- Biển số
- OF-130930
- Ngày cấp bằng
- 15/2/12
- Số km
- 87
- Động cơ
- 374,070 Mã lực
Hôm nay xem thời sự vtv có tin bộ giao thông và bộ xây dựng kí hợp tác sẽ làm đường bằng bê tông xi măng, hix, tiền thu mãi chưa đủ hay sao mà giờ còn có cả bài này!? Nhà máy xi măng mở ra rõ là nhiều, giờ k xuất được thì lại để làm đường, phí thì thu đủ các loại, đường đẹp k được đi phải đi đường bê tông nữa, chắc là sướng lắm đây, chắc đường bê tông làm xong cho chạy hẳn 140km/h, a # giỏi thật đấy
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký kết hợp tác trong Chương trình phối hợp hành động về sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vào chiều nay ngày 16/3.
Việc triển khai chương trình này nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng, cũng như ưu tiên dùng các sản phẩm hàng hóa trong nước góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kiềm chế nhập siêu và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bộ trưởng Đinh La Thăng và Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tại lễ ký kết
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng, ngành giao thông sẽ tiến hành lựa chọn nghiên cứu thí điểm làm đường bê tông xi măng trên mọi loại đường bao gồm cả đường cao tốc, đường nông thôn, nhằm hoàn thiện và rút kinh nghiệm, làm chủ công nghệ thiết kế, thi công khai thác mặt đường bê tông xi măng ở Việt Nam.
Ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ GTVT, cho biết trước mắt sẽ xây dựng mặt đường bê tông xi măng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, đoạn qua Hưng Yên với quy mô 4 làn xe, hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng; đồng thời thi công 10km đường thuộc đoạn tuyến qua khu vực Ninh Bình-Bãi Vọt ( {Ha-Tinh}).
Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho biết đường bê tông xi măng có ưu thế vượt trội, tuổi thọ của đường cao hơn hẳn đường bê tông nhựa.
Theo đại diện Bộ Khoa học Công nghệ, đường bê tông xi măng không phải là mới ở Việt Nam Trước đó, từ những năm 1970, con đường Xuân Hòa-Vĩnh Phúc đã được làm bằng bê tông xi măng và sau hơn 30 năm đến nay vẫn tốt, nhiều nước trên thế giới đều xử dụng xi măng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng.
Tuy công nghệ thi công mặt đường bê tông xi măng không phải là công nghệ mới nhưng lại là công nghệ phức tạp, việc quản lý chất lượng bê tông xi măng phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Do đó cần phải xây dựng và lựa chọn hệ thống quản lý đảm bảo đáp ứng năng lực và yêu cầu nhằm đảm bảo việc triển khai thí điểm đạt được các yêu cầu đề ra.
Vì vậy, để cho chương trình phối hợp xây dựng đường bê tông xi măng đạt hiệu quả cao, Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến đường bê tông xi măng từ khâu khảo sát, đến thi công và vận hành để có bộ tiêu chuẩn đồng bộ phù hợp cũng như xây dựng định mức kinh tế, suất đầu tư của việc đầu tư đường bê tông xi măng; có kế hoạch cung cấp xi măng phù hợp với ngân sách hàng năm của Nhà nước dành cho ngành giao thông; và có chính sách ưu đãi cho phát triển hạ tầng giao thông bằng bê tông xi măng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng khẳng định ngay trong tháng 4/2012, ngành GTVT sẽ hoàn thành quy hoạch tổng thể các tuyến đường xây dựng bê tông xi măng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó có kế hoạch cụ thể đến năm 2015.
Về nguồn vốn cho xây dựng các tuyến đường bê tông xi măng, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án phát hành trái phiếu ghi danh nhằm huy động xi măng của các nhà máy trong nước để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Cũng trong Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ GTVT đã công bố thành lập Ban chỉ đạo sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam, các thành phần tham gia bao gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng , Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Giao thông Vận tải.
Theo (Chinhphu)
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký kết hợp tác trong Chương trình phối hợp hành động về sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vào chiều nay ngày 16/3.
Việc triển khai chương trình này nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng, cũng như ưu tiên dùng các sản phẩm hàng hóa trong nước góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kiềm chế nhập siêu và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bộ trưởng Đinh La Thăng và Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tại lễ ký kết
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng, ngành giao thông sẽ tiến hành lựa chọn nghiên cứu thí điểm làm đường bê tông xi măng trên mọi loại đường bao gồm cả đường cao tốc, đường nông thôn, nhằm hoàn thiện và rút kinh nghiệm, làm chủ công nghệ thiết kế, thi công khai thác mặt đường bê tông xi măng ở Việt Nam.
Ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ GTVT, cho biết trước mắt sẽ xây dựng mặt đường bê tông xi măng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, đoạn qua Hưng Yên với quy mô 4 làn xe, hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng; đồng thời thi công 10km đường thuộc đoạn tuyến qua khu vực Ninh Bình-Bãi Vọt ( {Ha-Tinh}).
Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho biết đường bê tông xi măng có ưu thế vượt trội, tuổi thọ của đường cao hơn hẳn đường bê tông nhựa.
Theo đại diện Bộ Khoa học Công nghệ, đường bê tông xi măng không phải là mới ở Việt Nam Trước đó, từ những năm 1970, con đường Xuân Hòa-Vĩnh Phúc đã được làm bằng bê tông xi măng và sau hơn 30 năm đến nay vẫn tốt, nhiều nước trên thế giới đều xử dụng xi măng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng.
Tuy công nghệ thi công mặt đường bê tông xi măng không phải là công nghệ mới nhưng lại là công nghệ phức tạp, việc quản lý chất lượng bê tông xi măng phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Do đó cần phải xây dựng và lựa chọn hệ thống quản lý đảm bảo đáp ứng năng lực và yêu cầu nhằm đảm bảo việc triển khai thí điểm đạt được các yêu cầu đề ra.
Vì vậy, để cho chương trình phối hợp xây dựng đường bê tông xi măng đạt hiệu quả cao, Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến đường bê tông xi măng từ khâu khảo sát, đến thi công và vận hành để có bộ tiêu chuẩn đồng bộ phù hợp cũng như xây dựng định mức kinh tế, suất đầu tư của việc đầu tư đường bê tông xi măng; có kế hoạch cung cấp xi măng phù hợp với ngân sách hàng năm của Nhà nước dành cho ngành giao thông; và có chính sách ưu đãi cho phát triển hạ tầng giao thông bằng bê tông xi măng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng khẳng định ngay trong tháng 4/2012, ngành GTVT sẽ hoàn thành quy hoạch tổng thể các tuyến đường xây dựng bê tông xi măng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó có kế hoạch cụ thể đến năm 2015.
Về nguồn vốn cho xây dựng các tuyến đường bê tông xi măng, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án phát hành trái phiếu ghi danh nhằm huy động xi măng của các nhà máy trong nước để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Cũng trong Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ GTVT đã công bố thành lập Ban chỉ đạo sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam, các thành phần tham gia bao gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng , Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Giao thông Vận tải.
Theo (Chinhphu)