Bạn tư vấn BHNT không nên lặp lại cái ý: Tiền mua BHNT không bị mất đi. Tiền có chi phí tài chính của nó, nên việc chỉ được nhận lại nguyên số tiền của mình vào một thời điểm trong tương lai, đã là bỏ ra chi phí rồi. Ví dụ đơn giản nhất để các Ofers hiểu: Năm nay anh cầm của tôi 100 triệu, năm sau anh trả tôi đúng 100 triệu và nói rằng tiền của anh vẫn nguyên đấy chứ có mất đi đâu, nói như thế là sai vì anh phải trả tôi 108 triệu mới đúng là tiền của tôi còn nguyên (lãi suất hiện nay là 8%/năm).
Thế có nghĩa là tôi đã bỏ ra chi phí 8 triệu cho năm vừa rồi và vì thế, tôi phải xem tôi nhận được gì, có xứng đáng không.
Khi xem xét "nhận được gì", tôi thấy rằng BHNT không cạnh tranh bằng BHYT tư nhân (ví dụ: chỉ cần mua gói 2,4 triệu / năm đã có thể được đền bù đến 100 triệu trong trường hợp tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn).
Khi xem xét BHYT tư nhân, tôi thấy rằng ở VN còn nhiều điều kiện bất cập.
Bản thân tôi trực tiếp deal (thương thảo) với BHYT tư nhiều lần, có nhiều vấn đề nếu ai đó muốn trông mong vào họ để đổi lấy lại sự "yên tâm:, nếu lúc nào rảnh rỗi tôi mở topic khác.
Cụ ơi, cụ đang tính tiền gửi ở mức cụ đóng 1 cục, còn BHNT là quá trình ngược, nghĩa là cụ đóng chỉ 1/15 cái số đó thôi, nên mỗi năm cụ chỉ nên tính lãi tức của cái 1/15 cái đó thôi chứ. Và ở đó bao gồm cả rủi ro và có cả lãi suất ngân hàng rồi đó cụ. VD cụ tính lãi suất ngân hàng hiện tại 8% nhé, thì 15 triệu cụ đóng vào 1 năm chỉ sinh lãi cho cụ 1,2 triệu thôi. Đấy là chưa kể nếu cụ gửi tiết kiệm online của VCB thì chỉ có 6%/năm, thì chỉ được 900k/năm thôi. Trong 1 năm đó, nếu một người phải vào nằm viện vì một lý do abc nào đó (VD bị sốt virut, phải theo dõi và truyền), người đó có bị mất 900k/1,2tr không?, trong khi đó, bảo hiểm trả cho cụ 500k * 6 ngày = 3 triệu. Tiền 15 triệu của cụ kia vẫn được bảo lưu, vẫn được tích lũy, vẫn được tính lãi ạ.
VD: Mỗi năm cụ này đóng 15 triệu (như ảnh), mỗi ngày cụ này nằm viện thì được thanh toán 500k/ngày, và tổng số ngày nằm viện là 750 ngày (từ lúc mua cho đến năm 75 tuổi), tính ra giá trị nằm viện là 375 triệu rồi ạ. Từ năm thứ 6, khi đó cụ ấy mới đóng được 95 triệu, thì cụ ấy có thể rút tiền trước (mà hợp đồng và các quyền lợi khác vẫn giữ nguyên), thì cụ ấy cứ 3 năm là sẽ rút được 25 triệu. Tổng cộng cụ ấy chỉ phải đóng có 190 triệu suốt 12 năm, mà nếu rút cái phiếu tiền mặt và bảo tức trước thì đã rút được 75 tr (thì tính ra chỉ phải đóng 125 triệu (suốt 12 năm, mỗi năm đóng 15 triệu chứ có bắt đóng cả cục đâu ạ). Mà ngay khi vừa được cấp hợp đồng, nếu cụ ấy xảy ra rủi ro, thì cụ ấy mới đóng có 15 triệu, gia đình nhận được (tiền viện phí những ngày nằm viện 500k/ngày) + tử vong 250 triệu.
Còn sau 12 năm đóng phí, cứ 3 năm cụ lấy được 25 triệu cho đến khi cụ 99 tuổi. Cái này dành cho cụ nào sống thọ, về già có cái khoản vui vui mua kẹo bánh cho con cháu. Còn cụ không rút trước, tới năm 99 tuổi thì cụ nhận được khoảng 10 tỷ rưỡi. Lúc đó cụ tính trượt giá lạm phát, trượt giá, thì 10 tỷ rưỡi khi ấy cũng phải mua được cái xe SH (bằng giá trị cụ đóng vào thời điểm hiện tại cụ nhé), cụ cho con cháu cho nó vui, mình vừa được sống thọ, lại vừa có niềm vui.
Còn cụ chấm dứt tại thời điểm nào thì chỉ được nhận cái giá trị hoàn lại tại thời điểm đó + bảo tức tích lũy + phiếu tiền mặt. VD năm 6 cụ không đóng nữa, cụ nhận đc 25 triệu + 29 triệu = 54 triệu giá trị đã đóng (khi đó cụ đóng được 95 triệu rồi, nghĩa là lỗ 44 triệu nếu hủy ngang hợp đồng). Nhưng nếu cụ đóng hết 12 năm, cụ muốn hủy, thì khi đó cụ mới đóng 190 triệu, còn cụ nhận được 146tr + 93 triệu = 239 triệu, đã có lãi rồi đó cụ. Mà cái viện phí lại không liên quan nhé, được tặng kèm cụ ạ. Cụ sống càng lâu thì cụ càng được nhận phiếu tiền mặt nhiều

Ai chả muốn sống thọ, sống khỏe ạ

Như mẹ ck em năm nay 90 tuổi rồi, vẫn minh mẫn lắm, tiếc là trước ko có BHNT để mua cho cụ, để mấy năm lại đi lấy tiền cho cụ vui, động viên cụ