[Funland] Đường trên cao Vin làm nhanh thật

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Dùng đúng thuật nguỵ biện chế diễu, dèm pha, gây chán ghét. Hit quanh quẩn nguỵ biện, bò đỏ ăn lương làm vầy đ' xứng.
Đ' thể chứng minh có đội vốn không, nhưng chứng minh 2 lô đất ấy trị giá 4500 tỷ hay hơn có tý khả thi?
Lý do trễ do chậm GPMB. Hỏi tiền GPMB Vin chi hay Thành phố chi? Vin phụ trách làm và giải phóng mặt bằng hay chỉ tiếp nhận và xây?
Cụ tránh bức xúc thế, vào quán chơi cho vui chứ đừng để tăng-xông :D. À đoạn em bôi đậm là vì không hiểu, cụ giải nghĩa xem, từ mới à?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
https://m.baomoi.com/ha-noi-ra-toi-hau-thu-xu-ly-sai-pham-du-an-bt-bot-truoc-ngay-31-3/c/25254947.epi

Hehee, TTCP thì cũng là người thôi cụ, vừa bắt ở Vĩnh Phúc TT chống tham nhũng của Bộ XD tống tiền UBND Huyện Vĩnh Tương tham nhũng mấy chục tỷ đấy :))
Em có niềm tin mãnh liệt là TTCP là luôn đúng chứ :D, chứ nhẽ giờ không có lấy ai làm hướng chuẩn thì định đi đông - tây - nam - bắc như thế nào ạ?
 

thachnhung

Xe container
Biển số
OF-418083
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
6,110
Động cơ
2,179,831 Mã lực
Cụ hoa quả tuyền một màu trong mọi thớt có tí về Vin như vậy đấy, cụ nên tôn trọng chứ nhọc công giải thích làm gì :D
Nghĩ khác đi chứ cứ mãi thế nhọc lắm ;)) e mà quăng bom chuẩn là phải kiểu xăng pha nhớt !
 

yoko_pro

Xe buýt
Biển số
OF-71710
Ngày cấp bằng
28/8/10
Số km
673
Động cơ
433,249 Mã lực
Lý do quan trọng nữa là Vin đã lấy đất bên cạnh VH River side, đã xây gần xong, đã bán gần hết, mà chưa trả lại (được) hạ tầng cho HN.
Thế cho nên, có mặt bằng là phải thi công ngay, không lại bị soi là lấy đất mà không trả hạ tầng
Nó cũng muốn làm sớm lắm nhưng vướng cái khâu GPMB cụ ạ. Để càng lâu đền bù càng lớn.
Ngoài ra thì một số ông tướng lại không muốn thực hiện nhanh vì để còn có thời gian ôm đất xin giấy phép quy hoạch
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Tăng gấp đôi thế kia nguyên nhân chính là bổ sung thêm khối lượng, đầu mục công việc mới...cụ nhé (ko cần làm cũng nhìn ra được ngay là thế), còn về trượt giá cứ theo cái thống kê các công trình của Bxd hàng năm thì ko đáng là bao, có năm sau chi phí còn rẻ hơn các năm trước. Nên có thể thấy ngay được phần lớn đội vốn là ở đâu.
Làm tư vấn thằng ngu nhất cũng không bỏ sót 50% như thế. Chẳng qua là chúng nó bắt tay nhau đưa giá thấp để biểu quyết thông qua sau đấy lại bắt tay nhau tăng giá. Thằng tư vấn bảo nó vẽ bao nhiêu tiền là nó vẽ số đẹp luôn.
 

S320

Xe điện
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
4,370
Động cơ
510,506 Mã lực
Khiếp chưa? Bảo sao thành tỷ phủ rồi thì việc thành đại tỷ phú nó nhanh và dễ hơn ăn socola :)):)):))



Số liệu 2017 với 2018 na ná nhau thì phải ạ:

Đề xuất thanh toán cho nhà đầu tư đường trên cao Vành đai 2 bằng quỹ đất hơn 500ha (chú thích: từ 96ha năm 2013)

Bộ KH - ĐT cho biết dự án thành phần trên cao đã được UBND TP Hà Nội tổ chức lựa chọn được một nhà đầu tư thông qua quy trình chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.
các quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư có vị trí và giá trị cụ thể như sau:

Quỹ đất 96 ha trong quy hoạch chi tiết khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội tỷ lệ 1/500 tại các phường Việt Hưng, Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt giá trị đất cụ thể với tổng tiền sử dụng đất là hơn 9.067 tỷ đồng; trong đó tổng chi phí giải phóng mặt bằng của dự án được nhà đầu tư ứng trước là 1.717 tỷ. Như vậy số tiền sử dụng đất của dự án được xác định là hơn 7.350 tỷ đồng.

Quỹ đất 130 ha nằm trong quy hoạch phân khu đô thị S1, tỷ lệ 1/5.000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tân Hội, Liên Trung huyện Đan Phượng, Hà Nội đang được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tạm tính: Tổng tiền sử dụng đất là gần 1.972 tỷ đồng, trong đó tổng chi phí giải phóng mặt bằng của dự án đã được nhà đầu tư ứng trước là 1.300 tỷ. Như vậy, số tiền sử dụng đất của dự án được tạm tính là gần 672 tỷ đồng.

Theo đó, tổng giá trị 2 quỹ đất nêu trên theo tính toán của UBND thành phố Hà Nội là hơn 8.022 tỷ đồng. Hai quỹ đất này được UBND thành phố Hà Nội cân đối, bố trí để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án trên cao với tổng mức đầu tư là hơn 5.643 tỷ đồng.

Đến nay, sau khi gộp dự án trên cao và dự án dưới thấp, theo tính toán của UBND Thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư của công trình Dự án là hơn 8.375 nghìn tỷ. Như vậy, giá trị 2 quỹ đất nêu trên đã cơ bản đủ để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện toàn bộ dự án, còn thiếu khoảng hơn 355 tỷ.

Đối với phần còn thiếu, UBND thành phố Hà Nội dự kiến bổ sung quỹ đất 291 ha ngoài đê sông Đuống tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm để thanh toán cho nhà đầu tư.

Bộ KH- ĐT cho rằng đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn, sử dụng nhiều nguồn lực quốc gia là đất đai (dự kiến tổng cộng 517ha) để đối ứng cho nhà đầu tư.
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,187
Động cơ
417,262 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em dùng thông tin cụ trích dẫn để phản hồi cụ, cụ tiếp theo lại dùng suy diễn của cụ thì em dừng tiếp lời :D
Cụ suy diễn thì auto là đúng, xin lỗi cụ, cụ là ai?
Cụ trích và dẫn thoải mái, em cũng cày còm là chính :)) Đừng dùng mấy lời xảo ngôn bẻ cong các giá trị thực tế, rồi bảo em suy diễn, auto.... nghe nó cải lương lắm. :))
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Các cụ chê giỏi thật ;)) Anh ấy và Trung Nam làm dc đấy, nhiều công nghệ mới dc áp dụng nên nó nhanh và đảm bảo an toàn hơn nhiều. Các cụ cứ ngó dự án đường trên cao Mai dịch cầu thăng long đang làm thì rõ.
Được quá đi chứ, làm cầu Bạch Đằng vừa khánh thành đã nứt, lún võng hàng mét thôi Trung Nam đấy.
 

No Fear

Xe điện
Biển số
OF-22494
Ngày cấp bằng
15/10/08
Số km
2,165
Động cơ
515,156 Mã lực
Ở thiên đường này em thấy ai cũng ăn nhưng thằng ăn mà làm được còn hơn khối thằng ăn hại không làm gì.
 

Ni No Kuni 2

Xe điện
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
4,878
Động cơ
211,193 Mã lực
Em hóng gpmb Mình Khai Đại La
 

TSTA

Xe container
Biển số
OF-61843
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
5,523
Động cơ
467,368 Mã lực
Tiền của mình ko làm nhanh thì có mà tự tay bóp cổ ạ
Tiền của mình nên ái cũng muốn làm nhanh,còn làm nhanh đc ko thì e ko chắc.
Ko phải cứ nhiều tiền là nhanh đc.
Ko thấy ai đề cập đến kĩ năng quản trị. Nghĩ cứ có tiền là nhanh đc.
 

inovavgj

Xe container
Biển số
OF-38227
Ngày cấp bằng
14/6/09
Số km
7,906
Động cơ
511,354 Mã lực
Nơi ở
Định Công - Hoàng Mai

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,639
Động cơ
372,110 Mã lực
Câu đầu cụ hỏi khó, em không nghĩ ra DN nào như thế ở nước mình cả, hoặc có nhưng quá nhỏ bé nên mình không biết đến hoặc tác động của họ đến bộ mặt KTXH không đáng kể
Doanh nghiệp không vì lợi nhuận, chỉ mong muốn làm đẹp cho đời, kinh doanh không cần lợi nhuận mà quy mô thì cực lớn nhiều lắm cụ ơi. Kể ra thì không hết nhưng đại diện có thể kể đến như EVN, Petrolimex, Vinashin... Họ là doanh nghiệp của dân, hoạt động vì lợi ích của nhân dân và đó là giá trị cốt lõi từ khi xây dựng doanh nghiệp chứ không phải vài ba câu marketing hoa mỹ. Thế nhưng em thấy mức độ ăn chửi của họ còn tàn bạo hơn anh V nhiều. Chắc các cụ ở đây cũng kỳ vọng Vin được như họ, thật tốt đẹp lắm thay. Em cảm động quá.

PS: Mời cụ đọc bài tham luận để hiểu rõ hơn không lại bảo em chém gió.
Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?
24/04/2012 | 06:00

Nếu trả lời được cụ thể ba câu hỏi là DNNN của ai? do ai? và, vì ai? sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của DNNN hiện nay

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các vấn đề của nó luôn là chủ đề nóng của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi vốn tồn tại một số lượng khổng lồ các DNNN. So với Doanh nghiệp tư nhân DNNN thường được cho là kém hiệu quả hơn, lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các công ty tư nhân cố gắng tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, DNNN được cho là thường phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội cũng như phải đối phó với những thất bại của thị trường. Điều đó dẫn đến việc các DNNN không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân. Những người ủng hộ các DNNN cũng như chống lại tư nhân hóa thường lập luận như vậy để biện minh cho những yếu kém của DNNN.

Tuy vậy, các nghiên cứu cho thấy, để hoàn thành các mục tiêu xã hội, các DNNN thường phải tiêu hao một lượng quá lớn các nguồn lực tài chính công đến nỗi chúng trở thành một gánh quá nặng cho nền kinh tế. Gánh nặng này càng trầm trọng với việc nhà nước phải tiếp tục tài trợ cho các DNNN thua lỗ. Cho nên, thực tế là, DNNN cuối cùng cũng chẳng hoàn thành được những mục tiêu xã hội của chúng. Vì thế tư nhân hóa/ cổ phần hóa đã được sử dụng để giảm thiểu số DNNN cũng như giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này trong nỗ lực tăng hiệu quả doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù tư nhân hóa/cổ phần hóa được thực hiện, một số lớn các DNNN sẽ vẫn tồn tại vì lý do của nó. Như vậy, vấn đề vẫn tiếp tục nóng là làm sao để các DNNN (không thụôc diện tư nhân hóa) khắc phục được những yếu kém của mình, giảm gánh nặng cho nền kinh tế?

Chúng tôi đặt vấn đề là, khi đối chiếu với DNTN, nếu trả lời được cụ thể ba câu hỏi là DNNN của ai? do ai?, vì ai? sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của DNNN hiện nay. Thông qua việc trả lời ba câu hỏi trên, bài viết sẽ đề cập đến những vấn đề mấu chốt của sở hữu và quản trị trong DNNN. Từ đó hy vọng sẽ có những giải pháp cho loại hình doanh nghiệp này.

1.Trước hết, DNNN của ai?

Doanh nghiệp cổ phần (tư nhân) thuộc sở hữu các cổ đông. Các cổ đông góp vốn vào công ty và trở thành chủ sở hữu công ty. Các chủ sở hữu công ty này cũng gánh luôn trách nhiệm về các khỏan nợ của công ty. Về mặt pháp lý, trách nhiệm của cổ đông chỉ hữu hạn trong phần góp vốn của mình. Cổ đông rất linh họat trong việc thể hiện quyền sở hữu của mình. Họ bỏ phiếu biểu quyết các vấn đề của công ty mà cách nói nôm na của các nhà kinh tế học là "bỏ phiếu bằng tay" (vote with their hands) và khi quyền này bị giới hạn thì họ có thể "bỏ phiếu bằng chân" (vote with their feet) đó là bán quyền sở hữu (cổ phiếu) của mình đi. Nếu công ty cổ phần nào kẻ đến với công ty (đầu tư vào cổ phiếu công ty) thì ít mà người ra đi nhiều thì doanh nghiệp đó không sớm thì muộn cũng thiếu vốn mà chết. Trong doanh nghiệp cổ phần, cổ đông ý thức rất rõ quyền hạn của mình vì họ trực tiếp bỏ vốn, tiền bạc của mình vào công t y vì thế họ thực hiện quyền của mình bất cứ khi nào có thể. Vì vậy, giới quản lý phải hết sức mình làm hài lòng các chủ sở hữu này. Từ đó, nhiều người mong muốn làm chủ sở hữu công ty (người đến/đầu tư vào cổ phiếu công ty) và công ty phát triển.


Còn trong DNNN, ai là chủ sở hữu? và quyền chủ sở hữu được thực hiện như thế nào để giới quản lý phải hết sức mình phụng sự nhằm làm DNNN phát triển?

Bước đầu tiên để chấn chỉnh DNNN có lẽ là việc phải xác định rõ chủ sở của lọai doanh nghiệp này không phải là nhà nước mà chính là tòan dân. Hai chữ "nhà nước" trong DNNN đã vô tình che mất những người sở hữu -nhân dân này. Điều này rất cụ thể cả về góc độ tài sản công ty (tài sản quốc gia -của dân) và vốn đầu tư. Vốn đầu tư DNNN hình thành từ ngân sách nhà nước-chính là nguồn thu từ trong dân. Khái niệm những người đóng thuế (tax payer) chính là cách nói khác về những người dân trong quan hệ với ngân sách nhà nước.

Như vậy, DNNN không phải do một ai làm cổ đông mà tất cả người dân trong một nước chính là cổ đông công ty. Vì thế, DNNN có thể được xem như một công ty cổ phần mà sở hữu vốn rất phân tán.

Ở đây có hai khía cạnh của một vấn đề được đặt ra là: Sự yếu kém của DNNN có thể có nguyên nhân từ việc người dân không biết rằng họ là chủ sở hữu DNNN nên họ không thực hiện quyền kiểm sóat của mình để làm áp lực lên giới quản lý như trong công ty cổ phần hay, do đặc điểm sở hữu vốn quá phân tán dẫn đến việc cổ đông này lợi dụng/ỷ lại sự đóng góp của cổ đông khác trong kiểm sóat đánh giá công ty để hưởng lợi (free-riding) như lý thuyết về công ty cổ phần?

Câu trả lời đúng hơn có lẽ rơi vào trường hợp thứ nhất -do người dân không biết họ là chủ (và có quá ít kênh thông tin để cho biết điều này) nên họ không thực hiện được quyền của mình (trực tiếp hay qua đại diện), gây áp lực lên giới quản lý nhằm nâng hiệu quả công ty lên. Chúng tôi cho rằng việc xác định lại và xác định rõ chủ sở hữu là tiên quyết để giải quyết bài tóan DNNN. Tuy nhiên, so với công ty cổ phần thì liệu "cổ đông" của DNNN có được cơ chế để thực hiện quyền sở hữu của mình? Việc trả lời câu hỏi tiếp theo "DNNN do ai?" và "vì ai?" sẽ góp phần làm rõ cơ chế này.

2.Do ai?

Trả lời được câu hỏi này sẽ góp phần làm rõ cơ chế để cổ đông thực hiện quyền làm chủ thật sự của mình. Tuy cơ chế này là khá rõ ràng trong công ty cổ phần nhưng bản thân các cổ đông của công ty cổ phần cũng còn lắm lúc không thực hiện được quyền sở hữu của mình. Sau đây, chúng ta hãy phân tích sơ lược vấn đề này ở công ty cổ phần để đối chiếu xem DNNN đã tạo lâp cơ chế này như thế nào.

Trả lời câu hỏi do ai? chính là trả lời cho hai câu hỏi do ai lãnh đạodo ai quản lý?

Công ty cổ phần là thuộc sở hữu cổ đông nhưng do HĐQT lãnh đạo và do Ban giám đốc quản lý. Điều này giống với DNNN - cũng do HĐQT lãnh đạo và ban giám đốc quản lý. Sư khác nhau giữa hai lọai hình doanh nghiệp ở đây là nằm ở vai trò của cổ đông trong việc ảnh hưởng đến hai thành phần này.Trong công ty cổ phần, tuy cổ đông là chủ sở hữu nhưng không trực tiếp lãnh đạo mà bầu ra HĐQT để lãnh đạo công ty. Thành viên HĐQT có thể là cổ đông lớn trong công ty và cũng có thể là thành viên độc lập thuê ngòai. Việc thuê ngòai này nhằm mục đích hạn chế các cổ đông lớn (thành viên HĐQT) chỉ lo lợi ích của mình mà hy sinh lợi ích cổ đông nhỏ. HĐQT lãnh đạo công ty bằng cách định hướng chiến lược cho công ty và thực hiện một việc quan trọng là tuyển chọn ban giám đốc để quản lý công ty theo định hướng, chiến lược mà mình đề ra. Ở đây có thể thấy vai trò to lớn của cổ đông -chủ sở hữu công ty cổ phần. Đó là việc họ tham gia quyết đinh bằng cách bỏ phiếu cho các vấn đề quan trọng của công ty mà quan trọng nhất là quyết đinh người lãnh đạo và quản lý công ty. Nhưng họ không bị động mà họ có quyền bỏ phiếu "bằng chân" khi không vừa lòng, và khi họ không hài lòng thì BGĐ cũng rất có thể phải ra đi, vị thế HĐQT cũng sẽ lung lay.

Thế thì cơ chế nào để cổ đông DNNN hay người dân thể hiện quyền làm chủ của mình? HĐQT và BGĐ có e ngại ảnh hưởng của cổ đông -người dân?

Có thể thấy rằng, tuy là chủ sở hữu DNNN, người dân không có quyền bầu HĐQT hay BGĐ dù rằng, giống công ty cổ phần, hai thành phần này cũng lần lượt là lãnh đạo và quản lý DNNN. Nhưng khác công ty cổ phần, hai thành phần này không do cổ đông -người dân- bầu ra nên họ có thể không cần phải làm vui lòng cổ đông hay tối đa hóa lợi ích cổ đông -nhân dân. Đồng thời, chủ sở hữu không có được sự lựa chọn là có tiếp tục bỏ vốn vào DNNN hay không. Nói cách khác, chủ sở hữu DNNN không có cơ hội "bỏ phiếu bằng tay" lẫn "bằng chân". Và như đã phân tích, vì không rõ ràng trong quan hệ sở hữu- lãnh đạo- quản lý nên những người lãnh đạo hay quản lý sẽ làm việc không vì mục tiêu của người sở hữu và không bị kiểm sóat. Không giống công ty cổ phần, cả hai thành phần HĐQT và BGĐ trong DNNN rất giống nhau và phần lớn là các viên chức được bổ nhiệm (không phải do dân bổ nhiệm).

Thật ra, người dân vẫn có thể thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua cơ chế đại diện và khi các DNNN thuộc quyền kiểm sóat của Quốc hội-là đại diện của dân. Người dân bầu ra quốc hội đóng vai trò như Đại hội đồng cổ đông và cơ quan này sẽ bổ nhiệm HĐQT và trực tiếp thông qua các vị trí quản lý BGĐ hay gián tiếp qua đề cử/bổ nhiệm từ HĐQT. Đồng thời hệ thống báo chí cũng tham gia đánh giá hiệu quả của DNNN, vạch ra những sai sót của các thành viên lãnh đạo và quản lý của các công ty này vì lợi ích quốc gia (lợi ích của dân hay của chủ sở hữu). Nhưng, tại sao DNNN vẫn yếu kém? Bài viết này quay lại mối quan hệ giữa HĐQT (đại diện cho cổ đông) và ban giám đốc.

Vì BGĐ là người quản lý doanh nghiệp nên chất lượng/khả năng của thành phần này cũng như mức độ tận tâm vì lợi ích cổ đông sẽ quyết định hiệu quả của doanh nghiệp. Ngay cả các công ty cổ phần, không phải công ty nào cũng thành công vì không phải công ty cổ phần nào cũng có được những ban gíam đốc có khà năng và dành tâm huyết cho công ty. Về mặt kinh tế học, thứ nhất vì thông tin bất cân xứng nên việc tuyển chọn đúng người giỏi là không dễ, thứ hai, ban giám đốc và cổ đông (HĐQT) luôn có những lợi ích không đồng nhất, nên phải có những giài pháp cụ thể để BGĐ làm việc vì lợi ích cổ đông.Vì lẽ đó, công ty cổ phần luôn cố gắng giải quyết bài tóan này.

Về lý thuyết công ty cổ phần, công ty cổ phần là sự kết hợp giữa chủ sở hữu (đại diện là HĐQT) là những người có vốn- tư bản và nhà quản lý (những người không vốn nhưng có kỹ năng quản trị -tiếp thị). Sự thành công của công ty lệ thuộc vào tầm nhìn chiến lược của nhà tư bản và kỹ năng của nhà quản lý. Và đây là hai thành phần khác nhau.

Khi xét DNNN, giả định quốc hội (là xứng đáng nhất) là người bổ nhiệm HĐQT và có thể cả BGĐ DNNN, có thể thấy rằng những người đại diện cho cổ đông nhân dân rất khó có thể có tầm nhìn của một nhà tư bản. Họ thường là các công chức và xung quan họ là một số công chức có sẵn/thân quen để họ bổ nhiệm lãnh đạo công ty. Quy trình chọn lựa, bổ nhiệm những người lãnh đạo (HĐQT) và những người quản lý (BGĐ) DNNN thường ít được đánh giá và kiểm sóat. Đến lượt các HĐQT và BGĐ DNNN, họ là những công chức theo nhiệm kỳ nên thường sẽ làm việc theo tư duy nhiệm kỳ và đối tượng mà họ làm hài lòng không phải là cổ đông -nhân dân (vốn rất mơ hồ) mà là những người đã bổ nhiệm họ (vốn rất cụ thể). Vì thế về mặt bản chất, lợi ích cổ đông rất khó được đảm bảo và DNNN vì thế khó lòng phát triển được. Tuy nhiên, khi vấn đề đã được xác định thì hy vọng có thể giải quyết được. Như trên đã phân tích, ngoài việc phải xác định chủ sở hữu là người dân , chúng ta cần giải quyết những vấn đề sau để đưa DNNN vào quỹ đạo của thị trường:

- HĐQT trong DNNN (trước hết là các DN lớn có tính chất quyết định đến nền kinh tế) phải do các tiểu ban thuộc Quốc hội bổ nhiệm và phải báo cáo trước các tiểu ban này.

- Các cá nhân được bổ nhiệm (làm HĐQT) sẽ không là công chức nhà nước, không phải chỉ về mặt hành chính mà còn về mặt bản chất. Họ phải gắn bó và chịu trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của DNNN. Họ có trách nhiệm bổ nhiệm BGĐ đủ tài và tâm huyết để phát triển công ty.

- Ít nhất là BGĐ nên được chọn theo thị trường, họ phải là những người có kỹ năng quản trị kinh doanh chứ không phải là các công chức chỉ biết tận tụy với người bổ nhiệm mình, và dứt khóat không là người có liên quan đến HĐQT.

- Điều quan trọng nhất là năng lực của người bổ nhiệm (đại biểu Quốc hội- đại diện nhân dân)? Làm sao họ có thể là những người có tư duy của nhà kinh doanh như các thành viên HĐQT trong công ty cổ phần? Chúng tôi cho rằng các đại biểu quốc hội phụ trách những tiểu ban này nên tập trung chủ yếu là các doanh nhân thành đạt của nền kinh tế. Họ có tư duy thị trường và am hiểu thị trường thì khả năng họ sẽ bổ nhiệm đúng người có năng lực cho DNNN. Làm được điều này sẽ mang lại đột phá - góp phần giải quyết ách tắc của DNNN do các công chức gây ra!

3.DNNN vì ai?

Đã trả lời hai câu hỏi của aido ai, thì câu trả lời cho câu hỏi thứ ba "DNNN vì ai?" cũng đã phần nào được trả lời. Công ty cổ phần do BGĐ quản lývề cơ bản phải vì lợi ích của cổ đông, DNNN họat động cũng vì lợi ích của cổ đông nhân dân. Đối với công ty cổ phần, khi cơ cấu sở hữu là phân tán thì việc kiểm soát đối với họat động của BGĐ càng trở nên khó khăn, vì các cổ đông nhỏ không đủ quyền lực để thực hiện việc kiểm soát, điều này dẫn đến việc BGĐ họat động vì lợi ích của chính họ, rất nhiều khi ngược lại lợi ích cổ đông. Qua đó, có thể thấy ở DNNN, nơi có cơ cấu vốn vô cùng phân tán (đến mức tối đa) thì khả năng BGĐ chỉ lo vun vén cho họ là rất cao, điều này càng đặc biệt nghiêm trọng khi họ móc nối được với HĐQT vốn cũng là thành phần được bổ nhiệm giống như họ. Và như trên trình bày, hai thành phần này có khuynh hướng làm hài lòng người bổ nhiệm họ vì đây là những đối tượng rất cụ thể, không phân tán, mơ hồ như những chủ sở hữu của DNNN.

Vì cổ đông - vì dân:

Công ty cổ phần do HĐQT lãnh đạo và BGĐ quản lý vì lợi ích cổ đông. Trong quá trình tối đa hóa lợi ích cổ đông công ty cổ phần phải tôn trọng lợi ích của các thành phần liên quan khác (stakeholders). Các công ty trong thế giới văn minh bất kể lọai hình nào đều phải quan tâm đến điều này. Trách nhiệm vì cộng đồng, vì xã hội đã hướng mục đích tồn tại của công ty theo hướng thỏa mãn ba lợi ích quan trọng như nhau (triple bottom lines). Đó là kinh tế (lợi nhuận - profit), sinh thái (trái đất- planet) và xã hội (con người-people) chứ không chỉ có lợi nhuận hay chỉ có lợi ích của cổ đông. Suy cho cùng tôn trọng lợi ích của các thành phân lien quan cũng là để tối đa hóa lợi ích của cổ đông. Khi họat động vì lợi ích cổ đông, công ty trong thế giới ngày nay không thể:

- Không tôn trọng cộng đồng bằng cách hủy hoại môi trường

- Móc ngoặc, trốn tránh trách nhiệm nộp thuế

- Cạnh tranh không lành mạnh

- Bóc lột người lao động ...

Thực hiện tốt những yêu cầu này sẽ ảnh hưởng đến chi phí công ty và lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, công ty cổ phần phải chấp nhận vì đó là chuẩn mực và thậm chí các công ty cổ phần còn hướng đến vượt các chuẩn mực đó. Vì thế, khi cho rằng chỉ có DNNN phải vì những trách nhiệm xã hội, bảo vệ lợi ích người lao động...mà hiệu quả kinh tế thấp là chưa hòan tòan thỏa đáng. Hay nói rằng chỉ có DNNN có trách nhiệm vì các mục tiêu xã hội là chưa thuyết phục!

Tuy nhiên đối với các nhiệm vụ chính trị xã hội, dịch vụ công nào mà DNNN phải đảm nhiệm cũng cần quy định rõ ràng. Các nghĩa vụ của DNNN cũng như chi phí liên quan cần phải đựoc công bố minh bạch cho công chúng. Đồng thời, công chúng phải được tạo điều kiện thực hiện quyền yêu cầu công khai tách bạch những nhiệm vụ này. Thực hiện điều này sẽ đem lại công bằng cho cả DNNN và cổ đông -nhân dân đồng thời làm hạn chế những vùng "xám" nếu có vốn là cơ sở để những người được bổ nhiệm có cơ hội lẫn vào, né tránh trách nhiệm và họat động chỉ vì lợi ích bản thân, không vì lợi ích quốc gia - lợi ích của người dân.

TS Lê Vinh Triển - Đại học Quốc tế -ĐHQG TPHCM
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ trích và dẫn thoải mái, em cũng cày còm là chính :)) Đừng dùng mấy lời xảo ngôn bẻ cong các giá trị thực tế, rồi bảo em suy diễn, auto.... nghe nó cải lương lắm. :))
Ồ vậy dừng ở đây nhé cụ, trừ khi cụ đưa thông tin :D
 

TEPDIU

Xe tăng
Biển số
OF-53457
Ngày cấp bằng
23/12/09
Số km
1,066
Động cơ
462,269 Mã lực
Vin nô đi chỗ khác chơi.

Biết đất nông nghiệp sau khi đền bù còn phải nộp bao nhiêu tiền thuế mới thành đất thương phẩm không?
Câm mõm lại, làm Vin nô mà được ăn tiền tao cũng làm còn loại khựa nô như mài sống làm chi cho nhục. Cái đất Sài đồng ấy mài có biết nó cũng là đất nông nghiệp không?

Muốn nói điều gì cần phải có chứng cứ và phải nắm đủ thông tin, mài có biết cái dự án tao đề cập ở trên cũng làm thất thu bao nhiêu nghìn tỏi không thằng cẩu nô?
 

buôn chổi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-621261
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
370
Động cơ
119,320 Mã lực
Tuổi
33
Câm *** lại, làm Vin nô mà được ăn tiền tao cũng làm còn loại khựa nô như mài sống làm chi cho nhục. Cái đất Sài đồng ấy mài có biết nó cũng là đất nông nghiệp không?

Muốn nói điều gì cần phải có chứng cứ và phải nắm đủ thông tin, mài có biết cái dự án tao đề cập ở trên cũng làm thất thu bao nhiêu nghìn tỏi không thằng cẩu nô?
Khựa nô??? Khà khà.

Vin nô về xin ông chủ kinh phí học thêm mấy khoá học đi.

Mày không biết đất giao BT thì không phải đóng tiền chuyển mục đích sử dụng à?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top