[Funland] Em có điều này băn khoăn muốn hỏi các cụ am hiểu về Phật giáo

Doanhiep

Xe tải
Biển số
OF-425942
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
456
Động cơ
220,000 Mã lực
Tuổi
33
Em thấy chùa chiền giờ kinh doanh kinh quá, sư sãi thì Camry, santa fe chạy ầm ầm nên mấy năm nay em chả đi chùa.
Em thích đi chùa của người Khmer hơn
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
các cụ cứ làm chuyến sang thiền viện Sùng phúc bên Long biên là thấy lòng thảnh thơi khỏi cần đi đâu xa, Phật tại tâm, đừng cố chen chúc vào dòng người hỗn độn, xì xụp khấn vái
thi thoảng ngồi làm chén trà với cụ sư già bên đó thấy cũng phức tạp phết cụ ạ
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
TNT được gọi là Thiền sư. Thiền sư chỉ cá nhân dạy về Thiền tông. Bồ-đề-đạt-ma và Đại tổ Huệ Khả, hai vị Tổ đầu tiên của Thiền tông và là tông phái Phật giáo Đại thừa.
Thiền là ngồi thiền hoặc hành thiền.
Thiền trong Phật giáo chia làm hai loại là Thiền định và Thiền tuệ.
....
TNT chọn phương pháp thiền để giác ngộ, chính vì vậy gọi là Thiền sư. Thực hành theo pháp "tự chuyển, tự hoá" để ngộ đạo, được gọi giáo chủ.
Tóm lại, thần thánh hoá thì đây là một phương pháp tu luyện cao siêu, đời thường thì coi là phương pháp mị quan.
Em chỉ đính chính Đạt Ma và Huệ khả là tổ của Thiền Tông Trung Hoa.
Còn Ở Ấn thì Đạt Ma là tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ.
Tổ của Thiền Tông là Phật Thích Ca nhị tổ là Ca Diếp tam tổ là A nan truyền 26 đời đến Đạt Ma là tổ 28.
Ở Việt Nam thiền được truyền trực tiếp từ Ấn từ Khương Tăng Hội học thiền từ các sư Ấn Độ trước Đạt Ma gần 300 năm
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Phật Hoàng = Phật tử + Hoàng đế.
Ông là 1trong ba tổ của Thiền phái Trúc Lâm và từng là Nhà vua.
Sao không gọi ngài Thích Ca là Phật Hoàng Thích Ca cho đúng cụ nhể?
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Cụ bán hương mà hỏi thế thì có chút nào áy náy không đới???
Em thấy người đời giải thích tên cụ Trần Nhân Tông như vậy nên em hỏi ngược lại vậy thôi, nhân gian chắc gì đã đúng, mà những cái ta thấy biết có sai?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,508 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em thấy người đời giải thích tên cụ Trần Nhân Tông như vậy nên em hỏi ngược lại vậy thôi, nhân gian chắc gì đã đúng, mà những cái ta thấy biết có sai?
Cụ trình bày quan điểm rõ hơn để em nghe.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,488
Động cơ
231,412 Mã lực
Tuổi
49
Thấy nhiều cụ có kiến thức về phật giáo quá cháu hỏi nhờ. Cháu muốn mua một cái tượng phật để ở phòng khách, gần chứ không trên bàn thờ với mục đích trang trí chứ không phải để thờ thì:
- Trong các tượng Phật Thích ca mầu ni, Phật Quan âm Bồ tát nên dùng tượng nào trong nhà thì hay hơn cả. Cháu để ở vị trí giá cao trên tay với và cao hơn bàn thờ thần linh nên tượng phổ biến như Phật Di lặc không phù hợp !
- Để các tượng Phật như trên về tâm linh có vấn đề gì không ?
Tượng Phật không nên để ở phòng khách cụ nhé, Tượng Phật nên để thờ cúng, chiêm bái :
Trên sự thật, chúng ta cần phải xem tượng Phật như Phật thật và thành tâm cúng dường. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng Phật cần phải như thấy và kính lễ Phật . Dùng tâm thành kính nghiêm túc này để tỏ lòng thân cận, lễ kính và cúng dường tượng Phật. Có một phần cung kính thì có một phần lợi ích, có mười phần cung kính thì có mười phần lợi ích. Bây giờ, có nhiều người đem tượng Phật làm thành mặt hàng nghệ thuật, tuỳ tiện bày biện lung tung. Động một tý là đem tượng Phật bày phòng khách hay là hành lang, nơi nhà ăn hoặc phòng trà, cho đó là trang sức cho cuộc uống trà nói chuyện trong sinh hoạt thường nhật. Đây thật là đối với tượng Phật quá sức bất kính, trong khi không biết đã khinh rẻ tượng Phật . Hãy nên cúng dường tượng Phật cũng như cúng dường đức Phật thì được sự lợi ích vô lượng, vô biên. Chúng ta nếu không có tâm kính sợ, tuỳ ý đem tượng Phật bày trí không đúng chỗ và nơi không sạch sẽ thì tội lỗi vô biên tự chuốc lấy. Đây là việc rất quan trọng, quan hệ đến sự đi lên hoặc đoạ xuống của chúng ta. Người học Phật không thể xem thường việc này.
Trích Liên Trì Cảnh Sách
Việt dịch: Thích Quảng Ánh


Ngày nay chúng ta tu học, không luận tại gia xuất gia, nghiên giáo học kinh, niệm Phật dụng công, kém khuyết chính là chân thành cung kính. Tâm thành của chúng ta không đủ, cung kính của chúng ta không đủ, cho nên công phu niệm Phật không có lực. Ở Phật đường chúng ta nhìn thấy tượng Phật không hề xem tượng Phật là Phật thật, đây chính là không đủ thành kính. Người chân thật đầy đủ thành kính nhìn thấy tượng Phật giống như thấy Phật thật vậy, lễ kính thừa sự cúng dường.
Pháp sư Tịnh Không
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,508 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em thấy chùa chiền giờ kinh doanh kinh quá, sư sãi thì Camry, santa fe chạy ầm ầm nên mấy năm nay em chả đi chùa.
Em thích đi chùa của người Khmer hơn
Chùa chiền, xe cộ cũng chỉ là cái phương tiện giáo hóa chúng sinh. Phương tiện thì thay đổi theo thời gian.
Ngày xưa ông Tể tướng đi kiệu, ngày nay ông thủ tướng mà cũng thế thì làm sao chỉ đạo được mọi việc.
 

rgvmen

Xe container
Biển số
OF-310
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
6,658
Động cơ
640,957 Mã lực
TNT là do mấy ông VN tự phong thôi.
Khuôn viên BĐ đẹp thật nhưng là kiểu lai Tàu và nó cũng chẳng phải là cái chùa, bảo tàng hay siêu thị PG thì đúng hơn, haizzz
 

jade8989

Xe tải
Biển số
OF-490452
Ngày cấp bằng
22/2/17
Số km
294
Động cơ
191,838 Mã lực
Tuổi
40
theo em hiểu thì người tu ( sơ cơ) noi gương theo Hạnh bồ tát chứ chưa phải là bồ tát nên có giới luật của bồ tát giới cụ ạ
Bồ tát là khái niệm về những vị đã thành tựu 1 hay nhiều công hạnh nào đó vd như hạnh nhu hoà, hạnh dũng cảm...
Vâng em hiểu ý rồi cụ theo e biết thì hạnh bồ tát thì gồm có:Bố thí,trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định,trí tuệ phải ko cụ
 

Dungha

Xe container
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
5,249
Động cơ
19,122 Mã lực
Theo em biết về cấp bậc của đạo Phật thì la hán rồi mới đến tôn giả rồi mới đến bồ tát. Cao cấp nhất là Phật. Ông La Hán so với Phật Hoàng chỉ như ông chủ tịch quận so với ông chủ tịch nước mà thôi.
 

jade8989

Xe tải
Biển số
OF-490452
Ngày cấp bằng
22/2/17
Số km
294
Động cơ
191,838 Mã lực
Tuổi
40
nhân đây em xin giải thích thêm về con số 500 La hán, nó có nguyên nhân cả và không phải 500 vị này là truyền thuyết đâu, tất cả đều dựa trên dữ kiện lịch sử và là sự kiện tối quan trọng trong lịch sử Phật giáo:
Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.

Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: "Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: "Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?". Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp.

Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: "Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng".

Tôn giả Ca Diếp liền bảo: "A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự".

Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng.Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ:

" Ngồi dưới chỗ cây vắng
Tâm hướng đến Niết bàn.
Thiền định chớ phóng dật
Nói nhiều có ích chi?"
A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: " Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng". Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm.

Bấy giờ, 500 vị La Hán liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Thế rồi, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng, và được đại chúng chấp thuận.Ca Diếp bắt đầu hỏi Ưu Ba Ly: Giới nào Phật chế trước nhất, chế tại đâu, người nào sai phạm, phạm về tội gì v.v... Ưu Ba Ly trình bày rằng: Phật chế giới dâm trước nhất, do Tu Ðề Na (Sudinna) vi phạm đầu tiên v.v...Một người hỏi, một người đáp và cuối cùng hỏi lại đại chúng, đại chúng cũng hoàn toàn nhất trí với sự trình bày của tôn giả Ưu Ba Ly. Công việc này kéo dài đến 80 lần mới hoàn tất gồm đủ cả giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni và được đặt tên là Bát thập tụng luật (Bộ luật được đọc đến 80 lần).

Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí.Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây:Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Thế rồi,tôn giả Ca Diếp tuyên bố: "Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định".

Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: "Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: "Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ".

Ca Diếp liền hỏi: "Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?".

A Nan đáp: "Không biết".

- Vì sao không biết?

- Vì tôi không hỏi Thế Tôn.

- Vì sao không hỏi?

- Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài.

- Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối.

- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối.

- Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la...(nt).

- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá...(nt).

- Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la...(nt).

- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia...(nt).

- Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la...(nt).

- Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh... (nt).

- Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la...(nt).

- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn...(nt).

- Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la...(nt).

- Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối,họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép...(nt).

Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ,tôn giả Ca Diếp trình bày: " Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v... giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: "Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa". Do vậy, tôi xin khẳng định lại: "Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy".

Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp.

Lúc này trưởng lão Phú Lâu Na đang ở phương Nam, nghe Phật Niết bàn tại thành Câu Thi, và các trưởng lão Tỳ kheo đang kết tập Tỳ Ni pháp tạng tại thành Vương Xá, liền dẫn đồ chúng đến đó tham dự. Nhưng khi đến nơi, đại hội kết tập vừa xong.Do đó, trưởng lão yêu cầu đại hội đọc tụng lại một lần nữa để trưởng lão và đồ chúng cùng nghe. Ðại hội đã hoan hỷ đáp ứng lời yêu cầu ấy.

Trong đại hội kết tập này, được các trưởng lão sau đây chủ trì:
1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa
2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa
3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa
4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa
5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa
6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa
7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa
8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa.
Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán
Vâng vậy là các cụ alahan là tấm gương về giới luật,giác ngộ, hy sinh bản thân để phụng sự sự nghiệp của Phật mang lại lợi ích cho chúng sinh
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,488
Động cơ
231,412 Mã lực
Tuổi
49
Khi các đức Phật thành đạo đều thị hiện tám tướng, cho dù quá khứ hiện tại hay vị lai, cứ đối chiếu vào đây mà nhận định sẽ rõ:

TÁM TƯỚNG THÀNH ĐẠO.

Khi một vị Phật ra đời độ sanh thì luôn luôn " thị hiện " tám tướng thành đạo.
Trên tường của một số chùa có vẽ các bức tranh tám tướng thành đạo của chư Phật, và theo kinh điển thì tất cả các đức Phật khi xuống trần độ sanh đều phải thị hiện qua tám tướng này.
Điều này xem như một chứng thực cho một đức Phật thực thụ.
Nếu về thời mạt pháp, có người tu nào tự xưng " ta tu chứng thành Phật " thì người Phật tử đem tám tướng thành đạo ra mà suy xét họ có đủ tám tướng thành đạo không, thì sẽ biết ngay chân giả.
Đây là điều kinh điển có nói rõ, và một số chùa có vẽ trên tường 8 tướng thành đạo này.
Sau đây là tám tướng thành đạo của một đức Phật xuống thế độ sanh:

1. GIÁNG ĐÂU SUẤT TƯỚNG.(Trời Đâu Suất phóng quang )
2. GÁ THAI TƯỚNG:( tướng voi 6 ngà nhập thai. Đây là trường hợp tướng nhập thai của Bồ Tát Hộ Minh ( Phật Thích Ca Mâu Ni). Tương lai đến đức Di Lặc thị hiện tướng gì thì kinh điển không đề cập nên không lạm nói mà sai lệch kinh điển.)
3. ĐẢN SANH TƯỚNG. (Phật đản sanh)
4. XUẤT GIA TƯỚNG ( ly gia, cắt ái ra đi cầu đạo)
5. HÀNG MA TƯỚNG ( hàng phục ma quân trước khi thành đạo)
6. THÀNH ĐẠO TƯỚNG ( chứng nhập Phật quả)
7. CHUYỂN PHÁP LUÂN TƯỚNG ( thuyết pháp hoằng hóa độ sanh)
8. NIẾT BÀN TƯỚNG ( thị hiện Niết Bàn)

Các đức Phật sau đức Thích Ca (như đức Di Lặc sau này thành đạo quả dưới cội Long Hoa) khi giáng thần nhập thế, tu chứng đạo quả cũng phải thị hiện tám tướng thành đạo như trên, đó là một bảo chứng về một đức Phật thật sự.

Trong 3 thời A Tăng kỳ Kiếp ( A Tăng Kỳ Kiếp = 10 mũ 140 năm ) kế tiếp nhau gồm:

- Thời Quá khứ:
TRANG NGHIÊM kiếp, đã có một ngàn Đức Phật ra đời.
Đức Phật đầu tiên hiệu là Hoa Quang Phật.
Ba đức Phật cuối cùng của Trang Nghiêm kiếp hiệu là:
Phật Tỳ Bà Thi; Phật Thi Khí; Phật Tỳ Xá Phù.

- Thời Hiện tại:
NHÂN HIỀN kiếp, cũng sẽ có một ngàn đức Phật lần lượt ra đời.
Hiện tại đã có bốn vị Phật ra đời là:
Phật Câu Lưu Tôn; Phật Câu Na Hàm Mâu Ni; Phật Ca Diếp;
Phật Thích Ca Mâu Ni ( Vị Phật thứ 4)
Tương lai là Phật Di Lặc ra đời là vị Phật thứ năm.
Đức Phật cuối cùng thứ một ngàn hiệu là Lâu Chí, là đức Phật cuối cùng của kiếp Nhân Hiền.

- Thời Vị lai:
TINH TÚ kiếp, cũng sẽ có một ngàn đức Phật lần lượt ra đời.
Đức Phật đầu tiên là Phật Nhật Quang.
Đức Phật cuối cùng thứ một ngàn hiệu là Tu Di Tướng Phật.

Tất cả các đức Phật khi xuống trần độ sanh đều thị hiện đầy đủ 8 tướng thành đạo như trên đã trình bày, để bảo chứng đây thực sự các ngài là đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
9,407
Động cơ
-60,389 Mã lực
la hán là quả vị, không phải chức danh, theo ngữ lục của thiền phái Trúc lâm thì Trần Nhân Tông đắc quả vị giác ngộ thoát vòng luân hồi nên có thể xem là được quả vị A la hán
Cảm ơn cụ!

Vậy có văn bản/bút lục nào làm căn cứ để gọi Trần Nhân Tông là Phật Hoàng ko ạ?
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cảm ơn cụ!

Vậy có văn bản/bút lục nào làm căn cứ để gọi Trần Nhân Tông là Phật Hoàng ko ạ?
gọi là phật hoàng là dân gian gọi. Còn lúc còn sống Trần Nhân Tông chưa bao giờ nhận mình là Phật cả
 

jade8989

Xe tải
Biển số
OF-490452
Ngày cấp bằng
22/2/17
Số km
294
Động cơ
191,838 Mã lực
Tuổi
40
Khi các đức Phật thành đạo đều thị hiện tám tướng, cho dù quá khứ hiện tại hay vị lai, cứ đối chiếu vào đây mà nhận định sẽ rõ:

TÁM TƯỚNG THÀNH ĐẠO.

Khi một vị Phật ra đời độ sanh thì luôn luôn " thị hiện " tám tướng thành đạo.
Trên tường của một số chùa có vẽ các bức tranh tám tướng thành đạo của chư Phật, và theo kinh điển thì tất cả các đức Phật khi xuống trần độ sanh đều phải thị hiện qua tám tướng này.
Điều này xem như một chứng thực cho một đức Phật thực thụ.
Nếu về thời mạt pháp, có người tu nào tự xưng " ta tu chứng thành Phật " thì người Phật tử đem tám tướng thành đạo ra mà suy xét họ có đủ tám tướng thành đạo không, thì sẽ biết ngay chân giả.
Đây là điều kinh điển có nói rõ, và một số chùa có vẽ trên tường 8 tướng thành đạo này.
Sau đây là tám tướng thành đạo của một đức Phật xuống thế độ sanh:

1. GIÁNG ĐÂU SUẤT TƯỚNG.(Trời Đâu Suất phóng quang )
2. GÁ THAI TƯỚNG:( tướng voi 6 ngà nhập thai. Đây là trường hợp tướng nhập thai của Bồ Tát Hộ Minh ( Phật Thích Ca Mâu Ni). Tương lai đến đức Di Lặc thị hiện tướng gì thì kinh điển không đề cập nên không lạm nói mà sai lệch kinh điển.)
3. ĐẢN SANH TƯỚNG. (Phật đản sanh)
4. XUẤT GIA TƯỚNG ( ly gia, cắt ái ra đi cầu đạo)
5. HÀNG MA TƯỚNG ( hàng phục ma quân trước khi thành đạo)
6. THÀNH ĐẠO TƯỚNG ( chứng nhập Phật quả)
7. CHUYỂN PHÁP LUÂN TƯỚNG ( thuyết pháp hoằng hóa độ sanh)
8. NIẾT BÀN TƯỚNG ( thị hiện Niết Bàn)

Các đức Phật sau đức Thích Ca (như đức Di Lặc sau này thành đạo quả dưới cội Long Hoa) khi giáng thần nhập thế, tu chứng đạo quả cũng phải thị hiện tám tướng thành đạo như trên, đó là một bảo chứng về một đức Phật thật sự.

Trong 3 thời A Tăng kỳ Kiếp ( A Tăng Kỳ Kiếp = 10 mũ 140 năm ) kế tiếp nhau gồm:

- Thời Quá khứ:
TRANG NGHIÊM kiếp, đã có một ngàn Đức Phật ra đời.
Đức Phật đầu tiên hiệu là Hoa Quang Phật.
Ba đức Phật cuối cùng của Trang Nghiêm kiếp hiệu là:
Phật Tỳ Bà Thi; Phật Thi Khí; Phật Tỳ Xá Phù.

- Thời Hiện tại:
NHÂN HIỀN kiếp, cũng sẽ có một ngàn đức Phật lần lượt ra đời.
Hiện tại đã có bốn vị Phật ra đời là:
Phật Câu Lưu Tôn; Phật Câu Na Hàm Mâu Ni; Phật Ca Diếp;
Phật Thích Ca Mâu Ni ( Vị Phật thứ 4)
Tương lai là Phật Di Lặc ra đời là vị Phật thứ năm.
Đức Phật cuối cùng thứ một ngàn hiệu là Lâu Chí, là đức Phật cuối cùng của kiếp Nhân Hiền.

- Thời Vị lai:
TINH TÚ kiếp, cũng sẽ có một ngàn đức Phật lần lượt ra đời.
Đức Phật đầu tiên là Phật Nhật Quang.
Đức Phật cuối cùng thứ một ngàn hiệu là Tu Di Tướng Phật.

Tất cả các đức Phật khi xuống trần độ sanh đều thị hiện đầy đủ 8 tướng thành đạo như trên đã trình bày, để bảo chứng đây thực sự các ngài là đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Em vừa rót rượu mời cụ, biển học quả vô bờ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top