PHÁO 100mm PHÒNG KHÔNG THÔNG MINH DO IRAN SẢN XUẤT
GIỚI THIỆU CHUNG
Sau khi tên lửa phòng không ra đời, các pháo phòng không cỡ lớn mau chóng bị hắt hủi và bị thay thế bằng các loại tên lửa phòng không. Nguyên nhân là vì các lý do sau:
1 - Nặng nề, thiếu tính cơ động. Hệ thống điều khiển pháo kém linh hoạt và thiếu độ chính xác cần thiết và vẫn dựa nhiều trên sức người. Hệ thống pháo KS-19 100mm nặng tổng cộng 11 tấn và cần một kíp 15 pháo thủ và chỉ huy.
2 - Đầu đạn không có khả năng tự tìm đến mục tiêu như tên lửa.
3 - Hệ thống kiểm soát bắn chưa đạt đến độ chính xác cần thiết để tính toán đường đạn sao cho viên đạn gặp hoặc tới gần mục tiêu.
4 - Tầm bắn hạn chế so với tên lửa
5 – Tốc độ bắn thấp. Ví dụ như khẩu KS-19 100mm của LX có tốc độ bắn tối đa là 15 viên / phút.
6 – Độ chính xác của đạn và nòng không cao.
Việt Nam được cho là nước cuối cùng cho pháo phòng không AS-30 130mm nghỉ hưu vào đầu các năm 1990.
Tuy nhiên, sau một thời gia dài bị hắt hủi, các pháo phòng không cỡ lớn đã bắt đầu quay trở lại. Với công nghệ như hiện nay, các nhà chế tạo vũ khí có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm nêu trên. Khi đó pháo phòng không cỡ lớn vẫn có các ưu điểm vượt trội nhất định riêng của nó so với hệ thống SAM và pháo phòng không cỡ nhỏ.
1 - Một hệ thống pháo + đạn pháo rẻ tiền hơn rất / rất nhiều lần một hệ thống SAM.
2 - Vì rẻ tiền nên nó có thể trang bị đại trà với số lượng lớn so với các hệ thống SAM
3 - Các nước nhỏ có thể tự sản xuất đạn với số lượng lớn với giá thành rẻ. Trong khi đó số lượng tên lửa SAM bị hạn chế bởi giá thành cực cao cũng như không chủ động khi phải nhập khẩu từ các nước khác. Các nước trung bình cũng chỉ có khoảng 500 - 2,000 quả tên lửa SAM và số này đã được coi là nhiều.
4 - Hệ thống kiểm sóat bắn hiện đại cũng cho phép nó phát hiện các mục tiêu bay thấp từ xa cũng như tính toán khá chính xác nơi viên đạn sẽ gặp máy bay hay tên lửa của đối phương.
5 - Hệ thống cơ khí chính xác và điều khiển tự động khiến nó có thể xoay chuyển linh hoạt tùy theo tình huống và vị trí của mục tiêu.
6 - Đầu đạn lớn sẽ cho phép nó sử dụng loại ngòi nổ cảm biến thay vì chạm nổ như đầu đạn cỡ nhỏ.
7 - Sức công phá của đầu đạn cỡ lớn cũng tối đa hóa khả năng tiêu diệt và gây hư hại cho mục tiêu so với đầu đạn phòng không cỡ nhỏ.
8 - Khả năng bị phát hiện từ sớm hay bị gây nhiễu giống tên lửa SAM là cực thấp.
9 – Một hệ thống gồm từ 4 cho tới 6 pháo kết hợp sẽ tăng được tốc độ bắn tối đa lên 80 – 120 viên / phút cũng như khả năng tiêu diệt mục tiêu nhờ chiến thuật bắn hiệp đồng và bao vây.
10 - Dễ ngụy trang hơn một hệ thống tên lửa.
Tiêu biểu cho xu hướng này là các loại pháo 130mm AK-130 và pháo 100mm AK-100 của Nga, Pháo thông minh 100mm” của Iran. Bài này sẽ đi vào giới thiệu về hệ thống pháo này của Iran.
CẤU TẠO
Thực sự thì ngoài các tấm hình và vài thông số cơ bản ra, chúng ta không có bất kỳ thông tin nào về hệ thống pháo này. Tuy nhiên chúng ta có thể phác họa khá chính xác về nó. Nó sẽ gồm 2 khối chính:
1 – Cụm pháo 100mm:
Nó được cho là phát triển từ pháo phòng không 100mm KS-19 của Nga, vì thế có thể nó sẽ có các thông số tương đương:
- Nòng là loại được chế tạo cực kỳ chính xác và dài 60 hoặc 62 cal (gấp 60 / 62 lần đường kính nòng = 6 / 6.2 m) để tăng tầm cũng như độ chính xác bắn. Tuổi thọ của nòng sẽ từ 3,000 – 3,500 lần bắn (Nòng của AS-16 là loại 57.5 cal và có tuổi thọ là 2,800 lần bắn).
- Góc xoay pháo là 360 độ, góc nâng là + 89 độ và góc hạ là (-) 3 độ với khả năng xoay 20 độ / 1 giây (AS-19 là 12 độ / giây)
Ngoài ra nó còn có hệ chuyển động, vận hành và điểu khiển pháo bằng cơ khí và thủy lực cực kỳ linh hoạt và chính xác. Hệ thống này được kết nối và được điều khiển hoàn toàn tự động bởi hệ thống kiểm soát bắn.
Một cụm pháo sẽ bao gồm từ 4 cho tới 6 pháo và được kết nối tự động với nhau và được điều khiển bởi khối chỉ huy và kiểm soát bắn qua kết nối không dây.
Đan pháo là loại được sản xuất cực kỳ chính xác và được gắn ngòi nổ cảm biến M203-A. Tuy nhiên trong một số tình huống khi mà mục tiêu quá nhỏ hoặc có đường bay quá phức tạp để có thể đưa đạn tới nó đủ gần và kích nổ, đạn với ngòi nổ dạng định tầm / định giờ có thể được sử dụng.
Nòng pháo dài 60 / 62 cal ???
Bệ pháo
Hệ thống nạp hoàn toàn tự động với đạn pháo cỡ 100mm
Ngòi nổ cảm biến M203-A được gắn ở mũi đạn.
2 - Khối chỉ huy và kiểm soát bắn
- Trang bị một radar có khả năng tìm kiếm, phát hiện và bắt bám các mục tiêu bay thấp và có RCS cỡ 0.1m2 như tên lửa Hapoon từ khoảng cách ít nhất 30 - 50km.
- Radar cũng có thể hoạt động ở chế độ thụ động, định vị mục tiêu bằng cách định vị radar đang vận hành của nó.
- Hệ thống tiếp nhận và chuyển hóa dữ liệu giúp nó có thể sử dụng dữ liệu từ sở chỉ huy, hệ thống radar trung tâm, kết nối và phân chia nhiệm vụ / mục tiêu với hệ thống SAM.
- 2 hệ thống ngắm quang điện riêng biệt cho ban ngày và ban đêm được tích hợp đo lường laze có khả năng đo lường mục tiêu ở khoảng cách 30 - 40 km. Hệ thống này cũng có khả năng tự động bắt bám mục tiêu với hình ảnh mục tiêu sẽ được hiển thị trên màn hình màu đa chức năng tại khối chỉ huy.
- Máy tính trung tâm với 4 hệ thống dự phòng cực mạnh và có khả năng định dạng mục tiêu, phân biệt bạn / thù và tính toán thời điểm và đường đạn cực kỳ chính xác.
- Được trang bị các cảm biến tốc độ và hướng gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí, độ hao mòn và co dãn của nòng pháo, ….
- Kết nối không dây khiến nó có thể bố trí tách rời và cách xa cụm pháo. Hệ thống thông tin kết nối của nó cũng là loại chống bị gây nhiễu.
TÍNH NĂNG
- Hoàn toàn do Iran nghiên cứu và sản xuất.
- Hệ thống này được cho là có tầm bắn hiệu quả tối đa khoảng hơn 15km. Nó có khả năng tự động phát hiện / định dạng / phân biệt bạn thù / bắt bám / điều khiển nòng pháo / khóa bắn mục tiêu hoàn toàn tự động.
- Tối thiểu hóa nhân lực phục vụ cho pháo bởi hầu hết sự vận của nó đã được tự động hóa.
- Nó được cho là có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp như máy bay chiến đấu, UAV và tên lửa hành trình như Tomahawk, phối hợp cùng hệ thống SAM để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng đường không của địch.
- Nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu bằng một cú bắn thẳng ở cự ly gần hay một cú bắn cầu vồng ở cự ly xa với pha đi xuống của đạn sẽ gặp mục tiêu.
- Đạn của nó được cho là có khả năng kích nổ và nổ trùm phía ngay trên của mục tiêu.
- Nó được coi là một trong các câu trả lời cho ý định tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran bằng không quân của Israel và Mỹ.
Hai đoạn phim của truyền thông Iran về hệ thống pháo này.
Pháo tự hành
M-109A6 Paladin
Quân đội Nga hiện cũng đặc biệt chú trọng cải tiến pháo tự hành theo hướng số hóa. Nhiều loại pháo tự hành có trong biên chế của lục quân Nga đã trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động 1K123 Vivary, đồng thời lắp các thiết bị thông tin, trinh sát mục tiêu phối hợp với máy bay không người lái Pchela-1. Pháo tự hành 2S19 MSTA-C trang bị hệ thống 1K123 Vivary cho phép rút ngắn thời gian chuyển trạng thái chiến đấu, giảm số người trong kíp chiến đấu, các khâu thu nhận thông tin mục tiêu, tính toán phần tử bắn, số liệu đường đạn đều được thực hiện tự động hóa nhờ hệ thống máy tính tốc độ cao. So với trước đây, pháo tự hành 2S19 MSTA-C đã nâng cao độ chính xác bắn thêm từ 20% đến 30%, thời gian chuẩn bị bắn rút ngắn từ 1/4 đến 1/6 lần, hiệu suất tiêu diệt mục tiêu tăng 40%, mức độ an toàn trên chiến trường tăng gấp 3 lần. Từ kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường, lực lượng pháo binh quân đội Nga đã nghiên cứu vận hành phương án sử dụng kết hợp khí tài trinh sát, điều khiển hỏa lực của pháo tự hành với máy bay trinh sát không người lái Pchela-1. Sự kết hợp pháo tự hành-máy bay cho phép rút ngắn thời gian từ khi phát hiện mục tiêu tới khi phá hủy chúng chỉ còn trong khoảng từ 2 đến 3 phút, bằng từ 1/5 đến 1/6 thời gian so với trước đây, lượng đạn tiêu hao cũng giảm chỉ còn 30%, hiệu quả tác chiến nâng lên từ 30% đến 40%. Quân đội một số nước thuộc khối NATO, quân đội Nam Phi, Trung Quốc, Hàn Quốc... cũng tích cực hiện đại hóa các hệ thống pháo tự hành.
Pháo tự hành 2S19 của Nga
Pháo phản lực bắn loạt ngày càng được các nước chú ý cải tiến để nâng cao khả năng tự hành và hiệu quả chiến đấu. Nga và Mỹ là hai cường quốc đi đầu về phát triển, cải tiến và nâng cấp pháo phản lực bắn loạt. Hiện nay, các hệ thống pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch, BM-27 Uragan, BM-21 Grad đang được Nga cải tiến toàn diện, không chỉ nâng cao cự ly bắn, khả năng nạp đạn, mà còn trang bị các hệ thống máy tính điều khiển, tính toán đường đạn hiện đại. Cũng như pháo tự hành 2S19 MSTA-C, các pháo phản lực bắn loạt cũng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và tự động hóa 1K123 Vivary để rút ngắn thời gian chuẩn bị bắn, nâng cao độ chính xác bắn và hiệu suất tiêu diệt mục tiêu. Lục quân Mỹ đã lắp thêm hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến IFCS cho pháo phản lực bắn loạt M-270A1. Hệ thống IFCS sử dụng kỹ thuật điện tử, công nghệ số hóa, liên kết với hệ thống định vị toàn cầu và hệ thống dẫn đường quán tính, nhờ đó giúp pháo tăng độ chính xác bắn lên từ 30% đến 40%, thời gian nạp đạn từ 15 phút giảm xuống còn 5 đến 10 phút, thời gian ngắm bắn từ 90 giây giảm còn 16 giây.
Hệ thống pháo phản lực PM-30 Smerch
Bên cạnh việc lắp các hệ thống điều khiển hỏa lực số hóa, các thiết bị trinh sát, truyền tin hiện đại, pháo tự hành còn phát triển dựa trên cơ sở nâng cao khả năng cơ động của xe, khung gầm cơ sở. Điển hình như pháo tự hành AMX-30 AUF-1TA mới dựa trên khung gầm xe Kaisa, cấu hình 6x6 bánh, có khả năng cơ động cao. Lục quân Mỹ sử dụng kỹ thuật khung gầm xe chiến đấu Bradley, kỹ thuật điện của pháo ngắm bắn gián tiếp, kỹ thuật nạp đạn tự động để ứng dụng cải tiến pháo tự hành M-109A6 Paladin. Với những kỹ thuật, công nghệ mới, pháo tự hành ngày càng phát huy ưu thế hỏa lực, tạo hiệu quả chiến đấu toàn diện trên chiến trường.
Vịnh Cam Ranh
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Căn cứ quân sự Mỹ tại Cam Ranh tháng 9 năm 1968
[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
( Cam Ranh là một trong những quân cảng tốt nhất thế giới )[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Ngày 17 tháng 10 năm 2001, Nga tuyên bố sẽ rút những lực lượng quân sự cuối cùng của mình tại Cam Ranh vào đầu năm 2002. Cam Ranh là một cảng nước sâu nằm trên tuyến đường biển chiến lược nối với Biển Đông.
Sau khi Nga rút lui, có ba quốc gia có khả năng tiếp cận vịnh Cam Ranh đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Bản nghiên cứu đánh giá triển vọng của mỗi nước đã đi đến kết luận Ấn Độ chính là nước nhiều khả năng sẽ được Việt Nam cho phép sử dụng Vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên căn cứ trên từng trường hợp cụ thể, điều này cũng không ngăn chặn Hà Nội trao quyền tiếp cận Vịnh Cam Ranh cho những quốc gia khác .
Ngày 12 tháng 6 năm 2001, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam đã chấm dứt những đồn đoán về tương lai của căn cứ hải quân Cam Ranh khi tuyên bố hợp đồng thuê của Nga đối với căn cứ này sẽ hết hạn vào năm 2004, chính sách của Hà Nội là “không ký kết hiệp định với bất kỳ quốc gia nào để sử dụng Vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự”. Thay vào đó, chính phủ sẽ “khai thác tiềm năng và lợi thế của Vịnh Cam Ranh để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước”. [/FONT][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Tuyên bố này là một đòn mạnh giáng vào chiến lược của hải quân Nga tại Đông Á và làm cho tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga trong chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 3 năm 2001 không còn nhiều ý nghĩa.
Câu hỏi đặt ra trong bối cảnh này là liệu Việt Nam có cho phép những cường quốc khác trong khu vực sử dụng căn cứ Cam Ranh sau khi Nga rút đi. Có 3 ứng cử viên sáng giá được xem xét đến đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ.
[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Những tranh chấp về quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đã loại bỏ sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Vịnh Cam Ranh. [/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Dù Hoa Kỳ truớc đây đã bày tỏ sự quan tâm về việc quay lại Cam Ranh nhưng mối quan hệ trong quá khứ với Hoa Kỳ và quan hệ nhạy cảm với Bắc Kinh có thể khiến Việt Nam e ngại trong việc cho phép Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân này. Trong khi đó Ấn Độ nổi lên là quốc gia có nhiều khả năng kế thừa sử dụng Vịnh Cam Ranh vì những lợi ích về địa chính trị giữa New Delhi và Hà Nội đang tăng nhanh. Tuy nhiên điều này cũng không ngăn tàu chiến Nga viếng thăm cảng như những trường hợp trước đây đối với các tàu hải quân của Australia, Pháp, Hoa Kỳ, Italy và Malayxia đã từng làm.
[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hiện diện của các cường quốc tại Cam Ranh trong quá khứ [/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Vịnh Cam Ranh nằm tại tỉnh Khánh Hòa, miền trung Việt Nam cách Sài Gòn 220 dặm về hướng bắc, đây được xem là một trong những cảng nước sâu tốt nhất tại Châu Á với tầm quan trọng chiến lược về thương mại nối với tuyến đường ra Biển Đông.[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Ngay từ thế kỷ 19, người Pháp đã nhận thấy tầm quan trọng về vị trí địa lý của vịnh và đã cho xây căn cứ hải quân tại đây.
Nhưng mãi đến cuộc chiến tranh Nga-Nhật từ 1904-1905, Vịnh Cam Ranh mới được thế giới biết đến nhiều hơn. Vào ngày 14 tháng 4 năm 1905, một hạm đội gồm 40 tàu hải quân Nga dưới sự chỉ huy của đô đốc Zinovi Rozhdestvenski đã cập cảng Cam Ranh để chờ tiếp tế.[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Chỉ vài ngày sau khi cập bến, dưới áp lực của Nhật, [/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
người Pháp đã buộc hạm đội của đô [/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
đốc Rozhdestvenski phải rời khỏi cảng. Hạm đội này sau đó bị tiêu diệt bởi hải quân Nhật tại trận Tsushima ngày 27 tháng 5 năm 1905.
Năm 1940, Pháp cho nâng cấp căn cứ Cam Ranh để chuẩn bị đối phó với những đợt tấn công sắp đến của Nhật. Sau khi Tokyo chiếm đóng Việt Nam từ tay của thực dân Pháp trong thế chiến hai, quân đội Nhật tăng cường sử dụng Vịnh Cam Ranh để phát động những chiến dịch quân sự tại khu vực Đông Nam Á.
[/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Cảng Cam Ranh đã đóng vai trò chiến lược mới trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm 1965, Hoa Kỳ can dự vào cuộc tranh chấp tại Vịnh Bắc Bộ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ này. Quân đội Mỹ đã nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng của Vịnh Cam Ranh và cảng này đóng vai trò là căn cứ hải quân và không quân chính của Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam. Vịnh Cam Ranh cũng được dùng làm nơi quân đội Mỹ cung cấp quân sự, thiết bị và binh lính vào Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tổng thống Nixon đưa ra chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh”, Vịnh Cam Ranh đã được bàn giao lại cho Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1972. Đến tháng 4 năm 1975, chính quyền VNDCCH tiếp quản căn cứ này.
[/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Liên Xô tiếp cận Cam Ranh
Sau khi thống nhất đất nước vào tháng 4 năm 1975, Liên Xô gây áp lực lên Hà Nội để được sử dụng căn cứ hải quân Mỹ tại Vịnh Cam Ranh. Việt Nam phản đối áp lực này và chương trình viện trợ hai năm sau đó của Liên Xô cho Việt Nam đạt ở mức thấp nhất kể từ năm 1964. Vào tháng 7 năm 1975, một nhà ngoại giao Việt Nam đã nói với người đồng nhiệm Malaysia rằng Việt Nam phản đối với sự bá quyền của tất cả các cường quốc và sẽ không có nước nào được phép sử dụng căn cứ Cam Ranh. Tuy nhiên Liên Xô vẫn không từ bỏ mục tiêu của mình.
Vào cuối tháng 7 năm 1977, một phái đoàn quân sự Liên Xô đã có chuyến thăm thầm lặng Vịnh Cam Ranh và 4 tháng sau đó, một nhóm chuyên gia hải quân Liên Xô đã bí mật quay lại khảo sát căn cứ này. Theo tiết lộ của một ký giả, Việt Nam chưa sẵn sàng để cho phép Matxcova sử dụng Vịnh Cam Ranh, nhưng bằng việc cho phép viếng thăm, Hà Nội để ngỏ khả năng mở đường cho Liên Xô tiếp cận Cam Ranh nếu Liên Xô giúp Việt Nam hiện đại hoá lực lượng quân sự của mình.
Tuy nhiên, mối quan hệ thù nghịch giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên tồi tệ vào cuối những năm 1970, Hà Nội đã xích lại gần hơn với Matxcova nhằm cân bằng với người láng giềng khổng lồ phương bắc. Liên bang Xô Viết tăng cường viện trợ quân sự cho Việt Nam trong năm 1978 và vào tháng 11 hai nước đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Ngoài ra bản hiệp ước còn qui định nếu một bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, các bên sẽ “ngay lặp tức thảo luận với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và sử dụng những biện pháp hợp lý và hiệu quả để đảm bảo hòa bình và an ninh của hai quốc gia”. Việc ký kết hiệp ước đã mở đường cho Hà Nội đem quân vào Camphuchia tháng 12 năm 1978, mặc dù điều này không đủ ngăn cản Trung Quốc phát động đợt tấn công dọc biên giới phía bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1979 nhằm đáp trả lại cuộc tấn công của Việt Nam tại Campuchia.
Hiệp ước năm 1978 không đề cập gì đến Vịnh Cam Ranh. Việc Liên Xô tiếp cận Vịnh Cam Ranh được qui định trong một nghị định thư song phương bí mật ký kết vài tháng sau đó. Theo những điều khoản của thoả thuận này, Liên Xô được phép sử dụng Cam Ranh đến năm 2004. Trong thời hạn của nghị định thư, Liên Xô sẽ không cho phép những bên thứ ba sử dụng căn cứ Cam Ranh. Ngày 27 tháng 3 năm 1979, đội tàu hải quân đầu tiên của Liên Xô cập cảng Cam Ranh, 74 năm sau chuyến viếng thăm của đô đốc Rozhdestvenski. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Cam Ranh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Liên Xô vì nó cho phép các lực lượng tại Đông Nam Á triển khai quân từ Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đặt tại Vladivostok. Những lực lượng này có thể được sử dụng để triển khai đến Biển Đông và Ấn Độ Dương. Dù Liên Xô không phải trả tiền thuê cho căn cứ, nhưng Maxtcova đã tăng thêm hơn 1 tỷ đô la viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam hàng năm cho đến tận cuối những năm 1980.
Giữa năm 1979 và 1981, các kỹ sư Liên Xô đã sửa chữa và nâng cấp những cơ sở bị chiến tranh tàn phá. Liên Xô đã xây thêm 5 cầu cảng bổ sung vào 2 cầu cảng hiện hữu, xây 2 xưởng cạn, bến đậu tàu ngầm nguyên tử, các kho vũ khí và chứa nhiên liệu lớn, một nhà máy điện, đường xá được xây mới và mở rộng. Liên Xô cũng xây trạm tình báo thu tín hiệu gồm một hệ thống vệ tinh chống liên lạc, anten chỉ đường tầng số cao và một trạm vệ tinh kết nối trực tiếp với căn cứ và tổng hành dinh hạm đội đặt tại Vladivostok.
Năm 1982, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói trạm tình báo tín hiệu tại Cam Ranh là trạm “lớn thứ ba trên thế giới đặt ngoài Liên bang Xô Viết”. Trạm tình báo này cho phép Liên Xô theo dõi những tàu bè tại Biển Đông, giám sát hoạt động của hải quân Trung Quốc bên ngoài đảo Hải Nam và ngăn chặn việc truyền tin của những căn cứ quân sự Mỹ tại Philippin. Khả năng của trạm tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô được bổ sung bằng hai căn cứ quan sát đặt tại Đà Nẵng và Hà Nội cùng với việc triển khai hai máy bay do thám Tu-95D đến cảng Cam Ranh vào năm 1979. Những máy bay này cho phép Liên Xô thu thập tín hiệu tình báo về tàu chiến của Hoa Kỳ và Trung Quốc hoạt động trong vùng, giám sát các cuộc diễn tập quân sự, kiểm tra hệ thống phòng không của các nước ASEAN. Vào năm 1984, số lượng Tu-95D tăng lên bốn chiếc, một số chiếc thu thập tin tức tình báo của Liên Xô cũng được đặt tại đây.
Sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Cam Ranh tăng lên đáng kể vào nửa đầu những năm 1980 vì sự đối đầu giữa các cường quốc đang leo thang. Vào năm 1984, Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô đặt ngoài các nước thuộc Hiệp ước Vacsava. Tại Cam Ranh, Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đặt một đội chiến đấu cơ MiG-23, 4 máy bay chống tàu ngầm và 10 oanh tạc cơ tầm trung Tu-16. Khoảng 25 tàu hải quân Liên Xô hoạt động tại Cam Ranh gồm tàu chiến mặt biển, tàu ngầm và tàu hổ trợ cùng với khoảng 4.500 đến 5.000 binh sĩ.
Sau khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư vào tháng 3 năm 1985, Cam Ranh không còn đóng vai trò chiến lược lớn nữa và trở thành một trở ngại trong việc cải thiện quan hệ với những nước láng giềng. Trong một nỗ lực nhằm phục hồi nền kinh tế Liên Xô, Gorbachev buộc phải cắt giảm chi tiêu quân sự và tăng cường quan hệ ngoại giao với Phương Tây và Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Cam Ranh chưa bao giờ là một mối đe doạ quân sự nghiêm trọng đối với những quốc gia tại Đông Á do khoảng cách xa từ Viễn Đông của Liên Xô. Gorbachev cố gằng sử dụng căn cứ này như một lá bài mặc cả chiến lược với Hoa Kỳ. Trong một tuyên bố tại Vladivostok vào tháng 7 năm 1986, Gorbachev nói nếu Hoa Kỳ đóng cửa những căn cứ tại Philippine thì Maxtcova cũng sẽ có động thái tương tự. Tuy nhiên, Washington đã không ủng hộ đề xuất này, lý giải rằng căn cứ Hoa Kỳ tại Philippine là một phần trong mạng lưới quân sự toàn cầu và sự hiện diện của họ đảm bảo cho sự tự do hàng hải trong vùng.
Cuối cùng, do áp lực về ngân sách và tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc đã dẫn đến việc cắt giảm hiện diện quân sự tại Cam Ranh. Vào cuối năm 1989, Maxtcova đã rút những vũ khí tấn công của mình khỏi căn cứ, bao gồm phi đội MiG-23 và oanh tạc cơ Tu-16. Đến đầu 1990, chỉ có tàu Tu-95D và Tu-142 được duy trì tại căn cứ cùng với khoảng 20 tàu hải quân, binh lính hải quân cũng bị cắt giảm xuống khoảng 2.500 quân. Vào tháng 5 năm 1990, Cục Phòng Vệ Nhật Bản báo cáo rằng số lượng những chuyến bay vận chuyển quân sự giữa Vladivostok và Vịnh Cam Ranh đã giảm từ một lần một tuần xuống còn một lần một tháng.
Việc giảm sút của quân đội Liên Xô tại Cam Ranh vào 1989-1990 như là một dấu hiệu cho thấy Matxcova đã đưa ra quyết định đóng cửa căn cứ này. Điều này trái ngược với tham vọng của các giới chức cấp cao trong Hạm Đội Thái Bình Dương Liên Xô, những người muốn duy trì hiện diện quân sự căn cứ.
[/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
Hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ quân sự Nga tại Cam Ranh[/FONT]