m²
cánh=gốc NACA 64A?05.92, mũi NACA 64A?04.29
trọng lượng rỗng chính=31,670 lb
trọng lượng rỗng quy đổi=14,366 kg
trọng lượng chất tải chính=55,352 lb
trọng lượng chất tải quy đổi=25,107 kg
trọng lượng cất cánh tối đa chính=80,000 lb
trọng lượng cất cánh tối đa quy đổi=36,288 kg
động cơ (phản lực)=Pratt & Whitney F119-PW-100
kiểu phản lực=phản lực cánh quạt chuyển đổi hướng
số lượng động cơ=2
lực đẩy chính=35,000 lb
lực đẩy quy đổi=160 kN
tốc độ tối đa chính=≈Mach 2.42
tốc độ tối đa quy đổi=1,600 mph, 2,600 km/h
tốc độ tối đa khác=ở độ cao Tốc độ 2.42 do phi công thử nghiệm Paul Metz công bố. Không quân Hoa Kỳ chỉ thông báo đơn giản "Mức Mach 2"—có nghĩa trong khoảng lớn hơn Mach 2.
siêu tốc chính=>Mach 1.72
siêu tốc quy đổi=1,140 mph, 1,830 km/h
siêu tốc khác=ở độ cao
tầm hoạt động chính=2,000 mi
tầm hoạt động quy đổi=1,700 nm, 3,200 km
trần bay chính=65,000 ft
trần bay quy đổi=20,000 m
climb rate main=mật
climb rate alt=không có
chất tải chính=66 lb/ft²
chất tải quy đổi=322 kg/m²
lực đẩy/trọng lượng=1.26
tính năng khác= *Tải gia tốc trọng trường g tối đa: -3/+9.5


 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,304
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
bậy bạ mụ cửu ạ
con này tính ra rẻ bèo con đắt nhất phải là con B-2 spirit nhá 1.7 đến 2.2 Tỷ $$$ nhá
mấy chục triệu kia là muỗi
cơ mà cái con F-22 kia thành A-22 rồi giống như con quạ già F-117
khả năng không chiến của nó còn kém hơn cả Su 27 cổ lổ gỉ :)):)):)):))
 

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,408
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
level bác cao mà up ảnh cứ đẻ ngang vậy, em chồng cây chuối mà xem ko hết đc :77::77:
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
bậy bạ mụ cửu ạ
con này tính ra rẻ bèo con đắt nhất phải là con B-2 spirit nhá 1.7 đến 2.2 Tỷ $$$ nhá
mấy chục triệu kia là muỗi
cơ mà cái con F-22 kia thành A-22 rồi giống như con quạ già F-117
khả năng không chiến của nó còn kém hơn cả Su 27 cổ lổ gỉ :)):)):)):))


mựa nói phét như rồng :77::77::77::21::21::21:
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Mỹ công bố hình ảnh B-2 Spirit "phá tường âm thanh"




Chiếc máy bay ném bom tàng hình B2 của quân đội Mỹ vượt qua "bức tường âm thanh" giống như một chú cá đuối bứt lên làn nước.














Bộ quốc phòng Mỹ mới công bố bức ảnh máy bay B-2 đạt tốc độ âm thanh trong chuyến bay qua Palmdale, gần Los Angeles. Giới quân sự thường dùng hình ảnh "vượt qua bức tường âm thanh" để nói việc các máy bay loại này vượt ngưỡng tốc độ âm thanh.

Khi máy bay đạt vận tốc lớn hơn hoặc gần bằng vận tốc âm thanh, không khí xung quanh đột ngột giảm, dẫn tới nhiệt độ không khí giảm theo khiến hơi nước tụ lại thành những đám mây... Chuyển động của máy bay khiến các đám máy có hình chóp nón.





Máy bay ném bom tàng hình B-2 phá vỡ "bức tường âm thanh".




Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit là “trung tâm” của các hoạt động tác chiến đường không của quân đội Mỹ, đồng thời là vũ khí chiến lược trong các cuộc chiến kéo dài, có khả năng mang các loại vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân.

Tập đoàn Northrop Grumman cho biết, sẽ lắp đặt phần mềm cải tiến mới cho hệ thống quản lý bay của B-2. Còn tập đoàn công nghệ thiết kế phần mềm Semantic Designs khẳng định, dự án này sẽ kéo dài thời gian phục vụ cũng như tăng cường sức mạnh cho B-2.

“Mặc dù B-2 là máy bay ném bom mới nhất của lực lượng Không quân Mỹ nhưng hệ thống máy tính của B-2 vẫn cần nâng cấp thêm để hòa nhập với những hệ thống vũ khí chung, cũng như duy trì khả năng chiến đấu”, công ty nhận định.

Đặc điểm của máy bay ném bom tàng hình B-2:

B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm, áp dụng công nghệ tàng hình (Stealth Technology), mang bom thông thường và bom hạt nhân. B-2 đánh dấu mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa vũ khí của Mỹ.

Kỹ thuật tàng hình thế hệ hai của B-2 giúp máy bay có thể đột nhập qua các hệ thống phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua. Tuy nhiên, số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 1980.

Trong Thông điệp liên bang năm 1992, Tổng thống George H.W. Bush thông báo tổng số B-2 chế tạo sẽ hạn chế ở mức 20 chiếc (sau này đã tăng lên 21 nhờ việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm).













B-2 Spirit có hình dáng giống một chú cá đuối.



Tính năng nổi trội

Do có thể được tiếp dầu trên không, nên tầm hoạt động của B-2 chỉ còn bị hạn chế bởi việc bảo dưỡng động cơ và sức khỏe phi hành đoàn. Cùng với pháo đài bay B-52 Stratofortress và B-1 Lancer, quân đội Mỹ cho rằng B-2 mang lại sự linh hoạt vốn có của những máy bay ném bom có người lái. Độ bộc lộ thấp, hay các tính năng "tàng hình", cho phép nó thâm nhập qua những hàng rào bảo vệ tinh vi nhất của đối phương và tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng nhất.

Sự kết hợp giữa kỹ thuật tàng hình, hình dáng khí động học đặc biệt và khả năng mang tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế nhất định so với các loại máy bay ném bom trước đó. Tầm hoạt động của nó đạt xấp xỉ 6.000 dặm ( 11.100 km ) mà không cần tiếp dầu, tính năng tàng hình khiến cho B-2 có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng được tầm hoạt động và có khả năng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó.

Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ tổ hợp các biện pháp giảm thiểu độ bộ lộ về âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và radar, khiến đối phương rất khó phát hiện, theo dõi và tiêu diệt. Nhiều đặc tính tàng hình vẫn được xếp vào hàng tối mật. Tuy nhiên, các vật liệu composite chế tạo B-2, đặc biệt và các lớp phủ và thiết kế kiểu "cánh bay" cũng góp phần tăng khả năng tàng hình của nó.


Cấu tạo buồng lái








Buồng lái của B-2 được trang bị hiện đại với các thiết bị điện tử công nghệ cao.


B-2 có tổ lái hai người, một phi công và một chỉ huy. Buồng lái của B-2 được trang bị hệ thống đo đạc bay điện tử (EFIS), phi công có thể chọn cách bay bay và các cơ phận hoạt động cho việc cất cánh, hạ cánh, chiến đấu bằng cách sử dụng ba nút ấn đơn giản.

Hệ thống vũ khí

Với Hệ thống hỗ trợ mục tiêu sử dụng GPS có tên GATS, B-2 có thể sử dụng radar APQ-181 để sửa các lỗi GPS về các mục tiêu và một hệ thống hỗ trợ dẫn đường GPS "thông minh" nhằm tính toán tọa độ chính xác, tốc độ gió để bom thông thường rơi trúng mục tiêu thôi. Nó có thể ném bom 16 mục tiêu một lúc.




B-2 có thể mang tới hơn 18 tấn vũ khí..



B-2 có thể mang tới hơn 18.000 kg vũ khí, gồm các loại vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, vũ khí điều khiển bằng laser, bom thông thường. Khi bay thử nghiệm, B-2 đã thả thành công bom hạt nhân B-61 và B-83 và bom thường Mk84, Mk82, CBU-87. B-2 cũng có thể mang hoả tiển hành trình tàng hình mang đầu đạn hạt nhân AGM-129.



AGM-129



Northrop Grumman đã cải tiến giá bom để có thể mang tới 80 bom thông minh JDAM (dẫn đường bằng laser). Ngoài ra, B-2 còn được trang bị các vũ khí đánh chặn ngoài tầm JSOW, JASSM và “bom chùm” WCMD...

Hãng sản xuất: Northrop Grumman
Chuyến bay đầu tiên: tháng 17/7/1989
Tình trạng: 20 máy bay đang hoạt động
Giá thành: 737 triệu USD/chiếc
Sải cánh: 52, 43 m
Chiều cao: 5,18 m
Chiều dài: 21,03 m
Trọng lượng cất cánh tối đa: 152.407 kg
Trọng tải: 18.143 kg









 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Top 10 máy bay quân sự đắt đỏ của Mỹ









Thượng viện Mỹ vừa bỏ phiếu phản đối kế hoạch chế tạo thêm 7 chiếc chiến đấu cơ F-22, được coi là máy bay chiến đấu toàn diện thuộc hàng tốt nhất thế giới. Dưới đây là bộ sưu tập những máy bay quân sự tốn kém của Mỹ.



FF/A-18 Hornet: 94 triệu USD: Bắt đầu hoạt động từ thập niên 80, chiếc máy bay hai động cơ này là phi cơ chiến đấu đầu tiên của Mỹ. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu dưới mặt đất và trên không. Máy bay này thuộc phi đội Blue Angels của Hải quân Mỹ. Nó còn góp mặt trong quân đội của Canada, Australia, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.





EA-18G Growler: 102 triệu USD: Chiếc Growler là phiên bản tác chiến điện tử của máy bay F/A-18 Hornet. Những phi cơ này không chỉ có khả năng tìm kiếm, phá sóng radar phòng không mà còn gây nhiễu thông tin của đối phương.





V-22 Osprey: 118 triệu ISD: Phi cơ V-22 vô cùng linh hoạt nhờ hệ thống hai cánh quạt có khả năng xoay 90 độ. Nó cất cánh và hạ cánh như trực thăng song thực hiện hành trình giống những phi cơ bình thường. V-22 được sử dụng lần đầu trong chiến tranh Iraq năm 2007 và bị cựu phó tổng thống Mỹ **** Cheney liên tiếp yêu cầu ngừng sử dụng. Dù vậy, nhờ ưu thế về tính đa năng, quân đội Mỹ vẫn triển khai một phi đội V-22 tới Afghanistan vào cuối năm.






F-35 Lightning II: 122 triệu USD: Năm 2001, Lockhead Martin nhận hợp đồng phát triển một loại phi cơ chiến đấu siêu thanh. Đây là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 được đưa ra để thay thế một loạt máy bay già nua và được phát triển trong chương trình Joint Strike Fighter (JSF) giữa Mỹ và đồng minh. Nó bị chỉ trích là quá nặng và không đủ mạnh, khiến nó trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng.






E-2D Advanced Hawkeye: 232 triệu USD: Việc phát triển chiếc Advanced Hawkeye này là một bước tiến đáng kể về trinh sát và ngụy trang. Hệ thống radar của nó có thể tăng phạm vi kiểm soát của phi cơ lên tới 300%. "Nó thậm chí có thể quan sát cây hồ trăn ở Iran nảy mầm", một nhà phân tích tại viện Lexington phát biểu hồi tháng 7. Dù tiến trình phát triển loại máy bay này diễn ra đúng tiến độ và hai phiên bản bay thử đã được đưa tới Hải quân Mỹ, việc cắt giảm ngân quỹ có thể khiến máy bay này chưa thể đưa vào sử dụng ít nhất 1 năm lâu hơn kế hoạch.






VH-71 Kestrel: 241 triệu USD: Việc phát triển những chiếc VH-71 được thực hiện nhằm thay thế phi đội trực thăng già nua của tổng thống. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn hơn 50% ngân sách dành cho chương trình trước khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức. Ngay sau khi tuyên thệ vào Nhà Trắng, Obama thông báo kế hoạch hủy dự án này. Tuy nhiên, vào ngày 22/7, Ủy ban Biểu Quyết Ngân sách Hạ viện đồng loạt thông báo việc nối lại việc cấp ngân sách để phát triển phi cơ VH-71.






P-8A Poseidon: 290 triệu USD: Phiên bản quân sự của máy bay Boeing 737 sẽ được Hải quân Mỹ sử dụng để tiêu diệt các phương tiện chống ngầm của đối phương và thu thập tin tình báo. Nó có thể chở ngư lôi, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác. Máy bay này dự kiến sẽ chính thức đưa vào hoạt động năm 2013.






C17A Globemaster III: 328 triệu USD: Máy bay chuyên chở của Không lực Mỹ dùng để đưa binh lính tới vùng chiến sự, thực hiện các viện trợ và sứ mệnh thả dù. Có 190 máy bay C17A đang hoạt động. Chiếc phi cơ được vận hành bởi 4 động cơ phản lực và có thể thả 102 lính nhảy dù cùng một lúc. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, máy bay này đã đưa binh sĩ và hàng cứu trợ nhân đạo tới Afghanistan và Iraq.






F-22 Raptor: 350 triệu USD: Được thiết kế để đối trọng với một loại máy bay của Liên Xô, F-22 được nhà sản xuất Lockhead Martin tán tụng là phi cơ chiến đấu toàn diện tốt nhất thế giới, không kể là đắt nhất. Nó có thể bắn hạ tên lửa hành trình của đối phương, bay những chặng dài với tốc độ siêu thanh và tránh tất cả các loại radar dò tìm. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu không tán thành việc chế tạo thêm 7 máy bay tương tự.







B-2 Spirit: 2,4 tỷ USD: Phi cơ ném bom B-2 đắt tới mức Quốc hội Mỹ đã giảm đơn đặt hàng từ 132 xuống còn 21. Phi cơ có thể tránh tất cả các loại thiết bị dò tìm tín hiệu, nhờ đó, nó có thể tấn công đối phương mà không lo ngại đến việc bị trả đũa. Bắt đầu sử dụng năm 1993, B-2 từng được triển khai tới cả Iraq và Afghanistan.



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
F-117 Nighthawk

Kiểu Máy bay tấn công ném bom tàng hình
Hãng sản xuất Lockheed Martin
Chuyến bay đầu tiên Tháng 10 1983
Được giới thiệu 18.6, 1981
Tình trạng đang sử dụng
Hãng sử dụng chính Không lực Hoa Kỳ
Số lượng được sản xuất 59
Chi phí máy bay US$ 45 triệu (1983)
Những phương án tương tự Lockheed Have Blue (kiểm chứng ý tưởng thiết kế)










F-117



Một chiếc F-117A Nighthawk trên bầu trời New Mexico

Mô tả
Nhiệm vụ Máy bay chiến đấu/ném bom tàng hình
Phi hành đoàn, ng. 1
Được giới thiệu
Chuyến bay đầu tiên
Hãng sản xuất máy bay
Kích thước
Chiều dài 20.08 m
Sải cánh 13.20 m
Chiều cao 3.78 m
Diện tích cánh 73 m²
Khối lượng
Rỗng 13,380 kg
Đầy tải 23,814 kg
Cất cánh tối đa kg
Сài đặt lực
Động cơ 2 x General Electric F404/F414*F404-F1D2
Sức kéo 48.0 kN
Đặc tính
Vận tốc tối đa 1,130 km/h
Bán kính chiến đấu 860 km
Độ dài chuyến bay 10,000 km
Độ cao thực tế m
Khả năng tăng tốc m/min
Vũ trang
Đại bác
Số lượng đầu gắn tên lửa (khoang chứa bom) 2
Khối lượng bom, tên lửa 2,300 kg
Tên lửa, bom Bom: BLU-109 bomb*BLU-109 phá hầm ngầm, GBU-10 Paveway II dẫn đường laser, GBU-27 dẫn đường laser
Tên lửa: AGM-65 Maverick không đối đất, AGM-88 HARM không đối đất

Lockheed F-117A Chim ưng đêm, tên hiệu “Hạt huyền”, là chiếc máy bay có thể sử dụng đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình. Không lực Hoa Kỳ là lực lượng duy nhất sử dụng loại máy bay này, nó là hậu duệ trực tiếp của chương trình mẫu tàng hình Have Blue.

F-117A đã được nhiều người biết tới trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh. Không quân Hoa Kỳ đang đặt kế hoạch ngừng sử dụng F-117, chủ yếu vì việc đưa vào sử dụng loại F-22 Raptor hiện đại hơn. Tháng 10 năm 2006, Không quân Hoa Kỳ dự định cho F-117 về hưu sau vài năm nữa, và ngừng đào tạo phi công lái loại máy bay này.


Tên hiệu

Ký hiệu "F-" của loại máy bay này không được giải thích chính thức; tuy nhiên, dường như nó sử dụng dãy định danh máy bay chiến đấu của Không lực Hoa Kỳ trước năm 1962 như F-111. Các máy bay hiện đại khác cũng được sử dụng số hiệu cũ trước năm 1962 (như B-52, C-130, và một số loại máy bay khác ít nổi tiếng hơn), nhưng chiếc F-117 dường như là loại máy bay duy nhất thời kỳ sau này không sử dụng hệ thống mới. Đa số máy bay hiện đại của quân đội Hoa Kỳ sử dụng hệ thống định danh thời sau 1962 theo mô hình có thể dự đoán (ở chừng mực nào đó) như "F-" luôn để chỉ máy bay chiến đấu trên không, "B-" thường là máy bay ném bom, và "A-" thường là máy bay tấn công mặt đất. Những ví dụ như vậy gồm F-15 Eagle, Pháo đài bay B-52 và A-6 Intruder. Tương tự, bởi Máy bay tàng hình thực tế chủ yếu đóng vai trò tấn công mặt đất, nên việc nó giữ ký hiệu định danh "F-" cũng là một trong số nhiều lý do. Không quân Hoa Kỳ luôn chú trọng tới máy bay chiến đấu hơn máy bay tấn công mặt đất, và những máy bay này thỉnh thoảng còn bị bêu xấu là "máy hất đất." Các quan chức có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi gắng giành được sự ủng hộ chính trị và quân sự cho một loại máy bay mới nếu nó được mang danh "máy bay chiến đấu" chứ không phải máy bay ném bom hay tấn công. Hay, ký hiệu "F-" cũng có thể là một phần nỗ lực nhằm giữ bí mật cho chiếc Nighthawk (chương trình được giữ kín tới tận cuối thập kỷ 1980). Việc định danh không chính xác cũng có thể để giữ Nighthawk không vi phạm vào các hiệp ước hay làm các nước khác tức giận. Trong thời gian phát triển, thuật ngữ ''LT'' (Logistics Trainer) Huấn luyện Hậu cần thường được sử dụng.

Tương tự, một tài liệu truyền hình gần đây đã dẫn lời một thành viên chính trong đội phát triển F-117A cho rằng những phi công lái chiếc máy bay chiến đấu có chóp hình chữ V này cảm thấy việc điều khiển nó tương đồng với loại máy bay F- hơn, so với loại B- và A-. Cũng có một sự khác biệt giữa phi công máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, đặc biệt thời còn Sở chỉ huy Không quân Chiến lược (1945-1991), và khi đã lái một loại thì phi công hiếm khi có thể đổi được sang loại kia.

Không lực Hoa Kỳ cho rằng F-117A có thể mang tên lửa không đối không, tạo cho nó khả năng chiến đấu trên không ngoài chức năng chính là tấn công mặt đất. Trong khi về mặt kỹ thuật, điều này có thể là đúng thì chiếc máy bay cũng chưa từng chứng tỏ khả năng chiến đấu trên không. Có lẽ nó là loại máy bay kém về cận chiến, nhưng cũng chưa hề có đánh giá của chuyên gia về các khả năng khác của nó.

Có một số ước đoán về các khả năng của nó. Có tin cho rằng nó không thể quay đầu ở mức gia tốc lớn hơn 5 g, dù thông tin đó được bảo mật. Nó thiếu radar để dẫn đường cho các tên lửa tầm xa, và không mang tên lửa tầm gần để tự vệ. Các quan chức Không lực Hoa Kỳ từng dự định trang bị tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder cho chiếc F-117 — các phi công thậm chí còn được huấn luyện để bắn chúng — nhưng không có bằng chứng cho thấy loại tên lửa AIM-9 từng được lắp đặt trên những chiếc F-117. Khả năng tàng hình của F-117 khiến các máy bay khác khó phát hiện và định vị bằng radar dẫn đường tên lửa.


F-117 Nighthawk






Thiết kế và hoạt động

Kích cỡ tương đương F-15C Eagle, một chỗ ngồi, chiếc F-117A sử dụng hai động cơ tuốc bin cánh quạt General Electric F404 không có bộ phận đốt lần hai, và hệ thống điều khiển bay phức tạp. Nó có thể được tái nạp nhiên liệu trên không. Để làm giảm chi phí phát triển, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển bay và nhiều phần khác được lấy từ chiếc F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet and F-15E Strike Eagle sang (vì thế những bộ phận này có thể được coi là thiết bị dự trữ nhằm bảo mật dự án).

Những tính năng bị giảm sút cho kỹ thuật tàng hình là động cơ mất 30% công suất, tỷ lệ bề mặt thấp, và phải có hình dáng góc lớn nhằm giảm diện tích phản hồi radar.

F-117A được trang bị hệ thống hoa tiêu tinh vi và các hệ thống tấn công được tích hợp vào trong một bộ hệ thống điện tử số. Nó không mang radar, để làm giảm phát xạ diện tích phản hồi radar. Nó hoa tiêu chủ yếu bằng GPS và hoa tiêu quán tính độ chính xác cao. Nhiệm vụ được điều phối bởi một hệ thống kế hoạch tự động có thể tự động thực hiện mọi khâu của nhiệm vụ tấn công, gồm cả khai hỏa vũ khí. Mục tiêu được một hệ thống hình ảnh nhiệt hồng ngoại phát hiện, chỉ định cho một thiết bị laser tìm tầm và chỉ thị cho những quả bom dẫn đường laser.

Các khoang vũ khí riêng biệt bên trong F-117A có thể mang 2,300 kg vũ khí. Các vũ khí thường được trang bị là một cặp GBU-10, GBU-12, hay bom dẫn đường laser GBU-27, hai bom phá hầm ngầm BLU-109, hai Wind- Corrected Munition Dispensers (WCMD), hay hai Vũ khí điều khiển chung (JDAMs), một quả GPS/INS guided stand-off. Trên lý thuyết nó có thể mang hầu hết các loại vũ khí có trong kho của Quân đội Hoa Kỳ, gồm cả bom hạt nhân B61. Một số loại bom không thể được trang bị, bởi nó quá lớn để lắp vừa khoang trong, hay không tương thích với hệ thống chở của F-117.

Lịch sử

Năm 1964, nhà toán học người Nga Pyotr Ya. Ufimtsev công bố bài viết "Phương pháp Sóng Cạnh trong Lý thuyết Vật lý về Tán Xạ" trong tạp chí của Viện Kỹ thuật Radio Moscow, trong đó ông trình bày sức mạnh của sóng radar phản hồi tỉ lệ với cấu hình góc cạnh của một vật thể chứ không phải là kích thước. Ufimtsev đã nối tiếp công trình lý thuyết của nhà vật lý Đức Arnold Sommerfeld. Ufimtsev chứng minh rằng ông có thể tính toán thiết diện radar của bề mặt cánh và dọc theo cạnh của nó. Kết luận hiển nhiên là ngay cả một máy bay lớn cũng dễ dàng tàng hình bằng cách tận dụng nguyên lý này. Tuy nhiên, Thiết kế máy bay kiểu này làm cho nó mất ổn định khí động học, và tình trạng của khoa học tính toán đầu những năm 60 không thể cung cấp kiểu máy tính bay cho phép những chiếc như F-117, F-22 Raptor và B-2 Spirit bay được. Dù sao, vào những năm 70, khi một nhà phân tích của Lockheed xem xét các tài liệu nước ngoài tìm thấy công trình của Ufimtsev, máy tính và phần mềm đã tiến bộ đáng kể, và đặt ra sự phát triển của một loại máy bay tàng hình.

Quyết định sản xuất F-117A được đưa ra năm 1973, và một hợp đồng đã được trao cho Lockheed Advanced Development Projects, thường được gọi là "Skunk Works," tại Burbank, California. Chương trình do Ben Rich chỉ đạo. Chuyến bay đầu tiên diễn ra năm 1977, chỉ 31 tháng sau quyết định phát triển toàn diện. Chiếc F-117A được giao năm 1982, khả năng hoạt động được hoàn thiện tháng 10, 1983, và chuyến giao hàng cuối cùng vào mùa hè năm 1990. Không quân phủ nhận sự tồn tại của loại máy bay này cho tới tận năm 1988, sau đó vào tháng 4, 1990 một chiếc đã được trưng bày trước công chúng tại Căn cứ Không quân Nellis, Nevada, thu hút hàng chục nghìn người tham quan.

Số lượng hiện có là 54 chiếc; 36 chiếc sẵn sàng chiến đấu, số còn lại cho huấn luyện, vân vân.

Trong những năm đầu của chương trình, từ 1984 tới giữa năm 1992, phi đội F-117A đặt tại Tonopah Test Range, Nevada và nó thuộc quyền quản lý của Nhóm Chiến lược 4450. Nhóm 4450 được sáp nhập vào Phi đội Chiến đấu Chiến lược 37 năm 1989. Năm 1992, toàn bộ phi đội được chuyển giao cho Căn cứ Không quân Holloman, New Mexico, nơi nó thuộc quyền quản lý của Phi đội Chiến đấu 49. Việc di chuyển khiến những chuyến bay của Key Air không còn cần thiết nữa, trước đó Key Air đã chở 22,000 hành khách trên 300 chuyến bay từ Nellis tới Tonopah mỗi tháng.


F-117 hạ cánh


Khi Không quân tuyên bố, "Streamlined management by Aeronautical Systems Center, Wright-Patterson AFB, Ohio, phối hợp kỹ thuật tàng hình vào các chương trình phát triển và sản xuất để đẩy nhanh tốc độ phát triển máy bay... Chương trình F-117A đã chứng tỏ rằng một máy bay tàng hình có thể được thiết kế để có độ tin cậy và khả năng bảo dưỡng tốt." Thống kê bảo dưỡng máy bay tương tự các loại máy bay chiến thuật khác có độ phức tạp tương tự. Hỗ trợ hậu cần do Sacramento Air Logistics Center, McClellan AFB, California đảm nhiệm, F-117A được giữ bảo mật kỹ thuật thông qua một hệ thống kế hoạch cải thiện vũ khí tại USAF Plant 42 ở Palmdale, California.




F-117 Nighthawk


Chiến đấu

F-117 đã được sử dụng nhiều lần trong chiến tranh. Phi vụ đầu tiên của nó diễn ra trong cuộc xâm lược Panama của Hoa Kỳ năm 1989. Trong lần đó hai chiếc F-117A Nighthawk đã ném hai quả bom xuống sân bay Rio Hato. Sau này trong Chiến tranh Vùng Vịnh, nó đã thực hiện tốt nhiệm vụ ném những quả bom thông minh xuống các mục tiêu quân sự Iraq. Từ đó nó đã được sử dụng tại Chiến tranh Kosovo năm 1999, Chiến dịch Tự do Bền vững và trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

Thiệt hại trong chiến đấu




Vòm kính buồng lái chiếc F-117 bị bắn hạ ngày 27 tháng 3, 1999, gần làng Budjanovci, Serbia/Yugoslavia.(Bảo tàng hàng không Belgrade)

Một chiếc F-117 đã bị bắn hạ trong chiến đấu bởi các lực lượng Serbia/Yugoslav Nam Tư. Ngày 27 tháng 3, 1999, trong cuộc Chiến tranh Kosovo, Tiểu đoàn số 3 Lữ đoàn Tên lửa 250 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Zoltán Dani, được trang bị tên lửa Isayev S-125 ''Neva-M'' (tên hiệu NATO SA-3 ''Goa''), đã bắn hạ chiếc F-117A số hiệu 82-806 bằng một quả tên lửa Neva-M. Theo Wesley Clark và các vị tướng khác của NATO, các lực lượng phòng không Nam Tư đã thấy rằng họ có thể phát hiện những chiếc F-117 bằng các loại radar "cổ lỗ" Sô viết hoạt động ở tầm sóng dài. Điều này, cộng với việc máy bay mất khả năng tàng hình khi cửa phụt khí bị ướt hay mở khoang bom, khiến chúng bị phát hiện trên màn hình radar. Phi công lái máy bay sống sót và sau này được các lực lượng NATO cứu. Tuy nhiên, xác chiếc F-117 không bị phá hủy hoàn toàn, và có tin cho rằng người Serb đã mời chuyên gia Nga tới xem xét những mảnh vỡ, điều này chắc chắn khiến kỹ thuật tàng hình Hoa Kỳ bị tiết lộ.

Các tên lửa SAM được điều khiển bằng tay với sự hỗ trợ của thiết bị tầm nhiệt và thiết bị dò tìm radar gồm biến thể Pechora-M của SA-3 được cho là đã được đem ra sử dụng. Có lẽ radar chỉ có thể truy theo dấu vết F-117 trong một thời gian rất ngắn, không đủ để phóng một tên lửa dẫn đường SA-3 vào nó. Theo thông báo nhiều tên lửa SA-3 đã được phóng, và một trong số chúng có lẽ đã nổ ở khoảng cách đủ gần chiếc F-117A khiến phi công phải thoát ra. Theo một cuộc phỏng vấn, Zoltán Dani đã giữ an toàn được đa số các trận địa tên lửa của mình và có một số trạm thám trắc giúp phát hiện ra F-117 và các loại máy bay khác. Zoltán và binh lính của mình đã dự đoán các đường bay của những chiếc F-117A trước đó nhờ quan sát bằng mắt thường ở một số thời điểm và nhờ các trạm chỉ điểm radar cũng như những mục tiêu bị ném bom, vì vậy Lữ đoàn của ông đã phát hiện được đường bay của chiếc F-117A #82-806. Đội tên lửa của ông và các trạm chỉ điểm radar sau đó đã xác định vị trí chiếc F-117A và phóng tên lửa. Zoltán chũng cho rằng những chiếc radar của ông đã được cải tiến để có khả năng phát hiện F-117A tốt hơn, nhưng ông không nói rõ phần nào được cải tiến. Nhiều phần của chiếc máy bay bị bắn rơi đã được triển lãm tại Bảo tàng Hàng không Yugoslav ở Belgrade.

Một số nguồn tin cho rằng một chiếc F-117A thứ hai đã bị hư hại trong một phi vụ ném bom trong Chiến tranh Kosovo, và dù quay về được căn cứ, nó không bao giờ còn cất cánh được nữa.





F-117 Nighthawk


Tương lai

Với những thành công trong Chiến tranh Kosovo và các cuộc Chiến tranh Iraq cũng như tỷ lệ tham gia chiến đấu cao của mình, chiếc F-117 đã chiếm được vị trị như là loại máy bay "mũi nhọn" -- phục vụ mục đích đánh mù kẻ thù khi tiêu diệt các cơ sở chỉ huy, kiểm soát và radar của đối thủ ngay từ những giây phút đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên dù sao F-117 cũng được thiết kế với những kỹ thuật cuối thập kỷ 1970. Công nghệ tàng hình của nó, tuy vẫn hiện đại hơn bất kỳ một loại máy bay nào khác trừ hai loại máy bay mới B-2 Spirit và F-22A, nhưng đòi hỏi chi phí bảo dưỡng đáng kể. Hơn nữa, thiết kế tàng hình dựa trên hình dáng bên ngoài (gây ảnh hưởng tới tính năng khí động lực) thể hiện một kỹ thuật chống radar kiểu cũ và khác biệt so với ngày nay. Vì thế đã có ý định sơ bộ cho phi đội máy bay này ngừng hoạt động năm 2008.

Số lượng chế tạo loại F-22A tăng lên bốn chiếc và việc chúng bắt đầu buớc vào hoạt động trong Không lực Hoa Kỳ khiến việc cho phi đội F-117 nghỉ hưu bị đưa ra tranh cãi. Thông tin rò rỉ từ một phiên bản phác thảo của Báo cáo Quốc phòng Quý tư 2006 và Ngân sách Quốc phòng 2007 cho thấy toàn bộ phi đội đang được đề nghị ngừng hoạt động nhường chỗ cho những chiếc F-22A mới đang được đặt mua. Kế hoạch này đã bị gạt ra khỏi cả Ngân sách tài chính 2007 và phiên bản cuối cùng của Báo cáo Quốc phòng Quý tư.

Những lời chỉ trích cho rằng những yêu cầu cho F-117 (máy bay tấn công mặt đất không đa dụng) về hưu, bị ảnh hưởng lớn từ các cựu phi công chiến đấu vốn đang chiếm những chức vụ quan trọng trong Không quân. Hơn nữa, những người chỉ trích đưa ra lý lẽ rằng F-117A Nighthawk có thể mang năm ngàn pound vũ khí ở khoang trong (thậm chí cả một quả bom hạt nhân B61) mà vẫn đảm bảo tính tàng hình, trong khi chiếc F-22A chỉ có thể mang hai ngàn pound vũ khí ở khoang trong và chỉ có thể mang những quả bom to treo tại mấu ngoài, vì thế ảnh hưởng tới khả năng tàng hình và khả năng thao diễn chiến đấu.

Tuy nhiên, những người ủng hộ đề xuất cho nghỉ hưu cho rằng chi phí bảo dưỡng cao và kỹ thuật tàng hình kiểu cũ không có hiệu quả trước radar tầm sóng dài, cộng với hạn chế vì tốc độ dưới siêu âm khiến chiếc F-117 dễ gặp nguy hiểm trong chiến đấu. Họ cho rằng loại F-22A là một thay thế hợp lý khi xem xét:

* Khả năng tàng hình của nó gần tương đương loại B-2, và theo báo cáo cao hơn loại F-117.
* Nó có thể bay ở tốc độ siêu âm mà không cần dùng buồng đốt lần hai và vì thế có thể tới mục tiêu cũng như vượt qua những vùng nguy hiểm nhanh hơn.
* Vật liệu hấp thụ radar của nó yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn loại F-117.
* Loại bom đường kính nhỏ (SDB) 250 lb mới đã được đưa vào sử dụng. Nó được thiết kế đặc biệt để tương tích với khoang chứa trong của chiếc F-22A. Loại bom này có khả năng đâm xuyên tương tự loại BLU-109 bomb 2000 lb lớn hơn.
* Chiếc F-22 có hệ thống điện tử hiện đại hơn chiếc F-117, vì thế nhận biết các mục tiêu cũng như các mối đe dọa cả dưới mặt đất và trên không tốt hơn.
* Bởi F-22 là một máy bay chiến đấu, nó có khả năng tự bảo vệ trong những lần thực thi nhiệm vụ.

Dù đề xuất cho phi đội F-117 nghỉ hưu đã bị hủy bỏ, Không quân đã đóng cửa trường dạy bay loại F-117, và cũng đã thông báo việc ngừng sử dụng F-117. Điều này khiến tương lai của F-117 càng thêm mờ mịt.

Khá ngạc nhiên, nhiều chiếc F-117 được sơn ngụy trang màu xám trong một cuộc thực nghiệm nhằm xác định hiệu năng tàng hình của loại F-117 ở điều kiện ban ngày. Nếu cuộc thực nghiệm thành công, nó sẽ dẫn tới sự thay đổi từ màu đen kiểu cũ sang mẫu màu mới, khiến cho lần đầu tiên nó có thể hoạt động trong các phi vụ ban ngày. Tới đầu năm 2006, kết quả cuộc thực nghiệm này vẫn chưa được công bố. Tương tự, trong năm, 2004 và 2005 đã có nhiều chương trình nâng cấp giữa kỳ được tiến hành với chiếc F-117, gồm cả nâng cấp hệ thống điện tử.

Vũ khí
* 2 khoang chứa bom bên trong, mỗi khoanh chứa được 1 bom
Loại bom:
+ BLU-109 hardened penetrator
+ GBU-10 Paveway II laser-guided bomb
+ GBU-12 Paveway II laser-guided bomb
+ GBU-27 Paveway III laser-guided bomb
+ JDAM INS/GPS guided munition



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fa/F-117A_GBU-28.JPEG

F117A với bom GBU-27

Linh tinh

* Một buổi quảng cáo hàng của hãng Sprint trong thập kỷ 1990 đã trưng bày một bức hình F-117 lớn, khi ấy thường bị gọi sai là Candice Bergen, người dẫn chương trình đã gọi đó là chiếc B-2.

* Tên hiệu:
o Trước khi được đặt tên chính thức, các kỹ sư và phi công thử nghiệm thường gọi loại máy bay gồ ghề, ban ngày phải cất giấu để tránh các vệ tinh trinh sát Xô viết là "****roaches", cái tên này thỉnh thoảng vẫn được sử dụng.
o Tên chính thức của nó là "Night Hawk", dù thỉnh thoảng chữ "Nighthawk" cũng được dùng.[8]
o Một tên hiệu khác thỉnh thoảng được dùng là "Wobblin Goblin" vì loại máy bay này bị cho là kém ổn định ở tốc độ thấp, dù các phi công F-117 cho điều này là không chính xác.[9]
o Vì hình dạng của mình, vốn đặt ưu tiên tính năng tàng hình hơn tính năng khí động học, mô hình đầu tiên của mẫu sẽ trở thành chiếc F-117 sau này được gọi là "The Hopeless Diamond".[10] .
o Những khu vực xung quanh Căn cứ Không quân Holloman đơn giản gọi loại máy bay này là "Stealths" (Sing. "Stealth").

* Trong cuộc ném bom năm 1999 vào Serbia, sau khi một chiếc F-117 bị quân đội Serbia bắn rơi, một nhóm nhạc Serbia Indexovo radio pozorište đã sóng tác một bài hát trào phúng "El kondor pada" về những phi công của nó.

* Trong Thập kỷ 1980, Jane''''''''s Information Group đã gọi nhầm F-117 là F-19, và sử dụng ảnh minh họa tưởng tượng trong cuốn All the World''''''''s Aircraft. Cả bên tạo mô hình Testors và Monogram đều đưa ra những mô hình "F-19 Tàng hình" lý thuyết; không bên nào quan tâm tới sự giống nhau của nó với F-117.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
B-2 Spirit




Một chiếc B-2 Spirit Không lực Hoa Kỳ đang bay.


Kiểu Máy bay ném bom tàng hình
Hãng sản xuất Northrop Grumman
Chuyến bay đầu tiên tháng 4-1997
Được giới thiệu 17 tháng 7-1989
Tình trạng Đang hoạt động
Hãng sử dụng chính Không lực Hoa Kỳ
Số lượng được sản xuất 21
Chi phí máy bay US$1.157-$2.2 tỷ năm 1998

B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. Chiếc máy bay ném bom này là một mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Hoa Kỳ. B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ đôla Mỹ. Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 của nó được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua. Số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 1980. Trong Thông điệp liên bang năm 1992, Tổng thống George H.W. Bush đã thông báo tổng số B-2 chế tạo sẽ hạn chế ở mức 20 chiếc (sau này đã tăng lên 21 nhờ việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm).


Tính năng


Chiếc B-2 vừa hoàn thành nạp nhiên liệu trên không trên Thái Bình Dương. Việc tái nạp nhiên liệu trên không cho phép B-2 có tầm hoạt động chỉ bị giới hạn bởi việc bảo dưỡng động cơ và sức khỏe phi hành đoàn.

Cùng với loại Pháo đài bay B-52 và B-1 Lancer, quân đội Mỹ cho rằng B-2 mang lại sự linh hoạt vốn có của những máy bay ném bom có người lái. Khả năng bị nhận dạng thấp, hay các tính năng "tàng hình," cho phép nó thâm nhập qua những hàng rào bảo vệ tinh vi nhất của kẻ thù và tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng nhất.

Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng chất tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế to lớn so với các loại máy bay ném bom trước đó. Tầm hoạt động của nó đạt xấp xỉ 6.000 hải lý (11.100 km) mà không cần tái nạp nhiên liệu, tính năng tàng hình khiến cho B-2 có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó. Với Hệ thống hỗ trợ mục tiêu GPS (GATS) cùng với những quả bom hỗ trợ GPS như Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM), nó có thể sử dụng radar APQ-181 để sửa các lỗi GPS về các mục tiêu và có độ chính xác cao hơn các loại vũ khí điều khiển laser với những quả bom trọng lực "câm" và một hệ thống hỗ trợ dẫn đường GPS "thông minh" gắn ở đuôi. Nó có thể ném bom 16 mục tiêu một lúc.

Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ sự phối hợp giữa việc giảm thiểu tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và radar phát ra, khiến đối phương rất khó phát hiện, theo dõi và tiêu diệt. Nhiều đặc tính tàng hình vẫn được xếp vào hàng tối mật; tuy nhiên các vật liệu composite chế tạo B-2, đặc biệt và các lớp phủ và thiết kế kiểu cánh bay cũng góp phần tăng khả năng tàng hình của nó.

B-2 có tổ lái hai người; một phi công ngồi bên trái và một chỉ huy ở bên phải, so với đội bay bốn người của B-1B và năm người của B-52.





Lịch sử hoạt động

B-2 bắt đầu xuất hiện với tư cách một dự án mật được gọi là Máy bay ném bom thâm nhập tầm cao (HAPB), sau này đổi thành Máy bay ném bom kỹ thuật hiện đại (ATB) và từ khóa của dự án là Senior Cejay. Sau này nó được đổi thành B-2 Spirit. Ước tính 23 tỷ dollar đã được chi tiêu bí mật cho việc nghiên cứu và phát triển B-2 trong thập niên 1980. Một khoản chi phụ thêm do việc thay đổi vai trò của nó năm 1985 từ máy bay ném bom tầm cao thành máy bay ném bom tầm thấp, khiến phải thiết kế lại hầu như toàn bộ máy bay. Vì việc phát triển chiếc B-2 là một trong những chương trình bí mật nhất của Quân đội Hoa Kỳ, công chúng không hề biết để chỉ trích về chi phí quá đắt đỏ cho việc phát triển nó. Chiếc B-2 đầu tiên được trưng bày trước công chúng ngày 22 tháng 11, 1988, khi nó lăn bánh ra khỏi nhà chứa tại Air Force Plant 42, Palmdale, California, nơi sản xuất. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra ngày 17 tháng 7, 1989. Cơ quan thử nghiệm B-2, Trung tâm thử nghiệm bay không quân, Căn cứ không quân Edwards, California, chịu trách nhiệm thử nghiệm bay, kỹ thuật, chế tạo và phát triển loại máy bay này.

Chiếc đầu tiên, được đặt tên Spirit of Missouri, được chuyển giao ngày 17 tháng 12, 1993. Trách nhiệm bảo dưỡng B-2 thuộc nhà thầu hỗ trợ của Không lực Hoa Kỳ và do Trung tâm hậu cần không quân thành phố Oklahoma tại Căn cứ không quân Tinker ở Oklahoma quản lý.





B-2 đang bay


Nhà thầu hàng đầu, chịu trách nhiệm thiết kế tổng thể và phối hợp là Northrop Grumman Integrated Systems Sector. Boeing Integrated Defense Systems, Hughes Aircraft (hiện là Raytheon), General Electric Aircraft Engines và Vought Aircraft Industries, đều là các thành viên của đội nhà thầu. Một nhà thầu khác, chịu trách nhiệm về các thiết bị huấn luyện phi công (hệ thống huấn luyện vũ khí và huấn luyện nhiệm vụ) là Link Simulation & Training, một nhánh của L-3 Communications trước kia là Hughes Training Inc. (HTI). Link Division, trước kia là CAE - Link Flight Simulation Corp. Link Simulation & Training chịu trách nhiệm phát triển và phối hợp tất cả đội bay và các chương trình huấn luyện bảo dưỡng. Các nhà thầu quân sự của chiếc B-2 đã lao vào một chiến dịch lobby mạnh mẽ để giành được sự ủng hộ tài chính từ phía Nghị viện.

Căn cứ không quân Whiteman tại Missouri là căn cứ hoạt động duy nhất của B-2 cho tới tận đầu năm 2003, khi các cơ sở kỹ thuật cần thiết cho B-2 được xây dựng tại căn cứ quân sự chung Hoa Kỳ/Anh Quốc trên đảo Diego Garcia thuộc Anh tại Ấn Độ Dương, sau đó là tại Guam năm 2005. Các cơ sở kỹ thuật cho loại máy bay này cũng đã được xây dựng tại RAF Fairford ở Gloucestershire tại Anh Quốc.

Vẫn còn những nghi ngờ về giá thành ngày càng tăng của chương trình: một số người đã cho rằng chi phí khổng lồ đó có thể bao gồm cả chi phí cho các chương trình bí mật khác. Con số chi tiêu cũng có thể được giải thích một phần bởi số lượng nhỏ máy bay được chế tạo cộng với chi phí nghiên cứu cao cho chương trình B-2.

Các máy bay ném bom này ban đầu được thiết kế để ném bom hạt nhân thời Chiến tranh lạnh và hộ trợ cho chúng khi chi tiêu quốc phòng giảm bớt. Tháng 5, 1995, trong một cuộc điều tra do Quốc Hội tiến hành, Viện Phân tích Quốc phòng kết luận rằng, sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nhu cầu cho loại B-2 không còn nữa.





Chiến đấu



Chiếc B-2 bị nhiều người chế giễu là quá đắt để có thể đem ra tham chiến. Tuy nhiên, chiếc máy bay này đã tham gia vào ba chiến dịch khác nhau.

Nó bắt đầu tham chiến trong Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiếc B-2 là máy bay đầu tiên sử dụng Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM) trong chiến tranh. Từ đó, chiếc máy bay này đã hoạt động tại Afghanistan trong Chiến dịch Tự Do Vĩnh Viễn và tại Iraq trong Chiến dịch Tự Do Iraq.






Sau khi ném bom các mục tiêu tại Afghanistan, chiếc máy bay hạ cánh tại Diego Garcia, tái nạp nhiên liệu và thay thế đội bay cho lần xuất kích tiếp theo. Trong chiến dịch tại Iraq nó còn phải bay xa hơn bởi B-2 đóng tại căn cứ Diego Garcia.

Những phi vụ sau này ở Iraq diễn ra từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri. Điều này khiến nhiều phi vụ kéo dài hơn 30 giờ và một phi vụ đã kéo dài hơn 50 giờ. Chiếc B-2 có tính năng tự động cao, không như những máy bay chiến đấu một người lái, một thành viên đội bay có thể ngủ, sử dụng toilet hay chuẩn bị bữa ăn nóng trong khi người kia điều khiển máy bay.

Bản báo cáo Hàng năm của Cơ quan kiểm định và đánh giá hoạt động Lầu năm góc năm 2003 ghi chú rằng khả năng hoạt động của B-2 trong năm 2003 vẫn chưa tương xứng, chủ yếu bởi việc bảo dưỡng các vật liệu tàng hình của nó. Bản báo cáo cũng lưu ý rằng các thiết bị điện tử tự vệ trên máy bay vẫn còn có một số thiếu sót khi đưa ra cảnh báo nguy cơ. Dù có những vấn đề đó, B-2 vẫn có thời gian hoạt động cao trong Chiến dịch Iraq Tự do, ném 583 quả bom JDAM trong cuộc chiến.



B-2 trưng bày

B-2 Spirit trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia của Không lực Hoa Kỳ



Vì chi phí, sự hiếm hoi và giá trị chiến đấu của nó, có lẽ không có bất kỳ một chiếc một chiếc B-2 nào sẽ được đưa ra trưng bày thường xuyên trong tương lai gần (hay bất kỳ thời điểm nào trước khi nó được cho ngừng phục vụ). Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng được đem trưng bày trong một thời gian tại nhiều triển lãm hàng không, gồm cả cuộc triển lãm tại Căn cứ không quân Tinker, thành phố Midwest, OK vào tháng 6 năm 2005. Năm 2004 mẫu thử nghiệm tĩnh của chiếc B-2 đã được đưa trưng bày Bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa Kỳ gần Dayton, Ohio. Chiếc máy bay mẫu đã được dùng để thí nghiệm kết cấu, và thí nghiệm phá huỷ. Đội phục hồi của bảo tàng đã mất hơn một năm để tái lắp khung máy bay, và có thể thấy được rõ ràng các miếng vá bên ngoài thân máy bay nơi các bộ phận kết cấu được tái ráp lại.

Bảo tàng Hàng không & Vũ trụ Nam Dakota nằm bên trong Căn cứ không quân Ellsworth trưng bày một mẫu theo tỷ lệ 1/2 của chiếc B-2 được chính bảo tàng chế tạo.

Các đơn vị sử dụng B-2

Không lực Hoa Kỳ

* Phi đội ném bom 509, Căn cứ Không quân Whiteman
o Liên đội ném bom 13
o Liên đội ném bom 393
o Liên đội huấn luyện chiến đấu 394
* Phi đội 53, Căn cứ Không quân Eglin
o Phi đội Thử nghiệm và Đánh giá 72, Căn cứ Không quân Whiteman
* Phi đội 57, Căn cứ Không quân Nellis
o Liên đội vũ khí 325, Căn cứ Không quân Whiteman
o Phi đội vũ khí 715 không hoạt động
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né































anh bộ đội đang cầm súng thập thò ngoài cửa sổ :D





 

kun818

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-48125
Ngày cấp bằng
6/10/09
Số km
42
Động cơ
459,820 Mã lực
em miễn bình loạn ! Nhưng nói thật . ảnh ko đc đẹp lắm ! Bác đừng giận !(b)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
trông quả mũ sắt này dính mấy phát đạn khiếp quá :D




















lựu đạn dứa










các loại lựu đạn #








 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
bàn chông tiêu diệt quân thù










đèn dầu một thủa (l)





 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top