E thấy thớt kia cụ mắng E ghê quá nên mạo muội tranh luận với cụ về tình huống này theo 1 chút có liên quan đến nghề nghiệp của cụ nhé.
Đường 5 người ta phân làn trong cùng dành cho xe thô sơ - nó giống như dây điện cho bóng đèn trong nhà (hộ gia đình) chỉ cần tiết diện 0.75mm2 là đủ. Làn giữa dành cho xe tải và xe mô tô(xe tải chở hàng nặng, hệ số an toàn thấp, khi thất tốc thì lấy lại tốc độ chậm hơn xe du lịch, xe mô tô chỉ chạy tối đa tại khu vực ngoài khu dân cư là 60km/h) - nó giống như dây điện đấu vào ổ cắm chỉ cần tiết diện 1,5mm2 là đủ. Làn ngoài cùng dành cho xe du lịch có thể chạy tốc độ cao và thời gian lấy lại tốc độ khi thất tốc là nhanh hơn xe tải rất nhiều - nó giống như dây điện cho 1 aptomat của 1 tầng nhà - chỉ cần 2,5mm2 là đủ.
Người ta qui định như vậy để tránh gây ùn tắc giao thông và tiết kiệm thời gian ngắn nhất cho các phương tiện tham gia GT.
Cụ đi vào làn trong chung với xe tải và mô tô, có nghĩa là cụ tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm và khó khăn, vì làm tăng mật độ gây cản trở giao thông, cũng giống như cụ dùng tất cả các thiết bị điện cắm vào 1 ổ cắm dễ gây quá tải, chập cháy, tổn thất điện năng mà đáng ra mình có thể cắm 1 số thiết bị vào các ổ tại khu vực khác cho giảm tải và tăng tuổi thọ của ổ cắm đang bị quá tải (E ví dụ như bật aptomat bình nóng lạnh là đi đường riêng trích từ lộ tầng ra và không chung với ổ cắm)
E nói thế thì cụ sẽ hiểu và đừng mắng E ác ý như thế.
Kỹ sư thật ra là người biết tra sách và tra ở sách nào. Không cần cái gì cũng phải nhớ, chỉ cần nhớ những nguyên tắc cơ bản và biết vận dụng 1 cách linh hoạt. Phải nắm vững thì mới biết phát hiện sai sót nằm ở khâu nào và cách khắc phục khi có sự cố xảy ra.
Biết cách tư duy mới là cái quan trọng. Chỉ học để lấy bằng thì ai cũng học được. Mong rằng từ nay về sau cụ NP đừng nên chửi E là vô học hay tiếu văn hóa nhé. E không muốn khoe mình học cái gì và học ở những đâu vì trên diễn đàn này có rất nhiều cụ Giàu có, hài hước, học vị cao và đặc biệt là sự thông thái. E thấy mình còn bé nhỏ và muốn đóng góp ý kiến để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông. VHGT tốt thì bản thân E TGGT cũng thấy yên tâm cho bản thân mình và những người thân trong gia đình. Cụ làm việc của cụ, E làm việc của E, chẳng liên quan đến nhau: Chính trị: Không. Làm ăn: Không. Quan hệ xã hội: cũng không. Thế thì có gì mà phải xoắn.
Em thấy cụ lý luận cũng nhiều chữ phết. Bài comment nào của cụ cũng dài dòng, chắc là cố gắng truyền tải thông điệp nào đó của riêng cụ nhưng em thấy nó rất là tối! Thôi thì đây cũng là lần đầu tiên - và lần cuối cùng - em tranh luận với cụ, do đó cũng sẽ hơi dài dòng 1 chút.
Em không biết cụ đi xe gì, nhưng em dám chắc là đến 99.9% những người đi xe du lịch đều không muốn đi chung làn xe (rộng hơn là chung tốc độ) với các loại xe tải, vì nhiều lý do như tốc độ, tầm quan sát, độ an toàn, v.v và v.v... Lật lại tình huống của cụ Ngọc Phan, rõ ràng là cụ đã xem, đã nghe và chắc là đã hiểu lý do tại sao cụ ấy phải chuyển sang làn bên trong. Nếu cụ không hiểu thì em nói rõ luôn: để vượt xe tải đang bò ra trên làn đường ngoài dành cho xe du lịch. Do đó cái việc chuyển sang làn trong đó chỉ phục vụ mục đích duy nhất là vượt, sau khi xin đường xe tải mà không được và với các điều kiện an toàn đã được đảm bảo: không có biển cấm, không có chướng ngại vật, đường có phân làn rõ ràng, vạch kẻ đường KHÔNG phải là vạch liền, khi chuyển làn có quan sát và bật xi nhan trước khi chuyển, sau khi vượt không trả lại làn cũ ngay, và đặc biệt là KHÔNG vượt quá tốc độ. Như vậy là ông Ngọc Phan ông ấy VƯỢT được, một cách đúng luật rõ ràng. Mà đã đúng luật thì không thể nói là gây nguy hiểm [..]
Bây giờ thì điều gì có thể xảy ra nếu như ông Ngọc Phan không vượt xe tải:
- Đầu tiên là tâm lý sẽ căng thẳng. Đi xe thì không nên căng thẳng đầu óc, nóng nảy, vì có thể ảnh hưởng đến hành vi tham gia giao thông. Đường rộng, có thể đi nhanh hơn mà không đi được vì bị xe tải cản đường, thì tài giỏi đến mấy cũng ít nhiều bị ức chế, khó chịu, có thể dẫn đến các hành vi không an toàn.
- Khi tâm lý bị ức chế, căng thẳng, rất có thể bám sát đ ít xe tải, nhưng phản xạ sẽ không được chính xác (vì căng thẳng mà
). Theo cách suy diễn của cụ nhé: "Ngộ nhỡ" có thằng đi ở làn đường ngược chiều nó phi qua giải phân cách đâm vào đầu xe tải, xe tải có thể đâm, phanh hoặc đánh lái để tránh. Xe đi sau chắc chắn là phải Phanh Gấp. Đang ức chế thì có thể Phanh Gấp bằng đ ít xe tải, nếu xuân thì Phanh Gấp kịp, nhưng cũng có thể bị xe đi sau nó phang vào đ ít. Trong trường hợp nào thì cũng dính chưởng, xuân thì mình không sai, không xuân thì sai, nhưng túm lại thì đều là Nguy Hiểm, một cách bị động. (Nói thật với cụ, em thấy cái ví dụ "Ngộ nhỡ" của cụ nó chuối vô cùng tận
)
Như vậy là ông Ngọc Phan khi vượt xe tải ở làn trong là hành động tránh các nguy hiểm tiềm tàng do những sự kiện kiểu "Ngộ nhỡ" nhá !
Trở lại cái ví dụ bằng điện của cụ ở trên nhé, em chỉ phân tích nhanh mấy điểm:
- Cái đoạn
đo đỏ: Cái thằng xe tải đi vào làn dành cho xe du lịch có được coi là cắm chung vào 1 ổ cắm gây quá tải, chập cháy, tổn thất điện năng không? khi mà nó làm tăng mật độ giao thông ở làn ngoài - quá tải nhá - dễ gây tai nạn - chạm chập nhá - và khi nó hạn chế tốc độ của rất nhiều xe du lịch khác, nó đã gây tổn thất điện năng. Ông Ngọc Phan ông ấy đi xe vào làn trong ở tốc độ cho phép, nghĩa là nhỏ hơn tốc độ giới hạn quy định ở làn đường đó, giống như dùng tải nhỏ hơn tải định mức trên một mạch điện nhé, và như thế KHÔNG thể nói là nguyên nhân gây nguy hiểm được
Em túm lại thế này nhé: khi có một sự kiện xảy ra và được post lên, sẽ có nhiều luồng ý kiến, càng tranh luận càng làm rõ vấn đề để mọi người cùng rút kinh nghiệm, đó là cái hay của Diễn đàn. Tranh luận gì thì cũng nên dựa trên sự am hiểu luật pháp, đừng có tranh luận kiểu lý sự cùn một cách mù quáng, nó làm cho mình lú lẫn và không còn nhận rõ được thế nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là nên và không nên nữa, vì có ngày những lý sự kiểu như thế nó sẽ hại chính bản thân chủ nhân của nó đấy!
Chúc cụ FUN!