Nhưng mua bảo hiểm các cụ cũng nên chú ý xem các điều khoản phải đọc rõ, ko là đến lúc xảy ra sự kiện bảo hiểm ko được nhận đồng nào đâu ạ. Thế nên nhiều khi mới xảy ra tranh cãi
Em thật nhé, ở bển thu nhập họ cao nhưng họ đi làm về chỉ một lon bia tại nhà (dân Mẽo hay thế), hay vào bar uống cốc bia thưởng thức (cái giá cốc bia của nó chỉ 1/1000 thu nhập của nó thôi). Còn các cụ nhà mình, cứ kêu nghèo, lương 3 triệu (em giả sử như lương em công chức hôì mới ra trường 2,5tr), mà các cụ tuần nhậu vài lần, mỗi lần 10 cốc bia, chỗ rẻ cũng mất 60k tiền bia chưa kể đồ nhắm , tháng cũng mất cả 1tr cho cái khoản hại thận, hại thân đó. Ấy là còn chưa nói đến khoản lô đề, cá độ, bóng banh... Cứ kêu nghèo không có tiền nhưng mà có thì cũng ko biết giữ đâu ạ =>>> càng nghèo.Thu nhập nó cao cụ a. Chứ mình miếng bỏ mồm còn đang lo từng ngày ạ
Tôi nhắc đi nhắc lại rồi, nhắc đi nhắc lại rồi, nhắc đi nhắc lại rồi (C&P 3 lần), nhân viên tư vấn (bán) bảo hiểm luôn lập lờ - có khi chính họ tin vào điều đó - rằng tiền bảo hiểm nhân thọ không mất đi như tiền mua bảo hiểm y tế, mà nó còn lại. Không ai lừa được tôi với lý luận đó. Hãy tính chi phí tài chính của đồng tiền nộp vào BHNT, đó chính là chi phí thực của việc mua bảo hiểm. Khi đã có chi phí thực, hãy so sánh nó với các lựa chọn khác có trên thị trường.Thực ra khó mà đồng ý với cụ kienvinh được.
Ngành BHNT là kinh doanh rủi ro, họ chỉ có lãi khi người được BH (đương sự) sống đến hết hợp đồng, chết càng sớm họ càng thiệt hại. Đó là điều mà em ko thấy cụ nhắc đến. Còn người hưởng lợi (chắc ko phải đương sự rồi) thì thiệt hại tài chính khi đương sự sống đến hết hợp đồng. Cái thiệt hại của 1 trong 2 bên khi đương sự chết bản chất là chi phí cơ hội. Ngay khi 2 bên đặt bút ký HĐ và thanh toán tiền BH đợt đầu tiên thì chi phí cơ hội đã thành hiện thực. Còn cái chi phí cơ hội gửi BH so với gửi ngân hàng thì quá đáng quá, họ kd đương nhiên phải có lãi chứ.
Như cái post trước của em, cái mà cả cty BH lẫn người mua BH đều ko lường đc là tỷ lệ lạm phát ở VN cao quá. Giá mà cty BH chấp nhận hợp đồng = ngoại tệ hoặc cái gì ít mất giá hơn thì tốt.
kienvinh
Có một thí nghiệm đã chỉ ra (em chưa tìm đc nguồn chính thống để trích dẫn nguồn ạ), một người sau khi die bán được khoảng 5 usd, vậy giá trị của người đó đo bằng tiền chỉ có 5 usd thôi. Các cụ nghĩ sao???? Em sẽ giải thích vì sao có 5 usd sau. Nhưng trong một số trường hợp, 5 usd là còn nhiều đấy, nhiều khi còn - N usd ấy ạ!
shopnhimsoc cụ ơi: cụ nói chuẩn đó ạ, nhưng em hết vodka rồi, bù cụ sau
À, đó là câu chuyện mà em chưa kể hết cụ ạ. Có một thí nghiệm, một người sau khi die, mang đi hỏa thiêu, thu được tro. Trong tro có một số chất mà sau khi tính toán bán các chất đó đi, thì thu được 5 usd. Vậy giá trị của người đó là 5 USD sau khi die?mợ đi bán BH mà tư vấn câu trên e sợ có 2 p.a cho nhà mợ đó
Cuối cùng thì cụ cũng thốt lên được cái chuyện sống chết giờ chả biết như nào mà lần, chắc gì đã thọ được tới năm 90 tuổi. Cơ mà số ít người mà thọ trên 90 tuổi ấy, lại là số ít gặp rủi ro do con cháu ruồng bỏ thì sao hả cụ?Sau thời gian xảy ra những việc như cá chết, xúc xích độc, cá nhiễm phenol... xảy ra trong thời gian vừa qua, nhiều người đã phải thốt lên: Sự nghiệp diệt giặc dốt (cách dùng từ của cụ Hồ hồi mới giành chính quyền) của dân tộc ta còn gian nan lắm.
Có cụ đã nhắc đến lạm phát, em nghĩ là tín hiệu tốt. Có thể giải thích theo hướng này dễ hiểu hơn chăng.
Mua BHNT, với hy vọng nhận được tiền đền bù trong những tình huống nào đó, với thời gian hợp đồng lên đến hàng chục năm (sale bảo hiểm còn nói gì gì đến 90 tuổi ), trong điều kiện hoàn cảnh Việt Nam (lạm phát cao), là hết sức sai lầm.
Bây giờ 200 triệu nó còn to to, có khi 20 năm nữa nó chỉ có giá trị rất nhỏ. Đã có nhiều câu chuyện đăng trên báo về những người để quên sổ tiết kiệm hàng chục năm, đến gần đây nhớ ra đi rút thì tiền rút ra chỉ đủ mua cốc trà đá.
Cho nên, đến lương hưu mà còn phải điều chỉnh theo các hệ số được phát hành mới hàng năm. Các cụ search Nghị định 83 mà xem nhé.
Nghĩa là gì? Để phản ánh sự mất giá của đồng tiền (nói hoa mỹ là sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng bình quân), người ta liên tục đưa ra các hệ số điều chỉnh để dựa vào đó quy đổi tiền lương của những năm trong quá khứ.
Năm 1995, đi làm được lương 1 triệu cũng là kha khá. Nay 20 năm rồi, về hưu người ta tính cho: Ông được hưởng 75% của mức lương ông đã đóng, tức là 750.000đ. Nếu như thế thật thì người lĩnh lương hưu chỉ còn biết khóc. Nhưng không, mỗi năm BLĐTBXH một lần ra thông tư để điều chỉnh, nên tiền lương trong quá khứ của năm 1995 được nhân lên khoảng 4 lần. Thế thì bây giờ cái ông về hưu kia lĩnh 75% của 4 triệu chứ không phải 75% của 1 triệu.
Xin hỏi, bạn trẻ đã có cơ hội hưởng thụ quyền lợi bảo hiểm của nó chưa vậy? Mà sao thấy nói "thấy nó hữu ích quá" như thật vậy?Rất chúc mừng bác vì suy nghĩ tích cực vậy. Em cũng là người tham gia bảo hiểm nhân thọ manulife đây. Nghiên cứu cũng khá nhiều, tham gia 1 thời gian thấy nó hữu ích quá em Đi làm luôn đại lý của nó luôn
Cái của cụ chắc là bảo hiểm sức khỏe giống cơ quan em. Được hưởng ngoại trú và nội trúEm vừa có chị họ gạ mua bảo hiểm ung thư nên mò ra thớt này. Càng đọc càng tâm tư. Tạm thời em đang được cơ quan mua cho bao hiểm của Bảo Việt, gói gì đó mà cho cả nhà. Nếu đi viện có hóa đơn đỏ thanh toán 100%. Như vợ anh đồng nghiệp đẻ mổ ở Việt Pháp 45tr dc thanh toán hết. Chắc cũng chưa cần mua thêm gói khác bác nhỉ?
cụ nói chuẩn ạ, cho em góp ý tí là bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm thân vỏ cho xe ô tô gọi chung là bảo hiểm phi nhân thọ các cụ nhé. Còn bảo hiểm nhân thọ cá nhân em thấy nó thiên về hướng tích lũy và rủi ro như cụ nói, cái nào cũng có 2 mặt của nó; hồi mới đỗ đại học bố mẹ cho rút hết cái BH nhân thọ đóng 18 năm ra mà đc mỗi 20tr còm, ăn học đc 1 kì hết cụ nó rồi ), từ đấy cạch vì đồng tiền VN mất giá nhanh quá, bên Mẽo còn ok.Cái của cụ chắc là bảo hiểm sức khỏe giống cơ quan em. Được hưởng ngoại trú và nội trú
Còn mấy cái bảo hiểm nhân thọ thì nótihieenveef rủi ro hơn là sức khỏe. Thực ra ở bển thì mua bảo hiểm nhân thọ là văn minh nhưng em thấy ở Việt Nam cứ mập mờ nên người dân không gửi trọn niềm tin lắm